Dung dịch vệ sinh máy giặt Electrolux

3 cách vệ sinh máy giặt Electrolux lồng đứng - lồng ngang dưới đây đều sử dụng những vật dụng quen thuộc và dễ tìm mua.

Ngay sau khi phơi quần áo trong máy giặt ra chính là thời điểm tốt nhất  để vệ sinh máy giặt. Vệ sinh máy giặt hàng ngày đơn giản bằng cách lau qua nước bắn trên vỏ máy, lau khô các khay đựng và lồng giặt. Nếu bạn duy trì được thói quen này chắc chắn máy giặt sẽ bền đẹp và trông cực kỳ mới.

Vệ sinh máy giặt định kỳ

Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá quan trọng việc quên vài ngày không vệ sinh máy vì trung bình khoảng 3 tháng bạn vệ sinh máy kỹ 1 lần cũng giúp máy giặt giảm được rất nhiều sự cố và tăng tuổi thọ và thẩm mỹ.

Vệ sinh theo tháng sẽ khác vệ sinh theo ngày vì có thể lồng giặt sẽ xuất hiện mùi hôi hoặc nấm mốc, vết bẩn cũng bám sâu hơn nên việc vệ sinh không đơn giản chỉ là lau khô mà cần những dung dịch tẩy rửa riêng.

Việc vệ sinh máy giặt cũng giúp hạn chế máy giặt sự cố phải sửa chữa vừa tốn tiền vừa tốn thời gian.

Vệ sinh máy giặt Electrolux lồng đứng, lồng ngang

Việc vệ sinh máy giặt Electrolux lồng đứng hay lồng ngang đều tương đối giống nhau nên chúng tôi sẽ hướng dẫn nhiều cách vệ sinh để bạn lựa chọn một cách phù hợp và dễ làm nhất để thực hiện.

Cách 1/ Dùng dung dịch giấm trắng + muối + nước sạch

Dung dịch muối giấm

Bạn dùng giẻ lau sạch nhúng vào dung dịch nước, giấm, muối để lau chùi vỏ ngoài của máy giặt. Chú ý nhẹ tay không nên trà sát quá mạnh khiến máy bị trầy xước mất thẩm mỹ. Có thể dùng chổi phủi bụi để quét các góc cạnh của máy giặt. Lau cả cánh cửa của máy giặt.

Phía bên trong lồng giặt bạn đổ giấm trực tiếp vào rồi bật máy ở chế độ ngâm trong khoảng 15 đến 20 phút. Giấm trắng sẽ tẩy nấm mốc và mùi hôi trả lại vẻ sáng bóng cho lồng giặt.

Khay chứa bột giặt và nước xả bạn dùng nước ấm để lau, vết bẩn sẽ dễ dàng bong ra và cuốn trôi theo nước.

Cách 2/ Chà sát bằng muối soda và chanh

Hỗ hợp soda và chanh

Cách này dùng cho những chiếc máy giặt đã quá lâu không được vệ sinh, vết bẩn bám cứng và khó tẩy rửa bằng dung dịch mà cần lực chà sát mới làm sạch được.

  1. Muối soda (Natri bicacbornat) có bán nhiều ở các cửa hàng bán thuốc. Bạn dùng 100gr muối + 3 quả chanh vắt lấy nước + 1 bát con nước để trộn đều trở thành hỗn hợp.
  2. Dùng chổi nhỏ (chổi sơn) chấm vào hỗn hợp sau đó quét trực tiếp vào lồng giặt. Để nguyên hỗn hợp trong lồng giặt 20-30 phút.
  3. Tiếp theo bạn dùng một cái cọ dài để cọ lại lồng giặt cho cặn bẩn bong ra rồi xả nước mạnh cho cặn bẩn trôi sạch. Cho vận hành máy giặt ở chu trình giặt bình thường để xả hết các chất bẩn. Bạn có thể giặt các loại giẻ lau nhà, lau bếp và giẻ vừa lau máy giặt luôn cho tiết kiệm.

