Độ đường trong máu bao nhiêu là bình thường

SKĐS - Chỉ số glucose trong máu hay còn gọi là đường huyết giúp chẩn đoán một số bệnh lý về sức khỏe trong đó có tiểu đường.

Glucose là nguồn năng lượng chính của các tế bào, nó được sản sinh ra từ những loại thực phẩm mà con người tiêu thụ mỗi ngày. Khi thiếu glucose, các cơ quan trong cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng sẽ dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt, ớn lạnh. Trong nhiều trường hợp có thể bị ngất, đây là tình trạng hạ đường huyết, thường xảy ra khi đói. Việc thiếu hụt hay dư thừa glucose đều có thể gây ra các vấn đề gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì vậy việc định lượng glucose trong máu bất thường cần được phát hiện sớm.

Định lượng glucose trong máu có thể cho biết nồng độ glucose trong máu là bao nhiêu. Điều này giúp bác sĩ có thể hỗ trợ chẩn đoán, theo dõi điều trị bệnh tiểu đường. Ở những thời điểm khác nhau, kết quả định lượng glucose cũng sẽ khác nhau.

TS.BS Trần Thị Thúy Hằng giải đáp thông tin về chỉ số glucose trong máu.

Chỉ số glucose trong máu giúp chẩn đoán bệnh gì?

Chỉ số glucose trong máu hay còn gọi là chỉ số đường huyết. Nếu thông qua kết quả định lượng glucose cho thấy người bệnh mắc tiểu đường, bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị phù hợp nhằm kiểm soát tốt bệnh đường huyết. Đồng thời phòng tránh nguy cơ nhiễm toan ceton hay tăng áp lực thẩm thấu máu và rất nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm khác. Các phương pháp điều trị chủ yếu là thay đổi chế độ ăn uống và điều trị bằng thuốc.

Glucose trong máu bao nhiêu là bình thường?

Ở những thời điểm khác nhau, chỉ số glucose trong máu cũng có thể khác nhau. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, định lượng glucose máu được đánh giá ở mức bình thường khi kết quả nằm trong khoảng 3.9 mmol/l−5.6 mmol/l khi đói. Trong trường hợp đường máu bất kỳ nhỏ hơn 7.8mmol/l cũng được xem là bình thường. Khi đường máu bất kỳ lớn hơn 11mmol/l thì có thể chẩn đoán bệnh nhân mắc đái tháo đường.

Khi chỉ số glucose trong máu bất thường, có thể là tăng đường máu hoặc hạ đường máu.

Những nguyên nhân gây tăng nồng độ glucose máu

Các nguyên nhân chính thường gặp gây tăng nồng độ glucose máu bao gồm:

- Lấy bệnh phẩm xét nghiệm sau khi bệnh nhân ăn.

- Bệnh nhân đái tháo đường.

- Bệnh nhân có bệnh lý tuyến tụy như viêm tụy cấp hay mạn hay có khối u tụy.

- Bệnh nhân gây mất bù tạm thời như nhiễm trùng, chấn thương, stress có thể gây tăng đường huyết.

- Các nguyên nhân liên quan đến hormone như thừa adrenalin, thừa hormone tăng trưởng.

Một số đối tượng nên xét nghiệm chỉ số glucose theo chỉ định của bác sĩ.

Những nguyên nhân gây giảm nồng độ glucose trong máu

Các nguyên nhân chính thường gặp gây giảm nồng độ glucose máu bao gồm:

- Người ăn uống kém, hoặc suy dinh dưỡng

- Tăng tiết insulin

- Giảm đường máu

- Dùng quá liều thuốc

Ai nên xét nghiệm Glucose?

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, với những người lớn trên 35 tuổi không có yếu tố nguy cơ nên được sàng lọc tiền đái tháo đường và đái tháo đường type 2.

Hoặc với những phụ nữ có kế hoạch mang thai cũng nên được xét nghiệm đường máu để dự đoán nguy cơ đái tháo đường thai kỳ hay không.

Trong trường hợp một số bệnh nhân khi thăm khám lầm sàng có dấu hiệu nghi ngờ, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm glucose để có thể chẩn đoán bệnh.

Chỉ số đường trong máu bao nhiêu là bình thường và xét nghiệm chỉ số đường huyết trong thời điểm nào là an toàn? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp cụ thể.

1. Chỉ số đường trong máu bao nhiêu là bình thường?

Chỉ số đường huyết bình thường [đường huyết lúc đói] rơi vào khoảng 3,9 – 5,6 mmol/l.

Bệnh nhân được khẳng định mắc đái tháo đường khi có một trong những kết quả sau:

-Mức glucose huyết tương lúc đói >= 7,0mmol/L

-Đường huyết ngẫu nhiên được đo bất kỳ thời điểm nào trong ngày ≥ 11.1 mmol/L.

-Xét nghiệm HbA1c: ≥ 6.5%

-Nghiệm pháp dung nạp glucose sau 2h [uống một lượng đường trước khi tiến hành] ≥11.1 mmol/L.

Bạn sẽ được chẩn đoán là tiền đái tháo đường nếu có một trong những kết quả sau:

-Xét nghiệm đường huyết lúc đói [sau ăn 8 giờ] từ 5,6mmol/L đến 6,9mmol/L; và glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ của nghiệm pháp dung nạp glucose máu dưới 7,8 mmol/L.

-HbA1c: từ 5,6% đến 6,4%.

-Nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống: từ 7,8mmol/L đến 11mmol/L

2. Những tác nhân khiến chỉ số đường huyết thay đổi

– Ăn uống

Việc thay đổi thức ăn, giờ ăn và số lượng thức ăn đưa vào cơ thể cũng làm ảnh hưởng tới chỉ số đường huyết bình thường. Chính vì vậy bạn cần chú ý đến chỉ mức đường chứa trong phẩm khi lựa chọn thực phẩm.

– Do lao động chân tay hoặc tập thể dục thể thao

Việc luyện tập thể thao và hoạt động mạnh quá sức không tốt cho sức khỏe. Nó có thể làm ảnh hưởng đến toàn bộ các cơ của toàn cơ thể, làm tiêu hao nhiều năng lượng dẫn đến việc hạ đường huyết hoặc phải ăn nhiều hơn để bù đi phần năng lượng tiêu hao.

– Uống thuốc trị đái tháo đường không đúng cách

Tự ý uống thuốc điều trị bệnh đái đường mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ hoặc uống thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng có thể gây nên biến chứng nguy hiểm.

– Do tâm lí bất ổn, stress kéo dài

Những căng thẳng về tâm lý kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân đẩy mức đường trong máu của bạn lên cao và vượt quá ngưỡng an toàn. Vì thế học cách kiểm soát tốt tâm trạng cũng chính là việc cấp thiết để bạn tự bảo vệ sức khỏe của mình.

Người bệnh đái tháo đường cần được theo dõi thường xuyên

– Uống nhiều rượu bia

Theo khuyến cáo những người bệnh đái đường nên tránh xa các loại chất kích thích như rượu bia, thuốc lá vì nó là nguyên nhân khiến đường huyết của bạn tăng cao.

Những vấn đề về đường huyết có thể thay đổi mà không có dấu hiệu cụ thể vì vậy việc thăm khám định kỳ cần được thực hiện thường xuyên 1-2 lần 1 năm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chủ Đề