Dịch vụ dns trên windows 2003

Báo cáo môn chuyên đề  Nhóm III – Lớp SP Tin K30
Mục lục
A. A. Cài đặt dịch vụ DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol) 2
I. Giới thiệu 2
II. Các bước thực hiện: 2
1. Đặt IP tĩnh cho DHCP Server 2
2. Cài đặt bổ sung dịch vụ DHCP: 3
3. Cài đặt và hiệu chỉnh dịch vụ DHCP 5
a) Tạo mới một phạm vi cấp phát 5
b) Cấu hình các tùy chọn DHCP 11
4. Kiểm tra sự hoạt động của DHCP Server 13
B. Cài đặt dịch vụ DNS (Domain Name System) 14
I. Giới thiệu 14
II. Các bước thực hiện: 14
1. Đặt IP tĩnh cho máy DNS Server 14
2. Cài đặt bổ sung dịch vụ DNS: 15
3. Cấu hình dịch vụ DNS: 18
a) Tạo Forward Lookup Zones: 19
b) Tạo Reverse Lookup Zone 22
c) Tạo Resource Record(RR): 24
4. Kiểm tra sự hoạt động của DNS server 33
C. Cài đặt dịch vụ FTP (File Tranfer Protocol) 36
I. Giới thiệu: 36
II. Cài đặt và hiệu chỉnh 36
1. Cài đặt bổ sung dịch vụ FTP: 36
2. Cấu hình dịch vụ FTP 38
a) Cài đặt FTP Site đơn giản: 39
b) Tạo Virtual Directory (Thư mục ảo): 43
c) Cài đặt FTP Site cho từng người dùng (Isolate users) 45
D. Cài đặt dịch vụ Word Wide Web 51
I. Giới thiệu: 51

II. Các bước cài đặt 51
1. Cài đặt bổ sung dịch vụ Web 51
2. Cấu hình dịch vụ Web 54
a) Các cài đặt cơ bản 54
b) Tạo Virtual Directory: 57
3. Kiểm tra sự hoạt động của Web Server 59
1
Cài đặt dịch vụ DHCP
A.A. Cài đặt dịch vụ DHCP (Dynamic Host Configuration
Protocol)
I. Giới thiệu
Dịch vụ DHCP cho phép chúng ta cấp phát động các thông số cấu hình mạng cho
các máy trạm (client). Các hệ điều hành của Microsoft và các hệ điều hành khác như
Unix hoặc Macintosh đều hỗ trợ cơ chế nhận các thông số động, có nghĩa là trên các
hệ điều hành này phải có một DHCP Client. Cơ chế sử dụng các thông số mạng được
cấp phát động có ưu điểm hơn so với cơ chế khai báo tĩnh các thông số mạng như:
- Khắc phục được tình trạng đụng địa chỉ IP và giảm chi phí quản trị cho hệ thống
mạng.
- Giúp cho các nhà cung cấp dịch vụ (ISP) tiết kiệm được số lượng địa chỉ IP thật
(Public IP).
- Phù hợp cho các máy tính thường xuyên di chuyển qua lại giữa các mạng.
- Kết hợp với hệ thống mạng không dây (Wireless) cung cấp các điểm truy cập như:
nhà ga, sân bay, trường học, quán Cafe…
II. Các bước thực hiện:
Ta cần thực hiện các bước sau:
• Đặt IP tĩnh cho DHCP Server
• Cài đặt bổ sung dịch vụ DHCP
• Cài đặt, hiệu chỉnh DHCP để cấp phát địa chỉ IP cho các máy.
• Kiểm tra sự hoạt động của hệ thống
1. Đặt IP tĩnh cho DHCP Server

Để cài đặt dịch vụ DHCP, trước hết chúng ta cần đặt IP tĩnh cho máy đó.
Ở đây, ta đặt địa chỉ máy Server là 192.168.1.2
2
Báo cáo môn chuyên đề  Nhóm III – Lớp SP Tin K30
2. Cài đặt bổ sung dịch vụ DHCP:
 Vào Control Panel/Add or remove Programs
 Chọn Add/Remove Windows Components
 Ở cửa sổ hiện ra, ta chọn mục Networking Services sau đó chọn Details…
3
Cài đặt dịch vụ DHCP
 Check vào mục Dynamic Host Configuration Protocol (DHCP)
 Quá trình cài đặt đang diễn ra:
 Bấm Finish để kết thúc:
4
Báo cáo môn chuyên đề  Nhóm III – Lớp SP Tin K30
3. Cài đặt và hiệu chỉnh dịch vụ DHCP
a) Tạo mới một phạm vi cấp phát
 Vào menu Start chọn Administrative Tools/ DHCP để bắt đầu cấu hình cho
dịch vụ DHCP.
 Click chuột phải vào tên máy và chọn New Scope… để tạo phạm vi cấp phát
địa chỉ mạng
5
Cài đặt dịch vụ DHCP
 Tiếp theo, trong hộp thoại mới hiện ra, ta đặt tên (Name) và mô tả
(Description) cho miền cấp phát.
 Ta đặt địa chỉ IP bắt đầu (Start IP Address ), IP kết thúc (End IP Address) và
Subnet mask cho Scope sẽ cấp phát. Bấm Next để tiếp tục.
6
Báo cáo môn chuyên đề  Nhóm III – Lớp SP Tin K30
 Trong hộp thoại Add Exclusions, ta cho biết những địa chỉ nào sẽ được loại ra

