Giặt nón bảo hiểm tại nhà

Khi các bạn biker quyết định chọn nón bảo hiểm 3/4 hoặc nón fullface để làm bạn đồng hành trên các chặn đường dài thì vấn đề mà các bạn mắc phải khi lựa chọn sản phẩm là cách vệ sinh nón tại nhà. Hôm này Shop đồ phượt VivuBiker sẽ hướng dẫn các bạn tự tay vệ sinh chiếc nón của mình một cách tiết kiệm nhất tại nhà.

Đối với các dòng nón fullface có thể tháo rời lót nón thì đó là một sản phẩm tuyệt vời cho việc vệ sinh nón vì giúp chúng ta thao tác dễ dàng mà không cần nhúng cả cái nón xuống nước. Nhưng đa số trên thị trường hiện nay đều là dòng nón 3/4 và fullface lót nón dính liền với nón nên các bạn ngại khi vệ sinh nón vì sợ mùi hôi nón, ẩm nón. Việc thao tác vệ sinh dòng nón này không quá khó, các bạn làm theo các bước sau đây nha.

Chuẩn bị

  • Vòi xịt nước
  • Xà bông gội đầu
  • Bàn chải đánh răng loại mềm

Các bạn nên xài xà bông gọi đầu vì nó hợp mùi với tóc bạn, xà bông không gây kích ứng da đầu, gàu. Nếu các bạn xài các loại chất tẩy rửa khác sẽ làm cho nón có mùi, ảnh hưởng đến bạn khi sử dụng. Vì vào mùa nắng hay mùa mưa thì đầu chúng ta vẫn bị ẩm dễ gây mùi hôi nón.

Bước 1: Tháo các phụ kiện trên nón như kính, pass camera hành trình,…

Bước 2: Hòa tan xà bông vào nước, chú ý hòa tan hơi đậm đặc chút để khử trùng tốt cho nón.

Bước 3: Dùng vòi nước xịt trực tiếp vào bề mặt ngoài và trong của nón để làm sạch cát bụi bẩn tránh gây trầy xước nón.

Bước 4: Nhúng đều nón bảo hiểm xuống nước xà bông hòa tan.

Giặt nón bảo hiểm tại nhà

Dùng tay nhấn vào phần lót nón để xà bông lên bọt phát huy tác dụng khử trùng của xà bông. Rửa đều xà bông đều nón. Dùng bàn chải mềm đánh nhẹ lên bề mặt ngoài và các chi tiết nhỏ của nón để làm sạch triệt để.

Bước 5: Dùng vòi nước xịt rửa nón. Vừa xịt vừa dùng tay nhấn nhẹ phần lót nón để làm sạch xà bông trong nón.

Giặt nón bảo hiểm tại nhà

Bước 6: Phơi nón dưới ánh nắng mặt trời và đảm bảo phơi thật khô phần lót nón để tránh mùi hôi, tránh tình trạng ẩm nón ảnh hưởng khi sử dụng nón.

Ráp các phụ kiện của nón lại và vậy là chúng ta đã hoàn thành việc vệ sinh chiếc nón bảo hiểm fullface hoặc nón 3/4 của chúng ta tại nhà với chi phí chưa đến 10k.

Bên shop mình cung cấp các nón bảo hiểm 3/4 Napoli Sh cao cấp giá rẻ và nón fullface cực chất các bạn có thể tham khảo qua.

Cám ơn các bạn

Login

Mũ bảo hiểm là một vật dụng quen thuộc mà khi ra đường ai cũng cần sử dụng. Việc thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, thời tiếng thất thường là nguyên nhân khiến chiếc nón bảo hiểm bị dơ, tồn đọng nhiều bụi bẩn nếu không được vệ sinh định kỳ. Tuy nhiên, giặt mũ bảo hiểm như thế nào là đúng nhất? Cùng tìm hiểu cách giặt mũ bảo hiểm ngay dưới đây để bảo quản chiếc mũ luôn sạch sẽ, thơm tho!

Cách giặt mũ bảo hiểm có thể tháo rời

Giặt nón bảo hiểm tại nhà
Cách giặt mũ bảo hiểm có thể tháo rời

Cách giặt mũ bảo hiểm ¾ , Fullface có thể tháo rời cũng tương tự như những chiếc nón bảo hiểm nửa đầu thông thường. Khi tháo rời các bộ phận sẽ giúp bạn vệ sinh mũ một cách dễ dàng hơn. Việc đầu tiên bạn cần làm là tháo rời các bộ phận của mũ như lớp xốp lót, lớp vải lót, quai, kính che mặt. 

Lưu ý: Tháo vật dụng nhe tay để tránh trầy xước và sắp xếp lại các bộ phận theo đúng thứ tự tháo ra để dễ dàng lắp đặt sau khi vệ sinh xong. Các bước giặt nón bảo hiểm như sau:

Bước 1: Vệ sinh các bộ phận bên trong 

Lấy một ít nước giặt hoặc bột giặt pha cùng nước ấm vào một cái chậu nhỏ. Mang lớp lót xốp ngâm trong khoảng 10 - 15 phút, sau đó dùng bàn chải đánh răng để vệ sinh sạch bụi bẩn và rửa lại bằng nước ấm. Đối với phần quai mũ bảo hiểm và lớp vải đệm bạn nên giặt sạch như cách giặt đồ thông thường bằng các loại bột giặt. Sau khi giặt xong mang đem ngâm phầm quai mũ và lớp lót qua nước xả để vải mềm và thơm hơn. 

