Cơ sở để lập bản kế hoạch tài chính là gì?

5.1.2022 05 phút để đọc

Chia sẻ

Để chuẩn bị nền tảng kinh tế vững chắc cho bản thân, bạn cần có khả năng lên kế hoạch tài chính cá nhân. Một kế hoạch tốt sẽ giúp bạn sử dụng đồng tiền hiệu quả, chủ động trong mọi tình huống. Quy trình chuẩn xác nhất sẽ được tiết lộ ngay tại đây!

Bí quyết lập kế hoạch tài chính cá nhân

1. Kế hoạch tài chính cá nhân là gì?

Kế hoạch tài chính cá nhân được hiểu ngắn gọn là bảng kế hoạch về việc sử dụng dòng tiền trong thu nhập – chi tiêu – tích lũy – đầu tư của một cá nhân. Thông qua bảng này, bạn sẽ nắm được cụ thể tình hình tài chính của bản thân, từ đó thiết lập các mục tiêu tiếp theo cũng như phân bổ hợp lý các nguồn lực.

Thông thường, kế hoạch tài chính sẽ được tạo thành bảng với các công thức tính toán cụ thể. Từ đó cho bạn con số chính xác cho việc tích lũy, đầu tư, chi tiêu trong ngắn hạn, dài hạn.

Kế hoạch tài chính tốt sẽ giúp bạn không gặp khó khăn kinh tế

2. Lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân có lợi ích gì?

Lợi ích mà quản lý tài chính cá nhân mang lại cho bạn cụ thể như sau:

  • Xây dựng nền tảng kinh tế gia đình vững chắc.
  • Nắm bắt tốt các cơ hội đầu tư tài chính cũng như chủ động xử lý các rủi ro trong cuộc sống.
  • Nguồn tài chính ổn định cho cuộc sống, không bị áp lực cơm áo gạo tiền đè nặng.
  • Dễ dàng đạt được các mục tiêu trong sự nghiệp, tự do tài chính cá nhân.

3. 6 bước lập kế hoạch tài chính cá nhân đơn giản, hiệu quả

Việc thực hiện bảng kế hoạch tài chính cá nhân sẽ không còn quá khó với 6 bước dưới đây:

Bước 1: Đánh giá tình hình tài chính cá nhân hiện tại

Điều đầu tiên mà bạn nên làm đó là xác nhận tình hình tài chính cá nhân hiện tại, liên quan đến các khoản thu nhập, khoản đầu tư và các khoản vay trong vòng 1 tháng. Với việc thống kê rõ ràng sẽ giúp bạn lập kế hoạch chi tiêu hiệu quả nhất.

Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách lập bảng cân đối tài chính cá nhân

Bước 2: Đặt ra các mục tiêu tài chính cần đạt được

Mục tiêu tài chính có thể là mục tiêu chi tiêu, mục tiêu đầu tư, mục tiêu tích lũy,... Bạn cần điền tên cụ thể và và giá trị đạt được tương ứng cùng khoảng thời gian thực hiện.

Bước 3: Loại bỏ những khoản chi không thiết yếu

Ghi chép đầy đủ các khoản chi tiêu mỗi ngày. Sau đó rà soát lại, cân nhắc điều chỉnh các khoản chi chưa hợp lý và loại bỏ những khoản chi không thực sự cần thiết. Chi tiêu không thiết yếu sẽ mang tính nhất thời, cảm xúc. Ví dụ như bạn đầu tư một bộ quần áo chỉ vì nó đang giảm giá chứ hoàn toàn không cấp thiết trong thời điểm đó.

Ghi chú và loại bỏ các khoản chi tiêu không cần thiết

Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Bước 4: Lập kế hoạch chi tiêu chi tiết

Có nhiều cách để bạn lập kế hoạch chi tiêu, dưới đây là một mẫu mà bạn có thể tham khảo. Với các phương pháp này, sẽ giúp bạn có được kế hoạch chi tiêu cá nhân phù hợp nhất.

Xem thêm: Cách tiết kiệm chi tiêu cá nhân đơn giản ai cũng có thể áp dụng

Quy tắc 50/20/30: Đây là cách thực phân chia nguồn tiên cho các mục tiêu tài chính theo mức độ quan trọng và ít quan trọng hơn.

