Con đường học tập phía trước của bản thân

Một trong những khía cạnh tối quan trọng trong cuộc sống của chúng ta chính là khả năng học tập. Chúng ta hay coi thường kỹ năng này bởi vì ít người trong chúng ta chịu dừng lại và suy nghĩ về quá trình học tập. Trên thực tế, nếu chúng ta làm vậy có thể chúng ta đã khám phá ra mình đang tham gia vào các cơ chế học tập thiếu hiệu quả.

Hãy suy nghĩ về điều này. Việc học có giúp bạn nhớ được những gì từ tháng trước không? Hãy trở lại thời gian một năm trước và suy ngẫm.

Rất nhiều điều chúng ta học đã được trả lại cho trường.

Tuy nhiên, trong vài thập kỷ qua, học tập đã phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau, và điều đó đã trở thành vấn đề chính.

Chúng ta không còn xem xét khả năng hiểu biết và học hỏi của con người thông qua các kỳ thi. Thay vào đó, các học giả đã tạo ra những quy trình học tập sử dụng các tài liệu hỗ trợ các hoạt động tương tác của chúng ta với những người khác và đạt đến các mục tiêu chúng ta mong đợi.

Kết quả là, chúng ta học những điều mới thông minh hơn và hiệu quả hơn – điều này sẽ được đề cập đến khi chúng ta tìm hiểu sâu hơn về quá trình học tập.

Trong cuốn sách Những kẻ ngoại lai: Câu chuyện thành công, Malcom Gladwell nói rằng chìa khóa thành công chính là 10,000 giờ luyện tập một kỹ năng nào đó. Cũng cần lưu ý là rèn luyện kỹ năng cần có định hướng học tập đúng đắn.

Nhưng trước khi tìm hiểu về quá trình học tập, chúng ta cần hiểu về các giai đoạn học tập. Được viết vào những năm 1970, Noel Burch đã tạo ra một mô hình gọi là Bốn giai đoạn học tập.

Từ đó, chúng ta có thể sử dụng các giai đoạn học tập này như là nền tảng để học hiệu quả.

Hãy nghĩ đến một kỹ năng mà bạn giỏi và sử dụng mỗi ngày.

Bây giờ nghĩ lại lúc bạn bất đầu phát triển kỹ năng đó. Bạn đã từng giỏi kỹ năng đó? Có thể là không.

Bạn chưa bao giờ nghe đến kỹ năng đó và cũng chưa từng nghĩ sẽ học nó cho đến thời điểm đó. Đó chính là giai đoạn đầu tiên: Bạn không biết bất cứ thứ gì về nó.

Một khi bạn nghe nói về kỹ năng này, bạn bắt đầu đào sâu vào nó.

Lái xe là một ví dụ tuyệt vời. Trước giai đoạn này, bạn chưa bao giờ nghĩ sẽ cần học cách lái xe. Tuy nhiên, khi đến tuổi pháp luật cho phép, bạn muốn học để lấy bằng lái. Bạn có thể đã mắc phải những sai lầm trong lúc thi lấy bằng, kể cả thi viết.

Giai đoạn này bạn cảm thấy việc học rất chậm chạp, bạn cũng nhận thức được các lỗi mà mình mắc phải.

Đến giai đoạn này, bạn đã biết khá nhiều về những thứ mà bạn cần biết. Cùng lúc đó, bạn cũng nhận thức được rằng bạn cần phải rất tập trung vào những gì mình đang làm.

Giai đoạn này có thể là lúc bạn biết về các luật lệ trên đường và bạn có thể lái xe tốt. Tuy nhiên, bạn cảm thấy không thể nói chuyện với ai, không thể nghe nhạc hay nhìn ngó xung quanh trong lúc lái. Bạn thấy cần phải yên tĩnh để tập trung hoàn toàn vào việc lái xe.

Trong giai đoạn này, việc học hỏi có thể còn chậm hơn cả giai đoạn trước. Việc học không nhất quán và cũng chưa trở thành thói quen.

Đến giai đoạn này, bạn đã sở hữu kỹ năng. Bạn biết mọi thứ về nó. Nó trở thành một thói quen và bạn không cần tập trung. Bạn có thể thư giãn và để cho tiềm thức xử lý mọi việc.

