Có nên trì chú đại bi tại nhà

Nghi thức niệm chú Đại Bi tại gia

Bạn muốn trì tụng chú Đại Bi ở nhà nhưng lại chưa hiểu rõ về nghi thứ niệm chú Đại Bi tại gia sao cho thành kính và đúng pháp? Mời các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây của VnDoc để xem cách niệm chú Đại Bi tại gia sao cho đúng nghi thức.

Sự tích chú Đại Bi

Cách trì niệm chú Đại Bi

Hướng dẫn trì chú Đại Bi tại gia

Trước khi tụng trì Thần-Chú này, người trì Chú phải:

1) Tụng ba lần Chú Tịnh Khẩu Nghiệp Chơn-Ngôn để cho nơi miệng mình được thanh tịnh:

“Tu rị, tu rị, ma ha tu rị, tu tu rị, ta bà ha”(3 lần)

2) Tụng ba lần Chú Tịnh Thân Nghiệp Chơn-Ngôn để cho thân được thanh tịnh, sạch sẽ:

“Tu đa rị, tu đa rị, tu ma rị, ta bà ha”(3 lần)

3) Tụng ba lần Chú An Thổ-Địa Chơn-Ngôn để cho nơi chỗ đất đai và nhà cửa của mình được thanh tịnh:

“Nam mô tam mãn đa, một đà nẫm, án độ rô, độ rô, địa vĩ, ta bà ha”(3 lần)

Tịnh pháp giới chơn ngôn

Án lam, tóa ha (3 lần)

Tịnh tam nghiệp chơn ngôn

Án ta phạ, bà phạ, thuật đà ta phạ, đạt ma ta phạ, bà phạ thuật độ hám (3 lần)

I. Đảnh Lễ Tam Bảo

(phần đảnh lễ, hướng về Tam Bảo cần có trước khi vào nghi thức):

Chí Tâm Đảnh Lễ: Nam mô tận hư không, biến pháp giới, quá hiện, vị lai Thập phương chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng, thường trú Tam Bảo. (1 lạy)

Chí Tâm Đảnh Lễ: Nam mô Ta Bà Giáo chủ, Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Hộ Pháp chư tôn Bồ Tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát. (1 lạy)

Chí Tâm Đảnh Lễ: Nam Mô Tây Phương Cực Lạc thế giới, đại từ đại bi tiếp dẫn đạo sư A Di Đà Phật, đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, đại nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ tát. (1 lạy) o

II. Kỳ nguyện:

Hành giả nêu danh tên họ, nơi ở, nguyện xin được thọ trì chú Đại Bi để được tiêu trừ nghiệp chướng, hướng về Phật Pháp, được mãn nguyện mong cầu,… tùy ý mong muốn mà nguyện cầu cho bản thân hoặc cho thân nhân ở phần kỳ nguyện này.

III. Sám hối & từ bi quán:

a. Sám hối: hành giả thành tâm sám hối các tội lỗi bằng lời văn riêng của mình hoặc dựa theo bài đọc sau:

Con- Đệ tử tên là ……………… chí tâm sám hối những tội từ vô thỉ sanh tử đến giờ, theo ác lưu chuyển, cùng chung các chúng sanh, tạo nghiệp chướng tội, bởi tham sân si trói buộc, do thân khẩu ý tạo 5 tội vô gián và 10 nghiệp ác, tự làm, bảo người khác làm, thấy kẻ khác làm sanh lòng vui mừng, hoặc vật của tháp, vật của Tăng, tự tại phí dụng.

Đối với các người sanh lòng hủy báng, thấy các bậc tu học Thanh văn, Duyên giác, Đại thừa, con ưa sanh lòng mắng chửi, khiến cho các người tu hành tâm sanh buồn phiền, thấy có kẻ nào hơn mình sinh lòng ganh ghét.

Đối với pháp thí tài thí thường sanh keo kiệt, bị vô minh che lấp hoặc tâm tà kiến. Không tu nhân lành, khiến ác tăng trưởng.

Ở chỗ các Phật mà khởi lên phỉ báng, những tội như vậy, Phật đều thấy biết. Con nay qui mạng, đối trước chư Phật, Bồ tát, Thánh chúng, thảy đều trình bày tội lỗi, không dám che dấu.

Tội chưa làm, con không dám gây tạo, những tội đã làm, con đều xin sám hối. Nghiệp chướng đã tạo đáng đoạ tam đồ và ở chỗ tám nạn.

