Giáo án Trong lòng mẹ (theo định hướng phát triển năng lực)

NV1:

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi:

+ Tóm tắt nội dung đoạn trích

+ Có thể chia văn bản thành mấy phần và nội dung từng phần?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm:

· Gần đến ngày giỗ đầu bố Hồng, cậu lại rất thương và nhớ mẹ mình thì một hôm, người cô gọi cậu đến và hỏi có muốn gặp mẹ, gặp “em bé” ko.

· Sau đó, bà ta làm cho Hồng đau lòng bằng cách nói về cuộc sống của mẹ Hồng. Bà ta càng nói Hồng càng im lặng và cậu bắt đầu khóc. Cậu càng thấy thương mẹ hơn, càng căm ghét những hủ tục lạc hậu trước những lời bôi nhọ mẹ mình của bà cô thâm hiểm, tàn nhẫn.

· Một hôm, trên đường đi học về, Hồng thoáng thấy 1 người ngồi trên xe kéo rất giống mẹ. Hồng liền đuổi theo và gọi to. Vài giây sau, Hồng đuổi kịp xe kéo. Và nhận ra đúng là mẹ mình.

· Hồng òa khóc nằm trong lòng mẹ. Cậu cảm nhận được tất cả vẻ đẹp, sự yêu thương và dịu dàng của mẹ. Cậu quên hết mọi lời nói độc ác của bà cô, chỉ còn niềm xúc động và tình yêu thương mẹ vô bờ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

NV2

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi gợi dẫn:

+ Mở đầu đoạn trích tác giả đã cho người đọc thấy được cảnh ngộ của nhân vật “tôi” như thế nào? Cảnh ngộ đó tạo nên thân phận của bé Hồng ntn?

+ Nhân vật người cô có quan hệ như thế nào với bé Hồng?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm:

- Cha vừa mất, mẹ bỏ nhà đi tha phương cầu thực.

- Anh em Hồng phải sống nhờ bà cô ruột

à hoàn cảnh đáng thương

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

Gv phân tích: Với giọng văn giản dị, tự nhiên, người đọc có thể nhận ra ngay cảnh ngộ đáng thương của Hồng: Cha vừa mất, mẹ bỏ nhà đi tha phương cầu thực, anh em Hồng phải sống nhờ bà cô ruột. Qua đó thấy được hoàn cảnh rất đáng thương của cậu bé: cô độc, đau khổ, luôn khát khao tình yêu thương, tình mẹ. Những dòng tự sự ở phần đầu còn cho người đọc biết được thời gian xảy ra câu chuyện, hoàn cảnh sống của người mẹ tội nghiệp => khơi nguồn để từ đó bà cô xuất hiện.

Bà cô xuất hiện trong cảnh ngộ đầy thương tâm, côi cút của cậu bé Hồng:

NV3:

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận cặp đôi:

+ Hình ảnh người cô được khắc hoạ qua những chi tiết nào? (Chú ý chi tiết khắc hoạ về nét mặt, cử chỉ, giọng nói)

? Bà cô muốn gì khi cho rằng mẹ chú đang phát tài và nhất là cố ý phát âm hai tiếng em bé ngân dài, thật ngọt?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm:

- Bà cô: em ruột của bố

- Thái độ của bà cô bộc lộ qua những câu nói, thái độ (cười nói, tỏ sự ngậm ngùi thương xót):

+ Với vẻ mặt cười nói rất kịch: mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không ?

à câu nói thể hiện bà cô không có ý định tốt đẹp.

+ Bé Hồng từ chối -> không buông tha tiếp tục lôi đứa cháu vào trò chơi đã dàn tính sẵn.

+ Bà cô tiếp tục tỏ ra thân tình vỗ vai an ủi, muốn giúp đỡ cháu nhưng lại cố ý ngân hai tiếng em bé.

à Cử chỉ thân mật giả dối, lời nói ngọt ngào đầy mỉa mai cay độc.

+ Lạnh lùng vô cảm trước sự đau đớn của đứa cháu, tươi cười kể về tình cảnh đói rách túng thiếu của mẹ bé Hồng.