khỏi nhóm địa chỉ đã chỉ định ở trên. Các địa chỉ loại ra này được dùng để đặt
cho các máy tính dùng địa chỉ tĩnh hoặc dùng để dành cho mục đích nào đó.
- Để loại một địa chỉ duy nhất, ta chỉ cần cho biết địa chỉ trong ô Start IP
Address và nhấn Add.
- Để loại một nhóm các địa chỉ, ta cho biết địa chỉ bắt đầu và kết thúc của
nhóm đó trong Start IP Address và Stop IP Address, sau đó nhấn Add.
- Nút Remove dùng để huỷ một hoặc một nhóm các địa chỉ ra khỏi danh sách
trên. Sau khi đã cấu hình xong, ta nhấn nút Next để tiếp tục.
 Trong hộp thoại Lease Duration tiếp theo, bạn cho biết thời gian các máy
trạm có thể sử dụng địa chỉ được cấp phát. Theo mặc định, một máy Client sẽ
7
Cài đặt dịch vụ DHCP
cố làm mới lại địa chỉ khi đã sử dụng được phân nửa thời gian cho phép.
Lượng thời gian cho phép mặc định là 8 ngày. Bạn có thể chỉ định lượng thời
gian khác tuỳ theo nhu cầu. Sau khi đã cấu hình xong, nhấn Next để tiếp tục.
 Hộp thoại Configure DHCP Options xuất hiện. Bạn có thể đồng ý để lưu cấu
hình các tuỳ chọn ở trên (chọn Yes, I want to configure these options now)
hoặc không đồng ý, để việc thiết lập này thực hiện sau (chọn No, I
will configure these options later). Chọn đồng ý và nhấn chọn Next.
 Trong hộp thoại Router (Default Gateway), bạn cho biết địa chỉ IP của default
gateway mà các máy DHCP Client sẽ sử dụng và nhấn Add. Sau đó nhấn
Next
8
Báo cáo môn chuyên đề  Nhóm III – Lớp SP Tin K30
 Trong hộp thoại Domain Name and DNS Server, bạn sẽ cho biết tên
domain mà các máy DHCP client sẽ sử dụng, đồng thời cũng cho biết địa
chỉ IP của DNS Server dùng phân giải tên, nhấn Add để đưa vào. Sau khi đã
cấu hình xong, nhấn Next để tiếp tục.
 Trong hộp thoại WINS SERVER (WINS - Windows Internet Name Service - là
hệ thống phân giải tên NetBIOS trong mạng), bạn có thể cho biết địa chỉ của

WINS Server dùng phân giải các tên NetBIOS thành địa chỉ IP.
- Sau đó nhấn chọn Next.
- Hiện nay dịch vụ WINS ít được sử dụng, do đó bạn có thể bỏ qua bước này.
9
Cài đặt dịch vụ DHCP
 Tiếp theo, hộp thoại Activate Scope xuất hiện, hỏi bạn có muốn kích
hoạt scope này hay không. Scope chỉ có thể cấp địa chỉ cho các máy Client
khi được kích hoạt. Nếu bạn định cấu hình thêm các thông tin tuỳ chọn cho
scope thì chưa nên kích hoạt bây giờ. Sau khi đã lựa chọn xong, nhấn chọn
Next
 Quá trình cài đặt hoàn tất. Click Finish để kết thúc.
10
Báo cáo môn chuyên đề  Nhóm III – Lớp SP Tin K30
b) Cấu hình các tùy chọn DHCP
Các tuỳ chọn DHCP là các thông tin phụ gửi kèm theo địa chỉ IP khi cấp
phát cho các máy Client. Nếu trong các bước trên, ta bỏ qua một số thông tin nào
đó thì có thể vào đây để thêm, hoặc chỉnh sửa các thông số mạng đã cài đặt như
Default Gateway, DNS Server
Bạn có thể chỉ định các tuỳ chọn ở hai mức độ: Scope và Server. Các tuỳ
chọn mức scope chỉ áp dụng cho riêng scope đó, còn các tuỳ chọn mức Server sẽ
áp đặt cho tất cả các scope trên toàn Server. Tuỳ chọn mức scope sẽ che phủ tuỳ
chọn mức server cùng loại nếu có.
Để chỉnh sửa lại một số thông tin cài đặt, ở giao diện cài đặt DHCP, ta
Click chuột phải vào Server Options/ Configure Options
 Tại đây, ta sẽ chỉnh sửa một số thông tin như địa chỉ Gateway, DNS nếu cần
11
Cài đặt dịch vụ DHCP
• CẤU HÌNH DÀNH RIÊNG ĐỊA CHỈ.

