Đặc điểm của bộ máy nhà nước thời trần là gì

Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần: Điểm tích cực & hạn chế

Show
15 Tháng Mười Hai, 2021 0 Anh Mai

Mỗi triều đại khác nhau sở hữu một bộ máy nhà nước riêng biệt, đặc trưng cho chế độ, cho giai cấp, đồng thời phản ánh rõ rệt đời sống của nhân dân thời bấy giờ. Thời Trần được coi là một trong những triều đại lâu dài nhất ở Việt Nam, do đó có những ảnh hưởng rõ rệt đến đời sống cũng như nhận thức của người dân. Cùng chúng tôi phân tích sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần xem có gì nổi bật nhé!

Đặc điểm của bộ máy nhà nước thời trần là gì

Những điểm nổi bật trong sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần

1. Bộ máy nhà nước thời Trần

Nhận xét: Tổ chức bộ máy nhà nước rất chặt chẽ,cụ thể, quyền lực của vua càng mạnh, dễ điều khiển cấp dưới.

Ở thời Trần, Vua là người nắm giữ mọi quyền hành nhưng trên vua còn có Thái Thượng hoàng – chế độ lưỡng đầu, hoàn toàn thừa nhận sự tồn tại của hai Vua, phân chia quyền lực để điều hành đất nước. Trong thời Trần, tất cả các chức vụ quan trọng trong triều cũng đều giao cho vương hầu quý tộc nhà Trần nắm giữ. Bởi vậy nhà Trần nắm khá chắc toàn bộ công việc chủ chốt trong triều, quyền lực tập trung trong tay nhà nước trung ương; chế độ quân chủ trung ương tập quyền được củng cố thêm một bước.

Bộ máy địa phương: Sau khi trải qua hai lần cải cách, bộ máy chính quyền nhà Trần được chia làm 5 cấp: lộ – phủ – châu – huyện – xã. Thời Trần người tôn thất được phong tước vương hoặc tước quận vương còn phong cho các quan văn võ thì có các thứ bậc như quốc công, thượng hầu,..

Chế độ tuyển chọnbinh línhcũng được các vua nhà Trần đặc biệt quan tâm chú ý. Các cuộc tuyển chọn dành cho trai tráng trên 18 tuổi được tổ chức thường niên.

Các đơn vị hành chính từ cấp lộ đến cấp xã ở thời Trần có điểm khác so với thời Lý:

Thời Lý

Thời Trần

- Chia cả nước làm 24 lộ, phủ, ở miền núi gọi là châu.

- Đứng đầu là các chức tri phủ, tri châu giao cho con cháu nhà vua hoặc các đại thần cai quản.

- Chia cả nước thành 12 lộ

- Đứng đầu lộ là các chức chánh, phó An phủ sứ. Từ châu đến huyện, xã đều có người đứng đầu (tri phủ, tri châu, tri huyện, xã quan).

Em hãy mô tả bộ máy quan lại thời Trần.

Đề bài

Em hãy mô tả bộ máy quan lại thời Trần?

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk trang 51 để trả lời.

Lời giải chi tiết

- Bộ máy quan lại thời Trần được tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền.

- Đứng đầu nhà nước là vua, thời Trần thực hiện chế độ Thái thượng hoàng (lưỡng đầu chế). Các vua thường nhường ngôi sớm cho con và tự xưng là Thái thượng hoàng, cùng với vua (con) quản lí đất nước.

- Ở trung ương:

+ Các chức quan đại thần như: quan văn, quan võ phần lớn do người họ Trần nắm giữ.

+ Nhà Trần đặt thêm một số cơ quan như Quốc sử viện (đảm nhiệm việc viết sử), Thái y viện (coi việc chữa bệnh trong cung), Tôn nhân phủ (nắm sự vụ của họ hàng tôn thất) và một số chức quan như Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ,…

- Ở địa phương:

+ Cả nước được chia thành 12 lộ. Đứng đầu lộ là các chức chánh, phó An phủ sứ.

+ Dưới lộ là phủ, do chức tri phủ cai quản.

+ Châu, huyện do các chức tri châu, tri huyện trông coi.

+ Dưới cùng là xã, do xã quan đứng đầu.

Loigiaihay.com

  • Đặc điểm của bộ máy nhà nước thời trần là gì

    Em hãy vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần

    Về tổ chức bộ máy quan lại thời Trần,

  • Đặc điểm của bộ máy nhà nước thời trần là gì

    Nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh nào?