Con nguyện đời nầy có bao nhiêu nghiệp chướng đều được tiêu diệt, đã có ác báo, đời sau không thọ. Cũng như quá khứ, hiện tại, vị lai tu bồ-đề hạnh, đã có nghiệp chướng thảy đều sám hối.

Nghiệp chướng của con, nay cũng sám hối., hết thảy phát lồ, không dám che dấu. Tội đã làm, nguyện được trừ diệt, tội ác vị lai không dám tạo nữa. (Sau khi sám hối, thành tâm niệm Phật và lạy Phật 3 lần.)

b. Từ bi quán: hành giả nên nhắm mắt tĩnh lặng, nghĩ nhớ đến cảnh khổ sở của chúng sanh lặn hụp trong luân hồi, từ đây mà trong thâm tâm khởi niệm từ bi thương sót, và vì thương sót chúng sinh nên trong tâm niệm mong được thọ trì chú Đại Bi, nguyện nương oai thần thần chú được tiến bước trên đường Phật Pháp, phụng sự Phật Pháp và chúng sinh.

Trong kinh Bồ Tát dạy cần nên phát khởi tâm từ bi với chúng sanh sau đó mới trì tụng thần chú Đại Bi, vì vậy hành giả nên dành ra một khoảng thời gian ngắn tĩnh lặng để thực hiện quán từ bi này.

Nếu có thể, hành giả nên vì chính lòng đại bi mong cầu phụng sự Phật Pháp và chúng sinh này mà nguyện thành tựu những nguyện vọng, ước nguyện trước mắt (những nguyện cầu nếu có ở phần Kỳ Nguyện).

IV. Phát từ bi nguyện

(Bồ Tát dạy trong kinh cần nên phát từ bi nguyện trước khi thọ trì chú Đại Bi):

Nam mô đại bi Quán Thế Âm,

nguyện con mau biết tất cả pháp.

Nam mô đại bi Quán Thế Âm,

nguyện con sớm được mắt trí huệ.

Nam mô đại bi Quán Thế Âm,

nguyện con mau độ các chúng sanh,

Nam mô đại bi Quán Thế Âm,

nguyện con sớm được phương tiện khéo.

Nam mô đại bi Quán Thế Âm,

nguyện con mau lên thuyền bát nhã.

Nam mô đại bi Quán Thế Âm,

nguyện con sớm được qua biển khổ,

Nam mô đại bi Quán Thế Âm,

nguyện con mau được đạo giới định.

Nam mô đại bi Quán Thế Âm,

nguyện con sớm lên non Niết Bàn.

Nam mô đại bi Quán Thế Âm,

nguyện con mau về nhà vô vi.

Nam mô đại bi Quán Thế Âm,

nguyện con sớm đồng thân pháp tánh.

Nếu con hướng về nơi non đao,

non đao tức thời liền sụp đổ.

Nếu con hướng về lửa, nước sôi,

nước sôi, lửa cháy tự khô tắt.

Nếu con hướng về cõi địa ngục,

địa ngục liền mau tự tiêu diệt,

Nếu con hướng về loài ngạ quỷ.

ngạ quỷ liền được tự no đủ,

Nếu con hướng về chúng Tu La,

Tu la tâm ác tự điều phục,

Nếu con hướng về các súc sanh,

súc sanh tự được trí huệ lớn.

V. Xưng danh hiệu Bồ Tát và Bổn Sư của Bồ Tát

(theo như Bồ Tát căn dặn trong kinh, hành giả cần nên thành tâm niệm danh hiệu Ngài và Đức Bổn Sư của Ngài):

Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát (ít nhất 21 lần)

Nam Mô A Di Đà Phật (ít nhất 21 lần)

Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần)

VI. Trì tụng chú Đại Bi

Chú Đại Bi theo kinh ghi thì nên trì tụng ít nhất mỗi ngày đêm là 5 lần [5 biến chú], vì vậy phần VI này hành giả nên trì tụng lặp lại ít nhất 5 lần. Nếu có thể thì trì nhiều hơn như 21 hoặc 108 lần. Ngoài ra mỗi câu chú ứng với 1 vị chư phật, bồ tát, các bạn bạn có thể xem thêm hình ảnh minh họa chú Đại Bi để dễ hiểu hơn.

Thiên thủ thiên nhãn vô ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni.

1. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da

2. Nam mô a rị da

3. Bà lô yết đế thước bát ra da

4. Bồ Đề tát đỏa bà da

5. Ma ha tát đỏa bà da

6. Ma ha ca lô ni ca da

7. Án

8. Tát bàn ra phạt duệ

9. Số đát na đát tỏa

10.Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da

11.Bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà

12.Nam mô na ra cẩn trì

13.Hê rị, ma ha bàn đa sa mế

14.Tát bà a tha đậu du bằng

15.A thệ dựng

16.Tát bà tát đa

17.Na ma bà dà

18.Ma phạt đạt đậu đát điệt tha

19.Án. A bà lô hê

20.Lô ca đế

21.Ca ra đế

22.Di hê rị

23.Ma ha bồ đề tát đỏa

24.Tát bà tát bà

25.Ma ra ma ra

26.Ma hê ma hê rị đà dựng

27.Cu lô cu lô yết mông

28.Độ lô độ lô phạt xà da đế

29.Ma ha phạt xà da đế

30.Đà ra đà ra

31.Địa rị ni

32.Thất Phật ra da

33.Giá ra giá ra

34.Mạ mạ phạt ma ra

35.Mục đế lệ

36.Y hê di hê

37.Thất na thất na

38 A Ra sâm Phật ra xá rị

39.Phạt sa phạt sâm

40.Phật ra xá da

41.Hô lô hô lô ma ra

42.Hô lô hô lô hê rị

43.Ta ra ta ra

44.Tất rị tất rị

45.Tô rô tô rô

46.Bồ Đề dạ Bồ Đề dạ

47.Bồ đà dạ bồ đà dạ

48.Di đế rị dạ

49.Na ra cẩn trì

50.Địa rị sắc ni na

51.Ba dạ ma na

52.Ta bà ha

53.Tất đà dạ

54.Ta bà ha

55.Ma ha tất đà dạ

56.Ta bà ha

57.Tất đà du nghệ

58.Thất bàn ra dạ

59.Ta bà ha

60.Na ra cẩn trì

61.Ta bà ha

62.Ma ra na ra

63.Ta bà ha

64.Tất ra tăng a mục khê da

65.Ta bà ha

66.Ta bà ma ha a tất đà dạ

67.Ta bà ha

68.Giả kiết ra a tất đà dạ

69.Ta bà ha

70.Ba đà ma kiết tất đà dạ

71.Ta bà ha

72.Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ

73.Ta bà ha

74.Ma bà rị thắng yết ra dạ

75.Ta bà ha

76.Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da

77.Nam mô a rị da

78.Bà lô kiết đế

79.Thước bàn ra dạ

80.Ta bà ha

81.Án. Tất điện đô

82.Mạn đa ra

83.Bạt đà giạ

84.Ta bà ha.

VII. Phục nguyện:

Hành giả niệm danh hiệu Bồ Tát Quan Thế Âm 3 lần, sau đó nêu danh tên họ, nơi ở, nguyện hồi hướng công đức vừa trì tụng chú Đại Bi để được tiêu trừ nghiệp chướng, hướng về Phật Pháp, được mãn nguyện mong cầu,… tùy ý mong muốn mà nguyện cầu cho bản thân hoặc cho thân nhân ở phần phục nguyện này.

VIII. Tự Quy Y & Hồi hướng:

Tự quy y Phật, xin nguyện chúng sanh, thể theo đạo cả, phát lòng vô thượng. (lạy)

Tự quy y Pháp, xin nguyện chúng sanh, thấu rõ kinh tạng, trí tuệ như biển. (lạy)

Tự quy y Tăng, xin nguyện chúng sanh, thống lý đại chúng, hết thảy không ngại. (lạy)

Nguyện đem công đức này,

Hướng về khắp tất cả,

Đệ tử và chúng sanh,

Đều trọn thành Phật đạo. (3 lạy)

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật… (lạy)

Nam Mô A Di Đà Phật… (lạy)

Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát… (lạy)

Đức Phật thường dạy rằng “ thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ thứ ba tu chùa”. Nói thể để thấy được rằng, tu tại gia có tác dụng lớn như thế nào trong con đường tu hành của các  Phật tử.

Tuy vậy, khi tu tại gia, không phải lúc nào các Phật tử cũng biết cách tụng kinh  niệm Phật cho đúng, đặc biệt là với một bài chú khó như chú đại bi. Vậy niệm chú đại bi tại  nhà như thế nào là đúng cách? Khi niệm chú đại bi tại gia cần lưu ý những gì?