- Đổi giọng giả nhân giả nghĩa thương xót người anh trai.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

GV chuẩn kiến thức: Với cảnh ngộ của bé Hồng, lẽ ra cô phải chia sẻ, an ủi, động viên, yêu thương mà trái lại tìm mọi cách gieo rắc vào đầu óc thơ ngây của cháu đáng thương những điều không hay khinh miệt ruồng rẫy người mẹ bất hạnh của nó.

- Với nụ cười nửa miệng và câu hỏi thăm dò: mày có muốn vào Thanh Hoá với mẹ mày không "Tưởng chừng đã chạnh tới nỗi nhớ tình thương mẹ của chú bé, nhưng vốn nhạy cảm, Hồng đã nhận ra ngay ý nghĩa cay độc trong giọng nói và nét mặt rất kịch cô. Bề ngoài tỏ ra quan tâm đến tình cảm mẹ con của đứa cháu côi cút, nhưng bên trong lòng bà chỉ muốn gieo rắc vào đầu cháu ý nghĩ hoài nghi khinh miệt người mẹ đang tha hương cầu thực.

- Vẫn giọng ngọt ngào kèm theo cả cái nhìn bằng đôi mắt long lanh, chằm chặp: Mợ mày phát tài lắm có như dạo trước đâu" Vào mà bắt mẹ mày may vá cho và thăm em bé chứ. Phải chăng người cô muốn kéo đứa cháu đáng thương vào trò chơi độc ác đã dàn tính sẵn, rõ ràng bà như muốn ngầm báo với bé Hồng rằng mẹ chú đã thay lòng đổi dạ, không thương con, không gắn bó với gia đình như trước nữa đã có con với người đàn ông khác. Lòng chia rẽ tình mẫu tử thiêng liêng của Hồng. Rõ ràng dù cho bé Hồng im lặng cúi đầu, khóe mắt cay cay lòng đau thắt lại rồi cả nức nở cười dài trong tiếng khóc thì người cô không hề mảy may xúc động, bà vẫn tươi cười kể chuyện cho bé Hồng nghe về tình cảnh túng quẫn về h/ả gầy guộc rách rưới của người mẹ chú một cách thích thú rõ rệt

NV4:

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi :

+ Trước những lời nói của bà cô, tâm trạng cậu bé Hồng như thế nào?

+ Nhận xét về cách khắc hoạ nhân vật người cô của tác giả?Qua cách miêu tả ấy, em thấy bà cô bé Hồng là con người như thế nào?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm:

- Tâm trạng cậu bé Hồng: lòng thắt lại, nước mắt chảy ròng ròng.

- Nhận xét về cách khắc hoạ nhân vật người cô: Tác giả chú trọng miêu tả ngoại hình, hành động, lời nói.

- NV bà cô: Đó là người đàn bà độc ác, lạnh lùng vô cảm, thâm hiểm.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

GV chuẩn kiến thức: Trước những câu nói ấy, Cậu bé Hồng đã cảm thấy lòng như thắt lại. Cay đắng biết bao khi niềm tin và tình mẫu tử thiêng liêng bị chính người cô gắn bó với mình bằng tình máu mủ ruột thịt cứ xăm soi hành hạ hòng chia rẽ. Vốn khổ cực bất hạnh và nhạy cảm giàu tình yêu mẹ, sự lạnh lùng vô cảm của người cô khiến bé Hồng đau xót tủi hờn như bị sát muối trong lòng. Vài lời vớt vát cuối cùng cô tỏ một chút xót thương người anh trai vừa khuất, thương hại người chị dâu khổ sở và nói tới cái sĩ diện của đứa cháu phần nào làm dịu đi nỗi đau tình mẫu tử trong tâm hồn thơ dại của bé Hồng. Nhưng không xoá nổi nét bản chất trong nét tính cách của bà cô. Tính cách của bà cô được miêu tả theo trình tự các bước, ngày càng phát triển, khắc sâu vào lòng người đọc sự căm phẫn người cô độc ác, tàn nhẫn, hẹp hòi.

