Đường trường sơn được mở vào năm nào năm 2024

Đầu tháng 5/1959, sau hội nghị Trung ương lần thứ 15, Bộ Chính trị đã giao cho Quân uỷ Trung ương nghiên cứu tổ chức một đoàn giao thông quân sự đặc biệt, mở một tuyến giao thông vận tải để đưa cán bộ, vũ khí, thiết bị vật tư y tế, lương thực và những hàng hoá cần thiết vào miền Nam “Đây là một việc lớn, có ý nghĩa chiến lược, quan hệ trực tiếp đến sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc”. “Mở đường và tổ chức vận tải từ miền Bắc vào miền Nam phải tuyệt đối bí mật và an toàn”. Người được Bộ chính trị lựa chọn và trực tiếp giao nhiệm vụ tổ chức tuyến đường này là Thượng tá Võ Bẩm. Qua những tiêu chuẩn lựa chọn khắt khe, cụ thể Thượng tá Võ Bẩm chọn được 8 người và tổ chức họp ngày 19/5/1959 tại Hà Nội để triển khai kế hoạch; đơn vị được mang tên Đoàn 559, tức tháng 5 năm 1959 [Cũng từ đó ngày 19 tháng 5 được coi là ngày truyền thống của bộ đội Trường Sơn]. Tổng quân số năm cao nhất của Đoàn 559 có lúc lên đến 145.200 người [trong đó quân nhân: 100.495 quân nhân; 44.295 thanh niên xung phong, công nhân giao thông, dân quân hoả tuyến]; Trang bị năm cao nhất phục vụ chiến đấu trong thời kỳ năm 1974 đến 30/4/1975: 15 939 ô tô, gồm 8.218 xe chở hàng và chở bộ đội cơ động, 7.721 xe phục vụ chiến đấu, 1.085 súng pháo phòng không… Quy mô tuyến đường Trường Sơn đến ngày 30/4/1975: 16.700 km đường cho xe cơ giới, xuyên qua 3 nước 10 tỉnh của Việt Nam, 7 tỉnh Lào, 4 tỉnh của Campuchia.

Ảnh nguồn tác phẩm “5 đường mòn Hồ Chí Minh”

Sức mạnh của Mỹ, quyết tâm cắt đứt tuyến đường Trường Sơn: Việc đánh phá ngăn chặn con đường Trường Sơn được đế quốc Mỹ được thực hiện bằng vũ khí, phương tiện hoàn thoàn mới mà thế giới chưa từng biết đến như: Lực lượng không quân [Không quân thuộc Bộ tư lệnh Không quân chiến lược, Không quân của Hạm đội 7 ở THái Bình Dương, Không lực 7-13, Không lực 8]; hàng ràng điện tử McNamara; hệ thống thám báo tự động; hệ thống đánh phá tự động; hàng trăm loại bom đạn khác nhau [bom công phá nổ ngay, Bom công phá nổ chậm, bom bi, “bom túi”, bom “châu chấu”, bom “chặt chân”, bom “điện quang”, bom “thông minh”….; công nghệ biến mùa khô thành mùa mưa, sử dụng chất độc hóa học [Hàng triệu lít dioxin được thả xuống]; sử dụng bộ binh đánh phá và đóng chốt trên các tuyến đường.

Ảnh nguồn tác phẩm “5 đường mòn Hồ Chí Minh”

Kết quả của quân và dân ta chi viện sức người, sức của trên tuyến đường trường Sơn cho tiền tuyến: 1.5 triệu lượt người ra vào chiến đấu ở chiến trường; Vận chuyển 1 triệu tấn vũ khí; đồng thời cũng tổ chức chuyển giúp Lào 66.354 tấn, Campuchia 8.179 tấn; Đoàn 559 đã bắn rơi 2.415 máy bay Mỹ, tiêu diệt và bắt sống 18.700 lính đối phương trên mặt đất, bảo vệ tuyến đường giao thông huyết mạch.