Sau đây  chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu về chú đại bi và cách niệm chú đại bi tại nhà để làm  sáng tỏ những câu hỏi trên.

Có nên trì chú đại bi tại nhà

Chú đại bi là gì? 

Sự ra đời của chú đại bi  

Chú đại bi là một bài thần chú cơ bản của Phật giáo, được rút ra từ kinh Thiên Thủ Thiên  Nhãn và được chính Đức Phật Thích Ca tụng niệm, giảng giải trước toàn thể các Đức Phật,  Bồ Tát, các Đại Thánh Tăng, các vị thần trên một hòn đảo ở phía Nam Ấn Độ.

Sau này bài chú được truyền bá vào Trung Hoa dưới thời nhà Đường bởi một thiền sư  người Ấn Độ và sau đó được dịch ra tiếng Việt, truyền bá vào Việt Nam.

Nội dung của chú đại bi 

Bài chú đại bi có tổng cộng 84 câu, 415 chữ, chia thành hai phần là phần hiển và phần mật,  trong đó:

Phần hiển, là những lời răn dạy của Đức Phật với chúng sinh như từ bỏ tạp niệm, một lòng  hướng Phật để đạt tới cảnh giới niết bàn, biết yêu thương người khác,…

Phần mật, là phần có nội dung khó hiểu, uyên thâm, chỉ có Đức Phật mới có thể hiểu được.  Người thường chỉ có thể tụng niệm và không thể hiểu hết ý nghĩa của những câu chữ này.

Ý nghĩa của chú đại bi  

Chú đại bị là bài chú thần thông quảng đại của nhà Phật. Khi niệm bài chú này, con người  sê có được những diệu dụng không thể đo đếm được :

Khi thành tâm niệm chú đại bi, con người nơi trần thế sẽ có cảm giác gần với Đức Phật  hơn. Thông qua ngôn từ bác đại uyên thâm, con người ta sẽ được khai sáng về trí tuệ, tâm  hồn về thể chất trở nên minh mẫn hơn.

Qua việc niệm chú đại bi, con người ta có thời gian tĩnh tâm để suy nghĩ lại cuộc đời và  cách làm người. Thông qua những điều khuyên răn trong bài chú, con ngựa sẽ được soi  sáng để tu hành đạt nhiều thành tựu hơn.

Khi chú đại bi được tụng niệm, ánh sáng của sự từ bi sẽ theo đó làm cho trần thế trở lên tốt  đẹp hơn, bình yên hơn. Người càng tụng niệm nhiều lần chú đại bi thì càng tích được nhiều  công đức cho bản thân và con cháu. Công đức này sẽ giúp họ có cuộc sống thanh thản  hơn, bình yên hơn và giúp cho những người này sau khi qua đời được về với Đức Phật ở cõi tây phương cực lạc.

Không chỉ giúp mình, chú đại bi khi được tụng niệm còn có diệu dụng giúp đời. Đối với  những con người đang u mê, đau khổ, chú đại bi giúp họ tìm được ánh sáng nơi cửa Phật,  tìm thấy con đường để giải thoát mọi khổ đau. Đối với những linh hồn không được siêu  thoát, chú đại bi dẫn dắt họ đến với cửa Phật, giúp những linh hồn này có thể đi vào cõi luân  hồi.

Bên cạnh đó, chú đại bi còn có thể hóa giải những oan gia trái chủ từ kiếp trước. Khi chú đại  bi được tụng niệm, mọi nỗi hàm oan có thể được hóa giải, mọi hận thù đau khổ đều có thể trở về cõi hư vô. Vì thế mà nhà Phật dạy rằng, những ai tội nghiệt sâu nặng, mang nhiều  oan gia trái chủ từ kiếp trước thì nên tụng niệm chú đại bi hàng ngày để giảm bớt tội nghiệt.

Chú đại bi được tụng niệm khi nào 

Chú đại bi được các tăng, ni, phật tử tụng niệm hàng ngày để tích thêm công đức.

Chú đại bi cũng được tụng lên trong các đám tang để độ cho vong hồn người đã khuất  được về với Đức Phật, thuận lợi siêu thoát.

Trong các lễ cầu siêu, người ta niệm chú đại bi để cầu cho oan hồn có thể buông bỏ hết ân  oán, đi vào cõi luân hồi.