Cách 3/ Dùng bột vệ sinh máy giặt

Bột vệ sinh máy giặt

Bột vệ sinh máy giặt được bán nhiều ở siêu thị và các cửa hàng tạp hóa sử dụng cho việc vệ sinh máy giặt theo định kỳ. Gói bột vệ sinh có giả khoảng trên 30.000 đồng dùng để tẩy sạch máy giặt sau 3-6 tháng sử dụng.

Sử dụng bột vệ sinh máy giặt như sau:

  1. Bật chế độ xả nước nóng (mức cao nhất)
  2. Đổ gói bột tẩy vệ sinh vào thùng giặt và ngâm 1-2 tiếng
  3. Bật máy giặt chạy 1 chu trình giặt và kết thúc việc vệ sinh

Hướng dẫn bảo quản máy giặt

Như đã nói ở trên, nếu bạn duy trì thói quen lau qua máy giặt ngay sau khi phơi quần áo thì chắc chắn là phương án tối ưu để giúp máy giặt bền đẹp nhất.

Ngoài ra, để máy lâu hỏng thì vị trí lắp đặt máy giặt cũng rất quan trọng. Bạn nên đặt máy nơi khô ráo, tránh gần nhà tắm hoặc vòi nước khiến máy ẩm ướt dễ bị mốc và chập điện. Kê cao máy trên kệ cứng sẽ giúp máy giảm rung khi vận hành.

Bọc máy bằng nilon lớn hoặc túi bọc bằng vải chuyên dụng nếu tạm thời chưa sử dụng tới để máy  không bị bụi bậm dễ hỏng hoặc có côn trùng chui vào cắn phá máy khiến máy bị chập cháy máy giặt gây nguy hiểm.

Duy trì thói quen vệ sinh máy giặt định kỳ để giúp máy bền hơn, hiệu quả giặt tẩy tốt hơn - tránh nấm mốc và mùi hôi khó chịu.

Chất tẩy rửa/ xà phòng giúp bạn làm sạch quần áo nhưng thời gian qua đi, nó để lại dư lượng trên thành lồng giặt và có thể gây ra mùi hôi ám vào quần áo. Ngoài ra, bên ngoài máy giặt có thể bám bụi và ngăn đựng xà phòng cũng hay bị bẩn.

Dung dịch vệ sinh máy giặt Electrolux

Do vậy, hãy vệ sinh chiếc máy giặt Electrolux thường xuyên để đảm bảo quần áo của bạn được giặt sạch nhất có thể. Cách làm rất đơn giản như dưới đây: (Xem thêm: Cách làm vệ sinh máy giặt ngay tại nhà)

1. Bấm bất kỳ nút nào trên mát giặt và quay núm điều khiển tới chỉ dấu "Hand Wash".

2. Ấn nút "Start" và sau đó ngay lập tức bấm nút "Cancel". Máy giặt sẽ ngừng lại.

3. Khởi động máy giặt bằng cách bấm bất kỳ nút nào; sau đó bấm và giữ các nút "Eco Friendly" và "Control Lock" đồng thời. Bạn hãy thả các nút này ngay khi màn hình LCD thay đổi

4. Hãy bảo đảm trong thùng giặt trống trơn. Đổ một cốc dung dịch clo hoặc nước giặt vào thùng giặt.

5. Bấm nút "Start" để khởi động chu trình làm sạch. Dung dịch clo và nước nóng sẽ làm sạch bất kỳ dư lượng chất tẩy rửa và bụi bẩn đóng cặn trong lồng giặt. (Lưu ý, bạn có thể chọn chương trình giặt cotton ngắn nhiệt độ tối đa)