Trong khi Burch chỉ nói về 4 giai đoạn, còn một giai đoạn khác vượt qua cả giai đoạnt thứ 4 này. Đó chính là giai đoạn làm chủ kỹ năng hay thành thạo trôi chảy.

Có thể bạn từng nghe nói đến trạng thái thuần thục trôi chảy hay làm chủ dòng chảy. Đó chính là một trạng thái tinh thần khi một ai đó làm một việc gì đó và hoàn toàn đắm chìm vào nó. Họ cảm thấy tràn đầy năng lượng, tập trung và tìm thấy niềm vui từ hoạt động này.

Làm chủ dòng chảy có thể bao gồm tất cả các hoạt động: Viết lách, đọc sách, đi bộ, đạp xe, trượt ván và nhiều hoạt động khác. Nó cũng có đặc điểm là bạn bị hút hoàn toàn vào việc đang làm và bạn không hề nhận thức về thời gian và không gian nữa.

Một khía cạnh khác của quá trình học chính là các kiểu học tập. Trong khi mỗi người đang trong một giai đoạn học tập khác nhau thì học cũng có cách học tập khác nhau.

Tóm tắt các cách học tập theo tâm lý học như sau. Các nhà tâm lý học đã gói gọn cách chúng ta học tập theo những kiểu sau:

  • Trực quan (không gian): Học thông qua hình ảnh, biểu đồ …
  • Thính giác: Học thông qua âm thanh, âm nhạc, …
  • Ngôn ngữ: Học thông qua lời nói, chữ viết
  • Thể chất: Học thông qua cơ thể, bàn tay, xúc giác
  • Logic (toán học): Học thông qua logic, hệ thống, lý do
  • Xã hội (giữa các các nhân): học thông qua nhóm, thảo luận với mọi người
  • Đơn độc: học cá nhân thông qua hình thức tự học và tự làm bài tập cá nhân

Bạn có thể tự hỏi vì sao các cách học tập này lại quan trong, và nó đóng vai trò gì. Các chúng ta học không chỉ xác lập cách chúng ta nhớ lại thông tin mà còn tác động đến từ ngữ chúng ta lựa chọn.

Nó cũng ảnh hưởng đến việc ta sẽ sử dụng phần nào của bộ não để học tập. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra điều này thông qua nhiều thí nghiệm khác nhau.

Ví dụ, bạn đang lái xe đến một nơi bạn chưa từng đến. Cách bạn học sẽ quyết định bạn sử dụng phương pháp nào. Một số người sẽ hỏi đường người khác, trong khi những người khác sử dụng bản đồ Google. Một số người sẽ vẽ ra hướng đi trong khi một số khác chỉ đi theo các bảng chỉ đường.

Hiểu sâu sắc cách học là rất quan trọng vì một khi bạn biết bạn thuộc phong cách học như thế nào, bạn sẽ biết cách phát triển quy trình học hiệu quả hơn cho mình.

Đọc thêm: Đại học: Học sao hiệu quả?

Quy trình học với mỗi người là khác nhau. Dù vậy, nhìn chung, hãy xem xét các bước sau:

Học tập không chỉ đòi hỏi việc bạn học thông tin đó mà còn phải nhớ được điều đó. Nếu chúng ta muốn học một điều gì đó, chúng ta phải học và học lại nữa. Điều này có nghĩa là cần phải có khả năng nhớ lại và có một trí nhớ sắc bén để giữ lại các thông tin.

Cải thiện trí nhớ bao gồm rất nhiều công việc khác nhau, từ sức chứa của bộ nhớ cho đến các chiến thuật ghi nhớ.

Học một kỹ năng mới thường mất thời gian, nhưng không có gì sau khi học vài thứ khác nhau. Tạp chí quốc tế về khoa học – tự nhiên: Thay đổi chất xám do đào tạo đã báo cáo rằng những người kết hợp học nhiều chủ đề khác nhau sẽ phát triển chất xám liên quan đến trí nhớ thị giác.

Trong khi mỗi người chúng ta có cách học riêng, việc thử học bằng nhiều phong cách khác nhau và ở trong những giai đoạn học tập khác nhau cũng khá hữu ích. Nếu bạn học bằng các nghe podcasts, sao không thử diễn tập trình bày các thông tin bằng lời nói hoặc hình ảnh?

