Giáo viên phải đóng bao nhiêu phần trăm bảo hiểm năm 2024

Lương cơ sở chính thức tăng từ ngày 1.7.2023 lên 1,8 triệu đồng, do vậy mức đóng bảo hiểm y tế của công chức, viên chức, người lao động cũng sẽ thay đổi.

Mức đóng bảo hiểm y tế của công chức, viên chức khi lương cơ sở tăng. Ảnh: Hải Nguyễn

Mức đóng bảo hiểm y tế của người lao động:

Căn cứ Khoản 1 Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH, mỗi tháng, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động sẽ phải đóng bảo hiểm y tế theo mức sau:

Mức đóng bảo hiểm y tế của người lao động = 1,5% x tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Trong đó, mức lương cơ sở không ảnh hưởng trực tiếp đến mức lương mà doanh nghiệp trả cho người lao động nhưng lại tác động đến mức đóng bảo hiểm y tế tối đa của nhóm đối tượng này.

Khoản 3 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội, mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa chỉ bằng 20 tháng lương cơ sở.

Do đó, khi lương cơ sở tăng, mức đóng bảo hiểm y tế tối đa của người lao động sẽ tăng từ tăng từ 447.000 đồng/tháng lên thành 540.000 đồng/tháng từ ngày 1.7.2023.

Mức đóng bảo hiểm y tế cán bộ, công chức, viên chức:

Theo Khoản 1 Điều 18 và Điểm 1.2 Khoản 1 Điều 17 Quyết định 595/QĐ-BHXH, mỗi tháng, cán bộ, công chức viên chức sẽ phải đóng Quỹ Bảo hiểm y tế theo tỷ lệ sau:

Mức đóng bảo hiểm y tế của cán bộ, công chức, viên chức= 1,5% x tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Trong đó, tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của nhóm đối tượng này là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm [tính theo lương cơ sở và hệ số tương ứng] và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề [nếu có].

Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa = 20 tháng lương cơ sở.

Do đó, khi lương cơ sở tăng, từ ngày 1.7.2023, mức đóng bảo hiểm y tế của cán bộ, công chức, viên chức cũng sẽ tăng theo. Mức tăng cụ thể sẽ phụ thuộc vào hệ số lương mà người đó đang được nhận.

Từ ngày 1.7.2022, mức đóng bảo hiểm y tế tối đa của nhóm đối tượng này cũng sẽ tăng từ tăng từ 447.000 đồng/tháng lên thành 540.000 đồng/tháng.

Bởi theo Khoản 3 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội, mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa chỉ bằng 20 tháng lương cơ sở.

Laocaitv.vn -Theo Nghị định 24/2023 của Chính phủ, từ ngày 01/7/2023, tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng. Do vậy, mức đóng BHXH của cán bộ, công chức, viên chức cũng sẽ tăng theo, cụ thể như sau:

Mức đóng BHXH của công chức, viên chức = Tỷ lệ đóng BHXH x Tiền lương tháng tính đóng BHXH.

Trong năm 2023, không có sự thay đổi về tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc, BHYT, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và bảo hiểm thất nghiệp.

Cụ thể: Cán bộ, công chức đóng 8% vào quỹ hưu trí tử tuất; 1,5% vào quỹ BHYT.

Viên chức đóng 8% vào quỹ hưu trí tử tuất; 1,5% vào quỹ BHYT và 1% tiền bảo hiểm thất nghiệp.

Như vậy, tổng cộng tỷ lệ đóng BHXH của cán bộ, công chức là 9,5% còn viên chức là 10,5%.

Tiền lương tháng đóng BHXH của cán bộ, công chức = Tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm + các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề [nếu có].

Trong đó: Tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm = hệ số lương x mức lương cơ sở; tiền lương tháng đóng BHXH tối đa của cán bộ, công chức = 20 x mức lương cơ sở.

Xin chào anh, chị! Tôi là Giáo viên năm nay 45 tuổi, đã đóng bảo hiểm được 23 năm. Nay tôi muốn nghỉ không tiếp tục công tác nữa. Vậy trường hợp của tôi sẽ được hưởng chế độ như thế nào? Nếu nghỉ chờ đủ tuổi hưởng lương hưu thì se được hưởng bao nhiêu phần trăm? cách tính? Trong thời gian nhỉ chuyển làm việc khác tôi có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không? Nếu có thì được hưởng bao nhiêu tháng?

Trả lời bởi:

Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời

Câu trả lời:

- Về điều kiện hưởng chế độ hưu trí: Khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động quy định tuổi nghỉ hưu cụ thể như sau: Kể từ ngày 01/01/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường [có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên] là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035 - Về mức hưởng lương hưu: Mức hưởng lương hưu được quy định tại Điều 56 Luật BHXH năm 2014 và Điều 7 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ như sau: Mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Về tỷ lệ hưởng lương hưu: + Đối với lao động nam nghi hưu vào năm 2021 được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với 19 năm đóng BHXH, nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi tương ứng là 20 năm; + Đối với lao động nữ nghỉ hưu cứ 15 năm đóng BHXH được tính là 45% Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH tăng thêm người lao động được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%. - Về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp 3 Điều 49, Luật việc làm số 38/2013/QH13 quy định người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây: 1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây: a] Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; b] Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; 2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này; 3. Đã nộp hồ sơ hưởng TCTN tại Trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ, HĐLV. 4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây: a] Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; b] Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; c] Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; d] Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù; đ] Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; e] Chết. - Về thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp: Theo khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm: Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng. - Về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp: Theo khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm: Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Do thông tin Bạn cung cấp không đầy đủ [giới tính của Bạn, thời gian công tác đóng BHXH, mức lương đóng BHXH …] nên BHXH Việt Nam không đủ căn cứ để trả lời Bạn cụ thể. BHXH Việt Nam cung cấp thông tin quy định về chế độ hưu trí và trợ cấp thất nghiệp nêu trên để Bạn được biết và đối chiếu với trường hợp của bản thân hoặc Bạn có thể liên hệ đến cơ quan BHXH nơi Bạn cư trú để được trả lời chi tiết các nội dung Bạn quan tâm.

Lương 5 triệu đồng bảo hiểm xã hội bao nhiêu?

Tiền đóng bảo hiểm của người đi làm lương 5 triệu = 10,5% x 05 triệu đồng = 525.000 đồng/tháng. Lưu ý: Công thức trên chỉ áp dụng trong trường hợp lương 5 triệu đó là số tiền được trả, bao gồm: lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác thuộc diện tính đóng BHXH.

Giáo viên đóng bảo hiểm y tế bao nhiêu phần trăm?

2. Cập nhật mới nhất về mức đóng bảo hiểm xã hội của giáo viên.

Giáo viên đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu?

Như vậy, quy hiện hành thì để đủ điều kiện hưởng lương hưu, công dân phải có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu theo các quy định nêu trên.

Viên chức đóng BHXH bao nhiêu phần trăm?

Viên chức đóng 8% vào quỹ hưu trí tử tuất; 1,5% vào quỹ BHYT và 1% tiền bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy, tổng cộng tỷ lệ đóng BHXH của cán bộ, công chức là 9,5% còn viên chức là 10,5%.

Chủ Đề