Đánh giá năng lực người học như thế nào

Đổi mới phương pháp dạy học đang thự hiện từng bước từ chuyển chương trinh giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lự của người học. Nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì sang việc để ý xem học sinh vận dụng được những gì thông qua việc học. Để thực hiện được phương pháp này, đòi hỏi các giáo viên phải có một quy trình dạy học rõ ràng và chỉn chu. Thông qua bài viết này, Chúng tôi xin giới thiệu 5 bước trong dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh để Quý bạn đọc có thể tham khảo.

Thế nào là dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh?

Chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh hay còn được gọi là dạy học đính hướng kết quả đầu ra, là việc các giáo viên thông qua kỹ năng nghiệp vụ của mình, cùng các phương pháp dạy học ưu việt để dạy và định hướng việc học cho học sinh, nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện của học sinh, từ phẩm chất, năng lực, đồng thời chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm trang bị cho các em những kỹ năng để xử lý các vấn đề trong cuộc sống và nghề nghiệp.

Đánh giá năng lực người học như thế nào

Các đặc trưng cơ bản của Phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh

– Dạy học thông qua việc tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập giúp học sinh có thể chủ động tiếp thu kiến thức chứ không hề bị động như trước kia, từ đó, tạo cho học sinh cách phản ứng trước mọi vấn đề. Để làm được như vậy, đòi hỏi giáo viên phải là một người biết điều phối quá trình dạy học.

– Rèn luyện cho học sinh cách khai thác và sử dụng tài liệu trong học tập. Đồng thời, giúp học sinh thực hiện các kỹ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, tương tự, … để dần hình thành và phát triển tài năng sáng tạo.

– Tăng cường sự phối hợp, làm việc giữa cá nhân và tập thể để học sinh có thể làm quen với kỹ năng làm việc nhóm từ đó vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân và tập thể để giải quyết nhiệm vụ học tập chung.

Bước 1: Xác định mục tiêu

Cần phân tích được mục đích đánh giá, mục tiêu học tập sẽ đánh giá. Đó là các mục tiêu về phẩn chất; năng lực chung; năng lực đặc thù.

Bước 2: Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá

– Cần xác định thông tin, bằng chứng về phẩm chất và năng lực của học sinh;

– Thông qua các phương pháp, công cụ đặc thù cần phải có để thu thập được thông tin hoặc bằng chứng về phẩm chất, năng lực của học sinh.

– Đồng thời, xác định rõ các cách xử lý thông tin và bằng chứng vừa mới thu thập được.

Bước 3: Thực hiện

– Tiến hành xây dựng các bộ câu hỏi, các bài tập, bảng kiểm, hồ sơ, hay phiếu đánh giá theo các tiêu chí đã định trước.

– Thực hiện theo các yêu cầu, kỹ thuật đối với các phương pháp, công cụ đã lựa chọn, thiết kế năng đạt mục tiêu kiểm tra, đánh giá, phù hợp với từng loại hình

Bước 4: Phân tích, xử lý kết quả

– Tiến hành chấm điểm cho học sinh dựa theo phương pháp định tính, định lượng, …

– Hoặc dựa vào các phần mềm đánh giá kết quả của học sinh.

Bước 5: Phản hồi

– Trước tiên, giáo viên phải tiến hành giải thích các kết quả mà giáo viên đã đưa ra cho học sinh.

– Sau khi giải thích về các đáp án, dựa vào các kết quả vừa thu được ở Bước 4, các giáo viên tiến hành đưa ra những nhận định về sự phát triển của học sinh về năng lực, phẩm chất của họ so với những mục tiêu và yêu cầu cần phải đạt được.

– Đồng thời, giáo viên tiến hành lựa chọn cách phản hồi kết quả đánh giá: Đó có thể là bằng điểm số, cũng có thể bằng nhận định hoặc nhận xét để mô tả phẩm chất, năng lực đạt được, …

– Cũng từ việc thu được kết quả đánh giá của học sinh, lắng nghe ý kiến của học sinh, từ đó sử dụng các phương pháp, ý tưởng để điều chỉnh hoạt động dạy học học, giáo dục nhằm phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh một cách tối đa.

