Định nhóm máu hệ rh (d) dương tính là gì

Mẹ bầu đã xét nghiệm yếu tố máu Rh chưa?

Phụ nữ mang thai thường được chỉ định xét nghiệm yếu tố máu Rh trong những tuần đầu của thai kỳ. Đây là xét nghiệm quan trọng mà mẹ bầu không thể bỏ qua.

Yếu tố máu Rh là gì?

Trong máu của mỗi người đều tồn tại yếu tố máu Rh + [dương tính] hoặc Rh [âm tính]. Yếu tố máu Rh là một kháng nguyên hay protein đặc biệt trong tế bào hồng cầu giúp cơ thể hình thành cơ chế tự bảo vệ bằng cách phân biệt hóa máu của chính mình. Yếu tố xác định nhóm máu của trẻ đều được thừa hưởng từ gen của cha mẹ mình.

Hệ thống nhóm máu Rh gồm gần 50 loại kháng nguyên, trong đó kháng nguyên D là quan trọng nhất với tính sinh miễn dịch cao. Trong hai loại thì nhóm máu Rh+ phổ biến hơn cả và nhóm máu Rh- được coi là nhóm máu hiếm. Tuy nhóm máu Rh- không được coi là một loại bệnh và không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến thai kỳ nếu người này mang thai.

Nguy cơ sẽ xảy ra khi người mẹ mang nhóm Rh- nhưng mang thai đứa con có nhóm Rh+. Lúc này, cơ thể người mẹ có thể sản xuất kháng thể chống lại các tế bào hồng cầu có Rh+ của trẻ và gây ra những biến chứng nguy hiểm không thể lường trước.

Trong máu của mỗi người đều tồn tại yếu tố máu Rh + [dương tính] hoặc Rh [âm tính]

Lý do cần phải xét nghiệm yếu tố máu Rh khi mang thai

Nếu người mẹ có yếu tố máu Rh- nhưng lại mang bầu bé có nhóm máu Rh+, thì trẻ có thể bị biến chứng tán huyết do cơ thể mẹ bầu sản xuất ra kháng thể chống lại yếu tố Rh- trong tế bào hồng cầu của thai nhi. Vì yếu tố máu Rh không tương thích giữa mẹ và con, nên khi máu của thai nhi rò rỉ vào cơ thể mẹ trong thời kỳ mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ sinh ra kháng thể tấn công máu của thai nhi, làm tổn hại đến tính mạng của bé.

Để ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng do bất đồng yếu tố máu giữa mẹ và con, các bác sĩ sản khoa khuyến cáo mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm yếu tố máu ở thời gian đầu thai kỳ.

Thông thường, nếu hai vợ chồng mang yếu tố máu Rh khác nhau, các bác sĩ sẽ phải theo dõi suốt quá trình mang thai để đảm bảo cơ thể mẹ không sản sinh ra kháng thể chống lại yếu tố máu bất đồng trong cơ thể bé.

Không tương thích Rh gặp ở những đối tượng nào?

Đối với bất kỳ người phụ nữ nào nếu có nhóm máu Rh- và mang thai em bé có nhóm mau Rh+ hoặc chưa xác định được tình trạng nhóm máu Rh thì đều có nguy cơ xảy ra bất đồng nhóm máu Rh.

Bởi vì cần phải mất một khoảng thời gian để phát triển kháng thể nên thường mang thai đứa con đầu tiên không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, trong lần mang thai tiếp theo nếu đứa trẻ tiếp tục mang Rh+ thì các kháng thể Rh có thể đi qua nhau thai và phá hủy các tế bào hồng cầu của thai nhi.

Ngoài ra, sản phụ có thể tiếp xúc với máu Rh+ trong các xét nghiệm hoặc thủ tục trước sinh như chọc ối.

Có thể bạn quan tâm:

  • Xét nghiệm NIPT là gì? Phát hiện những bệnh nào?
  • Double test và Triple test: Xét nghiệm sàng lọc trước sinh cần thiết cho thai nhi
  • Lấy máu gót chân sơ sinh Xét nghiệm sàng lọc sau sinh cho bé

Triệu chứng khi không tương thích Rh

Sự ảnh hưởng của việc không tương thích Rh ở thai nhi có thể gây ra những biến chứng từ nhẹ cho đến nặng, nguy hiểm nhất là đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Khi các kháng thể của mẹ được sản xuất và tấn công tế bào hồng cầu của thai nhi với triệu chứng của bệnh tan máu, đồng nghĩa với việc tế bào hồng cầu của đứa trẻ đang bị phá hủy và tích tụ bilirubin trong máu.

