Danh sách công ty bị hủy niêm yết

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo sẽ hủy đăng ký giao dịch cổ phiếu của các doanh nghiệp cổ phần hóa chưa được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xác nhận công ty đại chúng.

Cụ thể: nhằm thực hiện chủ trương đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước gắn với phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán, hàng loạt các chính sách đã được ban hành như Nghị định số 60/2015/NĐ-CP, Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, Thông tư số 115/2016/TT-BTC, Thông tư số 40/2018/TT-BTC, Thông tư số 13/2019/TT-BTC... Những chính sách này đã góp phần thúc đẩy hoạt động gắn đấu giá cổ phần hóa DNNN với đăng ký giao dịch chứng khoán trên thị trường UPCoM, tạo điều kiện đưa chứng khoán của doanh nghiệp vào giao dịch trên thị trường UPCoM ngay sau khi hoàn tất thanh toán tiền mua cổ phần, kể cả đối với các doanh nghiệp chưa đáp ứng điều kiện công ty đại chúng.

Đồng thời, thực hiện Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14, Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chứng khoán, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021, theo quy định tại khoản 8 Điều 310 Nghị định này, các doanh nghiệp cổ phần hóa đã đăng ký giao dịch trên UPCoM trước ngày Luật Chứng khoán 2019 có hiệu lực nhưng chưa được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xác nhận hoàn tất việc đăng ký công ty đại chúng sẽ bị hủy đăng ký giao dịch sau 01 năm kể từ ngày Nghị định số 155/2020/NĐ-CP có hiệu lực.

HNX cho biết với các doanh nghiệp cổ phần hóa đăng ký giao dịch trên UPCoM sau ngày Luật Chứng khoán 2019 có hiệu lực, theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 137 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP, các doanh nghiệp này sẽ bị hủy đăng ký giao dịch nếu sau 01 năm kể từ ngày giao dịch đầu tiên vẫn chưa đáp ứng đủ điều kiện là công ty đại chúng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 Luật Chứng khoán và chưa được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xác nhận hoàn tất đăng ký công ty đại chúng.

Theo thống kê của HNX, trên UPCoM còn 29 doanh nghiệp đăng ký giao dịch trước thời điểm Luật chứng khoán 2019 có hiệu lực và chưa được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xác nhận là công ty đại chúng, sẽ rơi vào diện hủy đăng ký giao dịch bắt buộc theo quy định nói trên - trong đó lâu nhất là CTCP Cấp thoát nước Bình Phước đăng ký niêm yết từ năm 2017 và gần nhất là vào tháng 7/2020.

Do đó, HNX đã có thông báo cho các doanh nghiệp này về việc rơi vào diện bị hủy đăng ký giao dịch bắt buộc và dự kiến cổ phiếu của các DN này sẽ không còn được giao dịch trên UPCoM từ cuối tháng 3/2022.

Các công ty đó gồm: Trung tâm Dịch vụ Đô thị tỉnh Bạc Liêu (mã BLU); CTCP Cấp thoát nước Bình Phước (mã BPW); CTCP Khoa học Công nghệ Việt Nam (mã BUD); CTCP Bến xe tàu Hậu Giang (mã BXT); CTCP 319.5 (mã CT5); Trung tâm Đăng kiểm phương tiện Giao thông Thủy bộ (mã DKH);

CTCP Sách và Thiết bị trường học Đắk Nông (mã DNB); CTCP Dịch vụ Đô thị Đà Lạt (mã DUS); CTCP Đầu tư và Xây dựng 319.2 (mã DX2); CTCP Giống Thủy sản Quảng Nam (mã GQN); CTCP Giầy Thụy Khuê (mã GTK); CTCP Sách và Thiết bị trường học Hà Nội (mã HAB); CTCP Cấp nước và Vệ sinh môi trường nông thôn Hậu Giang (mã HAW);

