Cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng

Hiểu rõ được tầm quan trọng đó của quy hoạch xây dựng hôm nay chúng tôi mang đến cho các bạn những hiểu biết cơ bản nhất của quy hoạch xây dựng: quy hoạch xây dựng là gì? Các loại quy hoạch xây dựng? Trách nhiệm lập quy hoạch xây dựng do cơ quan nào đảm nhận,…

Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và khu chức năng, tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tạo lập môi trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữ lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu theo khoản 30 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014.

Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng gồm hồ sơ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh.

Các loại quy hoạch xây dựng?

Cùng với việc làm rõ “ Quy hoạch xây dựng là gì?”, chúng tôi xin sẽ gửi tới Quý độc giả thông tin về các loại quy hoạch xây dựng theo pháp luật hiện hành.

Quy hoạch xây dựng được chia làm bốn loại sau đây: quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch xây dựng khu chức năng; quy hoạch đô thị; quy hoạch nông thôn.

Về quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch xây khu chức năng:

– Khái niệm quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch xây khu chức năng

Theo quy định của Khoản 31, 32 Điều 3 – Luật xây dựng năm 2014:

“ 31. Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện là việc tổ chức hệ thống đô thị, nông thôn, khu chức năng và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong địa giới hành chính của liên huyện, một huyện trong tỉnh phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ.

32. Quy hoạch xây dựng khu chức năng là việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong phạm vi một khu chức năng quy định tại Khoản 25 Điều này. Quy hoạch xây dựng khu chức năng gồm quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng và quy hoạch chi tiết xây dựng.”

Theo quy định tại Khoản 1 – Điều 13 – Luật xây dựng năm 2014:

“ Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch xây dựng khu chức năng là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành.”

Như vậy các quy định của quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch xây dựng khu chức năng chủ yếu do Luật xây dựng năm 2014 điều chỉnh.

– Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch xây dựng:

Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch xây dựng vùng được quy định như sau [điểm a,b,c Khoản 3 – Điều 22 – Luật xây dựng năm 2014]:

+ Bộ xây dựng chủ trì phối hợp với các bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan, tổ chứ có liên quan tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng đối với vùng liên tỉnh, vùng chức năng đặc thù có ý nghĩa quốc gia, vùng dọc tuyến đường cao tốc, hành lang kinh tế liên tỉnh.

+ Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật vùng liên tỉnh.

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng các vùng khác thuộc đơn vị hành chính do mình quản lý.

Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù được quy định tại điểm a, b, c Khoản 2 – Điều 24 – Luật xây dựng năm 2014 cụ thể như sau:

+ Bộ Xây dựng tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù cấp quốc gia.

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù, trừ quy hoạch quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và nhiệm vụ, đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù.

+ Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc chủ đầu tư xây dựng tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng khu vực được giao quản lý hoặc đầu tư.

Về quy hoạch đô thị:

– Khái niệm quy hoạch đô thị

Theo quy định tại khoản 2 – Điều 13 – Luật xây dựng năm 2014

“ Quy hoạch đô thị là quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia, bao gồm các loại quy hoạch được quy định tại Luật Quy hoạch đô thị.

Việc tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và thực hiện quy hoạch đo thị theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị.”

Như vậy có thể thấy được quy hoạch đo thị thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật quy hoạch đô thị năm 2009.

– Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch đô thị được quy định tại Điều 19 Luật quy hoạch đô thị năm 2009 cụ thể như sau:

+ Bộ xây dựng chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức lập quy hoạch chung đô thị mới có phạm vi quy hoạch liên quan đến địa giới hành chính của hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên, quy hoạch chung đô thị mới có quy mô dân số dự báo tương đương với đô thị loại III trở lên và quy hoạch khác do Thủ tướng Chính phủ giao.

+ Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức lập quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương, quy hoạch chung đô thị mới, quy hoạch chuyên ngành hạ tần kỹ thuật thành phố trực thuộc trung ương, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết các khu vực có phạm vi liên quan đến địa giới hành chính của hai quận, huyện trở lên, khu vực trong đô thị mới và khu vực có ý nghĩa  quan trọng, trừ quy hoạch đô thị quy định tại khoản1 và khoản 7 Điều này.

+ Ủy ban nhân thành phố thuộc tỉnh, thị xã tổ chức lập quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh, thị xã; quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý, trừ quy hoạch đô thị quy định tại các khoản 1, 2 và 7 Điều này.

+ Ủy ban nhân dân quận tổ chức lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý, trừ quy hoạch đô thị quy định tại các khoản 1, 2 và 7 Điều này.

+ Ủy ban nhân dân huyện thuộc thành phố trực thuộc trung ương tổ chức lập quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết thị trấn, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý, trừ quy hoạch đô thị quy định tại các khoản 1, 2 và 7 Điều này.

+ Ủy ban nhân dân huyện thuộc tỉnh tổ chức lập quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết thị trấn, trừ quy hoạch đô thị quy định tại các khoản 1, 2 và 7 Điều này.

+ Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng tổ chức lập quy hoạch chi tiết khu vực được giao đầu tư.

Về quy hoạch nông thôn:

– Khái niệm quy hoạch nông thôn

Theo quy định tại khoản 33 Điều 3 – Luật xây dựng năm 2014 quy định:

“ Quy hoạch nông thôn là việc tổ chức không gian, sử dụng đất, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của nông thôn. Quy hoạch nông thôn gồm quy hoạch chung xây dựng xã và quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.”

Bên cạnh đó khoản 3 Điều 13 – Luật xây dựng năm 2014 cũng quy định:

“ Quy hoạch nông thôn là quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia, bao gồm các loại quy hoạch được quy định tại khoản 2 Điều 29 của luật này.”

– Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch nông thôn

Về trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch nông thôn được giao cho Ủy ban nhân dân xã [theo quy định tại khoản 3 – Điều 29 – Luật xây dựng năm 2014].

Trình tự cấp giấy phép quy hoạch

1. Căn cứ nhu cu cụ thể, chủ đầu tư lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quy hoạch theo các trường hợp quy định tại Điều 35 của Nghị định này gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép quy hoạch.

2. Căn cứ vào yêu cầu quản lý, kiểm soát phát triển của khu chức năng đặc thù, Quy định quản lý theo quy hoạch chung xây dựng, đề xuất của chủ đầu tư, cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng các cấp có trách nhiệm xem xét hồ sơ, tổ chức lấy ý kiến các cơ quan có liên quan và báo cáo cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép quy hoạch về nội dung giấy phép quy hoạch. Thời gian thẩm định hồ sơ và lấy ý kiến không quá 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quy hoạch hợp lệ.

3. Cơ quan có thẩm quyền xem xét và cấp giấy phép quy hoạch trong thời gian không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ thẩm định cấp giấy phép quy hoạch của cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng các cấp.

4. Đối với dự án đầu tư xây dựng quy định tại Khoản 3 Điều 35 của Nghị định này, trong quá trình thẩm định hồ sơ cấp giấy phép quy hoạch, cơ quan quản lý quy hoạch các cấp phải tổ chức lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư có liên quan về nội dung cấp phép. Đại diện cộng đồng dân cư có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quy hoạch

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quy hoạch bao gồm:

1. Đơn đề nghị cấp giấy phép quy hoạch.

2. Sơ đồ vị trí địa điểm đề nghị cấp giấy phép quy hoạch.

3. Dự kiến phạm vi, ranh giới khu đất, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch.

4. Dự kiến nội dung đầu tư, quy mô dự án và tổng mức đầu tư.

5. Báo cáo về pháp nhân và năng lực tài chính để triển khai dự án.

Trong bài viết “ Quy hoạch xây dựng là gì?” Quý độc giả có những thắc mắc hãy liên hệ ngay tới chúng tôi qua Tổng đài tư vấn 1900 6557. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ!

Video liên quan

Chủ Đề