Trong trường hợp có quá nhiều nồng độ bilirubin trong máu thì em bé sẽ có một vài triệu chứng như vàng da và vàng củng mạc, trương lực cơ thấp, hôn mê

Tuy nhiên những triệu chứng này sẽ thuyên giản nếu việc điều trị không tương thích Rh thành công.

Nếu người mẹ có yếu tố máu Rh- nhưng lại mang bầu bé có nhóm máu Rh+, thì trẻ có thể bị biến chứng tán huyết

Biến chứng của không tương thích Rh

Nếu được phát hiện kịp thời và có những can thiệp cần thiết thì sẽ hạn chế tối đa những nguy cơ mà tình trạng không tương thích Rh tạo ra. Tuy nhiên trong một số trường hợp, những ảnh hưởng của tình trạng bất đồng Rh không được ngăn chặn thì có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như:

Co giật

Thiếu máu

Suy tim

Trẻ gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần, vận động, thính giác,

Tổn thương não thai nhi hay vàng da nhân não

Tử vong

Chẩn đoán không tương thích yếu tố Rh bằng cách nào?

Trong lần khám thai đầu tiên, bác sĩ sẽ chỉ định sản phụ thực hiện xét nghiệm nhóm máu để xác định tình trạng Rh của bản thân.

Nếu kết quả là nhóm máu Rh- thì có thể người chồng cũng được đề nghị kiểm tra yếu tố này để có nhận định chính xác hơn. Trong trường hợp người chồng mang nhóm máu Rh- thì sẽ không cần phải lo lắng. Ngược lại, nếu người chồng mang nhóm máu Rh+ thì cần thực hiện một số xét nghiệm khác để tìm kiếm những yếu tố bất đồng nhóm máu.

Theo đó, sản phụ có thể thực hiện thêm xét nghiệm dương tính gián tiếp Coombs. Phương pháp này sẽ sử dụng mẫu máu để tìm sự hiện diện của các kháng thể phá hủy tế bào trong huyết tương.

Ngoài ra, các bác sĩ còn căn cứ vào nồng độ bilirubin trong máu của em bé để xác định sự bất động nhóm máu. Nếu chỉ số cao hơn bình thường thì đó là dấu hiệu của sự không tương thích.

Một hình thức khác nữa là tiến hành lấy máu sau đó kiểm tra dưới kính hiển vi để xác định hình dạng và cấu trúc của các tế bào hồng cầu để xem có xuất hiện dấu hiệu phá hủy hồng cầu trong máu trẻ sơ sinh hay không.

Điều trị bất đồng nhóm máu Rh

Nếu trường hợp bất đồng nhóm máu Rh ở thể nhẹ thì em bé ngay sau khi sinh có thể được điều trị theo 3 cách chính là truyền máu, truyền chất điện giải và quang trị liệu.

Theo đó, quang trị liệu là phương pháp sử dụng đèn huỳnh quang chiếu lên cơ thể trẻ để làm giảm hàm lượng bilirubin trong máu và được tiến hành lặp đi lặp lại cho đến khi các kháng thể Rh âm tính cùng lượng bilirubin dư thừa được loại bỏ khỏi máu.

Còn đối với mẹ bầu trong giai đoạn mang thai nếu chưa tạo ra kháng thể thì sẽ được tiêm globulin miễn dịch để phòng tránh bất đồng nhóm máu.

Đối với mẹ bầu trong giai đoạn mang thai nếu chưa tạo ra kháng thể thì sẽ được tiêm globulin miễn dịch để phòng tránh bất đồng nhóm máu

Cách phòng tránh bất đồng nhóm máu Rh

Điều đầu tiên để phòng tranh bất đồng nhóm Rh thì người phụ nữ cần thực hiện xét nghiệm Rh khi mang thai để phân loại nhóm máu Rh+ hay Rh-. Sau đó nếu kết quả là Rh- thì cần có phương pháp can thiệt kịp thời như hỏi ý kiến bác sĩ về kế hoạch tiêm globulin miễn dịch trong khi mang thai.

Việc tiêm dự phòng kháng thể anti-D Immunoglobuli trong ba tháng cuối của thai kỳ để trung hòa mọi kháng nguyên RhD dương tính, giúp ngăn tạo ra kháng thể chống lại hồng cầu của thai nhi.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, bệnh nhân cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ Đề