Đánh giá bàn phím gigabyte gk-force k7 genk năm 2024

Hãng bàn phím Keychron hiện nay tìm được một "công thức" xây dựng bộ sản phẩm dành cho riêng mình: những bàn phím dòng Q bao gồm Q1 và gần nhất là Keychron Q2 sẽ dành cho những bạn dùng máy tính bàn, cần có một bàn phím cơ custom chất lượng cao để sử dụng tại chỗ; còn dòng K trong đó là chiếc Keychron K7 chúng ta có ngày hôm nay sẽ hướng đến sự gọn gàng, tiện dụng để đem đi khắp mọi nơi.

Đánh giá bàn phím gigabyte gk-force k7 genk năm 2024

Hộp của sản phẩm có tông màu đen, và in layout của bàn phím để ta biết ngay trước khi chọn mua.

Đánh giá bàn phím gigabyte gk-force k7 genk năm 2024

Các phụ kiện của Keychron K7 bao gồm một sợi dây Type-C - Type-A để kết nối có dây và sạc, keycap-puller cùng những chiếc keycap thay thế. Phiên bản hot-swap (sẽ giải thích rõ hơn) sẽ có thêm switch-puller.

Đánh giá bàn phím gigabyte gk-force k7 genk năm 2024

Những chiếc keycap của K7 được làm bằng nhựa ABS với 3 màu là xám nhạt, xám đậm và những chiếc thay thế màu cam.

Đánh giá bàn phím gigabyte gk-force k7 genk năm 2024

Keycap được làm rất mỏng nhưng vẫn sử dụng chân cắm Cherry hình dấu cộng như những bàn phím khác.

Đánh giá bàn phím gigabyte gk-force k7 genk năm 2024

Như đã đề cập, Keychron K7 là bàn phím không dây dành cho những ai thường xuyên làm việc ngoài đường với laptop, máy tính bảng và cảm thấy "chán ghét" bàn phím tích hợp của laptop hoặc bàn phím cảm ứng.

Đánh giá bàn phím gigabyte gk-force k7 genk năm 2024

Phím có kích thước 65%, đã loại bỏ cụm số Numpad, một vài nút điều khiển và hàng phím chức năng Function. Để nhấn các nút F1 - F12 bạn sẽ cần nhấn tổ hợp phím Fn và số tương ứng ở hàng trên cùng.

Đánh giá bàn phím gigabyte gk-force k7 genk năm 2024

Một điểm hay của Keychron đó là các bàn phím của hãng luôn có một công tắc để chuyển nhanh giữa các layout phím Android, Windows và MacOS. Ngay bên cạnh đó là nút chuyển giữa Bluetooth và dùng cắm dây.

Đánh giá bàn phím gigabyte gk-force k7 genk năm 2024

Cổng Type-C được đặt ở giữa cạnh trên của phím.

Đánh giá bàn phím gigabyte gk-force k7 genk năm 2024

Theo như hãng công bố thì phím được hoàn thiện bằng nhựa ABS với một phần khung bằng thép "SGCC", nhằm giữ được độ bền chắc nhưng vẫn giữ trọng lượng ở mức nhẹ (349g).

Đánh giá bàn phím gigabyte gk-force k7 genk năm 2024

Cạnh dưới cũng là nơi đặt phần chân của phím, với 3 mức độ cao khác nhau.

Đánh giá bàn phím gigabyte gk-force k7 genk năm 2024

Ở mỗi nấc này thì bàn phím sẽ thẳng với mặt bàn, nghiêng 6 hoặc 9 độ.

Đánh giá bàn phím gigabyte gk-force k7 genk năm 2024

Loại switch được sử dụng là switch dạng thấp (low profile) từ Gateron với 3 lựa chọn là Red, Blue và Brown. Ngoài ra còn có 2 phiên bản switch quang học từ Gateron và chính Keychron với khả năng thay thế nhanh (hot-swap) để chuyển đổi cảm giác gõ mà không cần mua bàn phím mới.

Đánh giá bàn phím gigabyte gk-force k7 genk năm 2024

Một số những thông số khác của phím bao gồm Bluetooth 5.1, khả năng kết nối 3 thiết bị, thời lượng sử dụng khoảng 34 tiếng nhờ viên pin 1550mAh.

