Dịch vụ quản lý tài khoản chuyên thu là gì năm 2024
Ngoài Công văn số 979/KBNN-KHTH ngày 17/5/2007 về việc thanh toán tiền lương qua tài khoản tiền gửi thanh toán cá nhân, Bộ Tài chính đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến nội dung này, cụ thể: Công văn số 16675/BTC-KBNN ngày 6/12/2007 về việc thanh toán cá nhân qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước; Thông tư số 164/2011/TT-BTC ngày 17/11/2011 quy định quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước (trong đó bao gồm nội dung hướng dẫn thay thế Công văn số 16675/BTC-KBNN); và mới đây nhất là Thông tư số 13/2017/TT-BTC ngày 15/2/2017 của Bộ Tài chính quy định quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua KBNN (thay thế Thông tư số 164/2011/TT-BTC). Theo các văn bản này, khi thực hiện việc thanh toán cho các cá nhân thông qua tài khoản thanh toán của đơn vị mở tại ngân hàng theo hợp đồng đã ký với ngân hàng thương mại, thì đơn vị giao dịch tự chịu trách nhiệm về tính chính xác và bảo mật số liệu về danh sách chi trả cá nhân và tự chịu trách nhiệm sự thống nhất về nội dung, số liệu trên hồ sơ, chứng từ gửi Kho bạc Nhà nước với danh sách chi trả cá nhân gửi ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản. Bên cạnh đó, tại tiết c Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 13/2017/TT-BTC còn quy định “…trách nhiệm của ngân hàng thương mại trong việc bảo mật thông tin khi thanh toán, chi trả cá nhân qua tài khoản (như tên, số hiệu tài khoản, số tiền thanh toán, tổng số cán bộ); tài khoản thanh toán của đơn vị mở tại ngân hàng thương mại chỉ sử dụng để làm thủ tục trích chuyển các khoản chi vào các tài khoản thanh toán của cá nhân theo từng cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị; đơn vị giao dịch không được phép sử dụng tài khoản này cho các mục đích khác.” Để thanh toán, chi trả cho cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị, đơn vị sử dụng ngân sách làm thủ tục thanh toán gửi KBNN theo quy định tại Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN quan KBNN và Thông tư số 39/20116 ngày 1/3/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 161/2012/TT-BTC. Căn cứ đề nghị của đơn vị giao dịch, KBNN kiểm soát, nếu hợp lệ thì làm thủ tục chuyển tiền vào tài khoản thanh toán của đơn vị mở tại ngân hàng thương mại. Ngoài ra, đơn vị không phải thực hiện thủ tục khác tại KBNN để chi trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị. Theo Cục trưởng Cục thuế Xuất nhập khẩu – Tổng cục Hải quan Lỗ Thị Nhụ, với việc mở tài khoản chuyên thu của Hải quan tại ngân hàng thương mại, doanh nghiệp (DN) sẽ có nhiều sự lựa chọn về địa điểm để nộp thuế, nhận tiền hoàn thuế, giảm thời gian và chi phí cho DN… Khách hàng đang giao dịch nộp thuế xuất nhập khẩu tại VIB. Nguồn: baohaiquan.vn Thu đúng, thu nhanh Thời gian qua, thực hiện Đề án hiện đại hóa thu nộp NSNN, Tổng cục Hải quan đã ký thỏa thuận và tổ chức phối hợp thu NSNN với 13 ngân hàng thương mại (NHTM). Ý kiến Hải quan một số địa phương cho rằng, việc mở tài khoản chuyên thu nên dựa vào tình hình của mỗi đơn vị, những đơn vị có số thu lớn và quản lý nhiều tỉnh thì nên mở tài khoản tại cấp chi cục, còn lại mở tài khoản tại cấp Cục. Đại diện các ngân hàng cho rằng, phía ngân hàng có khả năng đáp ứng việc mở tài khoản ở bất kỳ nơi nào, tuy nhiên, nên xử lý theo mô hình tập trung sẽ dễ quản lý và thuận tiện hơn… Bên cạnh mặt tích cực là tạo thuận lợi cho các đối tượng thực hiện nghĩa vụ thuế một cách nhanh chóng, theo đánh giá của Cục trưởng Cục Thuế XNK, do các ngân hàng thương mại và Kho bạc nhà nước (KBNN ) thiếu thông tin kiểm tra nên đã có tình trạng một số chứng từ thu NSNN chuyển từ các ngân hàng thương mại về KBNN và chuyển sang cơ quan Hải quan không đầy đủ, thông tin hạch toán thu NSNN cũng như không có mã số thuế để trừ nợ cho người nộp thuế, dẫn đến số tiền thuế trên tài khoản thiếu thông tin chờ xử lý của KBNN còn lớn, nợ thuế của người nộp thuế còn chưa chính xác… Vì vậy, việc cơ quan Hải quan mở tài khoản chuyên thu tại NHTM sẽ giúp cho việc thanh khoản và các khoản nợ của người