  • 50% sẽ dành cho các chi tiêu thiết yếu như tiền thuê nhà, chi phí sinh hoạt, điện, nước.
  • 20% sẽ dùng cho mục tiêu đầu tư tài chính, tiết kiệm, trả các khoản vay.
  • 30% cho chi tiêu cá nhân như hiếu hỷ, hội họp bạn bè, vui chơi giải trí.

Quy tắc 6 chiếc lọ:

  • Lọ thứ nhất, chiếm 55% tổng thu nhập, sử dụng cho các nhu cầu thiết yếu, các sinh hoạt thường ngày.
  • Lọ thứ 2, chiếm 10% tổng thu nhập, dùng cho tiết kiệm dài hạn, các hoạt động kinh doanh, mua sắm tài sản.
  • Lọ thứ 3, chiếm 10% thu nhập, đầu tư cho tri thức. Một khóa học tiếng Anh, một quyển sách chuyên ngành tài chính chẳng hạn.
  • Lọ thứ 4, chiếm 10% thu nhập, dùng cho các hoạt động hưởng thụ. Bạn dùng 10% này mua các phần quà cho bản thân, các hoạt động giải trí.
  • Lọ thứ 5, chiếm 10% thu nhập, tạo ra nhiều nguồn thu nhập khác cho bản thân thông qua việc góp vốn đầu tư, kinh doanh,...
  • Lọ thứ 6, chiếm 5% còn lại, dùng để thực hiện các hoạt động từ thiện, chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn.

Xem thêm: Bí quyết tiết kiệm tiền bạn nên áp dụng ngay

Bước 5: Xác định thời gian hoàn thành các mục tiêu

Để có bảng kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả thì việc đưa ra các mốc thời gian thực hiện cụ thể là điều bạn nên làm. Thời gian hoàn thiện được đưa ra dựa trên bản chất của từng mục tiêu và tình hình tài chính thực tế của bản thân.

Lưu ý, cần chia nhỏ thời gian để đảm bảo tính thực thi cho mục tiêu dài hạn. Ví dụ trong 3 tháng tới bạn cần 10 triệu để đi du lịch Đà Nẵng, hãy hoạch định cụ thể cho mình từng ngày của mỗi tháng đó bạn cần tiết kiệm 1 khoản là bao nhiêu.

Bước 6: Tuân thủ theo kế hoạch chi tiêu

Để chi tiêu được đảm bảo theo đúng kế hoạch, bạn cần rèn luyện cho mình tính kỷ luật, nghiêm túc thực hiện. Nếu bạn bỏ giữa chừng sẽ chẳng có kế hoạch nào được diễn ra, không có cơ hội đạt đến sự tự chủ về tài chính.

6 bước lập kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả

4. Một số lưu ý khi lập kế hoạch tài chính cá nhân

Dưới đây là một số lưu ý bạn cần nắm để kế hoạch chi tiêu cá nhân được đảm bảo hiệu quả.

  • Kế hoạch cần dựa trên tình hình tài chính thực tế của bản thân
  • Theo dõi từng giai đoạn thực hiện để kịp thời đưa ra những điều chỉnh hợp lý nếu có sự kiện ngoài mong muốn xảy ra.
  • Sử dụng thêm các công cụ hỗ trợ lên kế hoạch như công cụ tính toán, ứng dụng thống kê chi tiêu,...

Thống kê thực tế các chỉ số tài chính cá nhân

Trên đây là tất cả các bước cần cho một kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả mà bạn có thể tham khảo. Mỗi người cần lên kế hoạch tài chính ngay từ bây giờ để không còn gặp phải vấn đề thiếu hụt nguồn tiền, cân đối trong thu - chi và đạt được sự thịnh vượng về kinh tế.

Danh sách của bạn nên bao gồm các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Cụ thể hơn, danh sách đó nên liệt kê các bước bạn cần thực hiện để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Bạn có thể nhờ đến sự cố vấn của chuyên gia tài chính kết hợp với những bí quyết dưới đây.

Nghiên cứu

Kế hoạch tài chính là một phần của quản lý tài chính. Hoạt động này đòi hỏi phải có sự đầu tư nghiên cứu trước khi bắt tay vào xây dựng. Không nên bỏ sót bất kì một thông tin nào liên quan đến các vấn đề tài chính. Hãy chuẩn bị sẵn cho mình một vốn kiến thức kha khá để bạn không bị bỡ ngỡ trước những quyết định sắp tới.

