Hạch toán tăng doanh thu hàng hóa theo quyết định

Hạch toán chiết khấu thương mại là công việc mà kế toán cần thực hiện sau khi hoàn thành việc mua hàng hóa với chế độ chiết khấu đã được thỏa thuận. Cùng Hóa đơn điện tử Easyinvoice tìm hiểu cách hạch toán chiết khấu thương mại ngay trong bài viết dưới đây.

Nội dung bài viết

1. Chiết khấu thương mại là gì?

Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. Khoản chiết khấu thương mại sẽ trừ vào giá trước thuế GTGT.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp muốn bán được hàng với khối lượng lớn luôn dùng chiết khấu thương mại. Chiết khấu thương mại có nhiều hình thức thực hiện cụ thể như sau:

  • Chiết khấu thương mại theo từng lần mua hàng [Giảm giá hàng bán ngay trong lần mua hàng đầu tiên]
  • Chiết khấu thương mại sau nhiều lần mua hàng [Sau nhiều lần mua hàng mới đạt khối lượng hưởng chiết khấu].
  • Chiết khấu thương mại sau chương trình khuyến mại [Sau khi đã xuất hóa đơn bán hàng rồi mới tính toán chiết khấu được hưởng trong kỳ].

Mỗi hình thức chiết khấu đều có những quy định riêng và thực hiện xuất hóa đơn, kê khai thuế khác nhau. Tuy vậy, cũng có những quy định chung của nhà nước về khoản chiết khấu thương mại này.

Hạch toán kế toán chiết khấu thương mại: Chỉ hạch toán vào tài khoản chiết khấu khoản chiết khấu thương mại người mua được hưởng đã thực hiện trong kỳ theo đúng chính sách chiết khấu thương mại của doanh nghiệp đã quy định.

\>>>>>>>>> Xem thêm: Cách hạch toán thuế thu nhập hoãn lại

2. Các loại tài khoản kế toán liên quan

Hạch toán chiết khấu thương mại vào tài khoản 5211 nếu doanh nghiệp sử dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC. Tài khoản này dùng thể hiện chi phí chiết khấu thương mại do mua hàng với khối lượng lớn nhưng chưa được ghi trên hóa đơn khi bán trong kỳ.

Kế toán tiến hành hạch toán chiết khấu thương mại vào TK 511 trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC.

3. Cách hạch toán chiết khấu thương mại

3.1. Hạch toán chiết khấu thương mại theo thông tư 200

Tài khoản sử dụng: Tài khoản 5211 – Chiết khấu thương mại

Tài khoản này dùng để phản ánh khoản chiết khấu thương mại cho người mua do khách hàng mua hàng với khối lượng lớn nhưng chưa được phản ánh trên hóa đơn khi bán sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong kỳ.

Theo điều 81 của thông tư 200/2014/TT-BTC thì:

Bên bán hàng thực hiện kế toán chiết khấu thương mại theo những nguyên tắc sau:

Trường hợp trong hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng đã thể hiện khoản chiết khấu thương mại cho người mua là khoản giảm trừ vào số tiền người mua phải thanh toán [giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã trừ chiết khấu thương mại] thì doanh nghiệp [bên bán hàng] không sử dụng tài khoản 5211, doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu thương mại [doanh thu thuần].

Kế toán phải theo dõi riêng khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp chi trả cho người mua nhưng chưa được phản ánh là khoản giảm trừ số tiền phải thanh toán trên hóa đơn.

Bên bán ghi nhận doanh thu ban đầu theo giá chưa trừ chiết khấu thương mại [doanh thu gộp].

\>>>>>>>> Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn 03 bước lập báo cáo quyết toán

Khoản chiết khấu thương mại phải theo dõi riêng trên tài khoản này thường phát sinh trong trường hợp như:

  • Số chiết khấu thương mại người mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hoá đơn lần cuối cùng. Trường hợp này có thể phát sinh do người mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được hưởng chiết khấu và khoản chiết khấu thương mại chỉ được xác định trong lần mua cuối cùng;
  • Các nhà sản xuất cuối kỳ mới xác định được số lượng hàng mà nhà phân phối [như các siêu thị] đã tiêu thụ và từ đó mới có căn cứ để xác định được số chiết khấu thương mại phải trả dựa trên doanh số bán hoặc số lượng sản phẩm đã tiêu thụ.

