Hạch toán hàng xuất khẩu theo thông tư 200

– Căn cứ theo Khoản 5, Điều 5 của Thông tư liên tịch 64/2015/TTLT-BTC-BCA-BQP về quy định chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường như sau:

” Cơ sở sản xuất, gia công hàng xuất khẩu vận chuyển bán thành phẩm, nguyên – nhiên – vật liệu để gia công tại cơ sở gia công khác thì phải có hợp đồng gia công lại kèm theo phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ và lệnh điều động”

– Tại điều 9, Thông tư 219 có hướng dẫn thi hành luật thuế GTGT quy định như sau:

” Dịch vụ gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với nước ngoài sẽ chịu thuế suất thuế GTGT 0%”

– Tại Điều 7, Thông tư 219 quy định:

” Giá tính thuế GTGT đối với gia công hàng hóa là giá gia công theo hợp đồng gia công chưa có thuế GTGT, bao gồm cả tiền công, chi phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa”

\>>>> Xem thêm: Tổng hợp 03 điểm khác biệt giữa Thông tư 200 và 133 về chế độ kế toán

a] Đối với bên thuê gia công

Khi chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu cho đối tác nhận gia công, kế toán thuê bên gia công cần lưu ý: các nguyên vật liệu và hàng hóa này vẫn thuộc mà chủ sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp không bán hay cho, tặng mà chỉ vận chuyển sang phía đối tác gia công để thực hiện dịch vụ.

Vì vậy, kế toán không được hạch toán giá trị các hàng hóa, vật tư này sang các tài khoản phải thu [TK 131, TK 181] hoặc các tài khoản phải trả như TK 331.

Theo quy định tại điều 27 của thông tư 200/2014/TT-BTC, các chi phí sản xuất, kinh doanh thuê ngoài gia công chế biến, nguyên vật liệu, hàng hóa thuê gia công được theo dõi ở tài khoản 154.

b] Đối với bên nhận gia công

Các nguyên liệu, hàng hóa nhận về để gia công của bên nhận gia công đều không thuộc sở hữu của doanh nghiệp và không phải tài sản doanh nghiệp. Chính vì vậy, kế toán của bên nhận gia công không được theo dõi các nguyên vật liệu, hàng hóa này tại các tài khoản như TK 152 [nguyên vật liệu] hoặc TK 155, TK 156.

Khi nhận hàng để gia công, doanh nghiệp cần chủ động lập phiếu nhập kho, theo dõi, ghi chép thông tin về toàn bộ giá trị vật tư, hàng hóa nhận gia công. Khi xuất hàng gia công trả lại thì phải lập phiếu xuất kho và chỉ xuất hóa đơn GTGT đối với tiền công gia công và tiền nguyên vật liệu, phụ liệu,…

3. Hướng dẫn hạch toán hàng gia công theo thông tư 200

a] Đối với bên thuê gia công

– Khi hàng hóa hoặc nguyên vật liệu mua về được chuyển thẳng đi gia công, chế biến lại mà không nhập kho thì kế toán cần ghi:

Nợ TK 154: Trị giá hàng hóa, nguyên vật liệu mua chuyển ngay đi gia công, chế biến lại [không bao gồm thuế GTGT];

Nợ TK 1331: Thuế GTGT đầu vào;

Có TK 111, 112, 331,…: Tổng giá thanh toán của hàng mua

– Nếu hàng hóa, nguyên vật liệu xuất kho để đem đi gia công, chế biến lại thì kế toán cần ghi:

Nợ TK 154: Trị giá hàng hóa, nguyên vật liệu đem đi gia công, chế biến lại

Có TK 1561, TK 152: Trị giá xuất kho

– Chi phí gia công và các chi phí khác phát sinh trong quá trình gia công như chi phí vận chuyển, chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tiền công,… và căn cứ vào các chứng từ liên quan mà kế toán cần hạch toán như sau:

Nợ TK 154: Chi phí phát sinh trong quá trình gia công, chế biến lại hàng hóa

Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ [nếu có]

Có TK 111, 112, 331, 334,…: Tổng số tiền đã thanh toán hoặc phải thanh toán tương ứng;

– Khi hàng gia công, chế biến xong được đem về nhập kho, sau đó được gửi bán hoặc chuyển bán thẳng thì kế toán cần ghi như sau:

Nợ TK 1561: Trị giá hàng hóa nhập kho sau khi gia công và chế biến lại;

Nợ TK 152: Trị giá nguyên vật liệu nhập kho;

Nợ TK 157: Trị giá hàng hóa nếu gửi bán thẳng sau gia công, chế biến lại;

Nợ TK 632: Trị giá hàng hóa nếu bán trực tiếp cho khách hàng sau khi gia công, chế biến lại;

Có TK 154: Trị giá hàng hóa gia công, chế biến đã hoàn thành;

Thành phẩm thuê ngoài gia công chế biến được đánh giá theo giá thành thực tế gia công chế biến bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí thuê gia công và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến quá trình gia công.

