Hướng dẫn cách sử dụng binh chưa cháy năm 2024

Thiết bị phòng cháy chữa cháy PCCC Luaviettech.vn sẽ hướng dẫn cách sử dụng bình chữa cháy "dễ ơi là dễ" tại nhà. Không chỉ nam giới mà ngay cả chị em phụ nữ, trẻ em, người lớn tuổi vẫn có thể hiểu và sử dụng bình chữa cháy thuần thục.

1. Cách sử dụng bình chữa cháy đúng

  • Đối với bình chữa cháy dạng bột ABC, BC

Bình chữa cháy dạng bột có 2 loại phổ biến hiện nay là: Loại xách tay và Loại có xe đẩy. Với quy mô gia đình thì bạn sẽ sử dụng bình chữa cháy xách tay là chính. Bình chữa cháy xách tay là các bình chữa cháy dạng vừa và nhỏ, có thể xách tay dễ dàng (khoảng 1kg - 8kg). Xem chi tiết: các loại bình chữa cháy xách tay giá rẻ

Cách sử dụng bình chữa cháy xách tay như sau

- Di chuyển bình chữa cháy tới gẩn địa điểm cháy. - Lắc xóc vài lần nếu là bình bột loại khí đẩy chung với bột chữa cháy (bình MFZ). - Giật chốt hãm (trên cần tay bóp có 1 đoạn dây hãm và chốt chì). Nếu không loại bỏ dây hãm và chốt chì này này thì sẽ không thể bóp van của bình chữa cháy để cho chất chữa cháy phun ra được. - Chọn đầu hướng gió hướng loa phun vào gốc lửa. - Giữ bình ở khoảng cách 1,5 m. - Bóp van để bột chữa cháy phun ra. - Khi lực phun của bình chữa cháy yếu dần thì tiến lại gần hơn đám cháy và đưa vòi phun qua lại để dập tắt hoàn toàn đám cháy. Không cho còn lửa than hay đốm lửa đỏ, tia lửa, bụi than đỏ. Chỉ còn tro đen, không có dấu hiệu của lửa, than đỏ thì có thể dừng lại.

.png)

Giất chốt hãm để sử dụng bình chữa cháy cháy.

Trong 1 vài trường hợp thì nhà cung cấp bình chữa cháy còn có thêm dây hãm tại chốt chì. Cần giật luôn cả dây này để có thể giật được chốt chì và bóp van của bình chữa cháy

Hướng dẫn cách sử dụng binh chưa cháy năm 2024

Bình chữa cháy đa dạng chủng loại từ bình chữa cháy mini, bình nhỏ, bình to. Từ bình chữa cháy sử dụng trên xa tải, ghe tàu, cho đến bình chữa cháy sử dụng tại nhà, cửa hàng, nhà xưởng, văn phòng công ty.

Loại bình chữa cháy xe đẩy:

- Đẩy xe đến chỗ có hỏa hoạn, kéo vòi rulo dẫn bột ra, hướng lăng phun bột vào gốc lửa. - Giật chốt an toàn (kẹp chì), kéo van chính trên miệng bình vuông góc với mặt đất. - Cầm chặt lăng phun chọn thuận chiều gió và bóp cò, bột sẽ được phun ra.

.png)

Bình chữa cháy xe đẩy được sử dụng nhiều trong các nhà xưởng vừa và lớn. Chứa được nhiều chất chữa cháy, dập được đám cháy lớn hơn.

Ngoài bình chữa cháy xe đẩy giá rẻ thì thương hiệu bình chữa cháy xe đẩy Dragon đang rất được ưa chuộng

  • Đối với bình chữa cháy dạng khí CO2

- Khi có cháy xảy ra, di chuyển bình tới gần điểm cháy, giật chốt hãm.

- Chọn đầu hướng ngọn lửa, hướng loa phun vào càng gần gốc lửa càng tốt.

- Bóp (hay vặn) van để khí tự phun ra dập lửa.