Giả sử hệ thống mạng của bạn sử dụng việc cấp phát địa chỉ động, tuy

nhiên trong đó có một số máy tính bắt buộc phải sử dụng một địa chỉ IP cố định
trong một thời gian dài. Bạn có thể thực hiện được điều này bằng cách dành một
địa chỉ IP cho riêng máy đó. Việc cấu hình này được thực hiện trên từng scope
riêng biệt.

Các bước thực hiện:

Chọn menu Start/ Programs/ Administrative Tools/ DHCP.

- Trong ô bên trái của cửa sổ DHCP, mở rộng đến scope bạn định cấu hình, chọn
mục Reservation, chọn menu Action/ New Reservation.

- Xuất hiện hộp thoại New Reservation. Đặt tên cho mục dành riêng này
trong ô Reservation Name, có thể là tên của máy tính được cấp địa chỉ đó.
- Trong mục IP Address, nhập vào địa chỉ IP định cấp cho máy đó. Tiếp theo,
trong mục MAC Address, nhập vào địa chỉ MAC của máy tính đó (là một chuỗi
liên tục 12 ký số thập lục phân). Bạn có thể ghi một dòng mô tả về địa
chỉ vào mục Description.
12
Báo cáo môn chuyên đề  Nhóm III – Lớp SP Tin K30
Supported Types có ý nghĩa:
 DHCP only: chỉ cho phép máy client DHCP yêu cầu địa chỉ này bằng cách sử
dụng giao thức DHCP.
 BOOTP only: chỉ cho phép máy client DHCP yêu cầu địa chỉ này bằng cách
sử dụng giao thức BOOTP (là tiền thân của giao thức DHCP).
 Both: máy client DHCP có thể dùng giao thức DHCP hoặc BOOTP để yêu
cầu địa chỉ này.
4. Kiểm tra sự hoạt động của DHCP Server
Chuột phải vào My Network Places/Properties, chuột phải vào Card mạng
chọn Status

13
Cài đặt dịch vụ DNS
B.Cài đặt dịch vụ DNS (Domain Name System)
I. Giới thiệu
Mỗi máy tính trong mạng muốn liên lạc hay trao đổi thông tin, dữ liệu cho nhau cần
phải biết rõ địa chỉ IP của nhau. Nếu số lượng máy tính nhiều thì việc nhớ những địa chỉ
IP này rất là khó khăn. Mỗi máy tính ngoài địa chỉ IP ra còn có một tên (hostname).
Đối với con người việc nhớ tên máy dù sao cũng dễ dàng hơn vì chúng có tính trực
quan và gợi nhớ hơn địa chỉ IP. Vì thế, người ta nghĩ ra cách làm sao ánh xạ địa chỉ IP
thành tên máy tính và ngược lại, hệ thống phân giải tên miền DNS ra đời nhằm mục đích
này.
Yêu cầu: Xây dựng một DNS Server cho hệ thống mạng theo hình bên dưới, từ đó
giúp các người dùng có thể truy cập các dịch vụ nội bộ thông qua tên đầy đủ, ví dụ:
www.spt.com.vn
ftp.spt.com.vn
mail.spt.com.vn

II. Các bước thực hiện:
Ta cần thực hiện các bước sau:
• Đặt IP tĩnh cho máy Server .
• Cài đặt bổ sung dịch vụ DNS
• Tạo Forward Lookup Zone cho miền spt.com.vn
• Tạo Reverse Lookup Zone cho miền spt.com.vn
• Tạo Record A và PTR phân giải cho máy DNS Server.
• Hiệu chỉnh Record NS và SOA của miền.
• Tạo thêm các Record A và PTR cho các máy trong miền.
• Kiểm tra sự hoạt động của hệ thống
1. Đặt IP tĩnh cho máy DNS Server .
Ở đây, ta đặt địa chỉ máy Server là 192.168.1.2
14

