Hạch toán công ty cho cá nhân vay tiền năm 2024

Trong thực tế hoạt động, doanh nghiệp gặp những khó khăn về vốn lưu động đã tìm đến các nguồn cho mượn tiền như từ các cá nhân hoặc cá doanh nghiệp khác và những khoản mượn này không tính lãi. Đối với các giao dịch phát sinh như thế này, kế toán cần hiểu và nhìn nhận bản chất là vay hay mượn cho chính xác, từ đó mới hạch toán vào các tài khoản phù hợp.

Pháp luật dân sự đã phân biệt rõ hai hình thức giao dịch cho vay và cho mượn.

Vật trong giao dịch cho mượn có đặc trưng sau: Là vật đặc định; không bị tiêu hao, giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu; là vật được sử dụng vào mục đích xác định và phải trả lại đúng vật đó. Với giao dịch cho mượn, người cho mượn chỉ chuyển giao cho người mượn quyền chiếm hữu, quyền sử dụng vật mượn. Người mượn không có quyền định đoạt đối với vật được mượn. Ví dụ: mượn laptop thì bên cho mượn chuyển quyền sử dụng cho bên mượn, bên mượn phải trả lại đúng laptop đó cho bên cho mượn khi hết hạn mượn hoặc khi bị đòi lại.

Ngược lại, trong giao dịch cho vay thì vật thanh toán có thể bị tiêu hao và khi đến hạn trả thì vật thanh toán có thể được quy thành tiền hoặc tài sản khác có giá trị tương đương mà hai bên thỏa thuận được. Người cho vay không có quyền đòi người vay trả lại đúng tài sản đã vay. Khi cho vay, người cho vay chuyển cả ba quyền năng: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt cho người vay nhưng không bị mất đi quyền sở hữu. Khi đến hạn thỏa thuận, quyền sở hữu sẽ chuyển hóa thành quyền đòi nợ và người cho vay sẽ thực hiện quyền đòi nợ của mình theo quy định. Ví dụ: khi mượn tiền, bên mượn không thể trả lại bên cho mượn đúng tờ tiền đó, với số se-ri như lúc nhận tiền, bên cho mượn chuyển giao quyền định đoạt cho bên mượn, do đó đây được coi là khoản vay chứ không phải khoản mượn.

Khoản mượn không có lãi vay thì có coi là khoản vay không

Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay. Khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Như vậy, với hợp đồng vay tài sản thì bên vay có thể trả lãi hoặc không trả lãi cho bên cho vay tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên hoặc pháp luật có quy định. Và cũng theo đó, việc một khoản mượn tiền không có lãi suất hay lãi suất bằng 0% thì cũng phải được coi là một khoản vay

Dựa theo các quy định trên, kế toán phải ghi nhận khoản này vào tài khoản vay theo đúng bản chất, không được ghi nhận vào tài khoản phải trả.

Rủi ro từ việc ghi nhận một khoản vay không có lãi suất hay lãi suất bằng 0%

Việc một khoản vay không có lãi suất hay lãi suất cho vay bằng 0% cho thấy bên cho doanh nghiệp vay là một bên có liên quan, đây là một giao dịch không theo giá thị trường. Đối với các giao dịch này cơ quan thuế sẽ thực hiện tìm hiểu rõ các khoản có liên quan từ khoản vay này, tính hợp lý hợp lệ từ sử dụng nguồn này, bất kỳ phát hiện nào về bất thường nếu có sẽ bị truy thu thuế và xử phạt chậm nộp, phạt vi phạm hành chính cho các giap dịch này. Tùy vào mức độ trọng yếu của vấn đề vi phạm mà mức phạt có sự thay đổi tương ứng.

Do đó, kế toán ngoài việc xác định bản chất của giao dịch để hạch toán cho chính xác cần phải xác định tính hợp lý của các giao dịch có liên quan để tránh các rủi ro về thuế cho doanh nghiệp.

Có ý kiến cho rằng, khi mượn tiền không tính lãi của Tổng giám đốc, giám đốc, thành viên Hội đồng thành viên công ty thì đây là giao dịch mượn tiền. Và giao dịch mượn tiền này không phải là giao dịch liên kết, không bị khống chế lãi vay cũng như không phát sinh thu nhập chịu thuế TNCN. Hãy cùng Gonnapass phân tích và tìm hiểu các nội dung này:

Tiền là một loại tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13. Cũng theo quy định tại bộ luật này, mượn tài sản và vay tài sản được hiểu như sau:

Mượn

Vay

Quy định tại

Mục 6: Hợp đồng mượn tài sản của luật Dân sự Mục 4: Hợp đồng vay tài sản của luật Dân sự

Định nghĩa

Mượn tài sản để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền.

Tài sản hoàn trả phải đúng như ban đầu.