nộp thuế được nhanh chóng, tạo thuận lợi cho người nộp thuế. Đồng thời, sẽ hạn chế việc phải điều chỉnh lại số tiền thuế trong trường hợp người nộp thuế không thực hiện đúng thứ tự thanh toán, hay nộp nhầm tài khoản… Trên cơ sở đó, Cục Thuế XNK đã xây dựng dự thảo Thông tư hướng dẫn thí điểm thu nộp, hoàn trả thuế đối với hàng hóa XNK qua tài khoản chuyên thu của cơ quan Hải quan tại NHTM. Các khoản thu của người nộp thuế, người khai hải quan nộp vào tài khoản chuyên thu của cơ quan Hải quan mở tại NHTM sẽ bao gồm các khoản thu về thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác của người nộp thuế, người khai hải quan. KBNN chỉ cần hạch toán theo tổng số và theo mục lục mà không phải theo dõi, hạch toán chi tiết đến người nộp thuế, đảm bảo phù hợp với định hướng về quản lý ngân quỹ Nhà nước, cơ chế xây dựng tài khoản tập trung, quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiệp vụ và các hệ thống thanh toán của KBNN. Như vậy, có thể thấy, việc thực hiện mở tài khoản chuyên thu của cơ quan Hải quan tại NHTM sẽ đảm bảo được việc thực hiện thu NSNN được thuận lợi… Nên mở ở cấp nào? Hiện nay, hệ thống thông tin thanh toán của ngân hàng đều có thể đáp ứng cho mô hình mở tài khoản tập trung (một tài khoản trên phạm vi toàn quốc) hoặc phân tán đến cấp tỉnh, thành phố (1 tài khoản cấp 1 và nhiều tài khoản cấp 2 theo cục hải quan địa phương) hoặc phân tán đến cấp quận, huyện (1 tài khoản cấp 1 và nhiều tài khoản cấp 2 tương ứng với cục, chi cục). Vì vậy, Cục thuế XNK đã xây dựng các phương án: Một là, mở tài khoản chuyên thu tại cấp Tổng cục. Theo hướng này, tại mỗi ngân hàng được chọn, Tổng cục Hải quan sẽ mở thí điểm 1 tài khoản chuyên thu, người nộp thuế có thể nộp tiền vào 1 trong các tài khoản chuyên thu đó dù ở bất kỳ địa bàn tỉnh, thành phố nào. Theo đó, quy trình thu NSNN và trao đổi thông tin giữa Hải quan- NHTM và KBNN được thực hiện tập trung tại cấp Tổng cục. Tuy nhiên, để thực hiện được việc này thì bộ máy kế toán tại cấp trung ương phải đủ mạnh (kể cả số lượng và năng lực cán bộ) để thực hiện kiểm soát kế toán và thuế trên phạm vi toàn quốc, đồng thời hệ thống tập trung phải được vận hành thông suốt, hạch toán chính xác, kịp thời, không có rủi ro về kỹ thuật. Hai là, mở tài khoản phân tán tại cấp Cục. Tại mỗi ngân hàng được chọn, Cục Hải quan mở 1 tài khoản cấp 2 tại chi nhánh ngân hàng tỉnh, thành phố. Quy trình thu NSNN và trao đổi thông tin giữa Hải quan- NHTM và KBNN được thực hiện tập trung tại cấp Cục. Cục Hải quan chịu trách nhiệm đối chiếu phát sinh số dư với chi nhánh NHTM, Tổng cục Hải quan chỉ đối chiếu tổng hợp trên cơ sở kết quả đối chiếu của từng Cục. Với phương án này thì sự thay đổi mô hình tổ chức bộ máy không quá đột biến và hạn chế được rủi ro trong thời gian đầu triển khai. Tuy nhiên, cơ quan Hải quan và KBNN phải quản lý nhiều tài khoản, phức tạp trong việc tham chiếu khi chuyển tiền vào tài khoản. Hơn thế nữa, việc nộp thuế chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác dễ bị nộp nhầm tài khoản. Phương án này chưa phát huy được hoàn toàn thế mạnh thanh toán tập trung của các NHTM, chưa thực sự phát huy được mô hình quản lý thuế tập trung của cơ quan Hải quan… Ba là, mở tài khoản phân tán tại cấp chi cục. Theo phương án này, tại mỗi ngân hàng được chọn, chi cục Hải quan mở 1 tài khoản cấp 2 tại chi nhánh ngân hàng tỉnh, thành phố. Quy trình thu NSNN và trao đổi thông tin giữa Hải quan- NHTM và KBNN được thực hiện tập trung tại cấp chi cục, chi cục hải quan chịu trách nhiệm đối chiếu phát sinh, số dư với chi nhánh NHTM. Với phương án này không phải thay đổi mô hình kế toán thuế, các giao dịch thanh toán, đối chiếu với NHTM và KBNN vẫn do chi cục thực hiện như hiện nay. Tuy nhiên, cơ quan Hải quan và KBNN phải quản lý nhiều tài khoản, phức tạp hơn trong việc tham chiếu khi chuyển tiền vào tài khoản chuyên thu của cơ quan Hải quan theo từng địa bàn… Hiện dự thảo thông tư hướng dẫn thí điểm thu nộp, hoàn trả thuế đối với hàng hóa XNK qua tài khoản chuyên thu của cơ quan Hải quan tại NHTM đang được tiếp tục lấy ý kiến góp ý để hoàn chỉnh… |