.jpg)

Bình chữa cháy Dragon CO2 và nhiều bình chữa cháy CO2 khác hiện được khách hàng lựa chọn tại thiết bị phòng cháy chữa cháy Luaviettech.vn

Hướng dẫn cách sử dụng binh chưa cháy năm 2024

2. Lưu ý khi sử dụng bình chữa cháy để dập lửa

- Cần biết khi nào sử dụng bình chữa cháy bột ABC, BC hay là bình chữa cháy khí CO2. Xem hướng dẫn: Tại đây

- Khi phun phải đứng ở đầu hướng gió (cháy ngoài); đứng gần cửa ra vào (cháy trong).

- Đám cháy phải tắt hản, không có dấu hiệu của lửa, than hồng thì mới ngừng phun.

- Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun bao phủ lên bề mặt cháy, tránh phun xục trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng chúng bắn ra ngoài, cháy to hơn.

- Bình chữa cháy đã sử dụng, hết hạn chữa cháy, hư hòng cần được đem bảo trì, bảo dưỡng, thay phụ kiện và nạp sạc. Xem chi tiết về bảo dưởng, bảo trì và nạp sạc bình chữa cháy Tại đây

- Khi phun giữ bình ở tư thế thẳng đứng.

- Đề phòng bỏng lạnh khi phun bình chữa cháy khí CO2. Chỉ được cầm vào phần nhựa, cao su trên vòi và loa phun; đứng xuôi theo chiều gió. Tuyệt đối không phun bình chữa cháy ngược chiều gió!

- Trước khi phun ở phòng kín, phải báo cho mọi người ra hết khỏi phòng, phải dự trù lối thoát ra sau khi phun hoàn tất.

Vỏ bình làm bằng thép, có dạng hình trụ, thường sơn màu đỏ, có gắn nhãn mác của nhà sản xuất và thông số kỹ thuật của bình. Bên trong chứa bột khô. Khí đẩy được nén trực tiếp trong bình hoặc nén vào chai gắn trên bên trong bình. Phía trên miệng bình gắn một cụm van xả cùng với khoá van và đồng hồ đo áp lực. Vòi và loa phun liền với cụm van xả.

2. Giải thích ký hiệu ghi trên vỏ bình thiết bị phòng cháy

Bình bột chữa cháy thường được sử dụng là loại bình có ký hiệu ABC-2; ABC-4; ABC-8 hoặc BC-2; BC-4; BC-8.

– Các chữ cái A, B, C trên bình thể hiện khả năng dập cháy của bình chữa cháy đối với các đám cháy khác nhau. Cụ thể:

+ A: Chữa các đám cháy chất rắn như: gỗ, bông, vải, sợi…

+ B: Chữa các đám cháy chất lỏng như: xăng dầu, cồn, rượu…

+ C: Chữa các đám cháy chất khí như: gas (khí đốt hoá lỏng),…

– Các số 2, 4, 8 thể hiện trọng lượng bột được nạp trong bình, đơn vị tính bằng kilôgam.

3. Tính năng tác dụng và đặc tính kỹ thuật của bình bột chữa cháy của thiết bị phòng cháy

– Tính năng tác dụng thiết bị phòng cháy bình chữa cháy

Tuỳ theo mỗi loại bình chữa cháy có thể dập tắt được các đám cháy chất rắn, lỏng, khí cháy, đám cháy điện và thiết bị điện mới phát sinh. Ví dụ bình chữa cháy ký hiệu ABC có thể dùng để chữa cháy hầu hết các đám cháy chất rắn, chất lỏng, chất khí dễ cháy… Bột chữa cháy không độc, không dẫn điện, có hiệu quả cao; thao tác sử dụng bình đơn giản, dễ kiểm tra, dùng để chữa cháy những đám cháy nhỏ, mới phát sinh.

