Hóa chất dùng kiểm tra nước mỹ phẩm

Hiện nay nhu cầu sử dụng mỹ phẩm ngày càng tăng, nhưng không phải ai cũng biết về sự độc hại của nó. Bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một số hóa chất độc hại trong mỹ phẩm nhé!

1. BPA

Hormon tổng hợp này có liên quan đến nhiều hình thức ung thư khác nhau, cũng như ảnh hưởng tới các vấn đề sinh sản và bệnh tim.

Hóa chất này có trong các loại hộp đóng sẵn, ở biên lai thu tiền của các cửa hàng hay trong một số hộp nhựa cứng. Để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe, bạn hãy bỏ qua việc giữ hóa đơn bán hàng mỗi khi có thể và sử dụng loại hộp nhựa được đánh dấu chữ "PC" hoặc dán nhãn tái chế số 7.

2. Dioxin

Chất gây ung thư này có thể tích tụ trong cơ thể và các chuỗi thức ăn, ảnh hưởng xấu tới hệ miễn dịch và sinh sản của những người tiếp xúc với nó.

Dioxin là sản phẩm phụ của nhiều quá trình sản xuất chất hóa học công nghiệp liên quan đến clo như các hệ thống đốt chất thải, sản xuất hóa chất và thuốc trừ sâu và dây truyền tẩy trắng trong sản xuất giấy... Trong bản báo cáo sơ thảo của Cục bảo vệ môi trường Mỹ [EPA] năm 1994, đã miêu tả dioxin như là một mối tác nhân đe doạ nguy hiểm đối với sức khoẻ cộng đồng. Cũng theo EPA, dường như không có mức độ phơi nhiễm dioxin nào được coi là an toàn.

Vì dioxin xuất hiện do quy trình sản xuất công nghiệp, nên bạn cần tránh xa các loại thức ăn chế biến sẵn, đóng hộp... Giảm tiếp xúc với dioxin bằng cách ăn các sản phẩm trực tiếp từ động vật, như thịt, cá, trứng, sữa, bơ...

3. Atrazine

Đây là một loại thuốc diệt cỏ thường sử dụng trên cây ngô. Atrazine cũng là một chất gây ô nhiễm nước uống phổ biến, dễ dẫn đến sự xuất hiện của các khối u vú và bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

Để tránh tác động của Atrazine, bạn nên mua các sản phẩm hữu cơ và chọn một bộ lọc nước uống có khả năng loại bỏ Atrazine.

4. Phthalates

Chất tạo hương thơm trong mỹ phẩm cũng gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Phthalates có thể tiêu diệt các tế bào tinh hoàn ở nam giới và có liên quan đến những thay đổi nội tiết tố, dị tật bẩm sinh liên quan đến hệ thống sản sinh nam và bất thường tuyến giáp.

Tránh các hộp đựng thức ăn bằng nhựa, đồ chơi trẻ em và các túi nhựa phải được làm từ nhựa PVC. Phthalates cũng thường xuất hiện trong các sản phẩm chăm sóc cơ thể, đôi khi được liệt kê tổng quát là chất tạo hương thơm. Vì thế, bạn cần kiểm tra kỹ thành phần của nước hoa, mỹ phẩm... trước khi quyết định mua.

5. Perchlorate

Thành phần của hóa chất này có thể phá vỡ chức năng tuyến giáp. Perchlorate thường được sử dụng để sản xuất chất đẩy trong tên lửa, pháo hoa, pháo sáng và vật liệu nổ. Nó cũng có thể tìm thấy như một tạp chất trong một số sản phẩm tiêu dùng và công nghiệp như các chất tẩy rửa.

Trong môi trường, chất Perchlorate được tìm thấy ở nồng độ thấp trong nước uống và một số loại thực phẩm như sữa, lúa mì và nhiều hoa quả và rau xanh. Việc tránh Perchlorate dường như là không thể, nhưng bạn có thể sử dụng bộ lọc nước thẩm thấu ngược, giúp giảm đáng kể lượng hóa chất vào cơ thể.