Xe tải đi trên dây - Ảnh nguồn tác phẩm “5 đường mòn Hồ Chí Minh”

Về phía Đoàn 559: hơn 20.000 cán bộ, chiến sỹ đã hy sinh, trên 20.000 người bị thương, gần 5.000 xe vận tải, xe máy, sung pháo và tăng bị đánh cháy, hư hỏng, 90.000 tấn hàng hóa bị cháy hoặc hư hỏng. Mỗi ngàn tấn hàng đưa vào Nam thì có 25 chiến sỹ hy sinh, 51 chiến sỹ bị thương, 23 xe vận tải bị phá hủy, 143 tấn hàng bị tiêu hủy. “Đường Trường Sơn là một chiến công chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta. Đường Trường Sơn là con đường của ý chí quyết thắng, của lòng dũng cảm, của khí phách anh hùng. Đó là con đường nối liền Nam- Bắc, là con đường đoàn kết các dân tộc của 3 nước Đông Dương” [Tổng Bí thư Lê Duẩn]. Được sống trong yên bình, hạnh phúc hôm nay, các thế hệ cha, anh đã phải đổi bằng máu, xương và nước mắt; chúng ta càng biết ơn, trân trọng thành quả, công lao của lớp lớp cha, anh, các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Cán bộ và Nhân dân xã Quỳnh Lập nguyện phấn đấu, hiến dâng sức trẻ, tâm huyết và trí tuệ của mình cho đất nước, kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./. [Bài viết sử dụng tư liệu, số liệu trong tác phẩm 5 đường mòn Hồ Chí Minh của Tác giả Đặng Phong, xuất bản năm 2020 của nhà xuất bản Thông tin và truyền thông].

Trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh trở thành con đường “độc nhất vô nhị” của lịch sử quân sự thế giới, góp phần to lớn kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta.

Ảnh: Bộ đội ta hành quân trên đường Trường Sơn thời kỳ chống Mỹ.

Ngày 19/5/1959, đúng ngày sinh nhật Bác, Bộ Chính trị quyết định “Mở con đường bí mật xuyên Trường Sơn để bảo đảm yêu cầu chi viện cho cách mạng miền Nam” và Thường trực Tổng Quân ủy giao nhiệm vụ nặng nề nhưng vô cùng vẻ vang này cho Đoàn 559. Ngày 19/5 trở thành Ngày truyền thống của Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn và đường Trường Sơn vinh dự được mang tên đường Hồ Chí Minh.

Theo năm tháng, từ một nhóm nhỏ cán bộ, chiến sĩ trinh sát đường, đến tiểu đoàn vận tải giao liên 301, Đoàn 559 được bổ sung, tăng cường và lớn mạnh nhanh chóng: Trở thành Sư đoàn Trường Sơn và Binh đoàn Trường Sơn ngang cấp Quân khu, trực thuộc Quân ủy Trung ương. Thời điểm cao nhất, quân số của Binh đoàn Trường Sơn lên đến 92 ngàn người, được tổ chức thành nhiều sư đoàn: Vận tải, công binh, bộ binh, phòng không, xăng dầu, thông tin, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, công nhân giao thông, đủ sức bảo đảm tuyến vận chuyển thông suốt từ Đông Trường Sơn sang Tây Trường Sơn, từ hậu phương miền Bắc vào chiến trường miền Nam, Lào và Campuchia.

Để tuyệt đối giữ bí mật, những ngày đầu thành lập, Đoàn 559 lấy phương châm: “Ở không nhà, đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”. Trong từng hoàn cảnh lịch sử, phương thức cũng thường xuyên thay đổi: Từ phòng tránh bị động sang phòng tránh tích cực: “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, “Đánh địch mà đi, mở đường mà tiến”, giữ vững, nối dài và mở rộng tuyến đường, cho xe cơ giới chi viện vào tận Lộc Ninh [Bình Phước], sang đến chiến trường Lào và Campuchia.

Từ một lối mòn nhỏ ven Trường Sơn, 16 năm giữa bạt ngàn rừng thiêng, nước độc, khí hậu khắc nghiệt, sốt rét, thú dữ, đói rét; núi cao, dốc đứng, suối sâu, vực thẳm; mưa bom, bão đạn… cán bộ, chiến sĩ Trường Sơn đã biến điều không thể thành có thể, tạo nên một kỳ tích trong thế kỷ XX. Đường Trường Sơn được xây dựng thành một hệ thống với tổng chiều dài gần 2 vạn km, gồm 5 trục dọc, 21 trục ngang, hơn 3.100km “đường kín” cho xe chạy ban ngày, gần 500km đường sông, hàng chục binh trạm, hàng trăm bến bãi, hàng ngàn nơi giấu quân, giấu xe, giấu hàng và 1.400km đường ống chuyển xăng, dầu. Đường Trường Sơn xuyên qua 20 tỉnh từ Bắc vào Nam, nối liền 2 nước bạn Lào và Campuchia; vắt từ Đông Trường Sơn sang Tây Trường Sơn, từ Tây Nguyên xuống miền Đông và miền Tây Nam Bộ.

