Học quản trị kinh doanh online là làm gì năm 2024
Sở hữu tấm bằng Quản trị Kinh doanh mở ra cơ hội nghề nghiệp đa dạng cho sinh viên sau khi tốt nghiệp, một số nhóm ngành nổi bật có thể đến trong lĩnh vực này gồm có: kinh doanh, Marketing, tài chính, nhân sự, giảng dạy,… Vậy bằng Quản trị Kinh doanh làm gì và sở hữu giá trị như thế nào? Cùng BUV tiếp tục khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây! Show
1. Giá trị của tấm bằng Quản trị Kinh doanh hiện nayNgày nay, tấm bằng Quản trị Kinh doanh được coi là “chìa khóa vàng” đối với những người còn băn khoăn học ngành quản trị kinh doanh ra làm gì bằng việc mở ra cơ hội nghề nghiệp đa dạng, nâng cao kỹ năng đa lĩnh vực và giúp người học sẵn sàng thích ứng với những thay đổi trong bối cảnh kinh doanh ngày càng biến động.
Tại Việt Nam, tấm bằng Quản trị Kinh doanh có giá trị lớn do sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế. Nhu cầu nhân lực về các chuyên gia, quản lý có kiến thức sâu rộng về kinh doanh cùng kỹ năng toàn diện ngày càng tăng. Ngoài ra, tấm bằng này cũng giúp người học mở rộng cơ hội việc làm của ngành Quản trị Kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau, cũng như nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường tuyển dụng.
Sinh viên sở hữu tấm bằng Quản trị Kinh doanh được cấp trực tiếp bởi các trường Đại học Quốc tế trên thế giới có giá trị toàn cầu sẽ có nhiều cơ hội làm việc ở các công ty quốc tế và thậm chí có thể đảm nhiệm các vị trí quản lý ở nhiều quốc gia. Hiện nay, nhiều người theo học ngành Quản trị Kinh doanh bởi tấm bằng của ngành học này sở hữu nhiều giá trị vượt trội khi tìm kiếm những công việc của ngành quản trị kinh doanh. Có thể thấy Toán là môn học quan trọng dù bạn có ý định xét tuyển ngành quản trị kinh doanh khối gì. Tham khảo bài viết Quản trị Kinh doanh khối nào để tìm hiểu các khối và môn thi phù hợp nhé. 2. 5 công việc trong lĩnh vực Kinh doanh cho Cử nhân ngành Quản trị Kinh doanhCử nhân tốt nghiệp ngành Quản trị Kinh doanh, thường được mọi người quan tâm với câu hỏi “bằng quản trị kinh doanh làm gì?”, sau khi ra trường có thể làm việc tại những vị trí công việc đa dạng. Các công việc của ngành quản trị kinh doanh cụ thể như sau: 2.1. Nhân viên kinh doanhKhi sở hữu tấm bằng Quản trị Kinh doanh, bạn có thể trở thành nhân viên kinh doanh trong một tổ chức. Nhiệm vụ công việc:
Cơ hội thăng tiến: Bạn có thể tham khảo về lộ trình thăng tiến tổng quát của một nhân viên kinh doanh (Theo nguồn TopCV) tại bảng sau đây: Số năm kinh nghiệm Chức vụ Mới tốt nghiệp/Dưới 1 năm Nhân viên kinh doanh Từ 2 năm ở chức vụ nhân viên kinh doanh Chuyên viên kinh doanh/Trưởng bộ phận kinh doanh Từ 5 – 7 năm ở chức vụ chuyên viên kinh doanh/trưởng bộ phận kinh doanh Trưởng phòng kinh doanh Ít nhất 10 năm kinh nghiệm ở chức vụ trưởng phòng kinh doanh Giám đốc kinh doanh *Lưu ý: Lộ trình này chỉ mang tính chất tham khảo. Thu nhập trung bình ở Việt Nam: Thu nhập trung bình của các cấp độ nhân viên kinh doanh tại Việt Nam khoảng 3.300.000 VNĐ – 35.000.000 VNĐ/tháng. Mức lương trung bình ở nước ngoài: Tại Mỹ, vị trí nhân viên kinh doanh có mức lương khoảng 9.235 USD/tháng – tương đương khoảng 227.119.126 VNĐ/tháng. Cử nhân ngành Quản trị Kinh doanh ra làm những gì liên quan đến xây dựng kế hoạch kinh doanh. 