Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức ở đâu

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là Quốc giỗ, ngày hội truyền thống của người Việt để tưởng nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng, đại diện cho tổ tiên của chúng ta trong mấy nghìn năm qua. Nghi lễ truyền thống được tổ chức hàng năm vào mùng 10/3 âm lịch tại Đền Hùng, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Dù có điều kiện tham gia nghi lễ hay không, mọi người dân Việt Nam đều hướng về đất Tổ trong ngày đó.

Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức ở đâu

Giỗ Tổ Hùng Vương 2022 là ngày nào Dương lịch? 

Vậy ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 2022 diễn ra vào ngày nào? Có một điều thú vị là năm nay, ngày đầu tháng 3 Âm lịch cũng chính là ngày đầu tháng tư Dương lịch, vì vậy ngày 10/3 Âm lịch nhằm vào Chủ nhật 10/4 Dương lịch. Theo Luật Lao động, Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày nghỉ, do đó người lao động sẽ được nghỉ bù vào thứ Hai, ngày 11/4 sau đó.

Ngày Giỗ Tổ Hùng vương trong lịch sử

Sách Ngọc phả Hùng Vương được soạn vào thời vua Lê Thánh Tông viết rằng: “Từ đời nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần rồi đến triều đại ta bây giờ là Hồng Đức vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa (tức thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ), ở đây nhân dân toàn quốc đều đến lễ bái để tưởng nhớ công lao của đấng Thánh tổ xưa... Phụng ban hương Trung Nghĩa làm dân Trưởng tạo lệ, cấp 500 mẫu ruộng tại xã Hy Cương, lại cho thu thuế ruộng từ của một vùng trên từ Tuyên Quang, Hưng Hóa, dưới Việt Trì làm hương hỏa phụng thờ”.

Măm 1823, vua Minh Mạng cho rước bài vị các vua Hùng vào thờ ở miếu Lịch đại đế vương (miếu thờ các đời đế vương), đồng thời cấp sắc để thờ phụng tại đền Hùng. Nghi lễ tổ chức giỗ tổ được quy định chi tiết, chặt chẽ. Nhà Nguyễn định lệ 5 năm một lần mở hội lớn (vào các năm thứ 5 và 10 của thập kỷ). Năm Khải Định thứ 2 (1917), nhà Nguyễn ấn định lấy ngày 10/3 (Âm lịch) hằng năm làm ngày Quốc lễ, các quan phải mặc phẩm phục lên đền Hùng thay mặt triều đình Huế cúng tế.

Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức ở đâu

Giỗ Tổ Hùng Vương là quốc lễ của người Việt Nam. (Ảnh: Báo Hải Quan)

Sang thế kỷ 20, năm 1917 triều vua Khải Định, Bộ Lễ chính thức gửi công văn ghi ngày 25/7 phái quan hàng tỉnh của tỉnh Phú Thọ lấy ngày mồng 10/3 Âm lịch thì cử hành "quốc tế" hàng năm, tức là sức cho các quan phải mặc phẩm phục lên đền Hùng thay mặt triều đình Huế cúng tế.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (đợt 1) và UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể.

Theo Nghị định 82/2001/NĐ-CP được Chính phủ ban hành năm 2001, vào năm lẻ, lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương được UBND tỉnh Phú Thọ tổ chức, mời lãnh đạo Bộ Văn hoá, Thể Thao và Du lịch dự lễ dâng hương và tổ chức các hoạt động trong lễ hội. Vào năm tròn (số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là 5), UBND tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội, mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự lễ dâng hương. Vào năm chẵn (số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là 0), Bộ Văn hoá, Thể Thao và Du lịch và UBND tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội, mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự lễ dâng hương.

Năm 2007, Luật số 84/2007/QH11 sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Bộ luật Lao động 1994 được ban hành, theo đó người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương vào 9 ngày lễ, trong đó có ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 Âm lịch.

Ý nghĩa ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày người Việt Nam thể hiện lòng tôn kính, tri ân đối với tổ tiên, theo tinh thần uống nước nhớ nguồn vốn là truyền thống của dân tộc.

Đây cũng là dịp để chúng ta  đề cao niềm tự hào dân tộc, nhắc nhở mỗi người Việt Nam phải tìm hiểu thấu đáo bản sắc dân tộc, nguồn cội của tổ tiên, qua đó không ngừng nỗ lực phát huy các truyền thống quý báu để xây dựng đất nước giàu đẹp, xứng đáng với công lao của các thế hệ anh hùng dân tộc, với tổ tiên ta ngày trước.

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương cũng có ý nghĩa nhắc nhở về tinh thần đại đoàn kết, yêu nước thương nòi, chung sức chung lòng vì một đất nước Việt Nam hùng cường, tiếp nối công việc bảo vệ và xây dựng đất nước mà tổ tiên nhiều đời để lại.