6. Thêm xà phòng vào một miếng vải ẩm ướt và bắt đầu lau chùi tất cả bụi, xà phòng tràn ra ngoài máy.

7. Mở cửa máy giặt và lau sạch gioăng cửa cao su.

8. Kéo ngăn kéo đựng xà phòng ra, nhấn lẫy xuống để lấy ngăn kéo này ra khỏi máy.

9. Dùng bàn chải đánh răng, cọ rửa sạch ngăn kéo bằng nước ấm.

10. Trượt ngăn kéo trở về vị trí cũ.

Nguồn: VnReview

Cách vệ sinh máy giặt Electrolux với 5 bước đơn giản tại nhà

Sau một thời gian sử dụng thì chúng ta cần làm sạch máy giặt để đảm bảo vệ sinh. Vì vậy, nếu bạn chưa biết cách vệ sinh máy giặt Electrolux thì hãy tham khảo bài viết này ngay nhé!

Cách vệ sinh máy giặt Electrolux với 5 bước đơn giản tại nhà

Tại sao cần phải vệ sinh máy giặt thường xuyên?
Cách vệ sinh máy giặt Electrolux tại nhà
  • Vệ sinh bên ngoài máy giặt
  • Vệ sinh ngăn chứa bột giặt và nước xả
  • Vệ sinh bộ lọc của van cấp nước
  • Cách vệ sinh lồng giặt máy giặt Electrolux cửa ngang
  • Vệ sinh vỏ ngoài của máy bơm

Tại sao cần phải vệ sinh máy giặt thường xuyên?

Vệ sinh máy giặt định kỳ là một việc mà bất kỳ người dùng nào cũng nên làm để đảm bảo máy có thể giặt sạch sẽ và kéo dài tuổi thọ của thiết bị. Trong quá trình sử dụng, lồng giặt của máy giặt thường xuyên tiếp xúc với các cặn bẩn, vết ố, nấm mốc hay thậm chí là vi khuẩn từ quần áo... chúng không thể thoát ra bên ngoài mà chỉ có thể tồn tại bên trong máy. Nếu bạn sử dụng trong thời gian dài mà không định kỳ vệ sinh máy giặt, các vi khuẩn, nấm mốc, bụi bẩn... đó sẽ tác động tiêu cực đến bộ phận và động cơ của máy giặt, khiến cho máy phát sinh các tình trạng không mong muốn như:

  • Vận hành chậm, gây ra nhiều tiếng ồn.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng (dị ứng, ngứa ngáy, khó chịu...), đặt biệt là trẻ nhỏ và người già.

Vệ sinh máy giặt thường xuyên không chỉ khắc phục được những tình trạng trên mà còn giúp đem lại các lợi ích thiết thực như:

  • Giúp máy hoạt động bền bỉ, kéo dài tuổi thọ.
  • Linh kiện không bị xuống cấp và hư hỏng.
  • Loại bỏ triệt để các bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc tồn tại trong máy giặt, giúp quần áo luôn được thơm tho và sạch sẽ.
  • Máy ít phát sinh các sự cố, giảm tiêu hao năng lượng.

Theo các chuyên gia, để đảm bảo và duy trì hiệu suất vận hành tối ưu của máy giặt thì bạn nên định kì vệ sinh lồng giặt khoảng 3 tháng/1 lần, trong trường hợp máy sử dụng tần suất cao hơn (ví dụ như kinh doanh giặt là) thì bạn nên chú ý vệ sinh ít nhất 1 tháng/1 lần để máy giặt luôn hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, bạn cần vệ sinh toàn bộ máy (vệ sinh lồng giặt ngoài, vệ sinh lồng giặt trong, khử nấm mốc,...) từ 1 đến 1,5 năm/lần. Bên cạnh đó, sau mỗi chu trình giặt, bạn nên mở cửa máy giặt ra trong khoảng từ 3 - 5 phút để khoảng không gian bên trong máy không bị ẩm ướt, hạn chế sự sinh sôi của các vi khuẩn và nấm mốc.

Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn cách vệ sinh máy giặt Electrolux tại nhà với những thao tác cực kỳ đơn giản, dễ thực hiện.