Một vài đánh giá về quy trình 5 bước trong dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh

– Có thể thấy, thông qua quy trình 05 bước, sẽ giúp học sinh phát huy một cách tối đa năng lực của bản thân; thông qua phương pháp này có thể rèn luyện cho học sinh đức tính tự giác trong học tập, giúp học sinh phản ứng nhanh trong mọi tình huống; đồng thời góp phần tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức có thể kiểm soát, quản lý chất lượng theo kết quả đầu ra theo định hướng đã định sẵn.

– Tuy nhiên, bên cạnh đó, cần phải biết cách cân đối trong việc học cho học sinh, tránh trường hợp áp dụng quy trình một cách thiên lệch, không chú ý đầy đủ đến nội dung dạy học, sẽ làm cho học sinh bị mất một lượng lớn kiến thức cần có, từ đó làm mất tính cân bằng trong hệ thống kiến thức của các bạn ấy.

Trên đây là 5 bước trong dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh và một số vấn đề khác liên quan. Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu và làm việc. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc để biết thêm nhiều thông tin, Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Xin cảm ơn.

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI HỌCThS. Hoàng Thanh Phương Bất cứ một quá trình nào, lĩnh vực nào mà con người tham gia cũng nhằm tạora những biến đổi nhất định, muốn biết những biến đổi đó diễn ra ở mức độ nào thìcần phải đánh giá. Trong thực tiễn, đánh giá được thực hiện ở các lĩnh vực khácnhau và diễn ra trong những tình huống rất đa dạng, đánh giá là hoạt động của conngười nhằm phán xét về một hay nhiều đặc điểm của sự vật, hiện tượng, con ngườitheo những quan niệm và chuẩn mực nhất định mà người đánh giá cần tuân theo.Trong hệ thống giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng, đánh giá không chỉlà sự phản hồi của hệ thống mà còn tác động đến chất lượng của hệ thống. Tronggiáo dục, đánh giá là bộ phận hợp thành rất quan trọng, một khâu không thể tách rờicủa quá trình giáo dục và đào tạo, đánh giá có vai trò tích cực trong việc điều chỉnhgiáo dục, là cơ sở cho việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.Đánh giá nhằm nâng cao chất lượng của tất cả các hoạt động giáo dục,chương trình giáo dục, sản phẩm giáo dục, đánh giá cần phải mang tính dự đoán, chitiết, có tác dụng điều chỉnh, phát triển nâng cao. Đánh giá cung cấp những thông tinđể chỉ đạo kịp thời các hoạt động ở một đơn vị giáo dục, giúp cho việc điều chỉnhthường xuyên các hoạt động giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục. Trong quá trình đào tạo đại học, kết quả mà sinh viên đạt được là cơ sở quantrọng nhất để đánh giá chất lượng và hiệu quả đào tạo ở đại học. Đánh giá kết quảhọc tập thực chất chính là sự đánh giá năng lực của người học, là sự so sánh, đốichiếu kiến thức, kỹ năng, thái độ thực tế đạt được ở người học với các kết quả mongđợi đã xác định trong mục tiêu dạy học. Kết quả học tập phản ánh trong kết quảkiểm tra định kì, các kỳ thi, công trình nghiên cứu. Kết quả của việc đánh giá đượcthể hiện chủ yếu bằng điểm số theo thang điểm đã được qui định, bằng xếp loại, thểhiện bằng nhận xét, đánh giá