4. Nguyên lý chữa cháy

Khi mở van (tuỳ từng loại bình có cấu tạo van khoá khác nhau thì cách mở khác nhau) bột khô trong bình được phun ra ngoài nhờ lực đẩy của khí nén (nén trực tiếp với bột hoặc trong chai riêng) qua hệ thống ống dẫn. Khi phun vào đám cháy bột có tác dụng kìm hãm phản ứng cháy và cách ly chất cháy với ôxy không khí, mặt khác ngăn cản hơi khí cháy tiến vào vùng cháy dẫn đến đám cháy bị dập tắt.

5. Cách sử dụng

Khi xảy ra cháy, mang bình đến gần đám cháy, dốc ngược bình, lắc mạnh khoảng 5 -7 lần, sau đó rút chốt bảo hiểm, một tay cầm vòi phun h­ướng vào đám cháy, một tay mở van phun bột trùm vào ngọn lửa.

Lưu ý: Khi chữa cháy các đám cháy ngoài trời phải đứng xuôi chiều gió.

6. Cách kiểm tra, bảo quản bảo dưỡng

– Định kỳ 6 tháng một lần kiểm tra áp lực khí nén trong bình thông qua đồng hồ đo áp lực. Nếu kim đồng hồ chỉ dưới vạch giới hạn (thông thường là vạch màu đỏ) thì phải nạp lại bình.

– Để bình ở nơi dễ thấy, dễ lấy, tiện sử dụng, không để bình ở nơi có nhiệt độ cao quá +550 C, nơi có chất ăn mòn.

– Bình đã sử dụng chữa cháy hoặc đã hết khí thì nhất thiết phải nạp lại.

II. Bình CO2 chữa cháy loại xách tay

1.1. Cấu tạo

Vỏ bình làm bằng thép chịu áp lực cao, có dạng hình trụ, thường được sơn màu đỏ, có gắn nhãn mác của nhà sản xuất và các thông số kỹ thuật của bình. Phía trên miệng bình được gắn cụm van (gồm van xả, van an toàn và khoá van). Một đầu vòi phun được gắn với van xả, một đầu gắn với loa phun. Khí CO2 được nén vào bình dưới một áp suất cao nên luôn ở dạng lỏng.

2. Tính năng tác dụng và đặc tính kỹ thuật của bình CO2

– Tính năng tác dụng:

Bình chữa cháy loại xách tay dùng để dập tắt các đám cháy nhỏ mới phát sinh: Đám cháy chất rắn, chất lỏng và hiệu quả cao đối với đám cháy thiết bị điện, đám cháy trong phòng kín, buồng hầm.

– Đặc tính kỹ thuật một số loại bình CO2 chữa cháy:

Đặc tính kỹ thuật

Bình CO2

của Trung Quốc

MT- 3

MT-5

– Trọng l­ượng toàn bình (kg)

– Trọng lượng CO2 (kg)

– Thời gian phun hết (giây)

– Tầm phun xa (m)

– Trọng l­ượng bình đạt yêu cầu khi kiểm tra (kg)

3. Nguyên lý chữa cháy

Khi mở van bình, do có sự chênh lệch về áp suất, CO2 lỏng trong bình thoát ra ngoài qua hệ thống ống lặn và loa phun chuyển thành dạng như tuyết thán khí, lạnh tới – 78,90C. Khi phun vào đám cháy CO2 có tác dụng làm loãng nồng độ hỗn hợp hơi khí cháy, đồng thời làm lạnh vùng cháy dẫn tới triệt tiêu đám cháy.

4. Cách sử dụng

Khi xảy ra cháy, mang bình tiếp cận đám cháy, một tay cầm loa phun hướng vào gốc lửa, khoảng cách miệng loa phun đến gốc lửa càng gần càng tốt, tay kia mở khoá van bình.

5. Những điều cần chú ý khi sử dụng và bảo quản bình khí CO2

– Không sử dụng bình khí CO2 để chữa các đám cháy có kim loại kiềm, kiềm thổ, than cốc, phân đạm. Vì khi phun khí CO2 vào đám cháy sẽ sinh ra phản ứng hoá học, trong phản ứng đó sẽ tạo ra khí CO là loại khí vừa độc hại vừa có nguy hiểm cháy nổ làm cho đám cháy phát triển phức tạp thêm.