Đánh giá bàn phím gigabyte gk-force k7 genk năm 2024

Giá bán tham khảo của Keychron K7 là 2.290.000đ dành cho phiên bản có hot-swap.

https://genk.vn/tren-tay-keychron-k7-ban-phim-khong-day-nho-gon-cho-cac-hiep-si-duong-pho-20220621121622334.chn

GIGABYTE™ GK-Force K3 – Gaming Keyboard với bề mặt đen sần chất lượng cao, chuẩn kết nối USB với đầu cắm mạ vàng cho độ trễ thấp, Đèn hiển thị màu xanh dương bắt mắt, Các phím được sử dụng nhiều khi chơi game nổi bật với kí tự màu xanh dương, cấu trúc 4 lớp tăng cường độ bền trước các lực tác động bên ngoài, lớp phím cao su bên dưới được mở rộng giúp thời gian đáp ứng nhanh hơn. Với thiết kế bắt mắt và những tính năng riêng biệt Force K3 sẽ là sự lựa chọn đáng giá cho bàn phím gaming tầm trung.

Gigabyte Aivia Osmium Mechanical Gaming Keyboard – là tên đầy đủ của chiếc bàn phím chơi game đang tạo nên một cơn sốt nhỏ trong cộng đồng game thủ Châu Âu trong thời gian gần đây. 2 tháng trước khi lần đầu tiên được nhìn ảnh của chiếc bàn phím này, tôi đã hoàn toàn bị thuyết phục về vẻ ngoại hình của nó. Thật may là chỉ không lâu sau khi Osmium ra mắt, cửa hàng Halobuy đã nhập về sản phẩm này và cho GenK mượn để review.

Tôi nghĩ là sau bài viết này, bạn sẽ hiểu rằng tại sao Gigabyte Aivia Osmium lại có thể tạo ra một cơn sốt trong cộng đồng game thủ Châu Âu như vậy.

Thiết kế

Lần đầu tiên cầm vào hộp đựng chiếc Osmium tại Halobuy, tôi “giật mình” vì kích thước của vỏ hộp. Nó quá to để có thể vận chuyển bằng xe máy – phương tiện di chuyển thường ngày tại VN. Điều này đồng nghĩa với việc nếu bạn chạy xe một mình đi mua Osmium, hoặc là phải buộc cố định sản phẩm vào phía sau xe, hoặc là cần phải có người ngồi sau giữ hộ.

Đánh giá bàn phím gigabyte gk-force k7 genk năm 2024

Đánh giá bàn phím gigabyte gk-force k7 genk năm 2024

Đúng như tôi dự đoán lúc đầu, Gigabyte đã lắp miếng kê tay vào bàn phím và đặt nguyên vẹn ở trong vỏ hộp, điều này dẫn đến kích thước vỏ đựng trở nên quá khổ. Tôi không đánh giá cao điều này, tuy rằng nó khiến trải nghiệm “đập hộp” sản phẩm hào hứng hơn nhưng hãng hoàn toàn có thể bố cục nội thất bên trong sao cho kích thước hộp đựng nhỏ đi một chút.

Đánh giá bàn phím gigabyte gk-force k7 genk năm 2024

Có lẽ nhiều người sẽ cho rằng chiếc Gaming Keyboard này trông chẳng có gì đặc biệt. Quả thật, vẻ bề ngoài của Aivia Osmium khá đơn giản, không quá hầm hố hay nhiều họa tiết giống như một số bàn phím chơi game khác. Tuy thiết kế theo tiêu chí “đơn giản nhưng vẫn đẹp”, Aivia Osmium vẫn khiến người dùng nhận ra ngay lập tức đây là một bàn phím chơi game thứ thiệt với điểm nhấn là cụm phím profile 5 nút và hai bánh xe điều chỉnh âm lượng – độ sáng bàn phím.

Đánh giá bàn phím gigabyte gk-force k7 genk năm 2024

Một điều tôi thấy rất đáng khen ở Aivia Osmium là chất liệu tạo thành sản phẩm. Tuy chỉ là nhựa sần màu đen, nhưng ít ra thì Gigabyte đã không sử dụng nhựa phủ cao su giống như một số chiếc bàn phím khác. Mặt khác, nhựa sần đen sẽ dễ lau chùi và ít bám bụi hơn so với nhựa phủ cao su.

Đánh giá bàn phím gigabyte gk-force k7 genk năm 2024

Đánh giá bàn phím gigabyte gk-force k7 genk năm 2024

Ngay phía trên cụm phím F1 – F4 là 5 phím profile từ G1 – G5 và hai bánh xe điều chỉnh âm lượng/độ sáng màn hình. Gigabyte đã tặng kèm một bộ 4 phím profile với các hình dáng khác nhau để người dùng có thể cá nhân hóa bàn phím của mình. Hai bánh xe điều chỉnh âm lượng/độ sáng ngoài việc tăng giảm âm lượng, chúng ta có thể nhấn xuống để tắt/bật tiếng hay tắt bật đèn bàn phím.

