Đánh giá phòng chống tham nhũng năm 2024

Đối tượng đánh giá bao gồm: Các quận: Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Liên Chiểu, Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn và huyện Hòa Vang.

Các sở, ban, ngành: Ban Quản lý An toàn thực phẩm Đà Nẵng, Ban quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng, Sở Công Thương, Sở Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Giao thông Vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Ngoại vụ, Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tư pháp, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Xây dựng, Sở Y tế, Thanh tra thành phố, Văn phòng UBND thành phố.

Các cơ quan, đơn vị khác trực thuộc UBND thành phố: Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, Đài Phát thanh Truyền hình, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ưu tiên, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng và Phát triển đô thị, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông, Ban Quản lý các dự án phát triển hạ tầng Khu công nghiệp và Công nghệ cao, Quỹ đầu tư phát triển, Trường Cao đẳng Nghề, Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật.

Bộ Chỉ số đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng các sở, ban, ngành, UBND các quận có tổng điểm 100 với 4 nhóm tiêu chính đánh giá: Tiêu chí đánh giá việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về PCTN (25 điểm); Tiêu chí đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng (40 điểm); Tiêu chí đánh giá việc phát hiện và xử lý tham nhũng (30 điểm); Tiêu chí đánh giá việc thu hồi tài sản tham nhũng (5 điểm). Riêng các cơ quan, đơn vị khác trực thuộc UBND thành phố có tổng điểm đánh giá là 92 điểm.

Việc đánh giá khách quan, toàn diện, trung thực, công khai, minh bạch; căn cứ vào Bộ chỉ số và tài liệu chứng minh về công tác PCTN của các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện.

Về phương pháp tổ chức đánh giá, đối với các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện và các cơ quan, đơn vị khác trực thuộc UBND thành phố tham gia đánh giá thông qua các phương pháp: Thu thập tài liệu, tổng hợp số liệu làm bằng chứng, lập hồ sơ đánh giá; Báo cáo kết quả đánh giá theo đề cương hướng dẫn; Tự đánh giá bằng cách chấm điểm và xây dựng báo cáo đánh giá; Tổng hợp điểm tự đánh giá từng nội dung vào Bảng tổng hợp; Thuyết minh chi tiết kết quả tự đánh giá công tác PCTN của cơ quan, đơn vị trong năm đánh giá theo hướng dẫn; Tài liệu, số liệu minh chứng minh; Gửi Báo cáo kết quả đánh giá và các phụ lục kèm theo về UBND thành phố (bản giấy qua Thanh tra thành phố và bản điện tử theo địa chỉ email [email protected]; đối với tài liệu chứng minh (trừ văn bản mật) gửi bằng bản điện tử về địa chỉ email [email protected]); Phối hợp, giải trình, cung cấp tài liệu để làm rõ theo yêu cầu của Thanh tra thành phố trong trình thẩm tra.

Thanh tra thành phố chịu trách nhiệm ban hành văn bản triển khai việc đánh giá công tác PCTN các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện và các cơ quan, đơn vị khác trực thuộc UBND thành phố; xác định thời kỳ đánh giá, thời hạn nộp báo cáo và hồ sơ đánh giá của các đơn vị. Trường hợp cần thay đổi bộ chỉ số cho phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu của Thanh tra Chính phủ, kiến nghị, đề xuất UBND thành phố xem xét, quyết định.

Đồng thời, thực hiện hướng dẫn và hỗ trợ các cơ quan, đơn vị, địa phương về công tác đánh giá. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương xem xét, làm rõ, thẩm tra Báo cáo đánh giá của các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện và các cơ quan, đơn vị khác trực thuộc UBND thành phố. Tổng hợp kết quả, tham mưu UBND thành phố công bố kết quả về công tác PCTN các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện và các cơ quan, đơn vị khác trực thuộc UBND thành phố.

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1065/QĐ-UBND ngày 23/5/2023 của UBND thành phố.

Năm 2023, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC) đã được UBND tỉnh và các cấp, các ngành của tỉnh Nghệ An chỉ đạo và thực hiện quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, toàn diện, bài bản, với quyết tâm chính trị cao, đạt nhiều kết quả quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2023 của địa phương.

Đánh giá phòng chống tham nhũng năm 2024

Đoàn kiểm tra Ban chỉ đạo CCHC của Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Nghệ An

Để công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực triển khai có hiệu quả, UBND tỉnh chỉ đạo, quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về các quy định của pháp luật, các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực gắn với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” cho công chức, viên chức và lao động trong cơ quan, đơn vị, cụ thể: Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 28/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Chỉ thị số 27CT/TW ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh tham nhũng, lãng phí, tiêu cực”; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc; Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế” và các Chỉ thị, kế hoạch của Tỉnh ủy về công tác này. Năm 2023, UBND tỉnh đã ban hành 05 kế hoạch, 06 quyết định, 08 văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Các cấp, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh đã tổ chức 310 lớp tập huấn, hội nghị lồng ghép về công tác PCTN, TC với số lượng gần 22.000 người tham gia. Xây dựng và phát sóng được 04 chuyên đề, 20 tin, 10 phòng sự về công tác PCTN, TC phát trên sóng Đài PT-TH Nghệ An.