Ảnh: Đường Hồ Chí Minh hiện đại ngày ngay

Nhà Trắng từng coi mọi đau khổ của họ đều “bắt nguồn chủ yếu từ con đường mòn bất khả xâm phạm” - đường Trường Sơn. Trong 6.000 ngày đêm, bộ đội Trường Sơn đã đào đắp gần 21 triệu m3 đất đá, san lấp 56.750 hố bom địch ném xuống mặt đường, phá 12.600 quả bom nổ chậm và hơn 85 ngàn quả mìn các loại. Để ngăn chặn huyết mạch giao thông, hủy diệt đường Hồ Chí Minh, Mỹ đã sử dụng mọi loại vũ khí, trang bị tối tân nhất: Máy bay B52, hàng rào điện tử, bom thông minh, cây nhiệt đới, máy đánh hơi người, băng ghi tiếng động… Mỹ rải xuống núi rừng Trường Sơn hơn 4 triệu tấn bom đạn; điều động hàng ngàn lượt máy bay rải chất độc hóa học hủy diệt sự sống. Nhưng khí phách và bản lĩnh Việt Nam, lòng dũng cảm, bất tử của bộ đội Trường Sơn đã chiến thắng.

Bộ đội Trường Sơn đã bắn rơi hàng trăm máy bay, tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của địch. Bất kể ngày đêm, mưa nắng, khi chưa tan khói bom, hàng vạn bộ đội, thanh niên xung phong, công nhân giao thông, dân công hỏa tuyến đã băng ra mặt đường san lấp hố bom trong khí thế “địch phá một, ta làm mười”, “tiếng hát át tiếng bom”, để “đường ta cứ đi, xe ta cứ vượt”.

Suốt 16 năm bền bỉ với nhiều hy sinh, mất mát, đường Trường Sơn đã trở thành huyết mạch nối hậu phương với tiền tuyến. Nhờ huyết mạch này, hơn 1,5 triệu tấn hàng hóa, hơn 2 triệu lượt người, 5,5 triệu tấn xăng, dầu từ miền Bắc đã được chi viện cho miền Nam, Lào, Campuchia. Đường Trường Sơn trở thành biểu tượng của trí tuệ, ý chí, sức mạnh Việt Nam và đi vào lịch sử như một huyền thoại.

Năm 2013, Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh là Di tích quốc gia đặc biệt. Đường Hồ Chí Minh trở thành tài sản tinh thần vô giá, là biểu tượng của sức mạnh đoàn kết, của quyết tâm thống nhất đất nước./.

đường Trường Sơn do ai xây dựng?

Ngày 27/11/1972, cán bộ công đoàn Đoàn 559 đã khởi công xây dựng tuyến đường Đông Trường Sơn, nối đến tận Lộc Ninh là tuyến mạch máu cung cấp hậu cần góp phần để quân và dân cả nước làm nên chiến thắng lịch sử chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất nước nhà.

Tuyến đường Trường Sơn đi qua bao nhiêu tỉnh thành của Việt Nam?

Con đường sẽ đi qua 30 tỉnh, thành, thành phố, từ Pắc Bó [Cao Bằng] đến mũi Cà Mau với tổng chiều dài toàn tuyến là 3.167km, trong đó tuyến chính phía đông dãy Trường Sơn dài 2.667km, tuyến nhánh phía tây dài 500km.

đường Trường Sơn bắt đầu từ đâu tới đâu?

Đường Trường Sơn hay đường mòn Hồ Chí Minh [tiếng Anh: Ho Chi Minh trail] là một tuyến Hậu cần chiến lược bao gồm mạng lưới giao thông quân sự, chạy từ lãnh thổ miền Bắc Việt Nam vào tới lãnh thổ miền Nam Việt Nam, phía đông Trường Sơn đi qua miền Trung Việt Nam và phía tây Trường Sơn, có đoạn đi qua hạ Lào, Campuchia.

Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn vào ngày nào?

Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng “Dồn sức cho miền Nam, chuẩn bị phát triển phương thức vận tải cơ giới”, ngày 17/6/1964, Trung đoàn 98 công binh, thuộc Đoàn 559 nhận lá cờ mang 4 chữ: “Mở đường thống nhất” hành quân đi mở đường cơ giới ở Trường Sơn.

Chủ Đề