Bổ ích

Xúc động

Sáng tạo

Độc đáo

“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”

Câu ca dao đậm đà tình nghĩa này đã đi vào lòng của mỗi người dân Việt từ thế này sang thế hệ khác. Giỗ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng Ba được tổ chức hàng năm để người dân Việt bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đến các vị Vua Hùng đã có công gây dựng đất nước. Đại lễ đã cận kề, cùng ôn lại nguồn gốc, ý nghĩa và hoạt động văn hóa của ngày lễ lớn này.

Nội dung

  • 1. Nguồn gốc ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
  • 2. Ý nghĩa của ngày Giỗ tổ mùng 10 tháng Ba
  • 3. Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2022 được nghỉ mấy ngày?
  • 4. Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức ở đâu?
  • 5. Hướng dẫn cúng Giỗ Tổ Hùng Vương tại nhà

1. Nguồn gốc ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Như một niềm kiêu hãnh trong tâm thức, mỗi dân tộc, mỗi Quốc gia đều có truyền thuyết riêng về nguồn gốc của mình và người dân Việt cũng có truyền thuyết riêng. Truyền thuyết “Con Rồng cháu tiên” kể lại, Vua lạc Long Quân đã gặp u Cơ sinh ra một bọc trăm trứng, bọc trăm trứng này đã nở ra một trăm người con – chính là tổ tiên của người Việt. Sau này, năm mươi người con theo cha về miền núi, 50 người con theo mẹ xuống biển, chia nhau trị vì và nếu gặp hiểm nguy thì giúp đỡ nhau.

Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức ở đâu
Truyền thuyết “Con Rồng Cháu Tiên”

Lạc Long Quân là người mở mang cõi Lĩnh Nam, đem lại sự yên ổn cho dân. Ngài đã phong con trưởng là Hùng Vương nối ngôi làm Vua, đặt quốc hiệu là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (Bạch Hạc, Vĩnh Phú). Trải qua 18 đời vua Hùng đã xây dựng nên nền tảng văn hóa dân tộc Việt hào hùng, bất khuất và giàu truyền thống yêu nước.

Theo Ngọc phả Hùng Vương chép thời Hồng Đức hậu Lê thì từ thời nhà Tiền Lê, nhà Lý, nhà Trần rồi đến Hậu Lê, các vua và nhân dân địa phương đều đến lễ bái của các vua Hùng. Từ thời xưa, triều đại quân chủ và phong kiến Việt Nam đã quản lý Đền Hùng theo cách giao thẳng cho dân sở tại trông nom, sửa chữa và cúng bái, tổ chức ngày giỗ Hùng Vương thứ 18 vào ngày 11 tháng 3 âm lịch.

Sang thế kỷ 20, năm 1917, triều đại Khải Định, Bộ Lễ chính thức gửi công văn ghi ngày 25 tháng 7 phái quan hàng tỉnh của tỉnh Phú Thọ, chọn ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch thì cử hành hàng năm, tức là sức cho các quan phải mặc phẩm phục lên đền Hùng thay mặt triều đình Huế cúng tế.

Sau khi nền cộng hòa thành lập, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra Sắc lệnh, xem ngày 10 tháng 3 âm lịch là một trong những ngày lễ chính thức của Quốc gia, các công chức được nghỉ lễ có hưởng lương.

2. Ý nghĩa của ngày Giỗ tổ mùng 10 tháng Ba

Giỗ tổ Hùng Vương là một lễ hội lớn của đất nước nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vị Vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc. Đây là ngày để tất cả mọi người tận hưởng giá trị của sự bình yên, và sự hi sinh của những người đã có công cùng các Vua Hùng dựng nước, giữ nước.

Trong ngày Giỗ Tổ năm Bính Tuất (1946) – năm đầu tiên của Chính phủ mới thành lập, cụ Huỳnh Thúc Kháng – Quyền Chủ tịch nước đã dâng một tấm bản đồ Tổ quốc Việt Nam cùng một thanh gươm quý nhằm cáo với Tổ tiên về đất nước bị xâm lăng và cầu mong Tổ tiên, phù hộ cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình, cùng nhau đoàn kết, đánh tan giặc xâm lược và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã có hai lần về thăm Đền Hùng (19/9/1954 và 19/8/1962). Tại đây, Người đã có câu nói bất ngủ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước – Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Người còn nhắc: “Phải chú ý bảo vệ, trồng thêm hoa, thêm cây cối để Đền Hùng ngày càng trang nghiêm và đẹp đẽ, thành công viên lịch sử cho con cháu sau này đến tham quan”.

Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức ở đâu
Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức để ghi nhớ công ơn của các Vua Hùng

3. Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2022 được nghỉ mấy ngày?

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày 10-3 âm lịch, năm nay là ngày 10-4-2022, rơi vào ngày chủ nhật, nên người lao động sẽ được nghỉ bù vào thứ hai tuần kế tiếp (tức ngày 11-4). Như vậy, dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, người lao động sẽ được nghỉ 3 ngày từ ngày 9-4 đến hết ngày 11-4-2022.