Báo cáo môn chuyên đề  Nhóm III – Lớp SP Tin K30
2. Cài đặt bổ sung dịch vụ DNS:
 Vào Control Panel/Add or remove Programs
 Chọn Add/Remove Windows Components
15
Cài đặt dịch vụ DNS
 Ở cửa sổ hiện ra, ta chọn mục Networking Services sau đó chọn Details…
 Check vào mục Domain Name System (DNS). Bấm OK.
16
Báo cáo môn chuyên đề  Nhóm III – Lớp SP Tin K30
 Quá trình cài đặt đang diễn ra
 Bấm Finish để kết thúc
17
Cài đặt dịch vụ DNS
3. Cấu hình dịch vụ DNS:
- Sau khi ta cài đặt thành công dịch vụ DNS, ta có thể tham khảo trình quản lý
dịch vụ này như sau:
Ta chọn Start/ Programs/ Administrative Tools/ DNS
Một số thành phần cần tham khảo trong DNS Console:
• Event Viewer: Đây trình theo dõi nhật ký sự kiện của dịch vụ DNS, nó
sẽ lưu trữ các thông tin về: cảnh giác (alert), cảnh báo (warnings),
lỗi (errors).
18
Báo cáo môn chuyên đề  Nhóm III – Lớp SP Tin K30
• Forward Lookup Zones: Chứa tất cả các zone thuận của dịch vụ DNS,
zone này được lưu tại máy DNS Server.
• Reverse Lookup Zones: Chứa tất cả các zone nghịch của dịch vụ DNS,
zone này được lưu tại máy DNS Server.
a) Tạo Forward Lookup Zones:
Forward Lookup Zones dùng để phân giải tên máy (hostname) thành địa

chỉ IP. Để tạo zone này ta thực hiện các bước sau:
- Click chuột phải tại Forward Lookup Zones chọn New Zone.
- Chọn Next trên hộp thoại Welcome to New Zone Wizard.
- Chọn Zone Type là Primary Zone
• Primary zone : Cho phép tạo bản sao của zone được lưu ở chính Server
này.
• Secondary zone : Cho phép tạo bản sao của zone được lưu ở Server khác.
• Stub zone : Cho phép tạo bản sao cơ sở dữ liệu của zone, nó chỉ chứa một
vài RR (resource record).
- Next để tiếp tục:
19
Cài đặt dịch vụ DNS
• Chỉ định Zone Name (tên miền, vd: spt.com.vn), chọn Next.
• Từ hộp Zone File, ta có thể tạo file lưu trữ cơ sở dữ liệu cho Zone
(zonename.dns) hay ta có thể chỉ định Zone File đã tồn tại sẵn (tất cả các
file này được lưu trữ tại %systemroot%\system32\dns), tiếp tục chọn Next.
20
Báo cáo môn chuyên đề  Nhóm III – Lớp SP Tin K30
• Hộp thoại Dynamic Update để chỉ định zone chấp nhận Secure
Update, nonsecure Update (cập nhật an toàn/ không an toàn) hay chọn
không sử dụng Dynamic Update, chọn Next.
• Chọn Finish để hoàn tất.
21
Cài đặt dịch vụ DNS
b) Tạo Reverse Lookup Zone.

- Sau khi ta hoàn tất quá trình tạo Zone thuận ta sẽ tạo Zone nghịch (Reverse
Lookup Zone) để hỗ trợ cơ chế phân giải địa chỉ IP thành tên máy (hostname).
- Để tạo Reverse Lookup Zone ta thực hiện trình tự các bước sau:
• Click chuột phải tại Reverse Lookup Zone chọn New Zone:

• Gõ phần địa chỉ mạng (NetID) của địa chỉ IP trên Name Server. Đây là
vùng địa chỉ của các máy con trong mạng.
• Tạo mới hay sử dụng tập tin lưu trữ cơ sở dữ liệu cho zone ngược, sau đó
chọn Next:
22
Báo cáo môn chuyên đề  Nhóm III – Lớp SP Tin K30
• Hộp thoại Dynamic Update để chỉ định zone chấp nhận Secure
Update, nonsecure Update hay chọn không sử dụng Dynamic Update,
chọn Next
• Chọn Finish để hoàn tất.
23
Cài đặt dịch vụ DNS
c) Tạo Resource Record(RR):
Sau khi ta tạo zone thuận và zone nghịch, mặc định hệ thống sẽ tạo ra hai
resource record NS và SOA.
• RR NS (Name server): Cú pháp: [tên domain] IN NS [dns-server-name],
tương ứng với tên domain này thì có DNS quản lý domain đó.
• RR SOA (Start of Authority): chứa một số quy định về việc liên lạc giữa
Primary và Secondary
Tạo RR A: Dùng để ánh xạ hostname thành địa chỉ IP
• Click chuột Forward Lookup Zone, sau đó Click chuột phải vào tên Zone/
New Host:
• Sau đó ta cung cấp một số thông tin về Name, IP address:
Chọn Create associated pointer (PTR) record để tạo RR PTR trong
zone nghịch
Đây là RR A cho máy phân giải dns1
24
Báo cáo môn chuyên đề  Nhóm III – Lớp SP Tin K30
Sau đó chọn Add Host:
Click OK để hoàn thành:

• Tạo RR A để phân giải cho máy chủ phục vụ Web:
25