* Lưu ý: Nếu doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 133 thì chỉ cần thay tài khoản 1561 thành 156 và hạch toán tương tự như trên.

Trong kế toán xuất nhập khẩu theo thông tư 200 có sự khác biệt giữa việc hạch toán thuế xuất khẩu và nhập khẩu. Đối với thuế nhập khẩu thì cần sử dụng những tài khoản kê khai khác nhau.

Tài khoản sử dụng trong hạch toán thuế nhập khẩu

Trong Thông tư 200 quy định nhiều loại tài khoản khác nhau sử dụng trong kế toán. Đối với thuế xuất nhập khẩu thì cần sử dụng một tài khoản riêng biệt để kê khai thông tin. Tài khoản mà doanh nghiệp phải sử dụng trong trường hợp này là TK 3333 – chi tiết thuế xuất nhập khẩu.

Tài khoản doanh nghiệp sử dụng là TK 3333 chi tiết thuế xuất nhập khẩu

Tài khoản 3333 được sử dụng để phản ánh vào sổ thuế xuất nhập khẩu. Tài khoản này được dùng để phản ánh thuế đã nộp, đang nộp, còn phải nộp của doanh nghiệp với ngân sách nhà nước.

Hạch toán thuế nhập khẩu khi nhập khẩu vật tư, hàng hóa, tài sản cố định

Khi nhập khẩu hàng hóa, doanh nghiệp cần phải đóng thuế, bao gồm cả thuế nhập khẩu. Kế toán là người có nhiệm vụ phản ánh giá trị vật tư của hàng hóa, tài sản cố định được nhập khẩu. Số tiền này bao gồm tổng tiền phải thanh toán cho người bán, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt [nếu có], chi phí vận chuyển và thuế bảo vệ môi trường [nếu có].

Khi đó, kế toán cần hạch toán các thông tin gồm tổng trị giá số hàng nhập khẩu bị tính thuế: Nợ các TK 152, 153, 156, 211, trong đó có:

  • Tiền thuế nhập khẩu: TK 3333
  • Tổng giá trị tiền phải thanh toán: TK 111, 112, 311 [TK 311 là số tiền phải trả cho người bán]
  • Nếu như thuế giá trị gia tăng không được khấu trừ thì phải ghi thêm TK 3331
  • Các loại thuế có yêu cầu phải nộp gồm: TK 3332 [thuế tiêu thụ đặc biệt], TK 33381 [thuế bảo vệ môi trường].

Một vài doanh nghiệp tạm nhập tái xuất thì chịu thuế với các mức khác nhau. Khi đó, doanh nghiệp chỉ cần phải đóng và hạch toán thuế xuất nhập khẩu và ghi TK 3333 là thuế xuất nhập khẩu.

Tham khảo thêm bài viết: Chuẩn mực kế toán theo thông tư 200

Hạch toán thuế nhập khẩu khi nhập khẩu ủy thác

Khi hạch toán thuế nhập khẩu thì có bên ủy thác và bên giao ủy thác. Bên giao ủy thác phải ghi khoản tiền bán hàng xuất khẩu phải thu từ bên nhận ủy thác.

Ngoài ra, kế toán xuất nhập khẩu theo thông tư 200 bên giao ủy thác sẽ ghi nhận các khoản phí thu hộ phải thu hồi. Những phí này bao gồm phí ngân hàng, phí giám định hải quan, tiền vận chuyển.

Bên giao ủy thác ghi nhận nhiều khoản phí

Khi bên nhận ủy thác thông báo về nghĩa vụ nộp thuế, kế toán của doanh nghiệp bên giao ủy thác ghi nhận số thuế nhập khẩu phải nộp. Khi đó, kế toán hạch toán số tiền phải nộp với TK 3333 là tiền thuế xuất nhập khẩu.

Kế toán phải phản ánh việc giảm nghĩa vụ với ngân sách nhà nước về thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, kế toán phải thực hiện điều này chỉ khi nhận được chứng từ nộp thuế của bên nhận ủy thác. Khi đó, bên giao ủy thác phải hạch toán một số khoản tiền trong nợ TK 3333 gồm có các trường hợp sau:

  • Nếu trả tiền ngay cho bên nhận ủy thác thì phải hạch toán các TK 112, 111
  • Nếu chưa thanh toán tiền thuế nhập khẩu cho bên nhận ủy thác thì phải hạch toán TK 3388
  • Nếu đã ứng số tiền cho bên nhận ủy thác để nộp thuế nhập khẩu thì hạch toán TK 1138 bằng cách số tiền ghi giảm đã ứng.

Hạch toán khi nộp thuế khi được hoàn, giảm

Khi số tiền thuế nhập khẩu vật tư đã nộp được hoàn, giảm thì kế toán phải hạch toán các khoản tiền trong Nợ TK 3333 bao gồm:

  • Nếu xuất hàng hóa để bán thì hạch toán TK 632 là giá vốn bán hàng
  • Nếu xuất hàng hóa trả lại thì hạch toán TK 152, 153, 156 là trị giá hàng hóa.