Năm 2023, UBND tỉnh đã chỉ đạo thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan, đơn vị như: tăng cường tính công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động mà trước hết tập trung vào công tác quản lý nhà nước ở những lĩnh vực dễ xảy ra tiêu cực, tham nhũng: tài chính ngân sách Nhà nước, quản lý đầu tư xây dựng, các dự án đầu tư công và tài sản công, quản lý sử dụng đất; tổ chức cán bộ; xây dựng và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị; thực hiện quy tắc ứng xử và chuyển đổi vị trí công tác, thực hiện các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn và cải cách hành chính... Kết quả, UBND tỉnh đã ban hành 02 Quyết định, xây dựng và trình HĐND tỉnh ban hành 16 Nghị quyết về sửa đổi chế độ, định mức, tiêu chuẩn về tài chính và triển khai 15 cuộc kiểm tra đột xuất việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính. Trong năm đã có 650 lượt công chức, viên chức ở các cơ quan, đơn vị chuyển đổi vị trí công tác, 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh, cấp huyện đã được các sở, ban, ngành tham mưu xây dựng quy trình nội bộ, quy trình điện tử theo đúng quy định. 100% cơ quan nhà nước 03 cấp của tỉnh đã được cấp, phát, sử dụng chữ ký số. Hệ thống dịch vụ công một cửa điện tử đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu giải quyết các thủ tục hành chính một cách nhanh chóng, thuận lợi. Việc thực hiện các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn được triển khai thực hiện có hiệu quả.Năm 2023, đã bốc thăm, lựa chọn ngẫu nhiên 20 người được xác minh tài sản, thu nhập năm 2023 tại 04 đơn vị.

Cùng với thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, tỉnh Nghệ An đã tăng cường phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan, đơn vị thông qua hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra và tự kiểm tra. Năm 2023, toàn ngành thanh tra Nghệ An đã thực hiện 335 cuộc thanh tra hành chính (qua thanh tra phát hiện sai phạm 66.394 triệu đồng và 101.540 m² đất; kiến nghị và thu hồi về ngân sách nhà nước 48.137 triệu đồng, kiến nghị khác 18. 257 triệu đồng và 101.540 m² đất. Đã thu hồi về ngân sách nhà nước 443.327 triệu đồng. Qua thanh tra cũng đã kiến nghị xử lý hành chính 46 tổ chức và 217 cá nhân sai phạm và chuyển 01 vụ việc có dấu hiệu sai phạm sang cơ quan cảnh sát điều tra); 627 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành (qua thanh tra phát hiện 940 tổ chức và cá nhân có vi phạm, phát hiện tổng số tiền vi phạm 1355 triệu đồng và kiến nghị thu hồi về ngân sách Nhà nước 1.305 triệu đồng, kiến nghị khác 50 triệu đồng; ban hành 915 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền xử phạt 5.616 triệu đồng); 125 cuộc thanh tra công vụ, thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng các cấp, các ngành trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (kiến nghị kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với 48 tổ chức và 180 cá nhân có sai phạm trong thực thi công vụ).

Trong công tác điều tra, năm 2023, cơ quan điều tra các cấp trong tỉnh đã thụ lý điều tra 43 vụ/184 bị can, đã kết thúc điều tra đề nghị truy tố 26 vụ/85 bị can; đình chỉ điều tra 01 vụ/01 bị can. Thiệt hại do tội phạm tham nhũng gây ra 7,830,963 triệu đồng; tài sản đã thu hồi được 5,647,797 triệu đồng.

Trong công tác điều tra, truy tố, xét xử: Trong năm 2023, cơ quan điều tra các cấp của Công an Nghệ An đang thụ lý, điều tra 13 vụ án, 03 vụ việc thuộc diện theo dõi, chỉ đạo của ban chỉ đạo tỉnh về phòng chống tham nhũng, tiêu cực, xử lý kỷ luật 01 cán bộ là người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, đơn vị. Viện kiểm sát nhân dân các cấp thụ lý giải quyết 22 vụ/58 bị can, đã giải quyết 21 vụ/49 bị can. Tòa án nhân dân các cấp thụ lý xét xử 30 vụ/77 bị cáo, đã xét xử 23 vụ/45 bị cáo.

Về kết quả công tác PCTN, TC trong các doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước, tỉnh đã ban hành nhiều công văn hướng dẫn các doanh nghiệp và tổ chức khu vực ngoài nhà nước áp dụng biện pháp phòng, chống tham nhũng cũng như thực hiện công tác tuyên truyền về PCTN, công khai, minh bạch việc thực hiện chính sách pháp luật có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, thành viên...

Bên cạnh đó năm 2023, tỉnh Nghệ An đã tăng cường vai trò, trách nhiệm của xã hội trong PCTN,TC, đặc biệt là tăng cường vai trò giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các cơ quan báo chí và quần chúng nhân dân.

Để công tác PCTN,TC trong thời gian tới đạt kết quả cao hơn nữa, năm 2024, Tỉnh Nghệ An tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm sau: (1) Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục về PCTN,TC gắn với đẩy mạnh học tập và làm the tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng văn hóa liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên, đề cao tính gương mẫu, quyết liệt và trách nhiệm của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị trong PCTN,TC. (2) Triển khai kịp thời, có hiệu quả Đề án của Chính phủ về “xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập”. ( 3) Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực nhất là các quy định về công khai, minh bạch, cải cách hành chính, dịch vụ công...(4) Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực theo tinh thần Chỉ thị số 10-CT/TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ. (5) Đẩy nhanh tiến độ xử lý, giải quyết các vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực, nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ban Chỉ đạo tỉnh về PCTN,TC theo dõi, chỉ đạo. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và các cơ quan tố tụng để xử lý kịp thời các vụ việc có dấu hiệu tội phạm tham nhũng được phát hiện trong quá trình thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.../.