Đánh giá về ngân hàng phương đông

Không nằm ngoài xu thế phát triển của công nghệ 4.0, OCB đã nhanh chóng nhập cuộc từ sớm với các sản phẩm, dịch vụ số hóa mạnh mẽ, trong đó có thể kể đến ngân hàng số OCB OMNI - ngân hàng số tại Việt Nam với hơn 250 sản phẩm tài chính và dịch vụ tiện ích số thuận tiện. Ngân hàng cũng đạt được những con số tăng trưởng ấn tượng với 60% số lượng giao dịch trong nửa đầu năm 2023 so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, nền tảng tìm, vay mua nhà trực tuyến Unlock Dream Home cũng mở rộng kết nối với gần 30.000 môi giới, thêm 40.000 tài sản được đăng tin, đi vào vận hành thành công ứng dụng điện thoại dành cho môi giới và ứng dụng điện thoại dành cho khách hàng vay. Tính đến tháng 6, gần 500.000 lượt tiếp cận và gần 2.000 hồ sơ đã được giải ngân.

2023 cũng là năm ghi dấu nhiều cột mốc đáng nhớ trên hành trình chuyển đổi số của OCB khi ra mắt Ngân hàng số thế hệ mới Liobank - Ngân hàng số dành riêng cho giới trẻ.

Mới đây, ngày 4/10, nhà băng này tiếp tục tung ra sản phẩm thẻ OCB Mastercard World được thiết kế chuyên biệt cho phân khúc khách hàng cao cấp. Đây là dòng thẻ ứng dụng công nghệ tích hợp, cho phép kết nối cùng lúc thẻ tín dụng và thẻ thanh toán trên cùng một phôi thẻ vật lý và một con chip duy nhất, tự động hóa nhận biết và ưu tiên nguồn tiền phù hợp trong từng giao dịch, giúp chủ thẻ tối ưu hóa trong việc quản lý tài chính.

Từ chiến lược chuyển đổi số mạnh mẽ cho đến hoạt động kinh doanh ấn tượng và bền vững, OCB là một trong số ít ngân hàng giảm được tỷ lệ CIR (tỷ lệ chi phí trên thu nhập) và hoàn thành kế hoạch đặt ra trong nửa đầu năm 2023.

Theo đại diện OCB, đây là động lực quan trọng giúp nhà băng này có được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao trong bối cảnh ngành ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, OCB đã bứt tốc mạnh mẽ trong quý II với lợi nhuận trước thuế tăng 75% so với cùng kỳ 2022.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của OCB đạt 2.560 tỷ đồng, tăng trưởng 47% so với cùng kỳ năm trước. Với con số này, OCB là ngân hàng tăng trưởng lợi nhuận cao thứ hai hệ thống.

Đánh giá về ngân hàng phương đông
Vận dụng hiệu quả chiến lược chuyển đổi số, OCB nhanh chóng gặt hái được nhiều kết quả ấn tượng và bền vững (Ảnh: OCB).

Cũng theo đại diện ngân hàng, trước những con số trên, OCB đã chứng minh được sự đúng đắn trong chiến lược dài hạn bằng việc liên tiếp được các tổ chức trong và ngoài nước ghi nhận thông qua những giải thưởng danh giá.

Đây cũng không phải lần đầu tiên OCB đạt giải tại "Thương hiệu mạnh Việt Nam" trước đó, nhà băng này đã được vinh danh trong hạng mục ngành ngân hàng trong khuôn khổ giải thưởng uy tín này vào năm 2022.

"Trong suốt hành trình 27 năm xây dựng và phát triển, chúng tôi tự hào bởi OCB luôn là ngân hàng hàng đầu trong hoạt động chuyển đổi số và xây dựng hệ thống quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế, bên cạnh tốc độ tăng trưởng liên tục, bền vững, hiệu quả. Gần đây, OCB liên tiếp nhiều năm liền nằm trong top 10 'Thương hiệu mạnh Việt Nam ngành ngân hàng', đây chính là sự ghi nhận và động lực để chúng tôi không ngừng cố gắng nhiều hơn nữa trong hành trình đem đến trải nghiệm tối ưu dành cho khách hàng", đại diện lãnh đạo OCB cho biết.

Trong giai đoạn tới, OCB cho biết đặt mục tiêu tiếp tục tập trung vào việc phát triển quy mô và hiệu quả hoạt động, trong đó thúc đẩy hoạt động bán lẻ, đầu tư mạnh về công nghệ số, kiện toàn hệ thống quản lý rủi ro chuẩn quốc tế theo chiến lược 5 năm 2021-2025.

Chương trình "Thương hiệu mạnh Việt Nam" năm nay có sự tham gia của hàng trăm doanh nghiệp, tập đoàn đầu ngành của nhiều lĩnh vực kinh tế. Các thương hiệu được khảo sát, công bố và vinh danh trong top "Thương hiệu mạnh Việt Nam" là những đơn vị lớn có kết quả hoạt động xuất sắc, ấn tượng, có giá trị thương hiệu cao, được tổ chức uy tín trong nước và quốc tế định giá.