– Khi phun phải cầm vào phần gỗ hoặc phần nhựa của loa phun, tránh cầm vào phần kim loại và nhất là không để khí CO2 phun vào người sẽ gây bỏng lạnh.

– Không nên dùng bình khí CO2 chữa các đám cháy ở nơi trống trải, có gió mạnh vì hiệu quả thấp.

– Khi chữa cháy các thiết bị có điện cao thế phải đi ủng và găng tay cách điện; chữa cháy trong phòng kín phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho người.

– Đặt bình ở nơi râm mát, dễ thấy, dễ lấy, thuận tiện khi sử dụng. Không để bình ở nơi có nhiệt độ cao quá 550C dễ gây hiện tượng tăng áp suất dẫn đến nổ bình nếu van an toàn không hoạt động.

– Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế nếu thấy hỏng hóc các bộ phận của bình: Loa phun, vòi phun, van khoá. Sửa chữa, thay thế những bình bị rò khí.

– Phương pháp kiểm tra lượng CO2 trong bình: Phổ biến là phương pháp cân, nếu thấy lượng CO2 giảm so với lượng CO2 ban đầu là bình bị rò khí.

III. Chăn chữa cháy

– Chăn dùng trong chữa cháy thường là loại làm bằng sợi cotton (thường là chăn chiên), dễ thấm nước, có kích thước thông thường là (2 x 1,5)m hoặc (2 x 1,6)m.

– Khi phát hiện ra cháy cần nhúng chăn vào nước để nước thấm đều lên mặt chăn rồi chụp lên đám cháy để ngăn cách đám cháy với môi trường bên ngoài (tác dụng làm ngạt), không cho ôxy của môi trường vào vùng cháy. Sở dĩ phải nhúng chăn vào nước trước khi chữa cháy là để sợi bông nở ra làm tăng độ kín trên bề mặt chăn, hơn nữa khi chăn được thấm nước sẽ có tác dụng làm giảm nhiệt độ của đám cháy dẫn đến đám cháy bị dập tắt.

– Khi dập lửa, hai tay cầm chắc hai góc tấm chăn, giơ cao lên phía trước che mặt rồi nhanh chóng phủ kín đám cháy, đám cháy sẽ được dập tắt.

IV. Cát, (thùng đựng cát + xẻng xúc cát).

– Cát có nhiệt độ nóng chảy từ 1.7100C đến 1.7250C, nhiệt độ sôi là 2.5900C nên có khả năng thu nhiệt lớn. Khi đưa cát vào đám cháy, một mặt cát hấp thụ nhiệt, làm hạ nhiệt độ của đám cháy, mặt khác cát phủ lên đám cháy tạo ra một màng ngăn cách ôxy với đám cháy làm cho lửa tắt (tác dụng làm ngạt). Cát là chất chữa cháy dễ kiếm, rẻ tiền và sử dụng chữa cháy rất đơn giản.

– Cát thường được dùng để chữa các đám cháy chất lỏng rất có hiệu quả. Cát còn có tác dụng bao vây, ngăn cách chất lỏng cháy không cho tràn ra xung quanh, gây cháy lan. Tại các cơ sở xăng dầu, các phòng thí nghiệm, các kho hoá chất… người ta thường dự trữ cát để chữa cháy.

– Để phục vụ cho việc chữa cháy có hiệu quả, cát thường được bố trí trong các thùng, phuy, bể hoặc chứa trong các hố sâu trên mặt đất gần đối tượng cần bảo vệ. Để dập cháy, đưa cát vào đám cháy, tại nơi chứa cát còn phải bố trí xẻng xúc cát hoặc xô, thùng để múc cát đưa vào đám cháy. Xẻng, xô, thùng thường được sơn màu đỏ để chỉ dẫn dùng vào mục đích chữa cháy./.