Cụ rùa ở Hồ Gươm mắt vào năm bao nhiêu?

Tiêu bản cụ rùa được xử lý kỹ thuật ở Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trước khi đem về trưng bày

"Ngay từ ngày cụ rùa chết [đầu năm 2016] đã được đưa về Bảo tàng Thiên nhiên thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam để xử lý kỹ thuật, nghiên cứu và bảo quản lâu dài. Ngày mai 16-3, Viện Hàn lâm sẽ làm công tác bàn giao cho UBND TP trưng bày tại đền Ngọc Sơn"- ông Động nói.

Theo ghi nhận của Báo Người Lao Động, tiêu bản cụ rùa được đặt trưng bày trong lồng kính ở vị trí trang trọng bên gian trái của đền thờ Ngọc Sơn cùng với cá thể rùa chết năm 2010. Cụ rùa mới được trưng bày màu sắc tự nhiên như thời còn đang sống.

Màu sắc tiêu bản cụ rùa tự nhiên như lúc còn sống

Trước đó, trả lời báo chí, TS Nguyễn Quang Tề - nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1, Trưởng nhóm cứu chữa cá thể rùa hồ Gươm năm 2011 - cho rằng chưa xác định được chính xác tuổi của cụ rùa nhưng ước tính đã sống đến vài trăm năm, thuộc nhóm thọ nhất thế giới. Cụ rùa hồ Gươm chết năm 2016 dài 2,08 m, ngang 1,08 m, nặng 169 kg.

Cá thể rùa đã chết năm 2010 và hiện được trưng bày ở đền Ngọc Sơn dài 1,2 m, nặng 52 kg và là rùa mai mềm.

Hôm 30/3, PGS. TS Hà Đình Đức đã lên tiếng phản bác tin đồn thất thiệt trên mạng rằng cụ Rùa đã chết.

Tờ Người Đưa Tin ghi lại lời của PGS Hà Đình Đức như sau: "Hiện tại, sức khỏe của cụ rùa hoàn toàn bình thường và khỏe mạnh, không có gì biến đổi".

Được biết, lần nổi gần đây nhất của cụ Rùa là ngày 27/3/2015. Ngày 20/3, cụ Rùa cũng đã nổi gần khu vực đền Ngọc Sơn.

"Năm 2011, cụ Rùa có cân nặng 169kg, chiều dài của mai Rùa 1,3m. Cũng trong năm này, Hà Nội đã đưa cụ Rùa lên khám bệnh và chữa trị trong hơn 3 tháng.

Theo các nhà khoa học, loài Rùa Hồ Gươm chỉ còn 4 cá thể, gồm một con sống ở hồ Hoàn Kiếm, một ở Đồng Mô và hai con còn lại ở Trung Quốc", theo thông tin trên tờ Tuổi trẻ Thủ đô.

Trước đó, báo giới trong nước đã từng đưa thông tin về tuổi của cụ Rùa. Tuy nhiên, các thông tin chưa nhất quán. Trong đó, có thông tin nói rằng cụ Rùa đã 700 tuổi song cũng lại có thông tin cho rằng cụ Rùa chỉ mới hơn 100 tuổi.

Trong bài viết có tựa đề "“Giáo sư rùa” Hà Đình Đức" đăng trên tờ Người Lao Động có viết: "Theo nghiên cứu của PGS Hà Đình Đức, cụ Rùa Hồ Gươm ước đã 700 tuổi, nặng chừng hai tạ".

Thế nhưng, tháng 4/2011, hội đồng chữa trị cho cụ Rùa Hồ Gươm đã tiến hành phân tích ADN cho cụ Rùa và khẳng định, Rùa Hồ Gươm là rùa cái, tuổi thọ có thể hơn 100 năm.

TS Bùi Quang Tề [trưởng nhóm chẩn đoán và chữa trị Rùa Hồ Gươm] thông tin trên tờ Tuổi Trẻ sau khi tiến hành phân tích ADN cho cụ Rùa như sau:

"Qua lấy mẫu phân tích, có thể khẳng định Rùa Hồ Gươm là một loài mới khác hoàn toàn với loài rùa Thượng Hải, đồng thời cũng không cùng loài với rùa Đồng Mô".

Các nhà khoa học của Viện Công nghệ Sinh học khẳng định trên tờ Tiền Phong: "Cụ Rùa hiện sống tại Hồ Hoàn Kiếm là cùng loài với rùa thu thập tại Quảng Phú [Thanh Hóa], Suối Hai, Hương Ký [Hà Nội], đây là loại rùa lớn mai mềm nước ngọt đặc hữu của VN.