Đánh giá bàn phím gigabyte gk-force k7 genk năm 2024

Cảm giác sử dụng hai phím lăn này khiến người dùng có cảm giác khá thú vị, giống như nhà sản xuất đã đặt hai phím cuộn trang của chuột máy tính cạnh nhau trên bàn phím vậy.

Đánh giá bàn phím gigabyte gk-force k7 genk năm 2024

Tuy nhiên, điểm nhấn thực sự trên Gaming Keyboard Osmium chính là cụm đèn báo Numb Lock, Caps Lock và Scroll Lock. Cả khu vực này là một nút bấm khổng lồ có chất liệu khác so với nhựa đen sần trên bàn phím, khi nhấn vào đèn nền của logo Aivia sẽ đổi màu (đồng nghĩa với việc bàn phím sẽ được chuyển thành profile khác).

Đánh giá bàn phím gigabyte gk-force k7 genk năm 2024

Cá nhân tôi thấy ngoài việc là một phím chuyển profile nhanh, nút này còn mang giá trị giết thời gian rất cao: Game thủ trong lúc đợi load game có thể “lơ đãng” bấm đi bấm lại phím này để xem nó đổi màu như thế nào. Giai đoạn load sẽ qua đi rất nhanh, và bạn lại tiếp tục cuộc hành trình trong thế giới game của mình.

Đánh giá bàn phím gigabyte gk-force k7 genk năm 2024

Cáp kết nối của Osmium cũng là một điểm khiến chiếc Gaming Keyboard này có đôi chút khác biệt. Ấn tượng ban đầu là nó khá to, với đầy đủ tới 4 giắc kết nối: USB 2.0, USB 3.0, mic và headphone, tất cả đều được mạ vàng. Với ngần ấy giắc kết nối, người dùng hoàn toàn có thể biến bàn phím Osmium thành “trung tâm” của mọi thứ.

Đánh giá bàn phím gigabyte gk-force k7 genk năm 2024

Đánh giá bàn phím gigabyte gk-force k7 genk năm 2024

Trên thân bàn phím có 1 cổng USB 2.0, 1 cổng 3.0 và 2 giắc 3,5mm headphone mic. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn đã có thể cài cắm “fullset” một bộ Gaming Gear bao gồm bàn phím, chuột, tai nghe một cách gọn gàng vào bàn phím mà không phải dây nhợ lằng nhằng. Tôi đánh giá cao thiết kế này của Gigabyte, bởi ngoài việc bạn có thể cuộn dây lại gọn gàng hơn thì game thủ cũng có thể di chuyển cả cụm bao gồm keyboard, mice, headset và mousepad một cách dễ dàng mà không phải vất vả “đi dây” như trước.

Đánh giá bàn phím gigabyte gk-force k7 genk năm 2024

Đánh giá bàn phím gigabyte gk-force k7 genk năm 2024

Ngoài ra, tôi cũng đánh giá khá cao tấm kê tay của sản phẩm. Không lỏng lẻo giống như một số tấm kê tay của Cooler Master Storm Trigger hay rất nhiều bàn phím chơi game tôi đã từng review khác, miếng lót tay của Osmium được gắn khá chặt vào bàn phím đến độ gần như “nguyên khối”. Tiêu chí đánh giá độ lỏng/chặt của tấm kê tay trên Gaming Keyboard của tôi là sau khi lắp nó vào, tôi sẽ nhấc bàn phím lên để xem miếng kê có bị rơi xuống hay không.

Đánh giá bàn phím gigabyte gk-force k7 genk năm 2024

Hầu hết chúng đều rơi. Tuy nhiên ở Osmium thì miếng kê tay này không bị rơi xuống khi tôi nhấc bàn phím lên khỏi mặt phẳng bàn. Dù vậy, đây chỉ là một vấn đề không đáng quan tâm lắm. Dù nhấc lên miếng kê tay có rơi hay không thì điều đó chẳng quan trọng, vì đến 99% thời gian dùng Gaming Keyboard thì bạn cũng đặt nó ở mặt bàn mà thôi. Nhưng với tôi, đây là một tiểu tiết đáng quan tâm bởi tôi rất hay di chuyển đồ vật đi nhiều nơi khác nhau.

Gigabyte Osmium là bàn phím cơ, loại switch đỏ. Red switch là một dạng switch rất hay được sử dụng trong bàn phím game, tuy nhiên cá nhân tôi không thích sử dụng loại này. Lý do sẽ được nêu ở phần trải nghiệm sử dụng ở cuối bài.