Dưới đây là cách hạch toán khoản chiết khấu thương mại theo từng trường hợp cụ thể của hóa đơn:

Trường hợp 1: Mua 1 lần đạt được CKTM ngay:

\=> Giá ghi trên hóa đơn là giá đã giảm, đã chiết khấu

Trường hợp 2: Mua nhiều lần mới đạt được CKTM:

\=> Số tiền chiết khấu được thể hiện ở lần mua cuối cùng

Trường hợp 3: Số chiết khấu thương mại người mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hoá đơn lần cuối cùng:

\=> Phải lập riêng 1 tờ hóa đơn cho phần CKTM đó.

Trường hợp 4: Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình [kỳ] chiết khấu hàng bán:

\=> Lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hoá đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh.

\>>>>>>>> Lưu ý khi lập báo cáo tài chính không phát sinh doanh thu. Xem ngay TẠI ĐÂY.

Chú ý:

Đối với bên bán:

Cuối kỳ, kết chuyển số chiết khấu thương mại đã chấp thuận cho người mua phát sinh trong kỳ sang tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, ghi:

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 521 – Chiết khấu thương mại.

Đối với bên mua:

Trường hợp khoản chiết khấu thương mại nhận được sau khi mua hàng, kế toán phải căn cứ vào tình hình biến động của hàng tồn kho để phân bổ số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán được hưởng dựa trên số hàng tồn kho chưa tiêu thụ hoặc đã xác định là tiêu thụ trong kỳ:

  • Nếu hàng tồn kho còn tồn trong kho ghi giảm giá trị hàng tồn kho.
  • Nếu hàng tồn kho đã bán thì ghi giảm giá vốn hàng bán.

Nợ các TK 111, 112, 331…

Có các TK 152, 153, 156… [giá trị khoản CKTM của số hàng tồn kho chưa tiêu thụ trong kỳ]

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán [giá trị khoản CKTM của số hàng tồn kho đã tiêu thụ trong kỳ].

Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ [1331] [nếu có].

\>>>>>>>>> Tìm hiểu ngay: Mẫu báo cáo tài chính theo Thông tư 200

3.2. Hạch toán chiết khấu thương mại theo thông tư 133

Điểm khác biệt lớn nhất của thông tư 133 so với thông tư 200 khi hạch toán khoản chiết khấu thương mại: Thông tư 133 không có [không sử dụng] tài khoản 521

Khi phát sinh chiết khấu thương mại kế toán hạch toán vào Bên Nợ của tài khoản 511

Về cách hạch toán thực hiện tương tự như phần hướng dẫn tại thông tư 200 nêu trên [Chỉ cần thay Nợ 5211 thành Nợ 511 là được].

Trên đây là hướng dẫn cách hạch toán chiết khấu thương mại. Kế toán cần căn cứ vào chế độ kế toán của doanh nghiệp, theo Thông tư 200/2014/TT-BTC hay Thông tư 133/2016/TT-BTC để thực hiện hạch toán, tùy từng trường hợp sẽ ghi các bút toán khác nhau.

\==========

Từ ngày 01/07/2022 theo Nghị định 123, Thông tư 78.các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chính thức ngừng việc sử dụng chứng từ khấu trừ giấy do cơ quan Thuế cấp và chứng từ tự in theo quy định tại Thông tư 37 và chuyển đổi sang sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử

SoftDreams ra mắt Phần mềm kê khai EASYPIT Hỗ trợ nghiệp vụ kê khai Thuế TNCN theo quy định bắt buộc của pháp luật. Nếu bạn cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên môn của SoftDreams, chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.

Chủ Đề