phải dựa vào các bằng chứng được thu thập từ nhiềuhoạt động khác nhau.1.Vai trò của đánh giá kết quả học tập theo năng lực người họcĐánh giá thúc đẩy sinh viên học tập, nâng cao trách nhiệm của học sinh tronghọc tập. Đánh giá thông báo kịp thời cho sinh viên biết tiến bộ của họ, có tác dụng thúcbách sinh viên học tập, động viên, khích lệ họ học nhiều hơn, tốt hơn, chỉ cho họ thấynhững nội dung nào chưa tốt, nội dung nào cần học thêm, học cải thiện, học lại v.v Đánh giá kết quả học tập theo năng lực của sinh viên được tiến hành tốt giúp cho họ cócơ hội để củng cố tri thức, phát triển trí tuệ. Giúp hình thành cho họ nhu cầu thói quentự đánh giá, nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý chí vươn lên trong học tập và rèn luyện. Đánh giá có tác động tới phương pháp dạy và tới phương pháp học, yêu cầuvề nội dung kiểm tra đánh giá đòi hỏi giảng viên và sinh viên phải phải thay đổicách học để thể hiện được được kết quả học tập thực sự. Đánh giá kết quả học tập giúp cho các nhà quản lý đi đến những quyết địnhđể cải tiến và hoàn thiện nội dung hay chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học. Trongquá trình dạy học, vấn đề sử dụng tài liệu nào, phương pháp, phương tiện nào làthích hợp, tất cả những điều đó phải được thực thi và có những kết quả, kết quả nàythông qua đánh giá để đi đến quyết định là nên được tiếp tục hay cần thay đổi, chínhquá trình đánh giá sẽ cung cấp cơ sở cho sự phán xét này.2. Chức năng của đánh giá kết quả học tập theo năng lực người họcChức năng cơ bản trong đánh giá kết quả học tập theo năng lực của sinh viênđại học là chức năng xác nhận và chức năng điều chỉnh. - Với chức năng xác nhận mục đích là nhằm xác định mức độ mà sinh viênđạt được các mục tiêu học tập, nó cung cấp những số liệu để thừa nhận hay bác bỏsự hoàn thành hay chưa hoàn thành môn học hay khoá học, để đi đến quyết định.Quyết định đó là tiếp tục học lên hoặc cấp chứng chỉ, cấp bằng.v.v hoặc nhằm xếploại sinh viên theo mục đích nào đó, thường tiến hành sau một giai đoạn học tập.Chức năng này có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt, đặc biệt là về ý nghĩa xã hộicủa nó, thể hiện tính hiệu quả của một hệ thống đào tạo. Việc đánh giá này đòi hỏiphải thiết lập một ngưỡng trình độ tối thiểu và xác định đúng vị trí kết quả củangười học với ngưỡng này.- Với chức năng chẩn đoán, đánh giá nhằm hỗ trợ việc học tập bởi vì học tậpdiễn ra trong một thời gian khá dài, sinh viên thường khó bảo toàn tất cả kiến thứcđã thu được, đó là tình trạng rơi rụng kiến thức thường thấy và nó ngày càng tăngdo khối lượng kiến thức tăng lên. Đánh giá chẩn đoán nhằm hỗ trợ việc học tập củasinh viên, cung cấp cho sinh viên những tín hiệu từ việc học tập của họ, từ đó giúphọ khắc phục những thiếu sót, điều chỉnh cách học cho phù hợp. Đánh giá chẩnđoán được tiến hành thường xuyên, đặt sinh viên trước trình độ học lực của họ,đồng thời tạo điều kiện giúp đỡ cho họ để cải thiện nâng cao về số lượng và chấtlượng, do vậy nó có tính chất thúc đẩy, củng cố, mở rộng và nâng cao chất lượng trithức.3. Một số phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả theo năng lực người