Hàng hóa trong kế toán là gì

Your browser does not support the audio element.

Kế toán thì đã quá trở nên quen thuộc với các bạn, hàng hóa cũng là một từ rất gần gũi trong đời sống hiện nay. Nhưng “Kế toán hàng hóa” thì bạn đã nghe thấy chưa? Vậy, “kế toán hàng hóa là gì”? Việc thực hiện kế toán hàng hóa này có đặc điểm gì nổi bật?

Việc làm Kế toán - Kiểm toán

1. Những điều cần biết về kế toán hàng hóa

Được coi là một trong những nghiệp vụ của kế toán, vì thế, mỗi kế toán viên đều phải nắm bắt cũng như hiểu được bản chất về các nghiệp vụ và công việc mình sẽ làm. Câu hỏi “Kế toán hàng hóa là gì? Nghiệp vụ này bao gồm những gì?” sẽ được giải đáp ngay sau đây cho bạn.

Tổng quan về kế toán hàng hóa

1.1. Giải thích khái niệm “Kế toán hàng hóa là gì?”

 Kế toán được hiểu là quá trình ghi chép, tổng hợp và báo cáo các thông tin liên quan đến hoạt động thu, chi của doanh nghiệp hay cơ quan tổ chức nhất định với người đưa ra các quyết định.

Hàng hóa chính là sản phẩm của lao động, được tạo ra để thỏa mãn các nhu cầu của con người, hay dùng để trao đổi, buôn bán nhằm thu về lợi nhuận.

Vậy, kế toán hàng hóa được hiểu như thế nào?

Khái niệm kế toán hàng hóa

Kế toán hàng hóa hay còn được hiểu là các công việc liên quan đến hạch toán hàng hóa. Công việc này bao gồm những nghiệp vụ kế toán liên quan đến các vấn đề của hàng hóa, sản phẩm mà công ty, doanh nghiệp đó đang chịu trách nhiệm sản xuất, tiêu thụ.

Việc làm kế toán - kiểm toán tại Hà Nội

1.2. Nhiệm vụ của kế toán hàng hóa

Nhiệm vụ hay yêu cầu được đặt ra với những người chịu trách nhiệm công tác quản lý là phải nắm bắt được cả hiện vật và giá trị mà hàng hóa đó tạo ra. Hiện vật sẽ được thể hiện cụ thể thông qua việc kiểm tra, xác định về số lượng, khối lượng cũng như phẩm chất của sản phẩm. Đối với giá trị của hàng hóa thì sẽ bao gồm giá trị nhập kho và giá trị xuất kho, được tính theo giá trị thực tế mà nó làm ra.

Chức năng của kế toán hàng hóa

Nhin chung, nhiệm vụ của kế toán hàng hóa chính là việc nhờ quá trình đó mà các kế toán viên có thể tính toán, ước lượng được giá thành cũng như giá trị của hàng hóa qua các quá trình khác nhau. Từ nhập kho, xuất kho cho đến việc lưu thông trên thị trường. Nhờ vậy mà có thể tính toán, chi tiêu một cách hợp lý và đảm bảo rằng lợi nhuận cũng như thu nhập từ hàng hóa vẫn được duy trì một cách ổn định.

2. Cách tính giá hàng hóa

Là một kế toán viên tại các công ty, doanh nghiệp thì việc nắm bắt các nghiệp vụ cũng như phương pháp trong hạch toán kế toán là điều cần thiết. Trong hạch toán nghiệp vụ hàng hóa thì yêu cầu kế toán phải biết tính giá nhập kho, xuất kho và các phương pháp tính chi tiết cũng như tổng hợp về hàng hóa.

Tính giá hàng hóa như thế nào?

2.1. Tính giá nhập kho hàng hóa

Đây là kiến thức cơ bản đối với mỗi kế toán viên. Giá nhập kho của các loại hàng hóa, sản phẩm chính là giá gốc của hàng hóa. Giá này đã bao gồm cả giá về hàng hóa, chi phí vận chuyển, bốc vác, chi phí bảo quản hàng hóa,... Bên cạnh đó còn phải tính chi phí về thuế và bảo hiểm liên quan.

Một số loại thuế phải kể đến như thuế nhập khẩu hàng hóa, VAT với những hàng hóa không được giảm, khấu trừ,... Đối với trường hợp các công ty, doanh nghiệp mua hàng từ các nước khác về hoặc một bên sản xuất khác để bán lại đã trải qua một quá trình gia công thêm vào đó để làm tăng giá trị của hàng hóa thì khi ấy giá hàng của hàng hóa cũng sẽ được tính thêm cả khoản phí gia công này nữa.

Giá nhập kho?

2.2. Tính giá xuất kho hàng hóa

Khác với giá nhập kho, chỉ có cách tính duy nhất chính là tính giá gốc của nó trên thị trường. Ngoài ra có thể tính thêm phí gia công nếu quá trình đó được diễn ra. Còn đối với giá xuất kho thì lại khác hoàn toàn. Người kế toán tại các công ty, doanh nghiệp cần nắm vững nghiệp vụ kế toán của mình để có thể biết được các phương pháp tính giá xuất kho hàng hóa như thế nào.

