Đánh giá độ lún quan trắc công trỉnh năm 2024

Quan trắc công trình là hoạt động theo dõi, đo đạc, ghi nhận sự biến đổi về hình học, biến dạng, chuyển dịch và các thông số kỹ thuật khác của công trình và môi trường xung quanh theo thời gian. Quan trắc công trình xây dựng sẽ giúp tìm ra nguyên nhân gây lún, đánh giá mức độ nguy hiểm có thể xảy ra, từ đó đưa ra các giải pháp hiệu quả nhất để khắc phục sự cố đảm bảo chất lượng công trình.

I. Các công việc quan trắc công trình SICOM thực hiện:

  • Xác định giá trị lún: lún lệch, tốc độ lún trung bình, so với các giới hạn lún được tính toán theo thiết kế;
  • So sánh giá trị độ lún, độ chuyển dịch trung bình của công trình có nằm trong giới hạn cho phép.
  • Báo cáo về tình hình lún và đề xuất giải pháp.

II. Phương pháp quan trắc lún công trình:

Sử dụng phương pháp quan trắc lún công trình phổ biến nhất hiện nay đó là phương pháp đo cao hình học được quy định trong TCVN 9360:2012.

Nội dung cơ bản của phương pháp này chính là xác định độ cao các mốc đo lún (được gắn trên các vị trí thích hợp được xác định trong các hạng mục công trình) theo độ cao giả định của hệ thống mốc chuẩn bằng phương pháp thủy chuẩn hình học tia ngắm ngắn.

Trong quá trình đo đạc cần tuân thủ chặt chẽ các giới hạn sai trong qui phạm qui định đối với thuỷ chuẩn Hạng II Nhà nước với một số chỉ tiêu kĩ thuật chủ yếu như sau:

  • Chiều dài tia ngắm nhỏ hơn 30 mét.
  • Chênh lệch khoảng cách từ máy đến mia trước và mia sau không được vượt quá 2 mét. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào điều kiện mặt bằng công trình mà chênh lệch khoảng ngắm có thể lớn hơn; Chênh lệch về chênh cao trên một trạm máy xác định theo thang chính và thang phụ của mia Invar (hoặc theo 2 lần đọc số) không được vượt quá 0.3 mm;
  • Sai số khép vòng f­­h phải thoả mãn: fh ≤ ±0,5 x n, n số trạm máy.
  • Chu kỳ quan trắc lún công trình: Số chu kỳ quan trắc được xác định phụ thuộc vào đặc điểm công trình, tiến độ xây dựng và đặc điểm về độ lún của công trình. Chu kỳ quan trắc được tính toán để phản ánh đúng thực chất quá trình chịu tải của nền móng và sự ổn định của công trình.
  • Thiết bị quan trắc

Sử dụng máy thủy bình độ chính xác cao NA2 và mia Invar hoặc các máy khác có độ chính xác tương đương (như Ni04, NAK2 hoặc NA03) để quan trắc lún công trình.

III. Đơn giá & tiến độ quan trắc:

Báo giá quan trắc và thời gian thực hiện cụ thể sẽ được tính toán chi tiết theo quy mô và yêu cầu số chu kỳ quan trắc cụ thể đối với từng công trình.

- Đánh giá khả năng làm việc hiện tại của nền móng công trình và mức độ hiện trạng sau này khi đưa vào sử dụng.

- Xác định giá trị độ lún, độ chuyển dịch trung bình của công trình có nằm trong giới hạn cho phép đối với các loại công trình và các nền đất xây dựng khác nhau.

Phương pháp quan trắc lún công trình:

- Phương pháp quan trắc lún công trình sử dụng phổ biến nhất hiện nay chính là áp dụng phương pháp đo cao hình học được quy định trong TCXD VN 271:2002.

- Nội dung cơ bản của phương pháp này chính là xác định độ cao các mốc đo lún (được gắn trên các vị trí thích hợp được xác định trong các hạng mục công trình) theo độ cao giả định của hệ thống mốc chuẩn bằng phương pháp thủy chuẩn hình học tia ngắm ngắn.

- Trong quá trình đo đạc cần tuân thủ chặt chẽ các giới hạn sai trong qui phạm qui định đối với thuỷ chuẩn Hạng II Nhà nước với một số chỉ tiêu kĩ thuật chủ yếu như sau:

+ Chiều dài tia ngắm nhỏ hơn 30 mét.

+ Chênh lệch khoảng cách từ máy đến mia trước và mia sau không được vượt quá 2 mét. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào điều kiện mặt bằng công trình mà chênh lệch khoảng ngắm có thể lớn hơn; Chênh lệch về chênh cao trên một trạm máy xác định theo thang chính và thang phụ của mia Invar (hoặc theo 2 lần đọc số) không được vượt quá 0.3 mm;

Công tác quan trắc lún công trình và đo chuyển dịch nền móng công trình được triển khai tiến hành trong quá trình thi công xây dựng và sử dụng công trình cho đến khi công trình đạt được mức độ ổn định về tốc độ lún và chuyển dịch trong giới hạn cho phép.