học3.1. Phương pháp kiểm tra viết dạng tự luậnPhương pháp kiểm tra viết bài tự luận là phương pháp sử dụng hình thức bàiviết tự luận để thu thập thông tin phản hồi nhằm đánh giá kết quả học tập của họcsinh, chúng đòi hỏi sử dụng nhận xét, phán xét và diễn giải của người chấm trongviệc cho điểm, gồm các loại câu hỏi kiểm tra trả lời mở rộng hay có cấu trúc.Loại bài tự luận có ưu điểm sau : - Khả năng lập luận, sắp đặt hay phác hoa; - Khả năng thẩm định, bình luận - Khả năng chọn lựa các kiến thức, ý tưởng quan trọng và tìm mối quan hệgiữa các kiến thức ý tưởng ấy; - Khả năng thể hiện hay diễn đạt các ý tưởng sáng tạo.Phương pháp kiểm tra viết bằng tự luận có các hạn chế sau : - Không có khả năng đo lường tri thức về sự kiện hoặc kỹ năng hành độngmột cách hữu hiêu.- Các câu trả lời thường dài, tốn thời gian trình bày, diễn đạt bằng văn viết.Học sinh dễ quay cóp và có thể khéo léo tránh đề cập những điểm không hiểu rõ.- Việc chấm điểm thường mất nhiều thời gian. Kết quả phụ thuộc vào người chấm. Yêu cầu đối với phương pháp kiểm tra viết dạng bài tự luận: - Câu hỏi kiểm tra cần được diễn đạt một cách rõ ràng, chú ý đến cấu trúc vềngữ pháp. Từ ngữ lựa chọn phải chính xác. - Cần xác định được thời gian cần cho việc trả lời câu hỏi, đối với những câutrả lời giới hạn, có thể dễ ước lượng thời gian trả lời cho mỗi câu, còn đối với nhữngcâu trả lời mở rộng, khó hơn trong việc ước lượng thời gian cần thiết, do đó câu hỏicần đảm bảo cho học sinh viết chậm cũng có thể hoàn thành được bài viết.- Một trong những cách có thể cải tiến câu tự luận để nâng cao độ tin cậy làtăng số câu hỏi trong bài kiểm tra, giảm độ dài ở phần trả lời của mỗi câu, nhữngcâu quá dài và tổng quát có thể phân ra làm nhiều câu hỏi ngắn, có giới hạn độ dàicủa mỗi câu.- Khi tổ chức cho sinh viên làm bài cần phải có những biện pháp để tránhđược các yếu tố gây nhiễu từ bên ngoài. (tiếng ồn, ánh sáng và các yếu tố gây nhiễukhác). - Cần xác định thang điểm một cách chuẩn xác và chi tiết, trong đó đưa ranhững câu trả lời có thể chấp nhận được và trọng số cho từng câu trả lời. Cần phảicó một bảng hướng dẫn nêu rõ những khái niệm, những ý tưởng, những lập luận,khối lượng dài ngắn và một số vấn đề khác tạo nên một bài trả lời chấp nhận được.Mặt khác, cần có dự kiến đưa ra một số vấn đề có thể xuất hiện trong bài làm, để cócách xử lí và cho điểm.3.2. Phương pháp trắc nghiệm khách quanMột bài trắc nghiệm khách quan thường bao gồm nhiều câu hỏi, mỗi câuthường được trả lời bằng một dấu hiệu đơn giản, hay một từ, một cụm từ, do đó cónhiều câu hỏi trong một bài trắc nghiệm.Trong lĩnh vực giáo dục có nhiều cách phân loại trắc nghiệm, mỗi cách phânloại đều dựa trên những cơ sở nhất định. Theo dạng thức của bài trắc nghiệm có trắcnghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận.* Các loại câu trắc nghiệm khách quan: Câu nhiều lựa chọn; Loại câu đúng -sai; Câu trả lời ngắn; Câu điền vào chỗ trống; Câu ghép đôi Mỗi loại câu ở trên đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, trong quátrình kiểm tra, đánh giá cần xem xét chúng trong hoàn cảnh cụ thể để lựa chọn và sửdụng cho phù phợp với các mục tiêu đo lường và đánh giá.Sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong đánh giá kết quả học tậpcó khả năng đo được các mức độ của nhận thức (biết, hiểu, áp dụng, phân tích, tổnghợp, đánh giá). Một trong những ưu điểm nổi bật của phương pháp trắc nghiệmkhách quan là điểm số có độ tin cậy cao. Bài trắc nghiệm bao quát được phạm vikiến thức rộng nên đại diện được cho nội dung cần đánh giá.Tuy nhiên phương pháp trắc nghiệm khách quan cũng có một vài hạn chế,dùng bài trắc nghiệm khách quan sẽ khó khăn trong việc đo lường khả năng diễnđạt, sắp xếp, trình bày và đưa ra ý tưởng mới.Quá trình chuẩn bị câu hỏi trắc nghiệm là khó khăn và mất nhiều thời gian,đồng thời việc tiến hành xây dựng câu hỏi cần tuân theo những bước chặt chẽ hơn so vớicâu tự luận.* Yêu cầu khi sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quanLựa chọn phương pháp trắc nghiệm khách quan cần căn cứ vào mục đíchđánh giá, đối tượng đánh giá và các điều kiện cụ thể, cũng như khả năng mà trắcnghiệm có thể đo lường và đánh giá được các mục tiêu đã xác định.Có một hệ thống ngân hàng câu trắc nghiệm đảm bảo được yêu cầu về các chỉsố của câu trắc nghiệm. Hệ thống ngân hàng câu trắc nghiệm cần được xây dựngmột cách cẩn thận, quản lý một cách khoa học.Các câu trắc nghiệm khi thiết kế vào bài trắc nghiệm phải đại diện được chonội dung cần đánh giá, sắp xếp câu trắc nghiệm theo từng chủ đề và từ dễ cho đếnkhó. Hướng dẫn chu đáo về cách thức làm bài trắc nghiệm trước khi tiến hành làmtrắc nghiệm. Đối với các kỳ thi triển khai trên một diện rộng, việc chấm điểm bàitrắc nghiệm được thực hiện bằng máy chấm theo một qui trình chặt chẽ. 3.3. Phương pháp vấn đáp Vấn đáp là một phương pháp kiểm tra - đánh giá sử dụng các câu hỏi trực tiếp(hỏi- đáp) để thu nhận các thông tin phản hồi về các đặc khả năng, thái độ, nhânthức của người trả lời. Ưu điểm :- Cho thông tin phản hồi trực tiếp và nhanh chóng. Loai hình câu hỏi đa dạngvà có khả năng sử dụng linh hoạt trong các tình huóng khác nhau - Vừa định tính vừa định lượng đươc cả kiến thức, kỹ năng và thái độ - Có độ chính xác tương đối cao, có giá trị giáo dục nhiều mặt, bổ sung kiến thức, ít tốn thời gian- Rèn luyện năng lực tư duy và khả năng phản ứng, lập luận diễn giải bằng lờitức thời của học sinh .Nhược điểm:- Thông tin trả lời mang nặng tính chất, suy nghĩ chủ quan của người trả lời - Dễ bị sai lệch bản chất. - Chịu ảnh hưởng của môi trường, ngoại cảnh và thái độ của người hỏi và tâmthế của người trả lời. Không hỏi được nhiều người trong một lúc. - Khó lưu giữ thông tin trả lời. Chỉ hỏi được từng khía cạnh của vấn đề - Tốn thời gian nếu số lượng học sinh đông Yêu cầu khi sử dụng phương pháp vấn đápCâu hỏi phải chính xác, rõ ràng, sát với trình độ của người học, diễn đạt câuđúng ngữ pháp, gọn gàng sáng sủa, câu hỏi phải có tác dụng kích thích tích cực, độclập tư duy. Nên có từ 2 người trở lên tham gia để đảm bảo tính khách quan3.4. Phương pháp quan sát Quan sát là một phương pháp kiểm tra -đánh giá sử dụng tri giác (trực tiếphoặc gián tiếp) để thu nhận các thông tin phản hồi về các đặc điểm, tính chất, trạngthái. của các đối tượng cần đánh giá. Phương pháp này thường sử dụng để quan sátkỹ năng, sản phẩm, thái độ.