Với việc tính giá xuất kho hàng hóa, có thể sử dụng một số phương pháp khá phổ biến hiện nay như phương pháp giá thực tế đích danh, phương pháp bình quân gia quyền, phương pháp nhập trước - xuất trước.

- PP giá thực tế đích danh

Với phương pháp này thì công ty, doanh nghiệp sẽ quản lý hàng theo từng lô một, tức là có sự phân chia hàng hóa nhỏ ra và theo từng hàng hóa một với một khối lượng nhất định. Khi quyết định xuất kho một lô hàng bất kỳ nào đó trong số hàng hóa của mình thì sẽ lấy chính giá của nó để làm giá xuất kho. Hay nói cách khác chính là lấy giá thực tế của lô hàng đó để tính thành giá xuất kho sau đó.

Việc làm kế toán doanh nghiệp

Giá xuất kho?

Một điều lưu ý là phương pháp này chỉ dùng với những doanh nghiệp có số lượng hàng hóa ít cũng như nguyên vật liệu áp dụng không quá nhiều.

- PP bình quân gia quyền

Để tính được giá xuất kho hàng hóa dựa vào phương pháp này thì kế toán viên phải tính được đơn giá bình quân gia quyền. Ở đây, lại có thể chia làm hai trường hợp, chính là giá bình quân gia quyền cả kỳ và giá bình quân gia quyền từng kỳ. 

Với đơn giá bình quân gia quyền cả kỳ thì kế toán sẽ tính đơn giá này dựa trên cả 1 kỳ xuất kho của hàng hóa đó. Còn đơn giá bình quân gia quyền từng kỳ thì sẽ tính theo mỗi lần, từng lần xuất nhập kho của hàng hóa đó.

Sau khi tính được đơn giá bình quân gia quyền thì để tính được giá xuất kho ta sẽ lấy số lượng hàng hóa xuất kho nhân với đơn giá bình quân gia quyền đã tính được trước đó. 

Về mặt thực hiện thì phương pháp này khá đơn giản, không quá khó. Tuy nhiên, nếu xét về độ chính xác thì phương pháp này thực sự không quá chính xác.

Các phương pháp tính giá xuất kho

- PP nhập trước - xuất trước

Tên phương pháp này cũng đã thể hiện rõ cách tính giá xuất kho bằng phương pháp này. Ở đây, kế toán sẽ phải tính giá xuất kho của những hàng hóa nhập trước đó trước, sau khi hết mới đến hàng hóa nhập sau đó. Nghĩa là hàng hóa nào nhập trước thì xuất trước, còn hàng hóa nào nhập sau sẽ xuất sau.

Về đơn giá thì cho dù cùng một loại nhưng giá cả nhập của mỗi lô hàng có sự khác nhau thì khi tính giá xuất cũng sẽ như thế. Điều này có nghĩa là với đơn hàng nhập trước và khi xuất thì sẽ tính theo giá nhập lần trước đó. Còn với đơn hàng nhập sau thì khi xuất sẽ tính theo giá khi nhập của lần nhập sau đó.

Ở phương pháp này thì phải xuất hết số lượng hàng hóa nhập trước xong mới đến hàng hóa nhập sau.

Trên đây là các cách tính giá trị nhập, xuất hàng hóa hiện nay. Công việc này tuy không quá khó nhưng để tính đúng và chính xác thì kế toán cần biết vận dụng các phương pháp vào từng trường hợp cụ thể với công ty mình. Điều này phụ thuộc vào tính chất hoạt động của công ty, doanh nghiệp cũng như loại hàng hóa mà công ty, doanh nghiệp mình kinh doanh, buôn bán.

3. Hạch toán kế toán chi tiết hàng hóa

Hạch toán chi tiết

Việc hạch toán chi tiết hàng hóa là điều cần thiết đối với các doanh nghiệp. Thông qua việc hạch toán chi tiết các kế toán, doanh nghiệp sẽ nắm bắt chi tiết các loại hàng hóa mà mình đang kinh doanh, sản xuất hay tiêu thụ. 

Với việc hạch toán chi tiết thì kế toán sẽ phải thực hiện với từng mặt hàng, loại hàng và ở từng kho hàng khác nhau. Sẽ có 3 phương pháp chính trong hạch toán kế toán chi tiết mà các kế toán viên cần nắm rõ, chính là: mở thẻ song song, sổ đối chiếu luân chuyển và sổ số dư.

Việc làm nhân viên kế toán

3.1. PP mở thẻ song song

Đây là phương pháp giúp kế toán theo dõi được quá trình nhập, xuất kho của hàng hóa. Qua đó nắm bắt được thông tin về số lượng nhập, xuất và số lượng tồn kho cũng như giá trị của chúng ở từng kho khác nhau. Thông qua việc nắm bắt và ghi chép của quá trình này thì có thể sử dụng làm căn cứ để đối chiếu với việc ghi chép của các thủ kho chịu trách nhiệm quản lý hàng hóa tại các kho hàng.