6. Polybrominated Diphenyl Ethers

PBDEs là chất chống cháy, được sử dụng làm phụ gia cho vật liệu sản xuất đồ gia dụng, tấm lót thảm và các đồ điện tử... Dù các loại PBDEs tỷ trọng thấp đã bị cấm sử dụng, nó vẫn còn để lại tác động lâu dài.

Bạn hầu như không thể tránh hoàn toàn PBDEs nhưng nên sử dụng máy hút bụi có bộ lọc HEPA để giảm lượng bụi độc hại quanh nhà. Bạn cũng nên bỏ các loại thảm, lót chân quanh nhà vì chúng có thể chứa PBDEs.

Các loại hóa chất mỹ phẩm độc hại ngày càng được sử dụng nhiều nên khi sử dụng khách hàng cần chú ý đến lượng thành phần hóa chất trong sản phẩm và chú ý hạn chế sử dụng mỹ phẩm đó.

Paracelsus từng nói: “Tất cả các chất đều có thể gây độc, không có chất nào là hoàn toàn không độc. Liều lượng phù hợp sẽ phân biệt chất độc với phương thuốc chữa bệnh”. Đúng như vậy, không phải tất cả các thành phần thiên nhiên đều an toàn cũng như không phải tất cả các loại hóa chất thì đều độc hại. Quan trọng là các chất phải được sử dụng đúng cách, đúng liều lượng để mang lại độ an toàn cho làn da. Cùng tìm hiểu một số chất có hại thường gặp trong mỹ phẩm ngay dưới đây nhé!

1. Chất hoạt động bề mặt: Sulfate - Diethanolamide

Các chất hoạt động bề mặt thường gặp là các chất gốc Sulfate như Sodium Lảueth [SLES], Sodium Lauryl Sulfate [SLS] và nhóm chất Diethanolamide [DEA]. Chúng thường gặp trong các sản phẩm như dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt, nước rửa tay, lau sàn… với công dụng làm sạch bề mặt, chất nhũ hoá. Dù được phép sử dụng trong mỹ phẩm nhưng các chất này có thể gây kích ứng mạnh trên da của một số đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ em hay người có làn da nhạy cảm, do vậy những đối tượng này nên cân nhắc khi sử dụng sản phẩm có chứa các chất này. Các sản phẩm của Cỏ Mềm không sử dụng những thành phần này.

2. Silicones

Đây là nhóm các chất có cấu trúc polymer được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da, tóc và makeup. Silicone có tác dụng làm trơn láng, làm mềm, tạo màng film che phủ, đem đến cảm giác mịn màng trên da và tóc mà không gây bết dính.

Hiện nay, silicone được được công nhận và được phép sử dụng trong mỹ phẩm, nhưng vẫn còn tranh cãi về độ an toàn của chất này tới sức khoẻ và môi trường. Do đó, lời khuyên dành cho người tiêu dùng là chúng ta chỉ nên sử dụng silicone cho mục đích trang điểm như kem chống nắng kem nền bởi các sản phẩm trang điểm không thấm vào da. Nên ưu tiên chọn loại silicone an toàn. Tại Cỏ Mềm, một số thành phần khác thay thế cho silicone được sử dụng như Isododecan hay dầu bơ thực vật.

Các chất có hại trong mỹ phẩm

3. Chất bảo quản

Chất bảo quản là những thành phần có khả năng ngăn chặn hoặc làm giảm sự phát triển của vi sinh vật trong quá trình lưu trữ và sử dụng sản phẩm với công dụng kéo dài thời hạn sử dụng cho mỹ phẩm. Một số chất bảo quản thường gặp như:

  • Parabens
  • BHT [Butylated hydroxytoluene]
  • Triclosan
  • Các chất giải phóng formadehyde

4. Chất tạo hương

Chất tạo hương là hỗn hợp của nhiều loại tinh dầu, hợp chất thơm, chất cố định và dung môi. Thành phần này được sử dụng trong sản phẩm với những tên gọi như fragrance, perfume, parfum, aroma. Có thể thấy, chất tạo hương được sử dụng trong hầu hết các sản phẩm mỹ phẩm như nước hoa, sản phẩm chăm sóc cá nhân, sản phẩm chăm sóc gia đình.