Tính cách tàn nhẫn của bà cô là sản phẩm của những định kiến đối với người phụ nữ theo luật "tam tòng". Bà cô tiêu biểu cho hạng đàn bà "Miệng nam mô, bụng một bồ giao găm" là hiện thân của thành kiến cổ hủ phi nhân đạo của xã hội thực dân phong kiến ngày đó. Qua hình ảnh người cô, tác giả lên án đanh thép sự tàn nhẫn bất công trong xã hội.

NV5

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc lại khổ thơ 4 đến khổ 6 của bài thơ và trả lời câu hỏi:

+ Bé Hồng đã phản ứng ntn trước câu hỏi thứ nhất của người cô? Vì sao Hồng có phản ứng như vậy?

+ Những lời mỉa mai của người cô tâm trạng bé Hồng ntn? Tìm những chi tiết thể hiện điều đó?

+ Vì sao những lời nói của bà cô khiến bé Hồng lòng thắt lại, nước mắt chẩy ròng ròng...?

+ Tâm trạng đâu đớn xót xa, uất ức của bé Hồng dâng đến cực điểm khi nghe người cô cứ tươi cười kể về tình cảnh tội nghiệp của mẹ. Tác giả đã bộc lộ lòng căm tức tột cùng ở giây phút này bằng hình ảnh nào? ? Hãy phân tích cái hay của h/ả so sánh trên?

+ Snêu suy nghĩ của em về những bất hạnh người phụ nữ phải chịu trong xã hội cũ

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm:

- Mới đầu nghe người cô hỏi, lập tức trong kí ức chú bé sống dậy hình vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ. Từ cúi đầu không đáp đến cũng đã cười và đáp lại cô 1 cách dứt khoát:

"Không ! cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về". Đây là 1 phản ứng thông minh xuất phát từ sự nhạy cảm và lòng tin yêu mẹ của chú. Bởi chú nhận ra ngay những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt của cô, nhưng không muốn tình yêu thương và lòng kính mến mẹ bị những ráp tâm tanh bẩn xúc phạm đến.

- Tâm trạng của nv Tôi trước những lời nói của bà cô:

Mới đầu nghe người cô hỏi, lập tức trong kí ức chú bé sống dậy hình vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ. Từ cúi đầu không đáp đến cũng đã cười và đáp lại cô 1 cách dứt khoát:

"Không ! cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về". Đây là 1 phản ứng thông minh xuất phát từ sự nhạy cảm và lòng tin yêu mẹ của chú. Bởi chú nhận ra ngay những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt của cô, nhưng không muốn tình yêu thương và lòng kính mến mẹ bị những ráp tâm tanh bẩn xúc phạm đến.

- Nỗi căm tức ấy được diễn tả bằng chi tiết đầy ấn tượng "Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đầy đoạ mẹ tôi.... mới thôi".

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

GV chuẩn kiến thức: -Hồng cay đau xót khi niềm tin và tình mẫu tử thiêng liêng bị chính người cô ruột thịt cứ xăm soi hành hạ hòng chia rẽ. Em khóc vì thương mẹ bị lăng nhục. bị đối xử tàn nhẫn bất công.

Nỗi căm tức ấy được diễn tả bằng chi tiết đầy ấn tượng "Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đầy đoạ mẹ tôi.... mới thôi". Đây là một hình ảnh so sánh đặc sắc. Với những động từ mạnh: cắn, nhai, nghiền nằm trong 1 trường nghĩa đặc tả tâm trạng uất ức, căm giận của bé Hồng. Có thể nói tình thương và niềm tin đối với mẹ đã khiến người con thấu hiêủ và suy nghĩ sâu hơn, xúc cảm rộng hơn. Từ cảnh ngộ riêng của người mẹ, từ những lời nói cay độc của người cô. Bé Hồng nghĩ tới những "Cổ tục" căm giận cái xã hội cũ kĩ đầy thành kiến độc ác đối với người phụ nữ gặp hoàn cảnh éo le.

