Ghi trình độ học vấn như thế nào

1. Trình độ học vấn là gì?

Trình độ học vấn được định nghĩa bởi UNESCO (Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc) như sau: Trình độ học vấn của một người là bậc học cao nhất của người đó đã hoàn thành trong hệ thống giáo dục quốc dân mà người đó đã theo học.

Ở Việt Nam, hệ thống giáo dục quốc dân gồm hai hệ thống là giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên được quy định trong Luật Giáo dục. Các bậc học trong hệ thống giáo dục của nước ta bao gồm:

- Giáo dục mầm non

- Giáo dục phổ thông, dạy nghề

- Giáo dục chuyên nghiệp

Khi thu thập các số liệu về trình độ học vấn của dân số, người ta sẽ chủ yếu dùng đến ba khái niệm như sau:

- Khái niệm thứ nhất là “tình trạng đi học”: Tình trạng đi học là hiện trạng của một người bất kì đang theo học tại một cơ sở giáo dục thuộc vào hệ thống giáo dục quốc dân được Nhà nước công nhận về mặt pháp lý. Các cơ sở giáo dục đó được sắp xếp một cách có hệ thống để người học được tiếp cận, tiếp thu các kiến thức học vấn phổ thông, kiến thức chuyên ngành, kiến thức kĩ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, cụ thể:

+ Trường, lớp mẫu giáo

+ Trường tiểu học

+ Trường trung học cơ sở

+ Trường trung học phổ thông

+ Trường, lớp dạy nghề

+ Trường đại học, Viện đại học, Học viện, Viện công nghệ

+ Các trường chuyên nghiệp: Từ bậc trung học chuyên nghiệp trở lên thuộc các loại hình giáo dục đào tạo khác nhau

- Khái niệm thứ hai là “Biết đọc biết viết”: Biết đọc biết viết là người có khả năng đọc, viết, hiểu và nắm rõ những câu, từ đơn giản bằng ngôn ngữ quốc gia, ngôn ngữ dân tộc hoặc ngoại ngữ.

- Khái niệm thứ ba là “Trình độ học vấn cao nhất đã đạt được”: Trình độ học vấn cao nhất đã đạt được bao gồm

+ Đầu tiên là học vấn phổ thông: Đối với những người đã thôi học, trình độ học vấn cao nhất đã đạt được là lớp phổ thông cao nhất đã hoàn thành chương trình học. Còn đối với người đang đi học thì sẽ là lớp phổ thông đã hoàn thành chương trình học từ trước tức là lấy lớp đang học trừ đi 1.

+ Thứ hai là dạy nghề: Là những người đã tốt nghiệp các trường sơ cấp nghề, trung cấp hoặc cao đẳng nghề, đã được cấp bằng hoặc chứng chỉ để xác nhận trình độ học vấn cao nhất đã đạt được

+ Thứ ba là trung cấp chuyên nghiệp: Đây là những người đã tốt nghiệp bậc trung cấp chuyên nghiệp và được cấp bằng

+ Cao đẳng: Những người tốt nghiệp cao đẳng và được cấp bằng cử nhân cao đẳng

+ Đại học: Những người đã tốt nghiệp đại học và được cấp bằng cử nhân đại học

+ Sau đại học: Những người đã tốt nghiệp và được cấp học vị (bao gồm: thạc sĩ, tiến sĩ hoặc tiến sĩ khoa học)

Xem thêm: Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

Tìm việc Kế toán - Kiểm toán

Xem thêm : Nên làm nghề gì lương cao đúng với nhu cầu tuyển dụng của xã hội

2. Phân biệt trình độ học vấn và trình độ chuyên môn

Trình độ chuyên môn có thể được hiểu là chuyên ngành mà một người được đào tạo bài bản về mặt kiến thức và kĩ năng. Có thể thấy, trình độ học vấn thường để chỉ bậc học cao nhất còn trình độ chuyên môn dùng để chỉ chuyên ngành được đào tạo của một người.

Trình độ học vấn là một yếu tố xuất hiện trong sơ yếu lí lịch, nó có thể được ghi là trình độ văn hóa, tuy nhiên cách ghi này không hoàn toàn chính xác vì văn hóa là dùng để chỉ toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần được sáng tạo bởi loài người trong suốt chiều dài lịch sử (bao gồm: ngôn ngữ, chữ viết, pháp luật, tôn giáo, đạo đức, văn học, khoa học, nghệ thuật, công cụ sinh hoạt hằng ngày về ăn - mặc - ở,…) nên không thể định lượng hay đo lường được. Trong sơ yếu lí lịch, trình độ học vấn (hay trình độ văn hóa) thường được ghi x/12 (x là lớp học cao nhất của bạn tại thời điểm ghi sơ yếu lí lịch), còn trình độ chuyên môn là phần để ghi chuyên ngành bạn đã trải qua quá trình đào tạo và được cấp bằng hoặc chứng chỉ để xác thực.

