Hãy xác định nhân vật giao tiếp trong bài ca dao trên

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Sách giải văn 10 bài hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ [Cực Ngắn], giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 10, sách giải ngữ văn lớp 10 bài hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 10 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 10, giải bài tập sgk văn 10 đạt được điểm tốt:

1. Xét ví dụ sau:

– Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

– Cụ bán rồi?

– Bán rồi? Họ vừa bắt xong.

Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện:

– Thế nó cho bắt à?

Mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…

[Trích Lão Hạc của Nam Cao]

   + Hoạt động giao tiếp của văn bản trên diễn ra giữa hai nhân vật đó là ông giáo và Lão Hạc. Hai người có quan hệ gần gũi, thân thiết với nhau

   + Trong hoạt động giao tiếp trên, lão Hạc là người nói, ông giáo là người nghe. Xét về địa vị xã hội, ông giáo là vai trên, lão Hạc là vai dưới, xét về tuổi tác, lão Hạc vai trên, ông giáo vai dưới. Trong hoạt động giao tiếp, ông giáo và lão Hạc đã lần lượt đổi vai cho nhau. Đầu tiên, lão Hạc thông báo về việc bán chó, sau đó ông giáo hỏi lại, rồi lão Hạc lại tiếp tục kể chi tiết sự việc. Khi kể chuyện bán chó, lão Hạc đã khóc và tỏ ra đau đớn, dằn vặt, ông giáo lắng nghe và tỏ ra ái ngại cho lão Hạc

   + Hoàn cảnh diễn ra hoạt động giao tiếp [hoàn cảnh giao tiếp]: Lão Hạc lâm vào cảnh cùng túng, nghèo khổ, phải bán đi cậu Vàng – người bạn duy nhất của lão và là kỉ vật con trai lão để lại. Sau khi bán cậu Vàng, lão Hạc đau khổ, day dứt và đến chia sẻ cho ông giáo.

   + Hoạt động giao tiếp trên hướng vào nội dung lão Hạc kể với ông giáo sự việc bán chó của mình. Mục đích để ông giáo cùng chia sẻ nỗi buồn, sự đau xót, dằn vặt của lão Hạc khi phải bán đi người bạn tri kỉ, đồng thời cũng là cách để lão Hạc bày tỏ nỗi lòng của mình

2. Kết luận

a. Khái niệm:

Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ nhằm mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động,…

b. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ gồm có 2 quá trình

– Tạo lập văn bản [do người nói, người viết thực hiện]

– Lĩnh hội văn bản [do người nghe, người đọc thực hiện]

 Hai quá trình này diễn ra trong quan hệ tương tác với nhau

c. Các nhân tố giao tiếp:

Nhân vật giao tiếp: Ai nói, ai viết, với với ai, viết cho ai?

Hoàn cảnh giao tiếp: Nói, viết trong hoàn cảnh nào, ở đâu, khi nào?

Nội dung giao tiếp: Nói, viết cái gì, về cái gì?

Mục đích giao tiếp: Nói, viết để làm gì, nhằm mục đích gì?

Phương tiện và cách thức giao tiếp: Nói viết như thế nào, bằng phương tiện gì?

1. Phân tích các nhân tố giao tiếp trong câu ca dao dưới đây theo câu hỏi

Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:

– Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?

a. Nhân vật giao tiếp ở đây là những người như thế nào?

b. Hoạt động giao tiếp diễn ra vào thời điểm nào? Thời điểm đó thường thích hợp với những cuộc trò chuyện như thế nào?

c. Nhân vật “anh” nói về điều gì? Nhằm mục đích gì?

d. Cách nói của “anh” có phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp không?

Trả lời:

a. Nhân vật giao tiếp trong bài ca dao trên là một chàng trai và một cô gái. Cả hai đểu còn trẻ tuổi.

b. Thời điểm diễn ra hoạt động giao tiếp: “Đêm trăng thanh”. Đây là thời điểm thích hợp để chuyện trò, tâm tình của các đôi nam nữ.

c. Nhân vật “anh” nói về các nội dung:

– Dùng hình ảnh “Tre non đủ lá”, “đan sàng” để dẫn dắt để ngỏ lời với cô gái. [Tre non đủ lá: ý muốn hỏi cô gái đã trưởng thành, chín chắn chưa. “Đan sàng” có thể kết duyên cùng chàng trai được không?” đó là nội dung mà chàng trai thể hiện trong cuộc giao tiếp, với mục đích ngỏ ý tế nhị.

– Mục đích: ngỏ ý, tỏ tình với cô gái [lời nói mang nghĩa hàm ẩn: con người đã trưởng thành, đã đủ lớn khôn, có nên suy nghĩ đến chuyện kết duyên hay chưa?].

d. Cách nói của chàng trai rất tế nhị, nhẹ nhàng, lịch sự, chàng trai đã đưa được các thông tin cần thiết, phù hợp với đối tượng là cô gái mà anh có tình ý. Vì thế, cách nói của nhân vật “anh” rất phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp.

2. Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

Một canh…hai canh…lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành

Canh bốn canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh

[Không ngủ được – Hồ Chí Minh]

Xác định nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp trong văn bản trên?

Trả lời:

– Nhân vật giao tiếp: Bác Hồ đang nói với chính lòng mình vì thế Bác vừa là người nói đồng thời cũng là người nghe.

– Hoàn cảnh giao tiếp: Khi đất nước còn đang dưới ách đô hộ,vận mệnh dân tộc còn đang bị đe dọa thì Bác lại bị giam cầm trong tù ngục, vì thế Bác lo lắng, trăn trở cho đất nước mà không ngủ được

– Nội dung giao tiếp: Nói về việc Bác không ngủ

– Mục đích giao tiếp: Thể hiện sự băn khoăn, trằn trọc, lo lắng cho vận mệnh đất nước của Bác

– Phương tiện, cách thức giao tiếp: Thông qua việc sáng tác thơ

3. Đọc đoạn hội thoại giữa Tấm và dì ghẻ trong truyện Tấm Cám :

Nghĩ ra được một mưu, mụ dì ghẻ bảo Tấm :

– Trước đây con quen trèo cau, con hãy trèo xé lấy một buồng để cúng bố.

Tấm vâng lời trèo lên cây cau. Lúc lên đến sát buồng thì ở dưới dì ghẻ cầm dao đẵn gốc. Thấy cây rung chuyển, Tấm hỏi:

– Dì làm gì dưới gốc cây thế ?

– Gốc cau lắm kiến, dì đuổi kiến cho nó khỏi lên đốt con.

Nhưng Tấm chưa kịp xé cau thì cây đã đổ, Tấm ngã lộn cổ xuống ao, chết.

[Tấm Cám]

Phân tích sự thay phiên vai giao tiếp, mục đích nói và cách nói của từng ngưòi trong đoạn hội thoại trên.

Trả lời:

– Trong hoạt động giao tiếp trên, Tấm và dì ghẻ đóng vai trò vừa là người nói vừa là người nghe. Hai người có sự luân phiên lượt lời trong hành động nói của mình:

   + Trước hết là lời của dì ghẻ lừa Tấm trèo lên cây cau, lúc này dì ghẻ trong vai người nói, Tấm là người nghe

   + Sau đó Tấm hỏi lại dì ghẻ vì thấy gốc cau bị rung lúc này Tấm là người nói, dì ghẻ là người nghe.

   + Cuối cùng là lời dì ghẻ nói với Tấm để che đậy hành động tội ác của mình. Dì ghẻ là người nói, Tấm là người nghe.

– Mục đích giao tiếp: Lời nói của mụ dì ghẻ thể hiện mục đích thâm độc với những thủ đoạn để lừa gạt, hãm hại Tấm. Tấm thật thà, hiền hậu tin theo lời dì ghẻ.

Câu 5 [Trang 21 - SGK]

Viết thư là một hoạt động giao tiếp. Khi viết thư, dù ý thức rõ hay không, người viết vẫn cần chú ý đến các nhân tố giao tiếp sau đây:

a. Thư viết cho ai, người viết có quan hệ như thế nào với người nhận?b. Hoàn cảnh cụ thể của người viết và người nhận thư khi đó như thế nào?c. Thư viết về vấn đề gi?d. Thư viết để làm gì

e. Nên viết như thế nào?

Anh [chị] hãy phân tích những điều nói trên qua bức thư Bác Hồ gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tháng 9 năm 1945 dưới đây:

Các em học sinh, 

Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp, tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy, gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phú này trở đi, các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao đồng bào các em. Vậy các em nghĩ sao?

Trong năm học tới đây, các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn. Sai 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên toàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi  ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm chấu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em. Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả học tập.

Chào các em thân yêu. 

                                                            Hồ Chí Minh

Xem lời giải

Tổng hợp kiến thức về Bài tập xác định nhân tố giao tiếp. Các bài tập xác định nhân tố giao tiếp hay nhất, chính xác nhất.

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Khái niệm:

Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ. Hoạt động giao tiếp nhằm thực hiện ba mục đích cơ bản: nhận thức, tình cảm và hành động.

- Các nhân tố chính trong HĐGT bằng ngôn ngữ:

+ Nhân vật giao tiếp: Gồm người nói và người nghe.

+ Nội dung giao tiếp [thông tin trong văn bản nói, viết].

+ Mục đích, hoàn cảnh giao tiếp: Thời gian, không gian, văn hóa, lịch sử, xã hội...

