Hệ tri thức việt số hóa o nganh giao duc năm 2024
Sáng ngày 1/10/2020, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Đề án Chính phủ “Phát triển Hệ tri thức Việt số hoá”, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với các đơn vị tham gia Đề án tổ chức Chương trình “Kết nối triệu con tim” phát động Chiến dịch thiện nguyện trên nền tảng số iNhandao và ra mắt các nền tảng số trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa. Đến dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp: Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ TT&TT, Bộ Y tế, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Ngân hàng Quân đội (MB), Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post)… và các câu lạc bộ thiện nguyện. Được triển khai từ năm 2018, với mục tiêu xây dựng nền tảng dữ liệu và phổ biến tri thức trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ, tạo điều kiện để cộng đồng tham gia đóng góp, chia sẻ và khai thác, tạo ra các ứng dụng số phục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống, đến nay, sau một thời gian triển khai với sự tham gia tích cực của các bộ, ngành, viện, trường và doanh nghiệp, Đề án đã xây dựng được nền tảng số trong các lĩnh vực nhân đạo, giáo dục, y tế, văn hóa, du lịch, bưu chính… cho phép kết nối cộng đồng, chia sẻ dữ liệu, cùng chung tay triển khai các hoạt động vì lợi ích của toàn xã hội, góp phần đẩy nhanh công cuộc chuyển đổi số ở Việt Nam. Trong năm 2019, hai nền tảng số đầu tiên là nền tảng Nhân đạo số (iNhandao) và Bản đồ số Vmap đã ra mắt được cộng đồng đón nhận và từng bước ứng dụng trong thực tiễn. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu tại sự kiện Phát biểu tại sự kiện, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhận định, Đề án “Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa” nhằm hướng tới chia sẻ tri thức, cổ vũ sáng tạo và kết nối cộng đồng hướng tới tương lai. Phó Thủ tướng mong muốn toàn bộ cộng đồng sẽ tham gia vào Đề án này với tất cả tấm lòng, tất cả trái tim đúng như tên gọi của chương trình “Kết nối triệu con tim”. Khi đã có một tấm lòng muốn làm việc tốt thì sẽ tìm ra lời giải, giải pháp cho mọi vấn đề. Nếu kết nối được 1 triệu trái tim thì sẽ kết nối được 1 triệu khối óc và kết nối 1 triệu bàn tay để cùng tìm ra giải pháp. Đề án Hệ tri thức Việt số hoá là của mọi người Việt Nam. Đề án chỉ thành công khi mọi người cùng tham gia với tất cả tấm lòng của người Việt Nam yêu nước, yêu dân tộc, Phó Thủ tướng nhấn mạnh. Nền tảng nhân đạo số inhandao.vn – một cách tiếp cận nhân đạo theo cách mới dựa trên công nghệ 4.0 Tiếp nối Dự án iNhandao giai đoạn 1, giai đoạn 2 của Dự án là thành quả hợp tác giữa Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB) và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) với việc xây dựng mô hình mạng xã hội, khuyến khích người dùng chia sẻ, cập nhật thông tin địa chỉ nhân đạo và các chiến dịch nhân đạo dù ở bất cứ nơi đâu và ở bất cứ thời điểm nào. Hệ thống triển khai xây dựng dữ liệu địa chỉ nhân đạo nhằm cung cấp cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp những thông tin đầy đủ và chính xác về các trường hợp cần trợ giúp và các chiến dịch nhân đạo; đảm bảo trợ giúp đúng đối tượng, đúng nhu cầu, thuận tiện, minh bạch, rõ ràng; tạo sự thay đổi lớn về cách làm, mức độ ảnh hưởng tới xã hội; phát triển ứng dụng kết nối, điều phối công tác nhân đạo trên cả nền tảng web và trên điện thoại di động. Nhà tài trợ ngoài việc triển khai tài trợ thuận tiện có thể theo dõi hoạt động và kết quả tài trợ của mình trên hệ thống một cách dễ dàng, chi tiết. Kết nối trực tiếp với gia đình cụ Hoàng Thị Nhình ở Yên Bái trên nền tảng inhandao.vn. Cụ năm nay đã ngoài 90 tuổi sống cùng người con bị tật nguyền Tại Hội nghị, các đại biểu được kết nối trực tiếp trên nền tảng inhandao.vn với đại diện Hội chữ thập đỏ tại Yên Bái, Phú Thọ, gặp gỡ những người có hoàn cảnh khó khăn cần sự hỗ trợ của cộng đồng. Đó là cụ Hoàng Thị Nhình hơn 90 tuổi sống cùng người con tật nguyền ở Yên Bái, gia đình chị Nguyễn Thị Xuân, nạn nhân chất độc màu da cam, là hộ gia đình đặc biệt khó khăn tại Thanh Sơn, Phú Thọ. Cả hai gia đình đều sống trong những căn nhà dột nát và đều phụ thuộc vào tiền trợ cấp hàng tháng của Nhà nước (chưa đến 1 triệu đồng). Thông qua những hình ảnh trực tiếp trên nền tảng inhandao.vn, có thể trực tiếp tận mắt nhìn thấy những cảnh đời, những mái nhà lá dột nát, cuộc sống thực sự khó khăn của những mảnh đời, những con người cần sự trợ giúp của cộng đồng, của những nhà hảo tâm. Chương trình “Kết nối tương lai” quyên góp máy tính bảng và điện thoại thông minh cũ cho các em học sinh miền núi tỉnh Phú Thọ và Yên Bái trên nền tảng inhandao.vn Tại sự kiện, thông qua nền tảng nhân đạo số (iNhandao.vn), Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp cùng Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB), Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post), Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức phát động Chiến dịch “Kết nối tương lai” quyên góp máy tính bảng và điện thoại thông minh cũ còn sử dụng được để giúp đỡ cho các em học sinh miền núi 02 tỉnh Phú Thọ và Yên Bái. Chiến dịch kéo dài trong 03 tháng, từ 01/10-31/12/2020. Chính thức ra mắt Hệ tri thức Việt số hóa Mọi tổ chức, cá nhân tham gia ủng hộ có thể chuyển tặng phẩm là những điện thoại thông minh, máy tính bảng đã qua sử dụng, sản xuất từ năm 2017 đến nay, còn sử dụng tốt đến các bưu cục của Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) nơi gần nhất. Thiết bị sẽ được kiểm tra kỹ thuật, làm sạch, và bàn giao đến thầy, cô, các em học sinh. Hưởng ứng Chiến dịch, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB) đã trao tặng 50 máy tính bảng và điện thoại cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và Yên Bái. *Tại sự kiện, đã diễn ra lễ ký thỏa thuận hợp tác phát triển kho học liệu số trực tuyến, thỏa thuận hợp tác mời Cộng đồng tham gia biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam, thỏa thuận hợp tác triển khai hệ thống chung sống an toàn với Covid. *Cũng tại Chương trình này đã ra mắt một loạt nền tảng số mới: Bản đồ chung sống an toàn Covid (antoancovid.vn), Nền tảng giáo dục số (iGiaoduc.vn), Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam (bktt.vn). Bản đồ chung sống an toàn Covid (antoancovid.vn) Từ kinh nghiệm chống dịch Covid-19, ngoài những nỗ lực của các cơ quan chức năng thì việc chung tay chống dịch của mỗi đơn vị, mỗi cá nhân là yếu tố quan trọng hàng đầu. Để cụ thể hóa việc này và ứng dụng các công nghệ số hóa, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống Covid-19, Bộ Y Tế cùng đề án Tri thức Việt số hóa ra mắt Bản đồ chung sống an toàn Covid: AntoanCovid.vn. Hệ thống bao gồm các tiện ích trên nền tảng Bản đồ số Việt Nam (vmap.vn) để thể hiện thời gian thực về tình hình an toàn phòng chống dịch của các cơ sở đông người, trước mắt là trường học và cơ sở y tế. Các đơn vị này hằng ngày kiểm tra và cam kết đã hoàn thành các tác vụ (theo hướng dẫn của bộ y tế) về phòng chống dịch, đồng thời cho phép người dân phản hồi nếu phát hiện những điểm chưa đúng. Mỗi cơ sở sẽ sử dụng ứng dụng AntoanCovid hàng ngày và thường kỳ để bảo đảm việc giám sát điều kiện an toàn Covid được thực hiện thường xuyên liên tục và minh bạch. Bản đồ chống dịch được triển khai toàn diện sẽ hỗ trợ các cơ quan quản lý trong công tác phòng chống dịch Covid-19, đồng thời tạo sự yên tâm cho cộng đồng khi thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, du lịch… Hệ thống antoancovid.vn do các đơn vị chuyên môn của Bộ Y tế, Bộ giáo dục phối hợp với công ty cổ phần công nghệ DTT, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, Công ty cổ phần Bác sĩ bên bạn Doctor4u.vn cùng đội thông tin đáp ứng nhanh Covid-19 thực hiện và sẵn sàng triển khai tại các trường học và bệnh viện vào 1.10.2020 trước khi mở rộng ra các cơ sở khác. Nền tảng giáo dục số - iGiaoduc.vn Đây là sản phẩm hợp tác giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban điều hành Đề án Hệ tri thức Việt số hóa và các đối tác tài trợ, hỗ trợ với mục tiêu ban đầu là tạo ra một nền tảng Kho học liệu số trực tuyến nhằm thu thập, lựa chọn, chia sẻ học liệu số dùng chung phục vụ đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá trong các nhà trường; cung cấp nguồn học liệu số phong phú, tin cậy góp phần triển khai ứng dụng công nghệ thông tin đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, đặc biệt phục vụ dạy học trực tuyến; đồng thời giúp nâng cao năng lực số cho giáo viên về biên soạn, xây dựng và sử dụng học liệu số có hệu quả. Hệ thống cũng cho phép cộng đồng tham gia biên soạn, đóng góp học liệu số lên kho dùng chung. Kho học liệu số trực tuyến là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy và nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến của ngành giáo dục trong thời gian tới. Với những bài giảng e-learning sinh động, học sinh ở những khu vực còn khó khăn có thể được học những bài giảng của thầy cô dạy giỏi ở thành thị, mang lại sự công bằng trong tiếp cận nội dung giáo dục có chất lượng của người học giữa các vùng miền. Đến nay, Dự án đã hoàn thành phần mềm nền tảng thu thập và chia sẻ dữ liệu trên địa chỉ igiaoduc.vn và cập nhật gần 5.000 bài giảng e-learning (do giáo viên xây dựng), hơn 2.000 bài giảng trên truyền hình, hơn 36,00 câu hỏi trắc nghiệm, gần 200 đầu sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông. Hệ thống cũng đã tích hợp tài khoản người dùng đặt theo mã định danh từ cơ sở dữ liệu ngành giáo dục; đã cấp tài khoản cho hơn 1 triệu giáo viên trên cả nước để tham gia đóng góp, chia sẻ và khai thác sử dụng. Được phát triển trên nền tảng mở, iGiaoduc khuyến khích cộng đồng, đặc biệt là các thầy, cô giáo và các em học sinh vào tham gia sử dụng và đóng góp nội dung và các tài liệu học tập lên hệ thống. Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam – bktt.vn Bách khoa toàn thư Việt Nam là bộ sách tổng hợp tri thức của Việt Nam và của thế giới, được biên soạn theo một hệ thống, nhằm cung cấp tri thức cho thế hệ hôm nay và truyền lại cho các thế hệ mai sau, giúp họ tiến nhanh hơn khi có sự kế thừa những gì cha ông để lại Hiện nay cấu trúc vĩ mô của Bách khoa toàn thư Việt Nam đã được xác định với trên 60.000 mục từ. Cấu trúc vi mô của từng loại mục từ cũng đã được quy định rất chặt chẽ, theo các quy định của Đề án về nội dung và hình thức. Khoảng 3.000 nhà khoa học thuộc gần 70 ngành khoa học đang tham gia biên soạn. Ban Chủ nhiệm đề án đã có Thư ngỏ mời cộng đồng các nhà khoa học ở các tổ chức khoa học và đào tạo trong và ngoài nước chung tay biên soạn các mục từ theo Bảng mục từ được đưa lên bktt.vn trên iTrithuc.vn, theo hướng dẫn của Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam và của Hệ Tri thức Việt số hóa. Bktt.vn là một dự án hợp tác giữa Đề án Hệ tri thức Việt số hóa và Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam, do Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam và Viện nghiên cứu công nghệ FPT phối hợp triển khai trên nền tảng mã nguồn mở. Mục tiêu của bktt.vn là tạo ra môi trường mà tại đó các các nhà khoa học của các tổ chức nghiên cứu khoa học và đào tạo, tham gia biên soạn các mục từ theo lĩnh vực chuyên môn sâu của mình trong Bảng mục từ đã được Ban Chủ nhiệm Đề án biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam xác lập. Hiện nay, nền tảng bktt.vn đã sẵn sàng để cộng đồng tham gia biên soạn các mục từ của bộ Bách khoa toàn thư Việt Nam (sẽ được xuất bản trên giấy), phát triển nền tảng tri thức Việt./. |