Phthalates là nhóm chất được dùng như dung môi hoặc chất hoá dẻo thường dùng trong sơn móng tay, xịt tóc… Chúng có thể gây rối loạn nội tiết, dị ứng hay các bệnh về hen suyễn. Lời khuyên dành cho bạn là hạn chế hoặc không sử dụng các sản phẩm có chứa phthalates trong mỹ phẩm.

5. Kim loại nặng và tạp chất

Đây là những thành phần không được liệt kê trong bảng thành phần của sản phẩm mỹ phẩm gồm có chì, thuỷ ngân, arsen, 1,4-dioxane tồn dư. Những chất này có thể xuất hiện trong sản phẩm do chúng đã bị lẫn vào trong quá trình sản xuất, xử lý nguyên liệu hay còn tồn dư trong nguyên liệu đầu vào. Lời khuyên dành cho bạn, nên chọn các dòng mỹ phẩm của các nhãn hàng uy tín đã kiểm định thành phần và chất lượng.

Vậy bạn đã biết các chất có hại trong mỹ phẩm có thể gây ra những nguy cơ gì cho làn da? Chúng có thể gây hại trực tiếp đến sức khoẻ, gây kích ứng da, mắt, rối loạn nội tiết, thậm chí có thể gây ung thư hay đột biến gen… đối với người sử dụng. Ngoài ra, khi thải các chất này ra môi trường cũng là một hình thức gián tiếp gây hại cho sức khỏe, ô nhiễm môi trường nước, đất, ảnh hưởng đến hệ sinh thái chung của chúng ta.

6. Một số thành phần gây hại khác

Ngoài ra, còn một số thành phần gây hại khác bạn nên chú ý khi sử dụng mỹ phẩm như:

  • Phenylenediamine và muối: có thể gây kích ứng mạnh và mẫn cảm cho da khi tiếp xúc.
  • Petrolatum và dầu khoáng: chất có khả năng gây ung thư nếu không được tinh chế.
  • Hydroquinone: nếu không sử dụng đúng chỉ định có thể gây kích ứng da, mắt, gây hại cho môi trường và sinh vật.
  • Toluene: có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi, đau đầu, chóng mặt buồn nôn.

Cách kiểm tra nhanh độ an toàn trong mỹ phẩm

Để tránh sử dụng phải các loại chất có hại trong mỹ phẩm, việc kiểm tra nhanh độ an toàn trong các sản phẩm là vô cùng cần thiết. Bạn có thể kiểm tra độ an toàn bằng các cách đơn giản như sau:

Kiểm tra độ tin cậy

Cách kiểm tra đơn giản nhất là bạn có thể kiểm tra nhãn mác và thương hiệu của sản phẩm mỹ phẩm. Nhãn mác sản phẩm cần rõ nét, đầy đủ các thông tin như tên sản phẩm, thành phần, công dụng, cách sử dụng, ngày sản xuất, hạn sử dụng. Ngoài ra, sản phẩm cũng cần công khai nhà sản xuất, địa chỉ, số điện thoại/website để người dùng có thể tra cứu. Bạn cũng đừng quên số công bố/đăng ký trên nhãn sản phẩm. Khi lựa chọn mỹ phẩm, hãy chọn những sản phẩm đến từ thương hiệu có bề dày, được nhiều người tin dùng, lựa chọn.

Cách kiểm tra độ an toàn trong mỹ phẩm

Kiểm tra thành phần sản phẩm

Sau khi kiểm tra hình thức bên ngoài, đừng quên kiểm tra các thành phần có trong sản phẩm được công bố trên nhãn. Nguyên tắc công bố thành phần của các sản phẩm theo quy định là sắp xếp theo hàm lượng từ cao xuống thấp. Những thành phần xếp đầu bảng có tỷ lệ lớn trong sản phẩm. Tuy nhiên, các hoạt chất có công dụng mạnh ở hàm lượng thấp không nhất thiết phải xếp ở trên mới có ý nghĩa.

Ví dụ, đối với HA [Hyaluronic acid] [

Chủ Đề