Hạch toán xuất khẩu theo thông tư 200

Với những doanh nghiệp chuyên xuất khẩu thì cũng phải thực hiện kế toán xuất nhập khẩu theo thông tư 200 năm 2014 của Bộ tài chính. Tuy nhiên, khác với nhập khẩu, doanh nghiệp phải chú ý về tỷ giá tính doanh thu cùng với thời điểm ghi nhận doanh thu xuất khẩu.

Lưu ý về thời điểm và tỷ giá tính doanh thu hàng xuất khẩu

Kế toán xuất nhập khẩu theo Thông tư 200 hướng dẫn doanh nghiệp cách ghi nhận sổ sách, báo cáo tài chính. Về thời điểm ghi nhận doanh thu xuất khẩu và tỷ giá tính doanh thu được quy định trong một số các văn bản pháp luật khác của Bộ Tài chính.

Tại Thông tư 119 năm 2014 của Bộ Tài chính, thời điểm để xác định doanh thu để tính thuế xuất khẩu là ngày doanh nghiệp hoàn tất các thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan.

Thời điểm xác định doanh thu là ngày hoàn tất các thủ tục hải quan

Về tỷ giá tính doanh thu thì sẽ gồm thu nhập và các chi phí. Quy định về tỷ giá tính doanh thu hàng xuất khẩu điểm 3 khoản 4 Điều 2 Thông tư 26 năm 2015 của Bộ Tài chính. Khi đó, tỷ giá doanh thu được tính như sau:

  • Tỷ giá để hạch toán doanh thu là tỷ giá mua vào tại Ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản
  • Tỷ giá để hạch toán chi phí là tỷ giá bán ra tại Ngân hàng thương mại mà doanh nghiệp mở tài khoản tại thời điểm phát sinh giao dịch thanh toán.

Cách hạch toán hàng xuất khẩu đối với thuế xuất khẩu theo Thông tư 200

Doanh nghiệp hạch toán kế toán xuất nhập khẩu theo thông tư 200 năm 2014 của Bộ Tài chính vào thời giao dịch. Tuy nhiên, ở thời điểm đó sẽ phát sinh ra hai trường hợp là tách được thuế phải nộp và không tách được thuế phải nộp. Khi đó, doanh nghiệp phải dựa vào hoàn cảnh của mình để hạch toán thuế xuất khẩu sao cho phù hợp.

Thời điểm giao dịch tách được thuế xuất khẩu phải nộp

Thời điểm giao dịch tách được thuế xuất khẩu phải nộp sẽ thuận lợi hơn cho doanh nghiệp khi hạch toán thuế. Khi đó, kế toán chỉ cần hạch toán doanh thu bán hàng hoặc các mức phí khi cung cấp dịch vụ.

Trường hợp này doanh nghiệp không cần phải hạch toán thuế xuất khẩu.

Nếu tách được thuế xuất khẩu thì không phải hạch toán

Tại thời điểm giao dịch tách được thuế xuất khẩu phải nộp thì kế toán phải hạch toán tổng giá trị thanh toán với nợ các TK 111, 112, 131. Trong đó bao gồm:

  • TK 511 là doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ nhưng không bao gồm thuế xuất khẩu
  • Chi tiết tiền thuế xuất khẩu với TK 3333.

Thời điểm giao dịch không tách được thuế xuất khẩu phải nộp

Tại thời điểm giao dịch không tách được thuế phải nộp, doanh nghiệp phải hạch toán các khoản tiền bao gồm cả thuế xuất khẩu. Kế toán là người có trách nhiệm phản ánh doanh thu bán hàng của doanh nghiệp và cả thuế xuất khẩu.

Nếu không tách được thì phải kê khai cả thuế xuất khẩu

Trường hợp này, kế toán hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ với nợ các TK 111, 112, 131. Trong đó bao gồm TK 511 là doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ bao gồm cả thuế xuất khẩu.

Bên cạnh đó, kế toán phải ghi nhận các kì giảm doanh thu với việc xác nhận thuế xuất khẩu đã nộp. Khi đó, doanh nghiệp phải hạch toán nợ TK 511 với chi tiết tiền thuế xuất khẩu. Trong đó có TK 3333 là chi tiết tiền thuế xuất khẩu.

Như vậy, doanh nghiệp cần phải hạch toán, kế toán xuất nhập khẩu theo Thông tư 200 năm 2014 của Bộ Tài chính. Giữa hạch toán thuế nhập khẩu và xuất khẩu tồn tại sự khác biệt với nhiều khoản tiền khác nhau.

Doanh nghiệp có thể dựa vào bài viết trên để hạch toán các thông tin sao cho phù hợp với đơn vị của mình.

Chủ Đề