Đánh giá các tác phẩm văn học lớp 9 học kì 2

Một cách ghi nhớ nhanh kiến thức các tác phẩm Ngữ Văn lớp 9

Có một cách để ghi nhớ nhanh tri thức cơ bản về các tác phẩm Ngữ Văn lớp 9 mà lại có lợi cho tư duy văn học đó là ghi nhớ các tác phẩm dựa theo giai đoạn văn học (hoàn cảnh ra đời, năm sáng tác) bằng phương pháp thống kê. 

Dưới đây, Cùng học vui sẽ giúp các em học sinh theo dòng thời gian điểm lại các tác phẩm văn học đã học trong chương trình Ngữ Văn lớp 9:

I. Văn học trung đại

1. Chuyện người con gái Nam Xương (trích Truyền kỳ mạn lục) – Nguyễn Dữ. (Cuối thế kỷ 16 – đầu thế kỷ 17)

Là một trong 20 truyện của Truyền kỳ mạn lục (ghi chép tản mạn những điều kỳ lạ vẫn được lưu truyền). Qua tác phẩm thấy được đức tính truyền thống, số phận oan trái của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến và những thành công về nghệ thuật kể chuyện của tác giả.

2. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (trích Vũ trung tùy bút) (Phạm Đình Hổ)

“Vũ trung tùy bút” (tùy bút viết trong những ngày mưa) là một tác phẩm đặc sắc của Phạm Đình Hổ được viết khoảng đầu đời Nguyễn (đầu thế kỷ 19). Gồm 88 mẩu chuyện nhỏ viết theo thể tùy bút về các phong tục, lễ nghi đương thời.  Trong đó “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” phản ánh đời sống xa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê – Trịnh bằng một lối viết văn ghi chép sự việc cụ thể, sinh động, chân thực.

3. Hoàng Lê nhất thống chí (Hồi thứ 14) (Ngô gia văn phái: nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì)

Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm viết bằng chữ Hán ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê. Cũng có thể xem đây là cuốn tiểu thuyết lịch sử theo lối chương hồi. Nó không chỉ dừng ở sự thống nhất vương chiều nhà Lê mà còn được viết tiếp tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam cuối thế kỷ 18 – đầu thế kỷ 19. Cuốn tiểu thuyết có tất cả 17 hồi. Hồi 14 kể về việc Quang Trung đại phá quân Thanh.

4. Truyện Kiều (Nguyễn Du)

4.1 Đôi nét về cuộc đời, sự nghiệp của đại thi hào Nguyễn Du

  • Nguyễn Du (1765 – 1820) tên chữ Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê Hà Tĩnh.
  • Gia đình đại quý tộc nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử cuối thế kỷ 18 – đầu thế kỷ 19. Sống phiêu bạt khắp nơi trên đất Bắc, về quê ở ẩn và từng làm quan bất đắc dĩ cho triểu Nguyễn.
  • Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc. Cuộc đời từng trải, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyễn Du một vốn sống phong phú, niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân.
  • Sự nghiệp của ông gồm những tác phẩm có giá trị lớn bằng cả chữ Hán và chữ Nôm. Thơ chữ Hán có 3 tập , 243 bài.
  • Sáng tác chữ Nôm xuất sắc nhất là Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều). Tác phẩm truyện thơ Nôm có dưạ vào cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc).

Đánh giá các tác phẩm văn học lớp 9 học kì 2

II. Văn học hiện đại

Bảng thống kê các tác phẩm văn học hiện đại trong SGK lớp 9Giai đoạnNăm sáng tác và hoàn cảnh ra đờiTác phẩm, xuất xứTác giảGhi nhớVăn học thời kỳ kháng chiến chống Pháp
 

1948

Sau khi tác giả tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc bài thơ ra đời

Đồng chí (trích từ tập thơ "Đầu súng trăng treo" xuất bản năm 1966)Chính HữuThể hiện hình tượng người lính cách mạng, anh bộ đội cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp và sự gắn bó keo sơn của họ qua những chi tiết hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng và giàu sức biểu cảm.

1948

Truyện ngắn “Làng” ra đời trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp  

Làng (đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948)Kim Lân

 

Tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư đã được thể hiện chân thực, sâu sắc, và cảm động ở nhân vật chính: ông Hai. Tác giả đã thành công trong việc xây dựng tình huống truyện, trong nghệ thuật miêu tả tâm lý và ngôn ngữ nhân vật.