    - Tháng 12 năm Ất Dậu (đầu năm 1226), Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Nhà Trần được thành lập.

  • Đặc điểm của bộ máy nhà nước thời trần là gì

    Em có nhận xét gì về quân đội thời Trần?

    Em có nhận xét gì về quân đội thời Trần?

  • Đặc điểm của bộ máy nhà nước thời trần là gì

    Em có nhận xét gì về tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Trần ở thế kỉ XIII?

    Em có nhận xét gì về tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Trần ở thế kỉ XIII?

  • Đặc điểm của bộ máy nhà nước thời trần là gì

    Em có nhận xét gì về chủ trương phát triển nông nghiệp của nhà Trần?

    Em có nhận xét gì về chủ trương phát triển nông nghiệp của nhà Trần?

  • Đặc điểm của bộ máy nhà nước thời trần là gì

    Em hãy trình bày và vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ.

    ◦ Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tôg hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất so với trước .Triều đình có đầy đủ các bộ ,tự ,các khoa và các cơ quan chuyên môn.

  • Đặc điểm của bộ máy nhà nước thời trần là gì

    Luật pháp thời Lê sơ có điểm gì giống và khác thời Lý - Trần?

    - Giống nhau là về bản chất mang tính giai cấp và đẳng cấp. Mục đích chủ yếu để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị,

  • Đặc điểm của bộ máy nhà nước thời trần là gì

    Nhà nước thời Lê sơ và nhà nước thời Lý - Trần có điểm gì khác nhau?

    - Thành phần quan lại cao cấp của nhà nước thời Lý - Trần là quý tộc, vương hầu. Còn ở nhà nước thời Lê sơ là các nho sĩ trí thức đỗ đạt

  • Đặc điểm của bộ máy nhà nước thời trần là gì

    Bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông có tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý - Trần ở những điểm nào ?

    - Chú ý ở triều đình, vua trực tiếp nắm mọi quyền hành và điều hành công việc, kể cả quyền của tể tướng, tổng chỉ huy quân đội và sáu bộ

Nhà nước thời Lê sơ và nhà nước thời Lý - Trần có điểm gì khác nhau?

Đề bài

Nhà nước thời Lê sơ và nhà nước thời Lý - Trần có điểm gì khác nhau?

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào những kiến thức đã học bài 10, 13, 20 để so sánh, đánh giá.

Lời giải chi tiết

* Bảng so sánh nhà nước thời Lê sơ và nhà nước thời Lý - Trần:

Nhà nước thời Lý - Trần

Nhà nước thời Lê sơ

Thành phần quan lại

Chủ yếu: quý tộc, vương hầu

Các nho sĩ trí thức đỗ đạt, có học vị thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau.

Tổ chức bộ máy chính quyền

- Nhà nước tổ chức theo chế độ quân chủ tập quyền (vua nắm mọi quyền hành) nhưng chưa hoàn chỉnh bằng thời Lê sơ.

- Là nhà nước quân chủ quý tộc.

-Vua là người trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chỉ huy quân đội.

- Hoàn chỉnh hơn, chặt chẽ hơn, tính tập quyền cao hơn.

- Là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền cao độ, mang tính quan liêu.

Loigiaihay.com

  • Đặc điểm của bộ máy nhà nước thời trần là gì

    Bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông có tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý - Trần ở những điểm nào ?

    - Chú ý ở triều đình, vua trực tiếp nắm mọi quyền hành và điều hành công việc, kể cả quyền của tể tướng, tổng chỉ huy quân đội và sáu bộ

  • Đặc điểm của bộ máy nhà nước thời trần là gì

    Lập bảng thống kê các tác phẩm văn học, sử học nổi tiếng thời Lý - Trần và Lê sơ.

    Lập bảng thống kê các tác phẩm văn học, sử học nổi tiếng thời Lý - Trần và Lê sơ.

  • Đặc điểm của bộ máy nhà nước thời trần là gì

    Luật pháp thời Lê sơ có điểm gì giống và khác thời Lý - Trần?

    - Giống nhau là về bản chất mang tính giai cấp và đẳng cấp. Mục đích chủ yếu để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị,

  • Đặc điểm của bộ máy nhà nước thời trần là gì

    Tình hình kinh tế thời Lê sơ có gì giống và khác thời Lý - Trần ?

    Còn điểm khác nhau là thời Lê sơ nền kinh tế Đại Việt phát triển mạnh mẽ hơn.