CV xin việc

Xem thêm : Học viện Ngoại giao ra làm gì? Những thông tin cho bạn

3. Phân biệt các yếu tố gây nhầm lẫn trong sơ yếu lí lịch

3.1. Nơi sinh và nguyên quán

Trong các giấy tờ, biểu mẫu trước đây như sơ yếu lí lịch, chúng ta sẽ bắt gặp thông tin về “Nguyên quán” còn hiện nay thì nó được thay bằng “Quê quán”, vì vậy, bạn có thể hiểu hai thông tin này là một, không có gì khác biệt.

Trong quá trình kê khai sơ yếu lí lịch, một số người sẽ hiểu nhầm Nguyên quán (hay Quê quán) là nơi mình sinh ra. Tuy nhiên, thực tế thì không phải vậy, thông tin về Nguyên quán (hay Quê quán) được xác định theo quê quán của cha hoặc của mẹ hoặc của ông, bà theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc căn cứ theo phong tục tập quán của địa phương. Thông tin này được ghi rõ trong Giấy đăng kí khai sinh, căn cứ theo Luật Hộ tịch 2014, Điều 4, Khoản 8.

Vậy có thể thấy, bạn có thể dựa trên thông tin được ghi trong giấy khai sinh để xác định thông tin về Nguyên quán (hay Quê quán). Bởi vì mọi thông tin của bạn được tạo lập trên các giấy tờ, biểu mẫu sau này đều cần phải căn cứ trên giấy khai sinh của chính bạn. Nếu thông tin trên các giấy tờ, biểu mẫu khác có sự sai lệch với giấy khai sinh thì bạn sẽ gặp khó khăn, trở ngại với một số công việc như đăng kí nhập học hay thi tốt nghiệp…

Bạn cần lưu ý rằng thông tin nguyên quán, xuất xứ có thể trùng với thông tin về nơi sinh. Thế nhưng, ở chiều ngược lại, thông tin về nơi sinh trong nhiều trường hợp sẽ không trùng với thông tin về nguyên quán.

Xem thêm: Cách viết hồ sơ xin việc cho sinh viên

3.2. Địa chỉ thường trú và nơi đăng kí hộ khẩu thường trú

Trong sơ yếu lí lịch, bạn sẽ thấy thông tin về hộ khẩu được ghi cụ thể là “Nơi đăng kí hộ khẩu thường trú”, nên bạn chỉ cần ghi theo thông tin trên sổ hộ khẩu là được. Tuy nhiên, nếu bắt gặp thông tin “Nơi thường trú” thì bạn cần phải hiểu mình phải ghi địa chỉ nơi mình sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn, tại một địa điểm nhất định và bạn đã đăng kí thường trú tại địa chỉ này. Đồng thời, để ghi chính xác thông tin này, bạn cần dựa trên sổ hộ khẩu để tránh sai sót.

Để xác định địa chỉ thường trú, bạn cần căn cứ vào các tiêu chí sau:

- Là nơi bạn sinh sống thường xuyên

- Ổn định, không có sự thay đổi

- Không có giới hạn về mặt thời gian

- Gia đình bạn đã đăng kí hộ khẩu

3.3. Địa chỉ tạm trú

Địa chỉ tạm trú là thông tin bạn có thể bỏ qua khi kê khai sơ yếu lí lịch nếu như địa chỉ nhà của bạn chính là địa chỉ thường trú. Còn nếu bạn đăng kí hộ khẩu ở một nơi và bạn đang sinh sống ở một nơi khác thì sẽ ghi địa chỉ nơi bạn đang ở vào phần “Địa chỉ tạm trú”. Theo Luật Cư trú 2006, Điều 12, Khoản 1, nơi tạm trú là nơi ở của công dân ngoài nơi thường trú và đã đăng kí tạm trú.

3.4. Nơi cư trú

Đối với thông tin về “Nơi cư trú”, bạn cần phải hiểu nó có thể là “Nơi thường trú” hoặc “Nơi tạm trú” nên bạn chỉ cần ghi một trong hai địa chỉ trên là được. Có nhiều người nghĩ “Nơi cư trú” là “Nơi thường trú”, điều này không hẳn sai nhưng chưa đủ. Điều này đã được quy định trong Luật Cư trú 2006, Điều 12, Khoản 1, trong đó nêu rõ nơi cư trú là nơi ở hợp pháp mà công dân thường xuyên sinh sống, có thể là nơi thường trú hay nơi tạm trú.