Có thể lúc khởi đầu không mấy tuyệt vời, nhưng cải thiện các kỹ năng bằng các trình bày những gì bạn học được thông qua lời nói bạn đang củng cố lại các kiến thức trong đầu của mình.

Bạn không cần phải là giảng viên, nhưng phương pháp này rất đáng tin cậy để hai người cùng phát triển.

Bất kể học theo phong cách nào, chúng ta sẽ nhớ các thông tin lâu hơn bằng cách nói cho người khác biết thay vì chỉ giữ cho mỗi chúng ta. Có những thông tin ngẫu nhiên nào mà bạn đã nói với ai đó vài tháng trước? Bạn có khả năng sẽ nhớ những thông đó vì đã nêu ra với một người nào đó.

Sử dụng sự liên hệ là liên hệ một thông tin mới với những thứ mà bạn đã biết.

Ví dụ điển hình là cách nhớ tên một ai đó. Bạn sẽ nhớ tên của một người tốt hơn nếu bạn liên hệ tên người đó với một thứ hay một người mà bạn quen thuộc.

Không gì vượt qua việc học tốt hơn là tự mình trải nghiệm. Chắc chắn là việc nhìn thấy thông tin có những điểm mạnh nhất định, hầu hết các phong cách học tập đều được hưởng lợi từ việc tiếp cận thông tin, nếu có điều gì tốt hơn thế thì chính là việc xắn tay áo lên và thực hành.

Quá trình học tập không hoàn hảo. Tại những thời điểm nhất định chúng ta sẽ quên. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc nhớ thứ gì đó, hãy xác định thời gian để xem lại các ghi chú.

Đây là chía khóa vì nếu chúng ta cố nhớ, chúng ta có thể đặt mình vào rủi ro là nhớ sai câu trả lời. Và nhắc lại một lần nữa là có sự khác biệt giữa các học đúng và cách học sai.

Bước này nghe có vẻ cũ, nhưng có những lợi ích của việc tự kiểm tra bản thân. Ngay cả khi bạn nghĩ mình biết mọi thứ về một chủ đề nào đó, hãy quay lại và tự kiểm tra. Điều này luôn hữu ích.

Việc tự kiểm tra không những giúp ta nhớ mọi thứ mà còn giúp ta nhận ra ta đã học sai một ý tưởng hay nghiệm vụ gì đó. Hiểu biết này có thể nâng cao hiệu quả của chúng ta trong tương lai.

Mặc dù chúng ta luôn luôn nên học những điều mới, nhưng chúng ta không nên cố gắng hoàn thành nhiều nhiệm vụ cùng lúc. Trong ta phải tập trung vào một hoạt động tại một thời điểm nhất định trước khi chuyển qua nhiệm vụ khác.

Việc đa nhiệm sẽ làm chúng ta học tập kém hiệu quả hơn và chỉ hạn chế chúng ta mà thôi.

Đọc thêm: 10 Phương pháp tiếp nhận kiến thức hiệu quả

Các nhà tâm lý học đã định nghĩa học tập là quá trình thay đổi vĩnh viễn hành vi của con người thông qua trải nghiệm. Sự hiểu biết về quá trình học tập là tùy thuộc vào chúng ta, nhưng hãy cân nhắc để bạn có một bức tranh tổng thể. Hãy xác định phong cách học tập nào phù hợp nhất với bạn, và làm việc để cải thiện nó, trong khi mở rộng sang các phong cách học tập khác.

Con đường duy nhất để năng cao một kỹ năng chính là liên tục học hỏi. Ngay cả với các kỹ năng mà bạn đã thuần thục, vẫn luôn có những cách để phát triển hơn nữa.

Đến với Bright Box để học thêm những điều hay mỗi ngày. Bright Box “đóng gói” kiến thức tinh gọn để bất cứ ai cũng có thể lĩnh hội các kỹ năng cần thiết một cách thuận tiện trong thời gian ngắn nhất, do đó cũng hiệu quả nhất.

Hãy liên hệ ngay với Bright Box để tìm hiểu và được tư vấn cặn kẽ hơn về các khóa học Thiết kế đồ họa, Thiết kế nội thất, Ngoại ngữ và nhiều khóa học bổ ích khác nhé!

Hotline/Zalo: 090 1983 627 hoặc email:

Nguồn: dịch từ Leon Ho _ Lifehack.org