2.2. Chuyên viên xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanhGiải đáp thắc mắc “quản trị kinh doanh làm nghề gì”, những cử nhân tốt nghiệp ngành Quản trị Kinh doanh sau này ra làm nghề gì liên quan đến định hướng trở thành chuyên viên xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh. Nhiệm vụ công việc:
Mức lương trung bình ở Việt Nam: Chuyên viên xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh trong nước có thể nhận được mức lương khoảng 7.000.000 VNĐ – 25.000.000 VNĐ/tháng. Mức lương trung bình ở nước ngoài: Tại Mỹ, mức lương của chuyên viên xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh dao động từ 86.000 – 139.000 USD/năm – tương đương khoảng từ 2.115.023.800 – 3.418.468.700 VNĐ/năm. Vậy quản trị kinh doanh là gì ra trường làm gì? Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị Kinh doanh có đủ năng lực để trở thành chuyên viên xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh. 2.3. Nhân viên phát triển thị trườngNhân viên phát triển thị trường là người có trách nhiệm xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng, tìm kiếm cơ hội mới và thúc đẩy doanh số bán hàng cho một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Nhiệm vụ công việc:
Cơ hội thăng tiến: Nếu cố gắng, nỗ lực thì nhân viên phát triển thị trường có thể thăng tiến lên vị trí Business Development Manager (Quản lý phát triển kinh doanh). Mức lương trung bình ở Việt Nam: Mức lương trung bình của nhân viên phát triển thị trường tại Việt Nam rơi vào khoảng 6.800.000 VNĐ – 10.000.000 VNĐ/tháng. Sinh viên Quản trị Kinh doanh ra trường làm gì liên quan đến nghiên cức và phát triển thị trường. 2.4. Trưởng phòng/Giám đốc kinh doanhTrưởng phòng hoặc Giám đốc Kinh doanh là người đứng đầu bộ phận kinh doanh của một tổ chức hoặc công ty. Vai trò này đòi hỏi kiến thức rộng về quản lý kinh doanh, chiến lược, tiếp thị và xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Nhiệm vụ công việc:
Mức lương trung bình ở Việt Nam:
Nếu sở hữu bằng Quản trị Kinh doanh, bạn có thể định hướng các công việc liên quan đến quản trị kinh doanh như trở thành quản lý kinh doanh hoặc giám đốc kinh doanh trong một tổ chức. 2.5. Tự khởi nghiệp kinh doanhNgành Quản trị Kinh doanh cung cấp các kiến thức toàn diện về quản lý, chiến lược kinh doanh, Marketing, tài chính và các khía cạnh quan trọng khác của hoạt động doanh nghiệp. Vì vậy, một trong các công việc sau khi học quản trị kinh doanh có thể lựa chọn là tự mình khởi nghiệp, tổ chức và quản lý doanh nghiệp của bản thân. Nhiệm vụ công việc:
Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị Kinh doanh có thể tự khởi nghiệp kinh doanh sau khi ra trường. Sinh viên sau khi tốt nghiệp Quản trị Kinh doanh sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức và các kỹ năng cần thiết để điều hành, quản trị các hoạt động trong doanh nghiệp. Xem thêm thông tin về đầu ra ngành Quản trị Kinh doanh dựa trên các tiêu chí chính: kiến thức cơ sở và chuyên ngành, kỹ năng mềm và kỹ năng vận hành. 3. 4 công việc cho Cử nhân Quản trị Kinh doanh trong lĩnh vực MarketingCác nghề của ngành quản trị kinh doanh cũng có thể làm những công việc thuộc lĩnh vực Marketing. Bởi trong quá trình học tập, sinh viên đã được học và tìm hiểu những kiến thức nền tảng của Marketing. 3.1. Chuyên viên MarketingBạn có thể trở thành chuyên viên Marketing sau khi theo học và tốt nghiệp ngành Quản trị Kinh doanh với nhiệm vụ công việc, cơ hội thăng tiến và mức lương trung bình như sau: Nhiệm vụ công việc:
Cơ hội thăng tiến: Chuyên viên Marketing có thể thăng tiến lên các chức vụ từ trưởng bộ phận Marketing, trưởng phòng Marketing cho đến giám đốc Marketing. Mức lương trung bình ở Việt Nam: Chuyên viên Marketing tại Việt Nam có mức lương trung bình khoảng 12.000.000 VNĐ/tháng. Mức lương trung bình ở nước ngoài: Tại Mỹ, vị trí chuyên viên Marketing có mức lương nằm trong khoảng từ 52.000 – 80.000 USD/năm – tương đương khoảng từ 1.278.269.200 – 1.966.568.000 VNĐ/năm. Với tấm bằng Cử nhân ngành Quản trị Kinh doanh, bạn có thể trở thành chuyên viên Marketing. 3.2. Chuyên viên xây dựng chiến lược, kế hoạch MarketingChuyên viên xây dựng chiến lược, kế hoạch Marketing là vị trí công việc mà cử nhân ngành Quản trị Kinh doanh có thể ứng tuyển sau khi tốt nghiệp. Nhiệm vụ công việc:
Mức lương trung bình ở Việt Nam: Mức lương trung bình của chuyên viên xây dựng chiến lược, kế hoạch Marketing tại Việt Nam rơi vào khoảng 15.500.000 VNĐ/tháng. Mức lương trung bình ở nước ngoài: Chuyên viên xây dựng chiến lược, kế hoạch Marketing làm việc tại Mỹ có mức lương dao động khoảng từ 57.000 – 93.000 USD/năm – tương đương khoảng từ 1.401.179.700 – 2.286.135.300 VNĐ/năm. Sau khi tốt nghiệp, công việc cho sinh viên ngành quản trị kinh doanh cũng có thể là làm việc tại vị trí chuyên viên xây dựng chiến lược, kế hoạch Marketing. 3.3. Chuyên viên tổ chức sự kiệnChuyên viên tổ chức sự kiện là người chịu trách nhiệm về việc lập kế hoạch, tổ chức và thực hiện các sự kiện. Công việc này đòi hỏi kỹ năng quản lý thời gian, sáng tạo, linh hoạt trong giải quyết vấn đề, giao tiếp và tư duy tổ chức. Nhiệm vụ công việc:
Mức lương trung bình ở Việt Nam: Chuyên viên tổ chức sự kiện tại Việt Nam được trả với mức lương trung bình khoảng 12.200.000VNĐ/tháng. Mức lương trung bình ở nước ngoài: Ở Mỹ, chuyên viên tổ chức sự kiện có mức lương nằm trong khoảng từ 51.000 – 74.000 USD/năm – tương đương khoảng từ 1.253.687.100 – 1.819.075.400 VNĐ/năm. Chuyên viên tổ chức sự kiện là vị trí công việc mà sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị Kinh doanh có thể đảm nhận. 3.4. Chuyên viên phát triển và quản trị thương hiệuHiện nay, công việc Quản trị Kinh doanh cũng có thể trở thành chuyên viên phát triển và quản trị thương hiệu cho một tổ chức. Vị trí này chịu trách nhiệm xây dựng, duy trì và phát triển hình ảnh của thương hiệu để tạo “nếp hằn” về thương hiệu, sự ấn tượng và cảm tình tích cực trong tâm trí của khách hàng và đối tác. Nhiệm vụ công việc:
Mức lương trung bình ở Việt Nam: Tại Việt Nam, mức lương trung bình mà chuyên viên phát triển và quản trị thương hiệu nhận được khoảng 13.200.000 VNĐ/tháng. Mức lương trung bình ở nước ngoài: Chuyên viên phát triển và quản trị thương hiệu ở Mỹ có mức lương khoảng từ 49.000 – 82.000 USD/năm – tương đương khoảng từ 1.204.522.900 – 2.015.732.200 VNĐ/năm. Sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh có thể thực hiện các công việc về phát triển và quản trị thương hiệu cho một tổ chức. Nhiều người thắc mắc học Quản trị Kinh doanh xin việc có dễ không do ngành này cung cấp lượng kiến thức khá rộng. Trên thực tế, ngành Quản trị Kinh doanh sở hữu cơ hội việc làm rất rộng mở. 4. 2 công việc cho Cử nhân Quản trị Kinh doanh trong lĩnh vực Tài chínhSInh viên lựa chọn công việc sau khi học quản trị kinh doanh có thể làm việc ở lĩnh vực tài chính vì chương trình học của ngành cung cấp các kiến thức cơ bản về tài chính cũng như các kỹ năng về quản lý, phân tích,… Những kỹ năng này rất quan trọng trong việc phân tích dữ liệu tài chính cũng như đưa ra quyết định đầu tư, quản lý rủi ro và tối ưu hóa nguồn vốn. 4.1. Chuyên viên phân tích tài chínhKhi sở hữu tấm bằng Quản trị Kinh doanh, bạn có thể trở thành một chuyên viên phân tích tài chính với nhiệm vụ công việc, cơ hội thăng tiến và mức lương như sau: Nhiệm vụ công việc:
Cơ hội thăng tiến: Từ chuyên viên phân tích tài chính, bạn có thể thăng tiến lên các vị trí gồm chuyên viên phân tích tài chính cấp cao, trưởng nhóm phân tích tài chính, trưởng phòng tài chính, giám đốc tài chính,… Mức lương trung bình ở Việt Nam: Chuyên viên phân tích tài chính tại Việt Nam sở hữu mức lương trung bình khoảng 15.300.000 VNĐ/tháng. Mức lương trung bình ở nước ngoài: Chuyên viên phân tích tài chính tại Mỹ có mức lương dao động khoảng từ 71.000 – 103.000 USD/năm – tương đương khoảng từ 1.745.329.100 – 2.531.956.300 VNĐ/năm. Sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh có đủ kiến thức và kỹ năng để có cơ hội trở thành chuyên viên phân tích tài chính. 4.2. Chuyên viên thanh toán quốc tếNgoài chuyên viên phân tích tài chính, cử nhân ngành Quản trị Kinh doanh cũng có thể trở thành chuyên viên thanh toán quốc tế. Nhiệm vụ công việc:
Mức lương trung bình ở Việt Nam: Mức lương trung bình của chuyên viên thanh toán quốc tế tại Việt Nam là 12.500.000 VNĐ/tháng. Mức lương trung bình ở nước ngoài: Chuyên viên thanh toán quốc tế tại Mỹ có mức lương nằm trong khoảng từ 53.000 – 81.000 USD/năm – tương đương khoảng từ 1.304.065.000 – 1.993.005.000 VNĐ/năm. Chuyên viên thanh toán quốc tế cũng là một trong những vị trí công việc thuộc về Tài chính mà sinh viên Quản trị Kinh doanh có thể đảm nhận. 5. 2 công việc cho Cử nhân Quản trị Kinh doanh trong lĩnh vực Nhân sựQuản trị Nhân sự là một phần quan trọng trong việc vận hành hoạt động kinh doanh, nhằm đảm bảo quy trình được diễn ra một cách có hệ thống. Đồng thời đây cũng là một phần kiến thức được học từ ngành Quản trị Kinh doanh. Dưới đây là một số công việc phổ biến cho người làm chuyên về Nhân sự trong lĩnh vực Quản trị Kinh doanh. 5.1. Chuyên viên quản lý nhân lựcChuyên viên quản lý nhân sự là người chịu trách nhiệm thực hiện nhiều nhiệm vụ trong lĩnh vực nhân sự để hỗ trợ hoạt động chung của tổ chức. Nhiệm vụ công việc:
Mức lương trung bình ở Việt Nam: Chuyên viên quản lý nhân lực tại Việt Nam có mức lương trung bình khoảng 13.200.000 VNĐ/tháng. Mức lương trung bình ở nước ngoài: Tại Mỹ, chuyên viên quản lý nhân lực có mức lương trung bình nằm trong khoảng 80.700 USD/năm – tương đương khoảng 1.278.269.200 – 1.985.623.500 VNĐ/năm. Dù không được đào tạo chuyên sâu về nhân sự, sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh vẫn có thể trở thành quản lý nhân sự sau khi ra trường. 5.2. Chuyên viên tuyển dụng và đào tạoBên cạnh chuyên viên quản lý nhân lực, cử nhân ngành Quản trị Kinh doanh cũng có thể làm việc tại vị trí chuyên viên tuyển dụng và đào tạo. Nhiệm vụ công việc:
Mức lương trung bình ở Việt Nam: Mức lương trung bình của chuyên viên tuyển dụng và đào tạo tại Việt Nam vẫn chưa được cập nhật chính xác. BUV sẽ bổ sung sau khi cập nhật thông tin từ trang Vietnam Salary. Mức lương trung bình ở nước ngoài: Tại Mỹ, chuyên viên tuyển dụng và đào tạo được trả với mức lương nằm trong khoảng từ 62.000 – 96.000 USD/năm – tương đương khoảng từ 1.525.510.000 – 2.362.080.000 VNĐ/năm. Bạn có thể trở thành chuyên viên tuyển dụng và đào tạo nhân sự khi sở hữu tấm bằng Quản trị Kinh doanh. 6. Giảng dạy ngành Quản trị Kinh doanh tại các trường Cao đẳng, Đại họcVới tấm bằng Quản trị Kinh doanh, sinh viên sau khi ra trường có thể học lên các bậc đào tạo cao hơn, nghiên cứu chuyên sâu để sở hữu các bằng cấp và chứng chỉ sẵn sàng trở thành giảng viên giảng dạy tại các trường Cao đẳng và Đại học. Nhiệm vụ công việc:
Cơ hội thăng tiến: Từ giảng viên, bạn có thể thăng tiến lên các vị trí gồm trưởng bộ môn, phó khoa, trưởng khoa ngành Quản trị Kinh doanh tại cơ sở giáo dục,… Mức lương trung bình ở Việt Nam: Giảng viên giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng ở Việt Nam có mức lương trung bình khoảng 14.900.000 VNĐ/tháng. Chương trình Quản trị Kinh doanh Quốc tế tại BUV giúp người học có lợi thế về cơ hội việc làm cùng mức lương hấp dẫn. Hiện nay, để có thể làm việc trong môi trường quốc tế với mức lương hấp dẫn và không bị giới hạn về cơ hội cho quản trị kinh doanh gồm những nghề nào, sinh viên có thể cân nhắc lựa chọn theo học Chương trình Quản trị Kinh doanh Quốc tế của trường Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV). Khi theo học chương trình, sinh viên BUV sẽ được trang bị kiến thức, kỹ năng toàn diện về kinh doanh và quản lý trong bối cảnh toàn cầu. Ngoài ra, nhờ mạng lưới 500+ đối tác gồm các tổ chức và doanh nghiệp hàng đầu trong nước và quốc tế của nhà trường, sinh viên BUV trong suốt quá trình học tập sẽ có cơ hội thực tập cũng như trau dồi kinh nghiệm từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Để tham khảo chi tiết về chương trình học, bạn đọc vui lòng truy cập tại trang Chương trình Cử nhân Quản trị Kinh doanh Quốc tế. |