Phương pháp trong hạch toán chi tiết

Mỗi loại hàng hóa khi được vào kho sẽ phải cung cấp các giấy tờ liên quan như chứng từ xuất nhập hàng hóa để có thể ghi số lượng vào các thẻ kho. Mỗi hàng hóa và ở mỗi kho khác nhau sẽ có loại thẻ kho khác nhau.

3.2. PP sổ đối chiếu luân chuyển

Nhập các số liệu liên quan đến nguyên vật liệu, công cụ, sản phẩm hàng hóa,...để ghi vào thẻ kho dựa trên các chứng từ xuất, nhập liên quan. Bên cạnh đó, việc ghi chép này cũng phải được thực hiện trong “sổ đối chiếu luân chuyển” nhằm mục đích hạch toán từng loại sản phẩm ở từng kho dự trữ ấy.

Vào cuối kỳ kế toán, kế toán viên sẽ dựa vào các chứng từ xuất và nhập hàng hóa để có thể kê khai ra các bảng như Bảng kê khai nhập hàng hóa, sản phẩm, nguyên vật liệu và Bảng kê khai xuất các sản phẩm, hàng hóa, nguyên vật liệu. Sau đó sẽ thu được kết quả và ghi vào trong sổ đối chiếu luân chuyển của doanh nghiệp.

3.3. PP sổ số dư mới

Các phương pháp cần có sự linh hoạt

Đầu tiên, thủ kho sẽ phải sử dụng các thẻ kho để nắm bắt tình hình xuất, nhập, tồn kho các nguyên vật liệu cũng như sản phẩm, hàng hóa trong từng kho nhất định. Sau đó, sẽ ghi vào thẻ kho rõ ràng, rồi thu thập tất cả các chứng từ nhập, xuất liên quan đến thẻ kho. Tiếp đến, kế toán có nhiệm vụ phải làm là lập các phiếu giao nhận chứng từ xuất và nhập kho.

Kế toán viên sẽ phải bắt buộc ghi chép các kết quả có được vào 2 loại sổ chính. Một quyển là quyển ghi chép chi tiết về vật liệu, sản phẩm hay hàng hóa của công ty. Quyển còn lại chính là bảng tổng hợp một cách chi tiết về các loại nguyên vật liệu, hàng hóa, sản phẩm.

4. Hạch toán tổng hợp hàng hóa

Đây là quá trình tổng hợp và ghi chép một cách cẩn thận về sự thay đổi giá trị của hàng hóa sau các quá trình. Việc thực hiện hạch toán kế toán tổng hợp hàng hóa cũng cần phải lưu ý một vài điều nhất định.

Hạch toán tổng hợp

- Tài khoản được sử dụng trong hạch toán tổng hợp

Việc sử dụng các tài khoản trong hạch toán tổng hợp đã được quy định trên Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành. Theo đó, sẽ có 3 tài khoản cấp 2 là:

+ Tài khoản 1561: giá mua hàng hóa

+ Tài khoản 1562: chi phí thu mua hàng hóa

+ Tài khoản 1567: hàng hóa bất động sản

Tuy nhiên, kế toán tổng hợp sẽ sử dụng tài khoản 156 [hàng hóa] và đây không phải là tài khoản cấp 2. Điều này đã được quy định và ban hành rộng rãi qua Thông tư 133/2016/TT-BTC.

- Thực hiện hạch toán tổng hợp hàng hóa

Việc làm

Kế toán hàng hóa là nghiệp vụ quan trọng

Các công việc đều được quy định và ban hành rộng rãi khắp cả nước thông qua việc ban hành Thông tư 200/2014 và 133/2016 của Thủ tướng cũng như Bộ tài chính. Các kế toán khi làm hạch toán tổng hợp cần nghiêm túc nghiên cứu các nghiệp vụ liên quan qua hai thông tư này.

Nhìn chung, kế toán hàng hóa là những công việc liên quan đến các vấn đề xuất, nhập cũng như giá trị của sản phẩm, hàng hóa. Là một kế toán viên chuyên nghiệp bạn cần nắm bắt và vận dụng chắc chắn các nghiệp vụ của mình để có thể tính toán một cách chính xác nhất. Bởi công việc kế toán sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, doanh thu của các công ty, doanh nghiệp. Do đó, mà yêu cầu năng lực đối với kế toán hiện nay cũng khá cao. 

Hy vọng bài viết đã giúp các bạn hiểu được Kế toán hàng hóa là gì và các phương pháp để tính toán được các chi phí liên quan. Thông qua đó các bạn có thêm kinh nghiệm cũng như kiến thức bổ sung cho mình để thực hiện các nghiệp vụ liên quan sau này.

Xem thêm:  Hướng dẫn đăng ký mã số thuế cá nhân mới nhất 2021.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Chủ Đề