  • Đặc điểm của bộ máy nhà nước thời trần là gì

    Xã hội thời Lý -Trần và thời Lê sơ có những giai cấp, tầng lớp nào ? Có gì khác nhau và giống nhau ?

    - Khác nhau : Thời Lý - Trần, tầng lớp quý tộc vương hầu rất đông đảo, nắm mọi quyền lực, tầng lớp nông nô nô tì có số lượng lớn, rất đông đảo trong xã hội.

  • Đặc điểm của bộ máy nhà nước thời trần là gì

    Em hãy trình bày và vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ.

    ◦ Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tôg hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất so với trước .Triều đình có đầy đủ các bộ ,tự ,các khoa và các cơ quan chuyên môn.

  • Đặc điểm của bộ máy nhà nước thời trần là gì

    Nhà nước thời Lê sơ và nhà nước thời Lý - Trần có điểm gì khác nhau?

    - Thành phần quan lại cao cấp của nhà nước thời Lý - Trần là quý tộc, vương hầu. Còn ở nhà nước thời Lê sơ là các nho sĩ trí thức đỗ đạt

Bộ máy nhà nước thời Trần được tổ chức theo chế độ nào?

A. Trung ương tập quyền.

Đáp án chính xác

B. Vừa trung ương tập quyền, vừa phong kiến phân quyền.

C. Vua nắm quyền tuyệt đối.

D. Phong kiến phân quyền.

Xem lời giải

1. Khái quát chung về mô hình nhà nước quân chủ quý tộc thời Lý – Trần?

Bộ máy chính quyền thời Lý – Trần được xây dựng trên hình thức chính thể quân chủ quý tộc. Dựa trên nguyên tắc “liên kết dòng họ”, hoàng thân quốc thích là hậu thuẫn chính trị hùng mạnh cho quyền lực của nhà vua. Biểu hiện của nó là hầu hết các trọng trách ở bộ máy trung ương đều do tầng lớp quý tộc nắm giữ. Vương hầu, tôn thất đều được trọng dụng và khuyến khích hôn nhân nội tộc vừa để củng cố sự vững chắc của vương triều vừa nhằm đảm bảo tính thuần nhất của dòng họ, bảo vệ ngôi vua được bền vững.

Về bộ máy hành chính: Thời Lý – Trần cấu trúc theo 3 cấp: Cấp trung ương, cấp hành chính trung gian, cấp hành chính cơ sở.

– Thời Lý: Ở Kinh đô, nhà Lý giao cho một hoàng tử hay thân vương trông coi gọi là kinh sư lưu thủ. Ở các châu gần, đặt các chức tri châu, thông phán, tổng quản để trông coi. Ở các châu biên giới đặt chức châu mục đứng đầu. Đứng đầu phủ có chức tri phủ, tri phủ sự, phán phủ sự phụ trách. ở các địa phương, nhà Lý từ năm 1011 đổi 10 đạo thời Lê làm 24 lộ , đặt thêm một số đạo và trại, châu. Một số châu, trại đổi làm phủ, các vùng xa gọi là châu (như châu Vĩnh An, Đằng Châu, châu Lâm Tây, v.v.). Dưới lộ có huyện, hương.

– Thời Trần: Nhà Trần đổi 24 lộ thành 12 lộ. Dưới lộ, phủ là châu, huyện, xã. Đứng đầu các lộ là an phủ sử, ở các phủ là tri phủ, trấn phủ rồi đến các viên chức thông phán, thiên phán, tào, vận lệnh uý v.v.. Các châu do chuyển vận sứ, thông phán quản lý, ở huyện do lệnh uý, chủ bạ coi giữ. Chế độ xã quan được phổ biến ở các xã. Đứng đầu các xã là đại tư xã và tiểu tư xã. Các viên xã quan được tuyển chọn trong hàng ngũ những người có phẩm hàm, từ ngũ phẩm trở lên làm đại tư xã, từ lục phẩm trở xuống giữ chức tiểu tư xã (xã nhỏ). Dưới đại, tiểu tư xã có các chức xã trưởng, xã giám giúp việc sổ sách.

Vể tổ chức bộ máy quan lại: Đứng đầu triều đình là Hoàng đế, dưới Hoàng đế có 3 chức đứng đầu các quan lại trong triều, đó là thái sư, thái phó, thái bảo (tam thái). Dưới đó là chức thái úy, nắm giữ việc chính trị, quân sự trong nước, về sau chức này được gọi là tể tướng. Tiếp đến là các chức tư không, thiếu phó, thiếu bảo, thiếu úy (phụ trách cấm quân), nội điện đô trị sự, ngoại điện đô trị sự, kiểm hiệu bình chuơng sự. Đây là những chức vụ trọng yếu nhất giúp việc nhà vua. Để giúp vua quản lý mọi mặt của đất nước, còn có các cơ quan chuyên trách như Trung thư sảnh, Khu mật sứ, Ngự sử đài, Hành khiển tượng thư sảnh, Nội thị sảnh, Đình uý, Hàn lâm học sĩ.