Qua diễn biến tâm trạng cảm xúc của bé Hồng trước bà cô, nhà văn đã cho người đọc thấy được nỗi bất hạnh của phụ nữ và trẻ em trong xã hội cũ. Đồng thời thấy được bản lĩnh cứng cỏi, một tấm lòng thiết tha của đứa con rất mực thương yêu và tin mẹ của bé Hồng.

NV6

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc lại khổ thơ 4 đến khổ 6 của bài thơ và trả lời câu hỏi:

+ Bé Hồng gặp mẹ trong hoàn cảnh nào?

+ Khi gọi mợ ơi, Hồng có biết chắc đó là mẹ mình không? Tiếng gọi đó cho ta biết điều gì?

+ Nếu người ngồi trên xe kéo không phải là mẹ Hồng thì điều gì sẽ xảy ra? Cảm giác tủi thẹn của bé Hồng được diễn tả bằng hình ảnh nào? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy?

+ Cử chỉ của Hồng khi gặp mẹ ntn?

+ Niềm vui sướng của bé Hồng khi được ngồi trong lòng mẹ được diẽn tả xúc động qua những chi tiết nào?

+ Bức tranh minh hoạ cho em cảm nhận điều gì về tình mẫu tử?

+ Trình bày cảm nhận của em về niềm sung sướng cực điểm của bé Hồng khi được gặp mẹ qua các chi tiết trên?

+ Tình cảm, cảm xúc ấy của bé H được ghi lại bằng những câu văn ntn?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm:

- Hồng gặp mẹ trong một chiều tan học về, trong ngày giỗ đầu bố của Hồng.

- Tiếng gọi bối rối: Mợ ơi!

- Nếu người ngồi trên xe kéo không phải là mẹ Hồng thì sẽ làm trò cười cho lũ trẻ, làm Hồng tủi thẹn.

- Cảm giác tủi thẹn của bé Hồng được diễn tả bằng hình ảnh: Khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm...

- Khi gặp mẹ: Thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, khi trèo lên xe chân ríu lại, được mẹ xoa đầu thì oà khóc nức nở.

- Niềm vui của Hồng thể hiện khi ngồi trong lòng mẹ:

+ Cảm nhận gương mặt mẹ vẫn tươi sáng, đôi mắt trong, nước da mịn

+ Những cảm giác ấm áp mơn man khắp da thịt

+ Hơi quần áo và cả hơi thở thơm tho lạ thường.

+ Nghĩ và khát khao được bé lại để được mẹ vuốt ve, gãi rôm ở sống lưng cho

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

Với một tâm hồn nhạy cảm, luôn tin yêu, khát khao tình mẹ, nên khi ngồi trong lòng mẹ tất cả các giác quan đều mở ra và thức dậy để tận hưởng cái cảm giác mơn man ngất ngây đắm say êm dịu vô cùng của tình máu mủ ruột thịt: Bé Hồng đã nhận ra gương mặt mẹ vẫn tươi sáng, rực rỡ như thuở nào và mẹ đang truyền cho con niềm vui, niềm hạnh phúc, cảm giác ấm áp lạ thường từ hơi thở thơm tho. Đây là một bức tranh tràn ngập ánh sáng, đường nét với những sắc màu tươi tắn thoang thoảng hương thơm. Đây cũng là một thế giới dịu dàng kỉ niệm, ăm ắp tình người. và cứ thế bé Hồng bồng bềnh trong cảm giác sung sướng rạo rực của tình mẹ. Cái cảm giác mình đang bé lại hay niềm khao khát được bé lại để được làm nũng được mẹ vuốt ve chiều chuộng cứ lâng lâng tiếp nối ngỡ bé Hồng như đang sống trong mơ. và khi đó bé Hồng không còn nhớ mình đã hỏi, mẹ đã trả lời ntn, đặc biệt câu hói ác nghiệt của người cô tuy có vang lên, nhưng chìm ngay không mảy may nghĩ ngợi gì nữa. Thế mới biết bé H thương mẹ đến nhường nào và giây phút gặp mẹ đem lại cho chú cảm giác sung sướng ra sao.

NV7

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi:

+ Tóm gọn nội dung và ý nghĩa của Vb? Những biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào tạo nên sự thành công trong trích đoạn...?