Nghi thức trì tụng chú đại bi tại gia 

Chú đại bi là bài chú đầy quyền năng vào ảo diệu của nhà Phật, nhưng không vì thế mà việc  trì tụng bài chú này yêu cầu người tụng những nghi thức quá khắt khe. Các Phật tử hoàn  toàn có thể tụng chú đại bi hàng ngày tại nhà theo các nguyên tắc sau đây:

+ Thành tâm, thành kính: khi tụng chú đại bi, con người cần phải loại bỏ hoàn toàn thất tình  lục dục, cần phải trừ bỏ tham sân si và một lòng hướng Phật. Chỉ có thành tâm thì bài chú  đại bi mới phát huy được hết diệu dụng của nó, và cũng chỉ có như vậy, các Phật tử mới  được Đức Phật chứng giám cho lòng thành của mình.

Nếu trong quá trình tụng niệm mà  khẩu Phật tâm xà, lòng đầy dục vọng bài chú đại bi chẳng những không phát huy được diệu  dụng của nó, mà còn làm cho người tụng càng nhập ma sâu hơn, lâm vào bể khổ không dứt  ra được.

+ Khi tụng chú đại bi, không chỉ cần tịnh tâm mà các Phật tử còn phải tịnh thân. Tịnh thân ở đây được hiểu là sạch sẽ về thân thể. Trước khi tụng chú đại bi, chúng ta cần tắm rửa thật  sạch sẽ, không để cơ thể còn sót lại những mùi ô uế, khó ngửi như mùi mồ hôi.

Các phật tử cũng phải chú ý đến cách ăn mặc của bản thân khi trì tụng chú đại bi. Theo đó, ta nên mặc  quần áo nhã nhặn, lịch sự, không nên mặc quần áo ngắn, không mặc quần áo quá sặc sỡ,  lòe loẹt, diêm dúa, tốt nhất nên mặc quần áo nâu và búi, chải cho đầu tóc gọn gàng.

+ Bài tụng chú đại bi nên được thực hiện trước bàn thờ Phật. Trên bàn thờ Phật dùng để tụng  chú đại bi cần phải có tượng Quan Thế Âm Bồ Tát nghìn mắt nghìn tay. Nếu không có  tượng Quan Âm, các phật tử nên chuẩn bị tranh có vẽ Quan Âm Bồ Tát.

+ Chú đại bi nên được trì tụng thường xuyên, hàng ngày. Tốt nhất nên trì tụng mỗi ngày 2 lần  vào buổi sáng khi mới thức dậy và vào buổi tối trước khi đi ngủ.

+ Trong quá trình trì tụng chú đại bi, cần duy trì hương luôn cháy trên bàn thờ Phật. Các Phật  tử cũng nên chuẩn bị vài món ăn chay để kính dâng lên Đức Phật. Nếu không có đủ điều  kiện chuẩn bị cỗ chay hàng ngày, các Phật tử nên chuẩn bị một bình hoa tươi khi trì tụng.

+ Khi bắt đầu trì tụng chú đại bi, phật tử tiến hành quỳ lạy trước bàn thờ Đức Phật, sau đó  ngồi thiền định ngay ngắn và niệm chú to, rõ ràng.

Có nên trì chú đại bi tại nhà

Hướng dẫn Cách niệm chú đại bi như thế nào?

Có 2 cách niệm chú đại bi, là:

Niệm chú đại bi tại nhà:

Trong trường hợp này, các Phật tử cần trì tụng lớn tiếng. Tiếng trì tụng cần nhanh, rõ ràng,  rành mạch, dứt khoát. Tránh tình trạng tụng niệm ê a, không rõ tiếng, mất tiếng hoặc sai  tiếng gây mất cảm giác trang nghiêm, lịch sự và long trọng vốn có của bài chú.

Niệm chú đại bi chốn đông người: 

Trong trường hợp đi tàu xe, ngoài đường ngoài chợ, khi mất tinh thần, lo âu và cầu mong  sự hiển linh của Đức Phật giúp đỡ, cứu vớt ta cũng có thể niệm chú đại bi. Trong hoàn cảnh  này, ta cần nhắm mắt và tụng chú đại bi một cách nhẹ nhàng, chỉ một mình mình có thể nghe thấy.

LỜI KẾT: Đó là những điều đơn giản nhất về chú đại bi mà bạn nên biết. Nếu có thể, hãy trì tụng chú  đại bi hàng ngày tại gia để tâm hồn được bình yên thanh thản nhất và để có thể gần với  Đức Phật hơn, thấu hiểu được phần nào đại trí tuệ của Đức Phật cao quý.