Bước 2: Vệ sinh kính và lưỡi trai

Kế tiếp là vệ sinh phần lưỡi trai hoặc kính trên nón. Bạn sử dụng nước lau rửa kính để xịt lên bề mặt kính rồi dùng vải mềm lau sạch cho đến khi kính sáng rõ, không còn các vân mờ. Trong quá trình lau chùi bạn nên hết sức cẩn thận tránh để trầy xước vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến tầm nhìn của bạn khi lái xe. 

Bước 3: Vệ sinh vỏ nón bảo hiểm

Giặt nón bảo hiểm tại nhà
Vệ sinh vỏ nón bảo hiểm

Về phần vỏ nón bảo hiểm thì bạn chỉ cần sử dụng khăn mềm thấm một ít nước xà bông và vệ sinh nhẹ nhàng để loại bỏ các vết dơ bẩn. Tuyệt đối không nên dùng các loại nước tẩy có hoạt tính mạnh bởi chúng sẽ làm bay màu hay phai màu sơn của nón. Cuối cùng bạn chỉ cần dùng khăn thấm nước ấm sạch lau lại là được. 

Nếu mũ có các lỗ thông gió thì bạn có thể sử dụng thêm tăm bông để dễ dàng làm sạch các lỗ nhỏ này. 

Bước  4: Phơi khô các bộ phận

Bước cuối cùng là mang các bộ phận đã được vệ sinh sạch sẽ đi phơi ở nơi thoáng mát, cũng có thể dùng quạt thổi cho nhanh. Không nên phơi các bộ phận của nón dưới ánh nắng mặt trời vì chúng có thể bị phai màu và điều này không tốt cho nón của bạn. 

Khi các bộ phận đã được khô ráo hoàn toàn thì bạn chỉ cần lắp ráp lại theo thứ tự như cũ là xong. Vây là chiếc mũ bảo hiểm của bạn lại trở về hình dáng ban đầu, sạch sẽ và thơm tho.

Cách giặt mũ bảo hiểm không thể tháo rời

Giặt nón bảo hiểm tại nhà
Cách giặt mũ bảo hiểm không thể tháo rời

Đối với các loại nón không thể tháo rời các bộ phận thì bạn nên thay thế bột giặt bằng dầu gội đầu nhé. Đầu tiên cũng cần pha một thau nước ấm cùng một ít dầu gội đầu. Bạn rửa sơ phần vỏ nón bên ngoài rồi đem nón ngâm vào dung dịch dầu gội đã pha. Sử dụng bàn chải đánh răng để vệ sinh nhẹ nhàng lớp vải đệm, lớp xốp và quai nón bảo hiểm. Sau đó dùng nước sạch xả lại cho đến khi không còn xuất hiện bọt dầu gội. 

Với phần vỏ nón thì bạn cũng dùng khăn làm sạch như cách trên, sau đó mang mú ra phơi ở khu vực thoáng mát. Đảm bảo mũ khô hoàn toàn thì mới mang vào để sử dụng, tránh tình trạng mũ còn ẩm mà sử dụng thì bạn đã vô tình khiến vi khuẩn sinh sôi và làm nón bốc mùi ẩm mốc. 

Lưu ý khi sử dụng mũ bảo hiểm

Giặt nón bảo hiểm tại nhà
Lưu ý khi sử dụng mũ bảo hiểm


  • Sau khi đi mưa về nên dùng khăn mềm để lau khô mũ bảo hiểm cùng kính che mất. Dùng quạt hay máy sấy để làm khô quai nón và lớp vải lót trong nón để hạn chế vi khuẩn sinh sôi. 

  • Không sử dụng mũ bảo hiểm khi tóc ướt, điều này sẽ khiến da đầu bị gàu, thậm chí là nhiễm nấm. 

  • Không để khăn mặt, găng tay hay bất kì đồ vật gì vào bên trong nón. Các loại bụi bẩn, mồ hôi trong găng tay sẽ lây lan qua nón, khiến lớp lót bên trong bị ảnh hưởng. 

  • Bảo quản kính che mắt trên nón cẩn thận, thường xuyên sử dụng khăn mềm để lau chùi. Trong trường hợp kính trầy xước quá nhiều thì bạn nên thay thế bộ kính nón bảo hiểm mới. 

  • Nên đảm bảo vệ sinh nón bảo hiểm ít nhất 1 tháng 1 lần 

  • Hạn chế việc kéo căng quai nón, sẽ khiến quai mũi dễ bị mòn, đứt đột ngột gây ra nhiều nguy hiểm bất chợt khi lái xe. 

  • Không nên để nón rớt nhiều lần vì sẽ làm nứt vỏ nón bảo hiểm hay lớp xốm đêm bên trong. 

Kết luận

Nón bảo hiểm là một món đồ không thể thiếu khi tham gia giao thông để bảo vệ an toàn cho bạn và những người xung quanh. Hy vọng với những hướng dẫn giặt mũ bảo hiểm trong bài viết sẽ giúp bạn bảo quản mũ trong trạng thái sạch sẽ, thơm tho và an toàn nhất. Chúc các bạn có những chuyến đi thật vui vẻ và an toàn nhé! 

Link mua mũ bảo hiểm : SBIKER Shop