+ Trong lòng mẹ " Trích hồi kí " những ngày thơ ấu " của Nguyên Hồng đẫ để lại trong em những ấn tượng gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

2. Bố cục: 2 phần

- P1: Từ đầu đến… và mày cũng còn phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?...: Cuộc đối thoại giữa bà cô cay độc và chú bé Hồng. Qua đó bộc lộ ý nghĩ, cảm xúc của chú bé Hồng về người mẹ bất hạnh.

- P2: Đoạn còn lại: Cuộc gặp lại bất ngờ với mẹ và cảm giác vui sướng cực điểm của chú bé Hồng.

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Hình ảnh người cô của bé Hồng

* Cảnh ngộ của bé Hồng:

- Cha vừa mất, mẹ bỏ nhà đi tha phương cầu thực.

- Anh em Hồng phải sống nhờ bà cô ruột.

-> Cô độc, đau khổ luôn khát khao tình yêu thương.

=> Rất đáng thương.

* Hình ảnh bà cô:

- Xuất hiện trong cảnh ngộ thương tâm côi cút của bé Hồng.

+ Vẻ mặt tươi cười rất kịch.

+ Giọng nói ngọt ngào đầy mỉa mai cay độc.

+ Cử chỉ thân mật giả dối.

=> Gieo rắc vào đầu đứa cháu những ý nghĩ hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy người mẹ bất hạnh.

Đó là người đàn bà vô cảm, lạnh lùng, độc ác thâm hiểm, hiện thân cho thành kiến cổ hủ lạc hậu, phi nhân đạo của xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ.

2. Tình yêu thương mẹ mãnh liệt của bé Hồng

* Khi nói chuyện vơí bà cô

- Cúi đầu không đáp - cười và từ chối dứt khoát.

-> là một phản ứng thông minh xuất phát từ sự nhạy cảm và lòng tin yêu mẹ.

- Đau đớn tủi nhục trước những lời xúc xiểm về mẹ.

- Căm ghét những cổ tục đã đày đoạ làm khổ mẹ.

- Lời văn dồn dập với các động từ mạnh (vồ, cắn, nhai, nghiến)

-> thái độ quyết liệt, lòng căm phẫn tột cùng, tình yêu thương mãnh liệt …

- Hình ảnh so sánh đặc sắc...

- Phương thức biểu cảm

-> bộc lộ cảm xúc trực tiếp gợi trạng thái tâm hồn đau đớn của Hồng.

=>Trong bi kịch gia đình, tâm hồn bé Hồng vẫn trong sáng dạt dào tình yêu thương mẹ, thông cảm với cảnh ngộ bất hạnh của mẹ.

* Khi được gặp mẹ

- Gọi "mợ ơi!"-> Khao khát được gặp mẹ

- Cử chỉ vội vã , bối rối

- > xúc động vui sướng

- Được ngồi trong lòng mẹ:

+ Cảm nhận mẹ vẫn trẻ đẹp và cả hơi thở thơm tho lạ thường.

+ Những cảm giác ấm áp mơn man khắp da thịt.

+ Khát khao được bé lại để mẹ yêu chiều...

-> Niềm hạnh phúc, sung sướng cực điểm của đứa con luôn tin yêu mẹ.

- Tình cảm, cảm xúc ấy được ghi lại bằng những câu văn chân thật, xúc động, giàu chất trữ tình.

III. Tổng kết

1. Nội dung – Ý nghĩa:

* Nội dung: Nỗi cay đắng tủi cực và tình yêu thương cháy bỏng của bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh.

* Ý nghĩa: Tình mẫu tử là mạch tình cảm không bao giờ vơi trong tâm hồn con người.

b. Nghệ thuật

- Thể loại: hồi kí, bộc lộ được những cảm xúc, tâm trạng chân thực của tác giả.

- Mạch truyện, mạch cảm xúc tự nhiên chân thực.

- Kết hợp tự sự với miêu tả, biểu cảm tạo nên những rung động trong lòng người đọc.

- Khắc hoạ tâm lí nhân vật sâu sắc.