Quyền sở hữu tài sản là bên cho mượn tài sản. Bên cho mượn có thể đòi lại tài sản kể cả khi bên đi mượn chưa đạt được mục đích nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.

Hợp đồng mượn sẽ không có tính chất đền bù [không phát sinh lãi]Tài sản đi vay sẽ thuộc quyền sở hữu của bên vay, bên vay sẽ phải trả lại tài sản và một khoản lãi [nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định].

Bên cho vay có quyền đòi lại tài sản nếu bên đi vay sử dụng trái mục đích vay.

Hợp đồng vay thường có tính chất đền bù [có phát sinh lãi]

Như vậy phần lớn các giao dịch vay mượn tiền trong thực tế về bản chất sẽ là giao dịch vay tiền. Trừ trường hợp trừ trường hợp được xác định mượn tiền thì quyền sở hữu với số tiền đó sẽ không thay đổi và khi đến hạn trả, người mượn phải trả lại cho người cho mượn đúng những tờ tiền mà mình đã mượn, bao gồm đúng năm sản xuất, số sơ-ri… đúng tình trạng của tài sản.

Hạch toán giao dịch vay mượn tiền của Tổng giám đốc, giám đốc

Tham khảo tin bài tại đây, kèm mẫu hợp đồng vay mượn

Hạch toán mượn tiền giám đốc như thế nào?

Vay mượn tiền của Tổng giám đốc, giám đốc [kể cả trường hợp không tính lãi] có thể là giao dịch liên kết

Đây là trả lời của Tổng cục thuế căn cứ theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP cũng nhưng kết luật của cục thuế Hà Nội tại công văn 6684/CT-TTHTH dựa theo Nghị định 20 trước đó cho trường hợp vay mượn tiền của Tổng giám đốc, giám đốc, thành viên Hội đồng thành viên có tham gia điều hành công ty ty [kể cả trường hợp không tính lãi] nếu thỏa mãn điều kiện theo điểm l, khoản 2 Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định về các bên có quan hệ liên kết:

“l] Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm g khoản này.”

Ảnh hưởng đến điều kiện để chi phí lãi vay được trừ:

Khi xác định là doanh nghiệp có giao dịch liên kết thì chi phí lãi vay KHÔNG được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN ngoài các quy định tại Điều 4, thông tư 96/2015/TT-BTC cho chi phí lãi vay như:

\>> Không thực tế phát sinh, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

\>> Không có đủ chứng từ hợp lệ theo quy định.

\>> Chi phí lãi vay tương ứng với phần vốn điều lệ [đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư] đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp.

\>> Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế [ví dụ như Tổng giám đốc, giám đốc, thành viên Hội đồng thành viên trong trường hợp này] vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.

Theo nghị định 132/2020/NĐ-CP, điều 16, khoản 3:

“Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế.”

Cá nhân cho vay không tính lãi có thể bị ấn định lãi suất và tính thuế TNCN:

Bên cạnh nguyên tắc xác định thu nhập chịu thuế TNCN là thời điểm nhận thu nhập thì trong quy định của quản lý thuế cũng đồng thời áp dụng nguyên tắc ấn định thuế đối với các giao dịch không theo giá thị trường làm giảm nghĩa vụ thuế phải nộp [điều 50, luật quản lý thuế số 38/2019/QH14]. Khi đó, thuế TNCN sẽ tính bằng 5% trên mức thu nhập chịu thuế TNCN bị ấn định.

Vậy tiên cá nhân hạch toán như thế nào?

Theo quan điểm của chúng tôi, phần lớn các giao dịch vay, mượn tiền trong thực tế về bản chất sẽ là giao dịch vay tiền: Khi doanh nghiệp nhận tiền, sẽ phản ánh vào sổ sách kế toán. Thông thường, bút toán có thể được hạch toán như sau: Nợ TK 111, 112 [tiền mặt, tiền gửi ngân hàng]: Phản ánh số tiền nhận được.

Lãi tiền vay ngân hàng hạch toán vào đầu?

Như vậy, khoản chi phí lãi vay ngân hàng phát sinh trong kì của doanh nghiệp sẽ được ghi nhận là một khoản chi phí tài chính, và được hạch toán vào tài khoản 635.

Công ty cho cá nhân vay tiền lãi suất bao nhiêu?

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ. Theo đó mức lãi suất mà doanh nghiệp cho cá nhân vay vốn đầu tư không được vượt quá 20%/năm.

Tiền vay ngân hàng là tài khoản gì?

Tài khoản 3411 - Các khoản đi vay: Tài khoản này phản ánh giá trị các khoản tiền đi vay, tình hình thanh toán các khoản tiền vay [kể cả đi vay dưới hình thức phát hành trái phiếu] của doanh nghiệp và tình hình phân bổ chiết khấu, phụ trội trái phiếu.

Chủ Đề