Xác định nhu cầu tài chính

Một chủ doanh nghiệp khôn ngoan là người biết ưu tiên những mục tiêu quan trọng và quyết định những bước đi phù hợp. Người chủ doanh nghiệp tương lai cần phải xác định những nhu cầu tài chính bằng cách trả lời những câu hỏi như: Mục tiêu đầu tư của bạn là gì? Bạn sẽ đầu tư bao nhiêu tiền? Bạn đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu hay cả hai? Bạn định đầu tư dài hạn hay ngắn hạn? Bạn mong đợi quyền lợi gì từ sự đầu tư của mình? Khi đã xác định cho mình những nhu cầu tài chính cụ thể, bạn sẽ định hướng được những bước đi tiếp theo.

Thu thập dữ liệu tài chính

Sau khi đã xác định rõ nhu cầu tài chính, bước tiếp theo là bạn cần lập ra một bảng kế hoạch tài chính để hiểu thêm về dòng tiền mặt bạn định đầu tư và trách nhiệm pháp lý của bạn. Trong bước này bạn có thể cần đến sự giúp đỡ của chuyên gia kế hoạch tài chính, người sẽ giúp bạn thu thập những tài liệu cần thiết về tài sản, trách nhiệm pháp lý, các khoản khấu trừ thuế, bảng cân đối thu nhập và chi tiêu, nhân viên, quỹ hưu trí, di chúc [hay tín thác], chính sách bảo hiểm, môi giới, báo cáo ngân hàng,...

Bên cạnh đó, kế hoạch cũng cần xác định rõ các mục như tuổi nghỉ hưu, trợ cấp nghỉ hưu, bạn muốn phân phối tài sản của mình như thế nào, tình trạng lạm phát có thể xảy ra,.. và những rủi ro có thể gặp phải trong tương lai.

Phát triển kế hoạch tài chính

Việc phát triển kế hoạch tài chính phải bắt đầu từ việc người lập ra kế hoạch của bạn đưa ra những ý tưởng triển khai cho những vấn đề đã được xem xét ở bước trước. Khâu phát triển bao gồm các mục: giải thích những ưu và nhược điểm của kế hoạch, hiểu biết về luật thuế và hệ thống tài chính, xem xét các vấn đề về sức khỏe và an toàn lao động, v.v..

Trình bày kế hoạch tài chính

Tham khảo một tài liệu tốt sẽ giúp bạn có một bài trình bày tốt. Vì thế bạn cần xem xét kỹ lưỡng những dữ liệu đã thu thập được và cố gắng trả lời những vấn đề bạn đang thắc mắc. Bất kì một sự nghi ngờ nào trong kế hoạch cũng cần được làm sáng tỏ sớm nhất có thể.

Triển khai kế hoạch tài chính

Triển khai kế hoạch là một bước quan trọng trong quá trình xây dựng. Bạn có thể sẽ mất khoảng 4-6 tháng để triển khai kế hoạch đã định. Trong giai đoạn này, các chi tiết phức tạp liên quan đến  thuế, bảo hiểm, hay vấn đề nghỉ hưu,…cần được quan tâm nhiều nhất có thể và nếu được thì bạn nên nhờ đến sự cố vấn của các luật sư để đưa ra được những quyết định sáng suất nhất. Rất có thể ở khâu cuối của quá trình triển khai, kế hoạch tài chính của bạn sẽ nhận được nhiều lời đề nghị hợp tác nếu đó là một kế hoạch được xây dựng trên sự tỉ mỉ, chuyên nghiệp với nhiều ý tưởng tuyệt vời.

Giám sát kế hoạch tài chính

Trong khi triển khai, các chủ doanh nghiệp cũng cần phải theo dõi, giám sát từng bước của quá trình đó. Các bản đánh giá danh mục đầu tư, bản cập nhật bảo hiểm, bản lựa chọn đầu tư, thuế và các bản báo cáo về tình hình thị trường…là những tài liệu cần được theo dõi một cách cẩn thận nhằm dự đoán và tránh các rủi ro có thể xảy ra. Bên cạnh đó, các chủ doanh nghiệp tương lai cũng cần sử dụng tối đa khả năng của mình để nghe ngóng, để quan sát và nắm bắt thật nhanh những thay đổi của thị trường và chuyển mình theo những thay đổi đó cho thật phù hợp.

[Theo Saga]

Video liên quan

Chủ Đề