Đánh giá bàn phím gigabyte gk-force k7 genk năm 2024

Sở dĩ tôi đặt title bài là “chiến binh đỏ mặc áo giáp xanh” là bởi tuy dùng Redswitch, nhưng chiếc Gaming Keyboard này sẽ phát ra ánh sáng màu xanh mang đậm phong cách của những bộ trang phục trong tựa phim chiếu rạp “TRON: Legacy” hồi năm 2010. LED nền khá sáng, nên để tốt nhất cho mắt thì game thủ không nên để độ sáng đèn nền ở mức cao nhất. Người dùng có thể nhấn nhiều lần vào bánh xe tăng/giảm độ sáng trên bàn phím để chuyển đổi giữa 3 chế độ sáng: On, Off và Breathing Mode (chế độ đèn nền “phập phồng” như hơi thở”).

Đánh giá bàn phím gigabyte gk-force k7 genk năm 2024

Đánh giá bàn phím gigabyte gk-force k7 genk năm 2024

Phần mềm đi kèm

Tôi sẽ không nói nhiều về driver đi kèm theo Gigabyte Osmium, bởi nó không có gì quá khác biệt so với những chiếc Gaming Keyboard khác. Giao diện chương trình có 3 thẻ chính: Osmium, Profiles và Settings.

Đánh giá bàn phím gigabyte gk-force k7 genk năm 2024

Ở thẻ Osmium, người dùng sẽ có 3 sự lựa chọn vào sâu hơn trong thiết lập bàn phím, hoặc vào forum của Aiviva, hoặc website chính thức của Gigabyte.

Đánh giá bàn phím gigabyte gk-force k7 genk năm 2024

Thẻ Profile cho phép người dùng gán rất nhiều chức năng vào phím G1 – G5. Dưới đây là một số ví dụ:

Chế độ tạo macro của Osmium cho phép người dùng lưu khoảng 100 chuỗi Macro khác nhau, với cơ chế tạo Macro khá đơn giản: Chỉ cần nhấn Record và ấn tổ hợp phím người dùng muốn, sau đó save lại.

Cảm giác sử dụng

Ở bất kì bàn phím nào cũng vậy, độ bám so với mặt bàn là thứ đầu tiên tôi quan tâm. Với 7 chân đế cao su (4 trên bàn phím, 3 trên tấm kê tay) là quá đủ khiến chiếc Osmium đứng “vững như bàn thạch” trên mặt bàn. Bên cạnh đó ở Osmium game thủ có tùy chọn kê cao hẳn bàn phím lên so với mặt bàn, bởi 4 chân đế trên bàn phím đều có thể nhấc cao lên được.

Như đã nói ở trên, một điểm khiến tôi không hài lòng ở Gigabyte Aivia Osium là Red switch. Bởi loại switch này cho lực bấm quá nhẹ, tuy rằng non-clicky và non-tactile sẽ không gây ồn ào nhưng với đặc tính “nhạy như cảm ứng” của Red switch, người dùng đôi khi sẽ bị nháy đúp một phím nào đó. Khó chịu trong combat là điều chắc chắn, hơn nữa với tác vụ thường ngày như soạn thảo văn bản, việc bị “double” phím khiến công việc của người dùng bị chậm đi.

Chỉ có một điểm khiến tôi chưa hài lòng, đó là vị trí đặt cụm phím Profile. Tuy rằng đặt trên cụm phím F1 – F4 khiến sản phẩm trông có phần thẩm mỹ hơn, tuy nhiên để tiện dụng thì có lẽ cụm phím này nên bố trí ở phía bên tay trái của game thủ để tiện chuyển đổi, đỡ bị với tay quá xa khi đang các ngón tay đang thường trực trên cụm phím WASD huyền thoại.

Nút chuyển đổi nhanh profile ở cụm đèn Caps Lock, Numb Lock và Scroll Lock cũng chỉ mang tính “trang trí” bởi khi đang thực hiện những pha combat nảy lửa hay cover đồng đội trong một chiến trường ác liệt, game thủ không thể có thời gian thảnh thơi mà nhấn phím đó tới 4 lần để chuyển từ profile 1 sang profile 5 được.

Nhìn chung, với rất nhiều điểm cộng, cũng không khó hiểu khi sản phẩm này lại trở thành “hàng hot” ở khu vực Châu Âu. Gigabyte Aivia Osmium hiện đang được cửa hàng Halobuy bán tại Việt Nam.