Trong Sách Đỏ Việt Nam, rùa Hoàn Kiếm được xếp vào giống Pelochelys và là loài có nguy cơ tuyệt chủng cao. Trong báo cáo của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, rùa này được phân loại là loài Rafetus swinhoei. Một tên gọi khác là Rafetus Leloii được PGS Hà Đình Đức đưa ra trong một tạp chí khảo cổ học. [Theo Tiền Phong]

Cá thể rùa mai mềm - một trong 3 cá thể rùa Hoàn Kiếm [rùa Hồ Gươm] được ghi nhận chính thức trên thế giới - được phát hiện đã chết tại hồ Đồng Mô [Hà Nội] vào ngày hôm qua [23.4].

Khoảnh khắc rùa Hoàn Kiếm trước khi được thả trở lại hồ Đồng Mô sau khi được xét nghiệm gene. Nguồn ảnh: ATP/IMC

Nguồn tin của Lao Động xác nhận cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô đã chết. Xác rùa nổi lên trên mặt hồ Đồng Mô [Hà Nội].

Theo một chuyên gia trong lĩnh vực bảo tồn, cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô có thể đã chết nhiều ngày trước khi nổi lên mặt nước, như chuyện từng xảy ra với "cụ" rùa Hồ Gươm cuối cùng. Cá thể này có chiều dài toàn thân 156cm, chiều dài mai rùa 98cm, chiều rộng mai rùa 76cm, cân nặng 93kg.

Theo nhận định, cá thể rùa Hoàn Kiếm bị chết nhiều khả năng chính là cá thể rùa đã được bẫy bắt thành công vào năm 2020. Khi đó, các nhà bảo tồn đã bẫy bắt thành công một cá thể rùa Hoàn Kiếm có cân nặng 86kg, chiều dài mai 99,5cm, rộng mai 75,5cm.

Việc cá thể rùa bị chết đã làm hẹp dần hy vọng khôi phục loài rùa quý hiếm nhất thế giới này. Nguyên nhân cái chết của cá thể rùa này đang được các cơ quan chức năng làm rõ.

Hồ Đồng Mô là nơi sinh sống của Loài Giải Sin-hoe [Rafetus swinhoei] còn có tên gọi khác là rùa Hoàn Kiếm, rùa hồ Gươm là loài rùa nguy cấp, quý hiếm nhất thế giới.

Đến nay thế giới chỉ còn ba con được ghi nhận, trong đó một con được nuôi ở Trung Quốc, một con ở hồ Xuân Khanh [Hà Nội được phát hiện 2017] và một con ở hồ Đồng Mô phát hiện năm 2007.

Cận cảnh đầu và vân của rùa Hoàn Kiếm. Nguồn ảnh: WCS Việt Nam

Trước đó, sau sự kiện "cụ" rùa ở hồ Hoàn Kiếm chết vào đầu năm 2016, nhiều người cho rằng loài rùa này không còn tồn tại ở nước ta nữa.

Năm 2020, được sự cho phép của chính quyền địa phương, các chuyên gia và nhà khoa học đã vây bắt thành công cá thể rùa cái nặng 86kg tại hồ Đồng Mô, sau đó phân tích có ADN giống rùa hồ Hoàn Kiếm [rùa hồ Gươm].

Ngoài cá thể rùa đã được phân tích AND, hiện nay một cá thể rùa ở hồ Xuân Khanh [phát hiện năm 2017] đang được nghiên cứu, vây bắt để lấy mẫu phân tích nhằm xác định chính xác có đúng là rùa hồ Gươm.

Cụ rùa Hồ Gươm còn bao nhiêu con?

Đến lần thứ 5, rùa cái qua đời sau 24 giờ thực hiện thụ tinh nhân tạo. Như vậy đến nay, thế giới chỉ còn ghi nhận 2 con rùa Hoàn Kiếm chính thức, một ở Vườn thú Tô Châu [Trung Quốc] và một con ở hồ Xuân Khanh [Việt Nam].

Cụ rùa ở Hồ Gươm nặng bao nhiêu kg?

Rùa Hoàn Kiếm là một trong những loài rùa khổng lồ còn tồn tại trên thế giới. Ở thời điểm chết, cụ rùa có kích thước 2,08x1,08 mét, nặng 169 kg. “Thông thường mỗi giai đoạn trong quá trình chế tác chỉ mất 3 tháng nhưng do mẫu vật cụ rùa quá lớn nên mỗi giai đoạn mất tới 6 tháng.

Có bao nhiêu cá thể rùa ở Hồ Gươm?

Như vậy đến nay, thế giới chỉ còn ghi nhận hai cá thể rùa Hoàn Kiếm chính thức, một cá thể ở Vườn thú Tô Châu [Trung Quốc] và một cá thể ở hồ Xuân Khanh [Việt Nam].

Con rùa sống được bao nhiêu năm?

AnhRùa khổng lồ Jonathan trở thành động vật trên cạn sống lâu nhất thế giới vào sinh nhật lần thứ 190. Jonathan lần đầu tiên tới nơi ở hiện nay của nó trên đảo Saint Helena ở Nam Đại Tây Dương năm 1882 như một món quà dành cho thống đốc của hòn đảo thuộc sở hữu của nước Anh.

Chủ Đề