+ Phương tiện và cách thức giao tiếp.

2.Các quá trình của hoạt động giao tiếp

Hoạt động giao tiếp có hai quá trình:

-Quá trình tạo lập [hay sản sinh] lời nói, văn bản. Quá trình này do người nói hoặc người viết thực hiện.

-Quá trình tiếp nhận [lĩnh hội] lời nói, văn bản do người nghe hoặc người đọc thực hiện.

Hai quá trình của hoạt động giao tiếp luôn diễn ra trong quan hệ tương tác với nhau. Trong khi giao tiếp, người nói [viết] có thể vừa là người tạo lập nhưng cũng lại vừa là người tiếp nhận lời nói [văn bản] bởi các vai giao tiếp luôn luôn thay đổi. Chính vì vậy khi xem xét các quá trình giao tiếp, chúng ta phải đặc biệt chú ý tới các tình huống giao tiếp cụ thể khác nhau.

3.Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp

Hoạt động giao tiếp có sự tham gia của nhiều nhân tố. Các nhân tố này vừa tạo ra chính hoạt động giao tiếp lại vừa chi phối tới hoạt động giao tiếp. Các nhân tố đó là:

a.Nhân vật giao tiếp: Ai nói, ai viết nói vói ai. viết cho ai?

b.Hoàn cảnh giao tiếp: Nói. viết trong hoàn cảnh nào, ở đâu, khi nào?

c.Nội dung giao tiếp: Nói, viết cái gì về cái gì?

d.Mục đích giao tiếp: Nói, viết để làm ai, nhằm mục đích gì?

e.Phương tiện và cách thức giao tiếp: Nói viết như thế nào. bằng phương tiện gì?

4. Phân tích các nhân tố trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

Ví dụ 1:Phân tích các nhân tố giao tiếp trongbài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương.

Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Nội dung giao tiếp:Có thể thấy, bài thơ là một sản phẩm của hoạt động giao tiếp giữa nhà thơ và người đọc.Hồ Xuân Hương đã “giao tiếp’’ với người đọc về vấn đề giá trị và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ, nhằm mục đích ngợi ca, khẳng định phẩm chất đẹp đẽ, sáng trong của họ và lên án sự bất công của xã hội.

Phương tiện và cách thức giao tiếp:Nội dung và mục đíchđược thể hiện qua hình ảnh ẩn dụ bánh trôi nước, và hệ thống từ ngữ trong bài: trắng, tròn, thân, bảy nổi ba chìm, mặc dầu, mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Người đọc [nghe] một mặt căn cứ vào chính những từ ngữ và hình ảnh trong bài, mặt khác dựa vào hoàn cảnh giao tiếp [tác giả là một phụ nữ xinh đẹp, tài hoa, nhưng lận đận] để hiểu và cảm nhận bài thơ.

Ví dụ 2:Phân tích các nhân tố giao tiếp trong bài ca dao sau:

Bây giờ mận mới hỏi đào,
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
- Mận hỏi thì đào xin thưa,
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.

Nhân vật giao tiếp:người con trai và con gái trẻ tuổi [mận, đào]

Hoàn cảnh giao tiếp:cả hai đều chưa có người yêu. Cuộc giao tiếp diễn ra trong không gian của khu vườn quê.

Nội dung và mục đích giao tiếp:Người con trai mượn hình ảnh “ vườn hồng” để thăm dò, ngỏ ý, tỏ tình. Cô gái đáp lời đầy ẩn ý, mở lòng với chàng trai.

Phương tiện và cách thức giao tiếp:Mượn hình ảnh ẩn dụ [mận, đào, vườn hồng]. Cách nói của người con trai và người con gái rất phù hợp với nội dung và mục đích của cuộc giao tiếp giữa nam nữ nông thôn trước đây. Cách nói mang màu sắc văn chương, vừa có hình ảnh, vừa khéo léo, tế nhị mà vẫn đủ rõ ràng.

B. LUYỆN TẬP CỦNG CỐ

Câu 1 [trang 20 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1]:Phân tích các nhân tố giao tiếp trong câu ca dao

a,Qua các từ xưng hộ “anh” và “nàng” ta có thể thấy nhân vật giao tiếp là người nam nữ trẻ tuổi.

b,Hoàn cảnh giao tiếp: vào một đêm trăng thanh – khung cảnh thích hợp để nam nữ trò chuyện tâm tình, bộc bạch tình cảm yêu đương.

c,Nhân vật anh nói về chuyện “Tre non đủ lá” và đặt vấn đề “nên chăng” tính chuyện “đan sàng”. Tuy nhiên, đặt trong khung cảnh này, với nhân vật giao tiếp là nam nữ trẻ tuổi thì mục đích của câu nói là để ngỏ lời, tính chuyện kết duyên.

d,Việc chàng trai mượn hình ảnh “tre non đủ lá” và chuyện “đan sàng” rất phù hợp với nội dung và mục đích của cuộc giao tiếp, thể hiện rõ sắc thái tình cảm, dễ đi sâu vào lòng người.

Câu 2 [trang 20 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1]:Đọc đoạn đối thoại [giữa một em nhỏ A Cổ – với một ông già] và trả lời câu hỏi

a,Trong cuộc giao tiếp, các nhân vật đã thực hiện các hành động giao tiếp:

A Cổ: Chào [Cháu chào ông ạ!]

Người đàn ông:

+ Chào đáp [A Cổ hả?]

+ Khen [Lớn tướng rồi nhỉ?]

+ Hỏi [Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không?]

A Cổ: Đáp lời [Thưa ông, có ạ!]

b,Ba lời nói của ông già đều có hình thức câu hỏi nhưng chỉ có câu cuối cùng nhằm mục đích hỏi còn hai câu hỏi đầu mang mục đích chào lại [A Cổ hả?] và khen [lớn tướng rồi nhỉ?] nên A Cổ không trả lời hai câu này.

c,Từ cách xưng hô và sử dụng từ ngữ, A Cổ thể hiện thái độ kính mến đối với người đàn ông còn người đàn ông thể hiện sự trìu mến, yêu thương.

Câu 3 [trang 21 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1]:Đọc bài thơ“Bánh trôi nướcvà trả lời câu hỏi

a,Qua hình ảnh “Bánh trôi nước” tác giả muốn nói lên vẻ đẹp, số phận lận đận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, đồng thời tác giả khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

b,Căn cứ vào các phương tiện ngôn ngữ miêu tả vẻ đẹp như “trắng”, “tròn” cùng thành ngữ “ba chìm bày nổi” [số phận lận đận] và “tấm lòng son” [nhân phẩm tốt đẹp] cùng những liên hệ đến cuộc đời của tác giả, người đọc có thể hiểu và cảm nhận bài thơ.

Câu 4 [trang 21 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1]:Viết một thông báo ngắn cho các bạn học sinh toàn trường biết về hoạt động làm sạch môi trường nhân Ngày Môi trường thế giới.

Lưu ý:

– Dạng văn bản: Thông báo ngắn nên cần đủ 3 phần: Mở – thân – kết

– Đối tượng giao tiếp: Học sinh toàn trường

– Nội dung giao tiếp: Hoạt động làm sạch môi trường

– Hoàn cảnh giao tiếp: trong nhà trường và nhân Ngày Môi trường thế giới

Bài tham khảo:

THÔNG BÁO

Để kỉ niệm Ngày Môi trường thế giới, trường THPT…. tổ chức buổi tổng vệ sinh để toàn trường trở nên xanh, sạch, lành mạnh để học tập.

– Thời gian làm việc: từ… giờ sáng … ngày … tháng … năm …

– Nội dung công việc: làm cỏ, phát quang bụi rậm, thu dọn rác thải, chăm sóc cây xanh trong phạm vi quản lí của nhà trường.

– Đối tượng tham gia: toàn thể học sinh của trường.

– Kế hoạch cụ thể: Các chi đoàn, chi đội nhận phân công công việc cụ thể tại văn phòng Đoàn trường.

– Dụng cụ: Học sinh tự phân công nhau mang theo một trong các dụng cụ sau: cuốc, xẻng, chổi, kéo, bao đựng rác, …

Nhà trường đề nghị toàn thể học sinh tích cực tham gia để phong trào được thành công tốt đẹp.

…, ngày … tháng … năm …

T/M Ban giám hiệu nhà trường

Phó hiệu trưởng

Câu 5 [trang 21 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1]:Các nhân tố giao tiếp trong văn bản là:

a.Nhân vật giao tiếp: Bác Hồ viết thư cho học sinh cả nước với tư cách là Chủ tịch nước.

b.Hoàn cảnh giao tiếp: Đất nước vừa mới giành được độc lập và đây là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập.

c.Nội dung giao tiếp: Bức thư nói lên niềm vui của học sinh vì được “nhận nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam”, đồng thời là lời nhắc nhở về nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi học sinh đối với đất nước. Cuối thư Bác Hồ gửi lời chúc mừng tới học sinh.

d.Mục đích giao tiếp: Bác viết để chúc mừng học sinh, nhân ngày khai trường đầu tiên của đất nước Việt Nam độc lập, xác định nhiệm vụ quan trọng của học sinh trong vấn đề học tập.

e.Thư viết với lời lẽ chân tình, gần gũi, nhưng cũng nghiêm túc xác định nhiệm vụ, trách nhiệm của học sinh.

Video liên quan

Chủ Đề