Đặc điểm của bộ máy nhà nước thời trần là gì

>>>Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

Năm 1097, nhà Lý cho biên soạn và ban hành Hội điển , quy định các phép tắc chính trị, tổ chức bộ máy quan lại. Từ đó, quy chế tổ chức hành chính và quan lại được xác lập, thể hiện bước tiến bộ rõ rệt trong việc quản lý xã hội, đất nước. Các quan lại cao cấp có nhiều công lao được phong thực phong, thực ấp. Chỉ con cháu những người có quan tước, được tập ấm, mới được làm quan.

Sang thời Trần, tổ chức bộ máy quan lại ở trung ương có bước hoàn thiện hơn thời Lý. Khác với nhà Lý, nhà Trần đặt ra chế độ Thái thượng hoàng. Các vua sớm truyền ngôi cho con trai trưởng (hoàng thái tử) nhưng vẫn cùng với vua (con) trông coi chính sự, tự xưng là Thái thượng hoàng. Trong triều đình, đứng đầu các quan vẫn là ba chức thái (sư, phó, bảo) chỉ có điểm khác thời Lý ở chỗ nhà Trần đặt thêm hàm thống quốc, tá thánh, phụ quốc để gia phong thêm (như thống quốc thái sư, tá thánh thái sư phụ quốc thái bảo). Chức thái úy thời Lý (tướng quốc) đổi thành tả hữu tướng quốc bình chương sự. Giúp việc cho tể tướng (tướng quốc) thời Trần đặt thêm các chức hành khiển nằm trong cơ quan mật viện. Các hành khiển thường kiêm cả các chức thượng thư (đứng đầu bộ), tả hữu bộc xạ, tả hữu gián nghị đại phu . Dưới các chức vụ nói trên, các quan được chia thành hai ban văn và võ. Bên văn có các bộ, đứng đầu mỗi bộ là một viên thượng thư. Ngoài bộ, có các cơ quan chuyên trách như ở thời Lý, nhưng nhiều hơn, tổ chức chặt chẽ hơn như: các cục (Nội thư hoả cục, Chi hậu cục); các đài (Ngự sử đài với các chức tả hữu gián nghị đại phu, thị ngự sử, giám sát ngự sử v.v.); các viện (Khu mật viện với các chức tri mật viện sự, khu mật tham chính…v.v..)

Xem thêm: Tiền lương là gì? Cơ cấu, đơn giá và ý nghĩa của tiền lương?

Nhà Trần còn đặt thêm một tổ chức phụ trách về dòng họ nhà vua gọi là tông chính phủ. Nhà Trần cũng thực hiện chế độ ban phong thái ấp cho vương hầu, tôn thất và cho phép họ được xây dựng phủ đệ riêng.

Nhận xét: Thời Lý, các quan lại đều xuất thân từ tầng lớp quý tộc; sang thời Trần, tất cả các chức vụ quan trọng trong triều đình cũng đều giao cho vương hầu quý tộc nhà Trần nắm giữ. Nguyên tắc “tôn quân quyền” được thể hiện nhưng không đậm nét bằng nguyên tắc “liên kết dòng họ”. Trong bộ máy chính quyền trung ương, Hoàng đế là người nắm giữ toàn bộ vương quyền và thần quyền nhưng mức độ tập trung quyền lực của vua chưa cao tới mức chuyên chế, mà quyền hành pháp được chuyển giao rộng rãi cho các chức vụ trung gian trong nhà nước, thường là các chức vị dưới vua như Tế tướng, Thừa tướng. Thời Trần để củng cố vương quyền, nhất là trong những thời kỳ đầu, nhà Trần đã thực hiện một nền chuyên chính – dân chủ dòng họ. Các chức vụ chủ chốt trong triều đình (nhất là về võ quan, như các tướng lĩnh trong cuộc kháng chiến chống Nguyên) đều do các người họ hàng thân cận với nhà vua nắm giữ. Cách sử dụng, bổ nhiệm quan lại của nhà nước Lý – Trần đã phản ánh rõ nét bản chất của nhà nước quân chủ quý tộc.