Lịch trình nghỉ trên áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội. Những cơ quan, tổ chức không áp dụng lịch nghỉ cố định 2 ngày thứ bảy và chủ nhật hàng tuần sẽ căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp.

Trong ngày nghỉ lễ trên, người lao động được hưởng nguyên lương. Trường hợp người lao động làm việc vào giờ hành chính ngày nghỉ lễ, mức lương được tính theo quy định cụ thể của Khoản C, Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019: người lao động làm việc vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức ở đâu
Lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2022

4. Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức ở đâu?

Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức tại nhiều nơi trên đất nước Việt Nam như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ… Tuy nhiên, nơi tổ chức chính và quan trọng nhất là Đền Hùng Phú Thọ. Nơi này được xem là địa điểm tổ chức lớn nhất, linh thiêng nhất và được nhiều người dân lựa chọn để du lịch trong nước vào dịp này.

Hàng năm, những hoạt động văn hóa nghệ thuật diễn ra rất sôi động và náo nhiệt. Trong đó có thể kể đến hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh dày để dâng lên Vua Hùng. Hội thi này nhằm tái hiện lại sự tích bánh chưng bánh dày ở đời vua Hùng, thể hiện lòng biết ơn, tưởng nhớ của mình đến cha ông. Bên cạnh đó, còn có các buổi liên hoan hát Xoan của thanh niên ở trên toàn thành phố.

Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức ở đâu
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức tại Đền Hùng, Phú Thọ

5. Hướng dẫn cúng Giỗ Tổ Hùng Vương tại nhà

Giỗ Tổ Hùng Vương là dịp để người dân, những người thế hệ sau bày tỏ lòng biết ơn, thành kính đến tổ tiên, các vị vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước trong những năm đầu của lịch sử nước nhà. Người dân có thể đến Đền Hùng để dâng lễ, thắp hương, bởi nước ta hiện nay có hơn 1.600 di tích thờ vua Hùng.

Tuy nhiên, vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người dân không nhất thiết phải đến Đền Hùng để dâng hương, đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh Covid-19 như hiện nay. Bạn hoàn toàn có thể tổ chức lễ cúng tại nhà.

Lễ vật thờ cúng giỗ tổ Hùng Vương thường rất đa dạng, tùy thuộc vào vùng miền và điều kiện mỗi gia đình. Một số món cơ bản vẫn thường có để dâng lên các vị vua Hùng đó là bánh chưng, bánh giầy, cơm tẻ… Trong đó, bánh chưng, bánh giầy tượng trưng cho trời đất, cho sự sinh sôi nảy nở của muôn loài. Cơm tẻ là lương thực xuất phát từ thời vua Hùng và được truyền dạy lại cho người dân.

Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức ở đâu
Mâm cơm cúng Giỗ Tổ Hùng Vương

Khi bày biện, bạn nên đặt bát nước chấm hình tròn ở giữa, 4 góc đặt 4 bát cơm tẻ để thể hiện sự hòa hợp với đất trời, giao hòa của âm dương. Ngoài ra, gia đình có thể chuẩn bị thêm hương, hoa, trầu cau, muối gạo, 1 ly nước sách để hoàn thiện mâm lễ.

Đối với cỗ mặn, bạn có thể chuẩn bị thịt heo, thịt bò, thịt dê cùng những món ăn từ các loại thịt khác. Tùy từng điều kiện gia đình mà mâm lễ có thể khác nhau, song quan trọng nhất vẫn là thành tâm của gia đình.

Trên đây là những thông tin thú vị về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm điều hữu ích. Chúc bạn có một kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ thật vui vẻ và ý nghĩa.

Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức ngày nào ở đầu?

Theo văn bản này, lễ Giỗ Tổ được gọi là Quốc Giỗ được tổ chức vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch, nơi thờ tự chính thức của các Vua Hùng tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng thuộc tỉnh Phú Thọ. Trong ngày lễ này, nhân dân khắp mọi miền đất nước, người Việt Nam nước ngoài có thể hành hương về miền Đất Tổ để cúng giỗ.

Vương được tổ chức ở đầu?

Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức ở nhiều nơi như Hà Nội; Tp Hồ Chí Minh; Đà Nẵng; Cần Thơ;… Tuy nhiên, nơi tổ chức chính và quan trọng nhất chính là đền Hùng Phú Thọ.

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được diễn ra như thế nào?

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày mồng 10-3 âm lịch hàng năm tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Trước đó hàng tuần, lễ hội đã diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa dân gian và kết thúc vào ngày 10-3 âm lịch với Lễ rước kiệu và dâng hương tại Đền Thượng.

Đầu là một trọng hai địa điểm tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại thành phố Hồ Chí Minh?

TTO - Tại TP. HCM, Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay diễn ra từ ngày 8-4 đến 11-4 tại khu tưởng niệm các Vua Hùng, công viên lịch sử - văn hóa dân tộc (thành phố Thủ Đức) với nhiều hoạt động hứa hẹn mang đến những trải nghiệm thú vị cho người dân. Sáng 4-4, tại Trung tâm báo chí TP.