CTCP Nông nghiệp công nghệ cao Hậu Giang (mã HGA); CTCP Quy hoạch Kiến trúc và Đầu tư Xây dựng Hậu Giang (mã HGC); CTCP Tài nguyên và Môi trường Hậu Giang (mã HGR); CTCP Hanel (mã HNE); CTCP Đăng kiểm xe cơ giới Hải Dương (mã HTK);

CTCP Khoáng sản Thừa Thiên Huế (mã HUX); CTCP In và Phát hành biểu mẫu Thống kê (mã IPH); Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân (mã MXC); CTCP Giống Nông nghiệp Quảng Nam (mã NNQ); CTCP Thương mại Dầu khí Đồng Tháp (mã PDT); CTCP Tư vấn và Đầu tư phát triển Quảng Nam (mã QNT); CTCP Cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại (mã SON);

CTCP Nhân lực Quốc tế Sovilaco (mã SVL); CTCP Thương mại Dịch vụ Tràng Thi (mã T12); CTCP Trường Sơn 145 (mã TS5) và CTCP Kinh doanh và Đầu tư Việt Hà (mã VHI).

Trên thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận sự hoạt động hiệu quả của rất nhiều cổ phiếu đến từ các doanh nghiệp lớn nhỏ. Tuy nhiên trong số đó, có không ít những cổ phiếu phải hủy niêm yết. Điều này xuất phát từ hai lý do chính, một là báo cáo tài chính của doanh nghiệp thể hiện sự thua lỗ trong một thời gian dài, hai là kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động hiệu quả của đơn vị đó. Sau đây là danh sách một vài cổ phiếu phải hủy niêm yết trong đầu năm 2021. Xin mời các bạn theo dõi.

Ai là người chịu thiệt khi cổ phiếu bị hủy niêm yết?

Danh sách công ty bị hủy niêm yết

Những cổ phiếu kém chất lượng bị đào thải là điều tất yếu. Nhưng ai là người chịu thiệt nhiều nhất khi cổ phiếu hủy niêm yết? Đó vẫn là các cổ đông và nhà đầu tư đại chúng. Bởi vì hầu hết cổ phiếu trước khi hủy niêm yết đều rơi vào tình trạng thị giá tụt dốc không phanh. Mức giá thường dưới giá niêm yết rất nhiều, thanh khoản èo uột, nhiều cổ phiếu có khối lượng giao dịch bằng 0.

Hoặc ngược lại có nhiều trường hợp các cổ phiếu trước thời điểm hủy niêm yết còn xảy ra hiện tượng tăng giá vì có những thông tin đồn đoán về việc có nhà đầu tư mới sẽ tái cấu trúc, được công ty lớn thâu tóm. Điều này khiến cho nhà đầu tư lao vào gom cổ phiếu như con thiêu thân để rồi sau đó phải “ôm hận”.

Danh sách những cổ phiếu phải hủy niêm yết

Cổ phiếu NGC của Công ty cổ phần Chế biến Thủy sản xuất khẩu Ngô Quyền

Danh sách công ty bị hủy niêm yết

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa có thông báo về việc hủy niêm yết cổ phiếu NGC của Công ty cổ phần Chế biến Thủy sản xuất khẩu Ngô Quyền. Lý do lỗ lũy kế tính đến cuối năm 2020 của doanh nghiệp thủy sản ghi nhận hơn 31 tỷ đồng; vượt vốn điều lệ thực góp (23 tỷ đồng). Như vậy, cổ phiếu NGC sẽ phải hủy niêm yết bắt buộc theo quy định.

Tại Báo cáo tài chính kiểm toán 2020 của NGC, các kiểm toán viên cũng cho rằng chưa xác định được tính hiện hữu, đúng đắn và khả năng thu hồi của các khoản công nợ gồm hơn 960 triệu đồng phải thu ngắn hạn, hơn 315 triệu đồng trả trước người bán ngắn hạn và hơn 3 tỉ đồng khoản phải thu ngắn hạn khác tại ngày 31/12/2020.