Bài viết trên đây đã giải đáp câu hỏi trình độ học vấn là gì và làm thế nào để phân biệt được trình độ học vấn và trình độ chuyên môn? Hy vọng với bài viết trên đây, bạn có thể tự tin điền sơ yếu lí lịch để phục vụ cho công việc cũng như quá trình học tập của bạn, chúc bạn thành công. Ngoài ra, bạn có thể tìm kiếm việc làm các ngành nghề như việc làm kế toán nội bộ, việc làm kế toán doanh nghiệp... tại webtite job3s.com.

Tìm việc làm

Việc nắm rõ phần trình độ học vấn là một việc vô cùng quan trọng. Đây là một phần rất phổ biến có mặt trong các loại giấy tờ, hồ sơ khác nhau. Nếu bạn để ý, thì trong bất kỳ hồ sơ xin việc hay CV nào thì cũng có phần thông tin về trình độ học vấn. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được khái niệm trình độ học vấn là gì hay cách viết trình độ học vấn trong CV như thế nào cho đúng. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn một cái nhìn rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng Việc Làm Tốt theo dõi nhé!

Ghi trình độ học vấn như thế nào
Trình độ học vấn là gì mà lại không thể thiếu trong CV xin việc?

Trình độ học vấn là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trên nhiều loại giấy tờ hiện nay. Đây là một phần không thể thiếu để xác định trình độ học vấn của một cá nhân, đối tượng nào đó.

Trình độ học vấn là gì?

Trình độ là cụm từ để chỉ mức độ của việc học của một người nào đó mà họ đạt được qua quá trình học tập tại trường lớp. Chúng ta có thể đưa ra ví dụ như hệ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học, cao học,… Đối với mỗi bậc học như thế thì chúng ta có thể gọi là một trình độ.

Trong khi đó, học vấn là khái niệm chỉ mức độ của việc học mà một người đã đạt tới. Học vấn bao gồm nhiều cấp bậc như: tiểu học, trung học, đại học,… Ở mỗi cấp bậc nhất định, ta có thể gọi đó là trình độ học vấn.

Do đó, có thể hiểu nôm na trình độ học vấn chính là trình độ hiểu biết do học hỏi mà có. Trình độ học vấn sẽ bao gồm hai yếu tố là Trình độ văn hóa và Trình độ chuyên môn.

Ghi trình độ học vấn như thế nào
Nắm rõ khái niệm trình độ học vấn là gì để phân biệt với trình độ văn hóa và chuyên môn

Trình độ học vấn trong sơ yếu lý lịch hay đơn xin việc đóng vai trò quan trọng trong việc xem xét và nhận định trình độ của một người. Theo đó, trình độ học vấn bao gồm những vai trò sau:

  • Giúp xác định được với trình độ đó, cá nhân ứng tuyển có phù hợp với công việc mà cơ quan hay đơn vị đang tìm kiếm hay không, góp phần để tăng khả năng được làm việc tại chính đơn vị mà cá nhân xin việc.
  • Thông qua trình độ học vấn mà có thể thấy được thông tin liên quan khả năng về các trình độ khác ví dụ như trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa,…. 

Sự khác biệt giữa trình độ học vấn và trình độ chuyên môn

Đây là 2 khái niệm rất dễ bị nhầm lẫn và luôn được nhiều nhà tuyển dụng chú ý mà đôi khi bạn không hề hay biết. Những khái niệm nay chắc chắn sẽ vô cùng quen thuộc với các bạn có nhu cầu tìm việc làm hoặc thực hiện khai báo hành chính. Các bạn sẽ thường xuyên phải điền đơn xin việc hoặc sơ yếu lý lịch.

Theo đó, 2 khái niệm này hoàn toàn khác nhau và được phân loại như sau:

  • Trình độ chuyên môn: đây là trình độ thể hiện việc ứng viên đã hoàn thành chương trình đào tạo nào thuộc chuyên ngành cụ thể. Ví dụ: Cử nhân đại học ngành Luật, thạc sĩ Kinh Tế – Luật, tiến sĩ Tâm lý học,…
  • Trình độ học vấn: đây là trình độ mang ý nghĩa hoàn thành cấp bậc học tập nhất định. Có thể ví dụ như trình độ Đại Học, trình độ Trung Học,…

Ghi trình độ học vấn như thế nào
Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn thường hay bị nhầm lẫn

Trình độ học vấn là một mục không thể thiếu trong sơ yếu lý lịch và CV xin việc. Mà theo đó, CV xin việc  là một trong những giấy tờ cần thiết quan trong trong khi xin việc của mỗi ứng viên. Vậy trình độ học vấn trong CV nên ghi như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu!