Ngoài ra, những thương hiệu được khảo sát và đánh giá phải có các tiêu chí về phát triển bền vững, tiên phong trong các kế hoạch hoạt động cải thiện môi trường, biến đổi khí hậu và hướng tới thực thi net-zero (giảm phát thải ròng bằng 0) tại Việt Nam, cũng như tăng cường các chính sách hướng tới người lao động, cộng đồng và các doanh nghiệp.

Ngoài ra, việc tiên phong đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến nhằm tạo ra hiệu quả đột phá là một trong những yếu tố được hội đồng quan tâm trong quá trình bình xét.

Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Phương Đông

Tên tiếng Anh: Orient Commercial Joint Stock Bank

Tên viết tắt:OCB

Địa chỉ: Tòa nhà The Hallmark - Số 15 Trần Bạch Đằng - P. Thủ Thiêm - Tp. Thủ Đức - Tp. Hồ Chí Minh

Người công bố thông tin: Mr. Trương Đình Long

Điện thoại: (84.28) 3822 0960 - 2822 0951 - 3822 9062

Fax: (84.28) 3822 0963

Email:[email protected]

Website:https://www.ocb.com.vn

Sàn giao dịch: HOSE

Nhóm ngành: Tài chính và bảo hiểm

Ngành: Trung gian tín dụng và các hoạt động liên quan

Ngày niêm yết: 28/01/2021

Vốn điều lệ: 20,548,242,940,000

Số CP niêm yết: 1,369,882,863

Số CP đang LH: 2,054,824,294

Trạng thái: Công ty đang hoạt động

Mã số thuế: 0300852005

GPTL: 0061/NH-GP

Ngày cấp: 13/04/1996

GPKD: 059700

Ngày cấp:

Ngành nghề kinh doanh chính:

- Dịch vụ chuyển tiền trong nước, nước ngoài - Cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư - Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán thuế nhập khẩu, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm - Dịch vụ thu, chi hộ tiền mặt...

- Ngày 13/04/1996: Ngân hàng TMCP Phương Đông được thành lập với vốn điều lệ ban đầu là 70 tỷ đồng.

- Tháng 02/2003: Tăng vốn điều lệ lên 93.73 tỷ đồng.

- Tháng 05/2003: Nhận sáp nhập Ngân hàng Tây Đô và tăng vốn điều lệ lên 101.35 tỷ đồng.

- Tháng 03/2004: Tăng vốn điều lệ lên 137.13 tỷ đồng.

- Tháng 12/2004: Tăng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng.

- Tháng 11/2005: Tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng.

- Năm 2006: Tăng vốn điều lệ lên 567 tỷ đồng.

- Tháng 05/2006: Tăng vốn điều lệ lên 630 tỷ đồng.

- Tháng 05/2007: Tăng vốn điều lệ lên 1,000 tỷ đồng.

- Tháng 12/2007: Tăng vốn điều lệ lên 1,111.11 tỷ đồng.

- Tháng 10/2008: Tăng vốn điều lệ lên 1,474.47 tỷ đồng.

- Tháng 11/2009: Tăng vốn điều lệ lên 1,877 tỷ đồng.

- Tháng 12/2009: Tăng vốn điều lệ lên 2,000 tỷ đồng.

- Tháng 12/2010: Tăng vốn điều lệ lên 2,635 tỷ đồng.

- Tháng 12/2012: Tăng vốn điều lệ lên 3,234 tỷ đồng.

- Tháng 12/2014: Tăng vốn điều lệ lên 3,547.14 tỷ đồng.

- Tháng 02/2016: Tăng vốn điều lệ lên 4,000 tỷ đồng.

- Tháng 10/2019: Tăng vốn điều lệ lên 7,898.57 tỷ đồng.

- Tháng 08/2020: Tăng vốn điều lệ lên 8,767.25 tỷ đồng.

- Tháng 11/2020: Tăng vốn điều lệ lên 10,959.06 tỷ đồng.

- Ngày 28/01/2021: Ngày giao dịch đầu tiên trên HOSE với giá 22,900 đ/CP.

- Tháng 11/2021: Tăng vốn điều lệ lên 13,698.82 tỷ đồng.

  • 10/11/2023 Lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản năm 2023
  • 20/09/2023 Thưởng cổ phiếu, tỷ lệ 2:1
  • 28/04/2023 Họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2023
  • 13/01/2023 Họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2023
  • 29/12/2022 Họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2022 (bất thành)

Chỉ tiêuĐơn vịGiá chứng khoánVNĐKhối lượng giao dịchCổ phầnTỷ lệ NN nắm giữ, Tỷ suất cổ tức%Vốn hóaTỷ đồngThông tin tài chínhTriệu đồngEPS, BVPS, Cổ tức TMVNĐP/E, F P/E, P/BLầnROS, ROA, ROE%

1. Kỳ kế toán cho năm CPH được tính từ ngày thành lập công ty. 2. F P/E: Tính toán dựa trên số liệu lợi nhuận kế hoạch do DN công bố 3. Đồ thị giá 3 tháng/6 tháng/12 tháng được vẽ bằng dữ liệu điều chỉnh.