Ưu điểm của phương pháp này là :- Cho thấy hình ảnh cụ thể của đối tượng cần đánh giá ( hành vi, hoạt động, trạngthái ) - Có thông tin trực tiếp , trung thực và nhanh chóng- Có khả năng tìm hiểu được nhiều khía cạnh của đối tượng quan sát. Rất tốtcho kiểm tra thực hành Tuy nhiên quan sát có một số nhược điểm sau :- Thông tin phản hồi mang nặng tính chất định tính, bề ngoài, hình thức khóthấy bản chất. - Chịu ảnh hưởng của môi trường, ngoại cảnh và thái độ của người quan sát- Khó quan sát khi đối tượng đông và có nhiều hoạt động phức tạp- Tốn thời gian khi cần đánh giá quá trình.* Yêu cầu khi sử dụng phương pháp này làĐể tiến hành quan sát, trước hết cần xác định được mục tiêu và hệ thống hànhvi liên quan đến mục tiêu cũng như các mức độ của hành vi. - Cần có kế hoạch trước cho việc quan sát, và phải chuẩn bị một danh mụccần quan sát cái gì, tức là phải định ra trước một loạt hành vi sẽ được quan sát, việcquyết định này giống như việc quyết định là nội dung gì sẽ được đưa vào bài kiểmtra đánh giá kết quả học tập. - Khi quan sát chỉ nên tập trung vào một hoặc hai đặc điểm để cho các số liệutin cậy hơn, bởi vì người quan sát khó tập trung vào nhiều đặc điểm cùng một lúc.- Số lượng quan sát phải nhiều và thời gian quan sát diễn ra liên tục thì thì độtin cậy của quan sát sẽ lớn hơn.- Quan sát được tiến hành đồng thời với hoạt động và giảng dạy và giáo dụccủa giảng viên. - Quan sát cần mang tính lựa chọn, tức là nếu quan sát trong một tập thểmang tính bao quát, tuy nhiên cũng cần được tập trung tới một vài cá nhân đặc biệt,chẳng hạn như những học sinh chậm chạp hoặc tách biệt, khép kín, hoặc quá hiếuđộng, chúng cần có sự giúp đỡ đặc biệt.- Nên ghi lại một cách cẩn thận và tóm tắt ngay sau khi nó xảy ra, tuy nhiênkhông nên đồng thời đưa ra những giải thích kết luận ngay về thái độ, điều này sẽgây trở ngại đến tính khách quan trong quá trình thu thập thông tin quan sát.- Có thể sử dụng các phương tiện kỹ thuật vào quá trình quan sát.4. Xu hướng về kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo năng lực người học hiệnnay4.1. Xu hướng đổi mới kiểm tra đánh giáKiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo năng lực người học phải dựa vào cácbằng chứng được thu thập từ nhiều hoạt động khác nhau, các phương pháp đánh giárất đa dạng như kiểm tra tự luận, trắc nghiệm khách quan, vấn đáp, thực hành.v.v Các phương pháp phải được lựa chọn, sử dụng phù hợp với mục tiêu dạy học vàtuân thủ những nguyên tắc nhất định, nó phải là bộ phận khăng khít của quá trìnhdạy học. Ngày nay, xu hướng của đánh giá kết quả học tập là:- Chuyển dần trọng tâm từ việc đánh giá kết quả cuối cùng sang đánh giá cảquá trình, đảm bảo cho việc đánh giá toàn diện hơn, đầy đủ hơn nội dung môn học,giúp họ có nhiều cơ hội hơn để thể hiện mình và giảm bớt sức ép từ việc kiểm trađánh giá; - Từ đánh giá các kỹ năng riêng lẻ, các sự kiện sang các kỹ năng tổng hợp,không phải chỉ là đánh giá khả năng nhớ và hiểu mà còn đánh giá khả năng hiểusâu, lập luận, đánh giá kỹ năng vận dụng kiến thức, nhấn mạnh đến kỹ năng tư duy,kỹ năng làm việc theo nhóm.