Cổ phiếu S74 của CTCP Sông Đà

Danh sách công ty bị hủy niêm yết

Tương tự, HNX cũng có quyết định hủy niêm yết gần 6,5 triệu cổ phiếu S74 của CTCP Sông Đà 7.04 từ ngày 3/6. Ngày giao dịch cuối cùng là ngày 2/6. Lý do hủy niêm yết là vì công ty thua lỗ trong 3 năm liên tiếp.

Theo báo cáo tài chính (BCTC) năm 2020 đã kiểm toán; công ty báo lỗ năm 2020 là gần 2,15 tỷ đồng. Năm 2019 lỗ 2,93 tỷ đồng và năm 2018 lỗ 2,934 tỷ đồng. Tính đến ngày 31/12/2020, vốn chủ sở hữu giảm hơn 2 tỷ từ 118,70 tỷ xuống 116,55 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lỗ 18,72 tỷ đồng.

Cổ phiếu ATG của CTCP An Tường An

Danh sách công ty bị hủy niêm yết

Chung số phận, cổ phiếu ATG của CTCP An Tường An cũng vừa bị HoSE ra thông báo sẽ làm thủ tục hủy niêm yết bắt buộc. Doanh nghiệp ghi nhận lỗ liên tục 3 năm liền. Điều này nâng tổng lỗ lũy kế tính đến cuối năm 2020 lên gần 36 tỷ đồng. Kiểm toán viên cũng đã liên tục đưa ra cơ sở của ý kiến ngoại trừ. Thậm chí họ còn nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của ATG.

Cổ phiếu mã LO5 của Lilama 5

Hơn 5 triệu cổ phiếu mã LO5 của Lilama 5 cũng đã nói lời tạm biệt với HNX vào ngày 5/5. Điều này xuất phát từ việc công ty có 3 năm liền lỗ chồng lỗ. Tổng lỗ lũy kế lên 90 tỷ đồng. Kiểm toán cũng nhấn mạnh về vấn đề vốn chủ sở hữu tại ngày 31/12/2020 âm hơn 15 tỷ đồng.

Cổ phiếu MPT của CTCP Tập đoàn Trường Tiền

Danh sách công ty bị hủy niêm yết

Gần đây nhất, HNX thông báo chính thức về việc hủy niêm yết đối với cổ phiếu MPT của CTCP Tập đoàn Trường Tiền (HNX: MPT).

Cụ thể, hơn 17 triệu cp MPT sẽ chính thức bị hủy niêm yết kể từ ngày 25/05. Nguyên nhân hủy niêm yết là do đơn vị kiểm toán đã từ chối cho ý kiến đối với BCTC năm 2020 của công ty nên theo quy định của Luật Chứng khoán, cổ phiếu MPT buộc phải bị hủy niêm yết.

Việc từ chối đưa ra ý kiến được đơn vị kiểm toán dựa trên cơ sở nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của công ty do không thể xác định số dư hàng tồn kho cũng như khả năng thu hồi công nợ phải thu và công nợ phải trả.

Năm 2020, Trường Tiền thực hiện được gần 14 tỷ đồng doanh thu thuần, lao dốc 91% so năm 2019. Thu không đủ bù chi cùng khoản lỗ từ hoạt động khác 1,4 tỷ đồng; khiến Trường Tiền lỗ ròng hơn 1 tỷ đồng. Trong khi năm 2019 vẫn có lãi hơn 2 tỷ đồng.

Theo các chuyên gia khi cổ phiếu bị huỷ niêm yết; bộ phận bị thiệt thòi nhiều nhất chính là các cổ đông nhỏ lẻ. Bởi hầu hết trước khi hủy niêm yết đều rơi vào tình trạng thị giá tụt dốc không phanh. Mức giá thường dưới giá niêm yết rất nhiều, thanh khoản èo uột. Nhiều cổ phiếu có khối lượng giao dịch bằng 0.

Nguồn: Vtc.vn