Cách vệ sinh máy giặt Electrolux tại nhà

Vệ sinh bên ngoài máy giặt

Phần vỏ bên ngoài máy giặt tuy không tác động nhiều đến linh kiện, động cơ bên trong máy nhưng lại dễ bị ảnh hưởng từ các yếu tố ngoại lực xung quanh như độ ẩm không khí cao dẫn đến làm hao mòn lớp vỏ máy. Việc định kỳ vệ sinh vỏ máy không chỉ giúp giữ gìn lớp vỏ luôn bền bỉ, sạch sẽ mà còn giúp không gian khu giặt luôn đảm bảo tính thẩm mỹ.

Dung dịch vệ sinh máy giặt Electrolux

Để vệ sinh vỏ máy giặt Electrolux nói riêng và các loại máy giặt khác nói chung, bạn nên sử dụng một chiếc khăn mềm khô ráo để lau bề mặt thay vì sử dụng các loại bàn chải hay các vật dụng khác. Không nên sử dụng các loại hóa chất không chuyên dụng để làm sạch vỏ máy vì các chất độc hại sẽ làm hư lớp vỏ. Ngoài ra, bạn nên thao tác thật nhẹ nhàng vì lau chùi quá mạnh sẽ làm cho lớp vỏ máy bị trầy xước và dễ dàng bị tróc lớp sơn bảo vệ.

Vệ sinh ngăn chứa bột giặt và nước xả

Trong quá trình vệ sinh máy giặt Electrolux, bạn không thể bỏ qua ngăn chứa bột giặt và nước xả bởi đây là bộ phận ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng quần áo được giặt và khả năng vận hành của máy giặt. Nếu không thường xuyên vệ sinh ngăn chứa bột giặt và nước xả, về lâu dài, vi khuẩn, bụi bẩn sẽ tích tụ lại và dẫn đến quá tải, từ đó ảnh hưởng đến công dụng làm sạch của máy giặt.

Dung dịch vệ sinh máy giặt Electrolux

Sau mỗi lần sử dụng máy giặt Electrolux, đặc biệt là loại cửa ngang, bạn nên vệ sinh ngăn chứa bột giặt và nước xả để đảm bảo tối ưu hiệu suất hoạt động lâu dài cho máy giặt. Cách vệ sinh ngăn chứa hóa chất của máy giặt Electrolux như sau:

  • Bước 1: Tháo rời ngăn đựng ra và tiến hành vệ sinh các cặn bẩn, chất dư thừa còn đọng lại bằng nước lạnh.
  • Bước 2: Ngâm ngăn đựng qua đêm bằng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng.
  • Bước 3: Vào buổi sáng hôm sau bạn dùng nước nóng để vệ sinh khoang chứa một lần nữa để đảm bảo không còn sót lại cặn bẩn nào.

Vệ sinh bộ lọc của van cấp nước

Dung dịch vệ sinh máy giặt Electrolux

Hệ thống lưới lọc trong máy giặt cửa ngang là bộ phận hỗ trợ lọc sạch các chất cặn bẩn từ quần áo cũng như nguồn nước vào máy giặt. Vì vậy nếu không tiến hành vệ sinh lưới lọc sẽ làm cho máy giặt phát sinh tình trạng vận hành chậm do nguồn nước mà máy sử dụng dễ bị tắc nghẽn.

Để vệ sinh hệ thống này, bạn cần tháo phần lưới lọc ra, cách tháo lưới lọc máy giặt Electrolux cửa ngang như sau:

  • Bước 1:Đóng vòi nước lại để tháo hết toàn bộ nguồn nước có trong máy ra và mở nguồn điện để máy giặt hoạt động như bình thường cho đến khi không còn nguồn nước nào được bơm vào.
  • Bước 2: Tháo rời lưới lọc ra và sử dụng bàn chải có kích thước phù hợp để vệ sinh lưới lọc. Trong quá trình vệ sinh, bạn không nên dùng lực quá mạnh vì lưới lọc sẽ dễ hỏng.
  • Bước 3: Cuối cùng, bạn lắp bộ lọc vào trong máy và vận hành máy giặt như bình thường. Ngoài ra, bạn có thể định kỳ vệ sinh lưới lọc của van cấp nước 3 tháng/1 lần để hạn chế tình trạng tắc nghẽn nguồn nước hoặc tình trạng bộ lọc bị bẩn.