- Từ đánh giá dựa trên ít thông tin sang đánh giá dựa trên nhiều thông tin đadạng, người học tự đánh giá và đánh giá từ các chủ thể khác nhau; - Chuyển từ xem xét đánh giá như là một hoạt động độc lập với quá trình dạyhọc sang là một bộ phận tích hợp của quá trình dạy học, chúng được tiến hành liêntục trong quá trình giảng dạy nhằm giúp cho giảng viên có những quyết định phùhợp trong các thời điểm giảng dạy, giúp sinh viên tích cực hơn trong học tập; - Kiểm tra đánh giá chuyển từ việc giữ kín tiêu chuẩn, tiêu chí sang công khaicác tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá;4.2. Đánh giá trên cơ sở thực hiệnĐể đánh giá thực sự năng lực người học, đánh giá mức độ mà sinh viên ápdụng được những gì đã học vào các tình huống thực tiễn thì không chỉ đánh giá xemsinh viên hiểu công việc đó làm như thế nào mà cần phải đánh giá xem sinh viên đãlàm nó như thế nào, tức là đánh giá cái mà họ đã làm được, thể hiện ở kỹ năng, ở sảnphẩm mà sinh viên tạo ra, do đó việc đánh giá cần phải đặt ra những yêu cầu đề sinhviên giải quyết tình huống. Đánh giá trên cơ sở thực hiện là thuật ngữ sử dụng trong lĩnh vực đánh giákết quả học tập theo năng lực người học, có một số cách gọi khác như “đánh giáviệc thực hiện”, “đánh giá thực”, đánh giá này đòi hỏi phải xem xét sinh viên đã sửdụng kiến thức thu được để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra như thế nào, các nhiệmvụ thể hiện ở nhiều dạng khác nhau tùy theo tính chất của từng chuyên ngành đàotạo và tính chất của môn học, thường thể hiện ở đánh giá các mục tiêu về kỹ năngvà sản phẩm. Kỹ năng thể hiện ở kỹ năng lập luận, đòi hỏi sinh viên phải giải quyếtmột nhiệm vụ hoặc đưa ra quyết định của mình dựa trên cơ sở của những thông tincho trước; kỹ năng vận động tâm lý bao gồm vận động từ đơn giản đến phức tạp.Đánh giá kỹ năng nghề nghiệp nhấn mạnh xem người học làm được gì, vận dụngkiến thức đã học vào lĩnh vực nghề nghiệp như thế nào, chúng thường được tíchhợp trong các hoạt động dạy học, thông qua các hình thức thuyết trình, làm dự án,thảo luận, bài viết. Đánh giá sản phẩm thường dựa trên kết quả thực hiện một bàilàm hoàn chỉnh. Đánh giá trên cơ sở thực hiện thường thể hiện ở một số dạng như:yêu cầu sinh viên vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết vấn đề (thínghiệm và phân tích kết quả, chuẩn bị cho thảo luận theo chủ đề và trình bày báocáo); Nêu vấn đề để sinh viên giải thích, tính toán, dự báo; đề xuất giải pháp, lập sơđồ, bảng số liệu, vẽ tranh, sáng tác… Đánh giá trên cơ sở thực hiện có một số đặcđiểm như:- Sinh viên thể hiện được sự vận dụng kiến thức hoặc đưa ra được sản phẩm.- Đánh giá được các kỹ năng hiểu sâu và lập luận.- Yêu cầu sinh viên giải thích, chứng minh và bảo vệ được ý kiến của mình.- Sản phẩm và quá trình thực hiện của sinh viên có thể quan sát được.- Các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá là đa dạng.- Không có một phương án đúng duy nhất, mà có thể có nhiều cách giải quyếtkhác nhau.- Sự thực hiện được dựa trên những ngữ cảnh cụ thể của thực tiễn.