Vân học giai đoạn chia cắt hai miền: miền Bắc xây dựng xã hội chủ nghĩa, miền nam kháng chiến chống Mỹ
(1954 - 1975)






 

1958

Bài thơ này được viết năm 1958 nhân chuyến đi thực tế của tác giả ở Hồng Gai

Đoàn thuyền đánh cá (in trong tập Trời mỗi ngày lại sáng (1958).)Huy Cận

 

Sự thống nhất giữa cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn

1962

Con cò (in trong tập "Hoa ngày thường - Chim báo bão" năm 1967)

Chế Lan Viên

 

Khai thác hình tượng con cò trong những câu hát du, ca dao, thành ngữ bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống của mỗi người. Bài thơ thành công trong việc vận dụng sáng tạo ca dao, có những câu thơ đúc kết được những suy ngẫm sâu sắc.

1963Bếp lửaBằng Việt

Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ Bếp lửa gợi lại những kỷ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng đối với gia đình, quê hương, đất nước.

Bài thơ kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự, và bìn luận. Thành công của bài thơ còn ở sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỷ niệm, cảm xúc và suy nghĩ về bà và tình bà cháu.  

1966 

khi tác giả đang chiến đấu ở chiến trường Nam bộ.

Chiếc lược ngàNguyễn Quang Sáng

Bằng việc sáng tạo tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lý, đoạn trích truyện Chiếc lược ngà đã thể hiện thật cảm động tình cảm cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Truyện đã thành công trong việc khai thác miêu tả tâm lý và xây dựng tính cách nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu.

1969Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Bài thơ nằm trong chùm thơ Phạm Tiến Duật được tặng giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1969 và được đưa vào tập thơ Vầng trăng quầng lửa của tác giả.

Phạm Tiến Duật

Bài thơ đã khắc họa một hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính. Qua đó, tác giả khắc họa nổi bật hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời chống Mỹ, với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cả, bất chấp khó khăn, nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam.

Tác giả đã đưa vào bài thơ chất liệu hiện thực sinh động của cuộc sống ở chiến trường, ngôn ngữ, và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn.

1970 

Truyện ngắn là kết quả của chuyến đi lên Lào Cai trong mùa hè năm 1970 của tác giả.

Lặng lẽ Sa Pa (Truyện rút từ tập Giữa trong xanh in năm 1972)Nguyễn Thành Long

Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” khắc họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng thủy văn ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.

Truyện đã xây dựng được tình huống hợp lý, cách kể chuyện tự nhiên, có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận.

1971 

Bài thơ được sáng tác khi nhà thơ đang công tác ở chiến khu miền tây Thừa Thiên.

Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹNguyễn Khoa Điềm

Trong gian nan, vất vả của cuộc sống ở chiến khu, người mẹ càng dành cho con tình yêu thương thắm thiết, càng ước mong con mau lớn khôn, khỏe mạnh, trở thành công dân của một nước tự do. Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện tình yêu thương con gắn ví lòng yêu nước, với tinh thần kháng chiến của người mẹ miền tay Thừa Thiên qua Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ mang giọng điệu ngọt ngào, trìu mến.

1971

 

Những ngôi sao xa xôiLê Minh Khuê 

Truyên đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.

Đó chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt nam trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Truyện sử dụng vai kể là nhân vật chính, có cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động, trẻ trung, và đặc biệt thành công ở nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật.

Văn học giai đoạn sau năm 1975, sau ngày đất nước giải phóng -Giai đoạn hậu chiến





 

1976

Sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng chủ tịch vừa được khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng  Bác

Viếng lăng Bác (Bài thơ được in trong tập thơ "Như mây mùa xuân" (1978)

Viễn Phương

Bài thơ Viếng lăng Bác  thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viêng Bác.

Bài thơ có giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc.

1977

Sang thuHữu ThỉnhNhững cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời tự cuối hạ sang đầu thu được gợi lên qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm. 1978Ánh trăngNguyễn Duy

Với giọng điệu tâm tình tự nhiên, hình ảnh giàu tính biểu cảm, Ánh trăng của Nguyễn Duy như một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố ở độc giả thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.

1980Nói với conY PhươngQua bài thơ, bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi cảm, Y Phương đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó truyền thống, với quê hương, ý chí vươn lên trong cuộc sống. 

1980

Bài thơ được viết khi nhà thơ đang trong những ngày nằm trên giường bệnh

Mùa xuân nho nhỏThanh Hải

Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp "một mùa xuân nho nhỏ" của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. 

Bài thơ được làm theo thể thơ 5  chữ, có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, những so sánh và ẩn dụ sáng tạo.

1985Bến quêNguyễn Minh Châu

Truyện ngắn Bến quê chứa đựng những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người, và cuộc đời, thức tỉnh sự trân trọn giá trị của cuộc sống gia đình và những vẻ đẹp bình dị của quê hương. 

Nghệ thuật truyện nổi bật ở sự miêu tả tâm lí tinh tế nhiều hình ảnh giàu tính biểu tượng, cách xây dựng tình huống, trần thuật theo dòng tâm trạng nhân vật.