Cách vệ sinh lồng giặt máy giặt Electrolux cửa ngang

Dung dịch vệ sinh máy giặt Electrolux

Lồng giặt là bộ phận rất quan trọng đối với máy giặt cửa ngang Electrolux nên cần làm sạch định kỳ 1 tuần/1 lần bằng cách sử dụng nước nóng pha với nước cốt chanh, dung dịch giấm hay baking soda để lau rửa bề mặt phía bên trong. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng các bột chuyên dụng cho lồng giặt kết hợp với chế độ vệ sinh của máy giặt Electrolux để hỗ trợ làm sạch các cặn, vụn vải, nấm mốc còn tồn tại trong máy giặt.

Ngoài ra, sau mỗi lần giặt, bạn nên chú ý mở cửa lồng giặt ra khoảng 3 - 5 phút để tránh tình trạng bên trong máy giặt bị ẩm ướt, làm điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn phát triển.

Vệ sinh vỏ ngoài của máy bơm

Bước cuối cùng để hoàn thành cách vệ sinh máy giặt cửa ngang Electrolux là cần làm sạch vỏ máy bơm. Đây là bộ phận giúp hỗ trợ việc thải toàn bộ nguồn nước bẩn từ trong máy giặt ra bên ngoài. Với bộ phận này, bạn nên chú ý kiểm tra và vệ sinh định kì khoảng 3 tháng/1 lần để đảm bảo máy bơm sạch sẽ, không bị bám nhiều các cặn bẩn hay nấm mốc gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của máy giặt. Để vệ sinh vỏ ngoài của máy bơm, bạn cần thực hiện những thao tác sau:

  • Bước 1: Tháo rời miếng nhựa phía sau thân máy giặt, xoay ngược theo chiều kim đồng hồ để tiến hành tháo máy bơm nằm trong máy giặt.
  • Bước 2: Làm sạch toàn bộ các chất bẩn, cặn vải... tồn tại bên trong rồi lắp máy bơm lại vị trí cũ.
  • Bước 3: Kiểm tra độ khớp của các gioăng cao su để đảm bảo quá trình giặt không bị rò rỉ nước.

Trên đây là cách vệ sinh máy giặt Electrolux với 5 bước đơn giản tại nhà, hy vọng với hướng dẫn của chúng tôi thì bạn sẽ có thể tự vệ sinh chiếc máy giặt của mình. Ngoài ra, định kỳ 1 - 1,5 năm/lần, bạn nên gọi thợ bảo dưỡng trong, ngoài máy giặt để đảm bảo máy luôn sạch sẽ và vận hành êm ái.

Để tham khảo thêm các thông tin thú vị khác, hãy thường xuyên truy cập META.vn nhé! Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau của chúng tôi!

Tham khảo thêm

  • Chế độ vệ sinh lồng giặt trên máy giặt là gì?
  • Lựa chọn và sử dụng bột giặt cho máy giặt đúng cách
  • Những lỗi thường gặp ở máy giặt và cách khắc phục
  • Hướng dẫn cách chẩn đoán mã lỗi máy giặt Electrolux
  • Hướng dẫn cách sử dụng máy giặt Electrolux cửa trước
  • Máy giặt Electrolux không chạy (không quay) nguyên nhân và cách khắc phục
  • Lỗi E40 máy giặt Electrolux - Nguyên nhân & Cách xử lý

Xem thêm: máy giặt, chất tẩy rửa vệ sinh