Cách ghi trình độ học vấn đúng cách

Trình độ học vấn bao gồm những loại trình độ sau: Sau đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp, trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học. Vậy nên, việc ghi trình độ học vấn đúng cách sẽ dựa vào phần thông tin này. Tùy theo trình độ học tập khác nhau mà mỗi người có thể chọn ghi các trình độ học vấn khác nhau.

Một số lưu ý trong quá trình ghi trình độ học vấn

Theo đó khi soạn thảo một CV đối với phần trình độ học vấn sẽ là một điểm gây ấn tượng cho người tuyển dụng. Cho nên, chúng ta cần lưu ý những điểm sau khi viết trình độ học vấn trong CV:

Phân chia thông tin theo đề mục rõ ràng

Việc phân chia đề mục rõ ràng chính là viết những thông tin lớn liên quan đến tên trường, bằng cấp đạt được. Đây là những ý chính và quan trọng nên được sắp xếp lên trước. Những mục nhỏ hơn như: các thành tích trong quá trình học tập, giải thưởng, .. sẽ xếp sau những mục lớn nên trên.

Ghi trình độ học vấn như thế nào
Nên phân chia đề mục và sắp xếp thông tin rõ ràng 

Điểm trung bình là minh chứng của thành tích học tập của bạn, tuy nhiên, nó không phải là yếu tố thật sự cần thiết. Nếu nhà tuyển dụng yêu cầu thông tin này trong hồ sơ xin việc thì bạn hãy điền nó vào. Còn không, bạn không nên ghi điểm trung bình trong mục trình độ học vấn của mình.

Bỏ qua thông tin trường phổ thông

Trình độ học vấn không nên đưa trường THPT bạn đã từng theo học vào. Việc này là hoàn toàn không cần thiết, bởi đơn giản khi lên cấp bậc cao hơn (Cao đẳng, Đại Học, Cao Học,..) có nghĩa là bạn đã tốt nghiệp phổ thông rồi. Trường hợp nếu bạn đã tốt nghiệp THPT nhưng không học tiếp nữa thì chỉ cần ghi trình độ học vấn 12/12 là đủ.

Thành thật trong mọi thông tin

Những thông tin của bạn nêu ra trong Sơ yếu lý lịch nói chung và trong mục trình độ học vấn nói riêng cần trung thực. Việc thành thật với những gì đã thông tin, điền trong hồ sơ sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Ngược lại, nếu bị phát hiện, bạn chắc chắn sẽ để lại trong mắt nhà tuyển dụng cái nhìn không thiện cảm.

Ghi trình độ học vấn như thế nào
Việc thành thật với mọi thông tin sẽ tạo được thiện cảm với nhà tuyển dụng

Đây là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bởi nhiều ứng viên hay nhầm lẫn phần trình độ văn hóa với trình độ học vấn. Những sai sót này có thể khiến nhà tuyển dụng có ấn tượng không tốt. Bởi vì theo phân loại trình độ về học vấn đã nêu ở phần trên thì mục này sẽ được xét trên mức độ học tập của bạn. Do đó nếu bạn đã tốt nghiệp đại học, bạn hoàn toàn có thể ghi trình độ học vấn của mình là “đại học”. Và khi ấy, trình độ văn hóa sẽ là “trung học phổ thông” hoặc “12/12”.

Ghi trình độ học vấn như thế nào
Nếu bạn đã tốt nghiệp đại học thì bạn có thể ghi trình độ học vấn của mình là “đại học”

Vậy nếu đang học sau đại học, tiến sĩ,… thì mục này sẽ ghi như thế nào? Mục này thường xuất hiện sẵn trên Sơ yếu lý lịch/hồ sơ xin việc. Nếu không có, bạn nên tự chuẩn bị sẵn mẫu sơ yếu lý lịch riêng cho phù hợp. Tại phần trình độ học vấn, bạn có thể ghi trình độ học vấn của mình là trình độ Sau Đại Học. Hoặc nếu có các thông tin liên quan về trình độ các của mình được liệt kê sẵn, bạn chỉ cần đánh dấu vào phần đó là được.

Có thể nói, việc tìm hiểu cách ghi trình độ học vấn là một việc làm vô cùng quan trọng. Đây được xem như là một thước đo của sự chuyên nghiệp cũng như giúp nhà tuyển dụng cảm thấy hiểu rõ hơn về bạn. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn sẽ trả lời được cho câu hỏi trình độ học vấn là gì, đồng thời cũng biết cách ghi trình độ học vấn trong CV như thế nào để ghi điểm với nhà tuyển dụng.

Khi có nhu cầu tìm việc, hãy đến với Việc Làm Tốt để có thể nhanh chóng chọn được cho mình công việc phù hợp bạn nhé!

Ghi trình độ học vấn như thế nào

Ghi trình độ học vấn như thế nào

Ghi trình độ học vấn như thế nào

Ghi trình độ học vấn như thế nào