Đánh giá trên cơ sở thực hiện đo lường tốt các mục về kỹ năng, về thực hiệnqui trình về sản phẩm, nó cho biết những minh chứng cụ thể, trực tiếp về kết quả đạtđược của sinh viên, chẳng hạn, dạy cho sinh viên sư phạm về kỹ năng trình bàybảng, thì không chỉ đánh giá họ về việc họ nêu lên được những yêu cầu khi trìnhbày bảng mà cần phải đánh giá việc họ đã trình bày bảng như thế nào, hoặc dạy chohọ về lập kế hoạch bài giảng, thì không phải xem họ nhắc lại cách làm mà phải đánhgiá được kế hoạch bài giảng mà chính họ đã thiết lập cho tiết dạy cụ thể như thếnào, đó là sản phẩm mà họ đã tạo ra. Đánh giá trên cơ sở thực hiện tác động tích cựcđến cách học của sinh viên, bởi nó không chỉ yêu cầu người học nhắc lại nhữngthông tin đã thu nhận mà họ phải cấu trúc lại những gì đã học, lý giải, vận dụngchúng cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, những kết quả được thể hiệnthông qua yêu cầu của đánh giá, do đó những tri thức thu được sẽ sâu sắc hơn. Quađánh giá trên cơ sở thực hiện, sinh viên được đặt trong các tình huống để chứngminh sự vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, từ đó, sinh viên thu được nhữngthông tin giúp họ điều chỉnh kỹ năng hành động và quá trình tạo sản phẩm, tích lũykinh nghiệm thực tiễn. Đánh giá trên cơ sở thực hiện cũng giúp cho sinh viên họctập năng động hơn, cuốn hút họ vào các hình thức học tập tích cực đa dạng, tạonhiều cơ hội để việc học tập của sinh viên gắn với thực tiễn, thông qua giải quyếtnhững vấn đề nảy sinh trong thực tiễn, khuyến khích sinh viên thể hiện mình quathực hiện các công việc mà nghề nghiệp đòi hỏi, do đó chuẩn bị cho sinh viên ratrường bước vào cuộc sống và lao động nghề nghiệp. Để đánh giá trên cơ sở thực hiện tác động tích cực đến hoạt động học học củasinh viên đại học, giảng viên nên tạo ra những cơ hội thuận lợi để sinh viên tự theodõi sự tiến bộ của mình thông qua các hoàn cảnh khác nhau (xemina, đặt ra các vấnđề cho sinh viên suy nghĩ có giải đáp, giải quyết tình huống, giao các nhiệm vụ đểtự nghiên cứu, thực hiện dự án…), thiết kế các bài kiểm tra cần đòi hỏi sinh viênphải hiểu sâu, biết xử lý và vận dụng kiến thức. Đánh giá cần quan tâm tạo điềukiện cho việc hợp tác trong học tập của sinh viên qua đó, các ý kiến và kỹ năngkhác nhau sẽ bổ sung cho nhau, đồng thời phát triển các kỹ năng giao tiếp, kíchthích được tinh thần và động cơ học tập của họ.Tuy nhiên, đánh giá trên cơ sở thực hiện cũng như các phương pháp đánh giákhác, là không tránh khỏi những hạn chế nhất định của nó, đánh giá trên cơ sở thựchiện thường mất nhiều thời gian thực hiện, tiêu chí chấm điểm phức tạp, việc chấmđiểm thường hay bị ảnh hưởng từ phía sinh viên khi diễn ra quá trình thực hiện. Khi sử dụng một phương pháp đánh giá nào đó đều có ảnh hưởng nhất địnhđến cách học của sinh viên. Vấn đề quan trọng ở đây là khi sinh viên biết trước rằngcác phương pháp đánh giá được sử dụng sẽ đo lường mục tiêu nào, thì chắc chắnsinh viên sẽ phải nhằm vào thực hiện tối đa mục tiêu đó. Tóm lại, trong giáo dục đại học, tập trung đánh giá kết quả học tập theo nănglực của người học nhằm mục đích cao nhất là sự tiến bộ của sinh viên trong học tập,đồng thời cũng định hướng cho hoạt động giảng dạy của giảng viên có hiệu quả.