Quan trắc lún công trình xây dựng

Việc quan trắc lún và đo chuyển dịch trong thời gian sử dụng công trình còn được tiến hành khi phát hiện thấy công trình xuất hiện các vết nứt lớn hoặc có sự thay đổi rõ nét về điều kiện làm việc của nhà và công trình. Dịch vụ ( thí nghiệm nén tĩnh cọc )

Những quy định chung về quan trắc lún công trình và đo chuyển dịch:

Việc quan trắc đo độ lún công trình, đo chuyển dịch nền nhà và công trình, cần được tiến hành theo một chương trình cụ thể nhằm các mục đích sau:

- Xác định các giá trị độ lún, độ chuyển dịch tuyệt đối và tương đối của nền nhà và công trình so với các giá trị tính toán theo thiết kế của chúng;

- Cung cấp thông tin nhằm tìm ra những nguyên nhân gây lún, chuyển dịch và mức độ nguy hiểm của chúng đối với quá trình làm việc bình thường của nhà và công trình, trên cơ sơ đó đơn vị thiết kế đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm phòng ngừa các sự cố có thể xảy ra;

- Cung cấp số liệu để xác định các thông số đặc trưng cần thiết về độ ổn định của nền và công trình;

- Làm chính xác thêm các số liệu đặc trưng cho tính chất cơ lý của nền đất;

- Dùng làm số liệu kiểm tra các phương pháp tính toán, xác định các giá trị độ lún, độ chuyển dịch giới hạn cho phép đối với các loại nền đất và các công trình khác nhau.

Trong quá trình đo chuyển dịch nhà và công trình cần phải xác định độc lập hoặc đồng thời các đại lượng sau: - Chuyển dịch thẳng đứng: độ lún, độ võng, độ trồi; - Chuyển dịch ngang: độ chuyển dịch; - Độ nghiêng; - Vết nứt.

Quan trắc lún công trình: Quy trình thực hiện

- Lập đề cương hoặc phương án kỹ thuật của công tác quan trắc lún công trình; - Lựa chọn thiết kế cấu tạo các loại mốc chuẩn và mốc quan trắc; - Phân bố vị trí đặt mốc cơ sơ mặt bằng và độ cao; - Gắn các mốc đo lún và đo chuyển dịch cho nhà và công trình; - Sử dụng máy đo các giá trị độ lún, độ chuyển dịch ngang và độ nghiêng; - Tính toán xử lý số liệu và phân tích kết quả đo.

+ Các phương pháp quan trắc lún công trình, độ chuyển dịch ngang và độ nghiêng nêu trong đề cương hoặc phương án kỹ thuật, được chọn tùy thuộc vào yêu cầu độ chính xác của phép đo, đặc điểm cấu tạo của móng, đặc điểm về địa chất công trình, địa chất thủy văn của đất nền, khả năng ứng dụng và hiệu quả kinh tế của phương pháp.

Bảng 5 - Sai số cho phép đo chuyển dịch ngang đối với các giai đoạn xây dựng và sử dụng công trình Đơn vị tính bằng milimét

Giá trị tính toán độ lún và độ chuyển dịch ngang dự tính theo thiết kế

Giai đoạn xây dựng

Giai đoạn sử dụng công trình

Loại đất nền

Loại đất nền

Cát

Đất sét

Cát

Đất sét

Nhỏ hơn 50

1

1

1

1

50 đến dưới 100

2

1

1

1

100 đến dưới 250

5

2

1

2

250 đến dưới 500

10

5

2

5

Lớn hơn 500

15

10

5

10

Bảng 6 - Sai số giới hạn đo chuyển dịch và độ chính xác của các cấp đo Đơn vị tính bằng milimét

Độ chính xác của các cấp đo

Sai số giới hạn đo chuyển dịch

Độ lún

Độ chuyển dịch ngang

1

1

2

2

2

5

3

3

10

CHÚ THÍCH:

- Cấp 1: Đo độ lún và độ chuyển dịch ngang của nhà và công trình được xây dựng trên nền đất cứng và nửa cứng, thời gian sử dụng trên 50 năm, các công trình quan trọng, các công trình có ý nghĩa đặc biệt.

- Cấp 2: Đo độ lún và độ chuyển dịch ngang của nhà và công trình được xây dựng trên nền cát, đất sét và trên nền đất có tính biến dạng cao, các công trình được đo để xác định nguyên nhân hư hỏng.

- Cấp 3: Đo độ lún và độ chuyển dịch ngang của nhà và công trình được xây dựng trên nền đất đắp, nền đất yếu và trên nền đất bị nén mạnh.

+ Việc xác định sơ bộ độ chính xác đo độ lún, đo chuyển dịch ngang được thực hiện phù hợp với các giá trị độ lún và độ chuyển dịch ngang dự tính theo thiết kế được nêu ở Bảng 5. Dựa trên cơ sơ sai số cho phép đo chuyển dịch ngang ở Bảng 5 để xác định độ chính xác của các cấp đo; khi không có các số liệu dự tính theo thiết kế thì việc lựa chọn các cấp đo dựa vào đặc điểm của nền đất và tầm quan trọng của công trình theo Bảng 6;