Có nên cho dầm cầu thang gác lên tường không

Các bộ phận chính của nhà dân dụngNhà là do các cấu kiện thẳng đứng, các bộ phận nằm ngang, phương tiện giao thông và các bộ phận khác tổ hợp thành.

  • Các cấu kiện thẳng đứng gồm: móng, tường, cột, cửa.
  • Các bộ phận nằm ngang gồm: nền, sàn, mái [trong đó có hệ dầm hoặc dàn].
  • Các phương tiện giao thông như hành lang, cầu thang.
  • Các bộ phận khác như ban công, lôgia, ô văng, mái hắt, máng nước, sênô…

Căn cứ vào tác dụng có thể phân thành các bộ phận như sau

Móng

Móng là cấu kiện ở dưới đất, nó chịu toàn bộ tải trọng nhà và truyền tải trọng này xuống nền. Do đó ngoài yêu cầu ổn định và bền chắc, móng còn phải có khả năng chống thấm, chống ẩm và chống ăn mòn.

Tường và cột

Tác dụng chủ yếu của tường là để phân nhà thành các phòng, ngoài ra còn là kết cấu bao che và chịu được lực của nhà. Tường và cột chịu tải trọng của sàn gác và mái, do đó yêu cầu phải có độ cứng lớn, cường độ cao, bền chắc và ổn định. Tường ngoài phải có khả năng chống được ảnh hưởng động của thiên nhiên như mưa, nắng, gió, bão; chống được nhiệt bức xạ của mặt trời và có khả năng cách, âm cánh nhiệt nhất định.

Cửa sổ, cửa đi

Tác dụng của cửa sổ là để thông gió và lấy ánh sáng hoặc ngăn che. Cửa đi ngoài tác dụng giao thông và ngăn cách, cũng có khi có một tác dụng nhất định lấy ánh sáng và thông gió. Do đó diện tích cửa lớn hay cửa nhỏ và hình dáng của cửa phải thoả mãn các yêu cầu trên. Thiết kế cấu tạo cần chú ý phòng mưa, gió, lau chùi thuận tiện. Trong một số công trình, cửa còn phải yêu cầu cách âm, cách nhiệt và có khả năng phòng hoả cao.

Sàn gác

Sàn gác được cấu tạo bởi dầm và bản sàn chịu tải trọng của người, đồ vật và các trang thiết bị sử dụng. Sàn gác tựa lên tường hay cột thông qua dầm. Sàn gác phải có độ cứng kiên cố bền lâu và cách âm. Mặt sàn phải có khả năng chống mài mòn, không sinh ra bụi, dễ làm vệ sinh và hệ số hút bụi nhiệt nhỏ. Ngoài ra có một số nơi yêu cầu sàn phải có khả năng chống thấm và phòng hoả tốt.

Cầu thang

Cầu thang là phương tiện giao thông theo chiều thẳng đứng. Cầu thang có kết cấu chịu lực bằng bản hoặc bản dầm. Yêu cầu cấu tạo phải bền vững và khả năng phòng hoả cao, đi lại dễ dàng, thoải mái và an toàn.

Mái

Là bộ phận nằm ngang hoặc được đặt nghiêng theo chiều nước chảy. Được cấu tạo bởi hệ dầm, dàn, bản hoặc các tấm lợp. Mái vừa là bộ phận chịu lực, đồng thời là kết cấu bao che gối tựa lên tường hoặc cột thông qua dầm, dàn. Do đó yêu cầu kết cấu của mái phải đảm bảo được bền lâu, không thấm nước, thoát nước nhanh và cách nhiệt tốt.

Các bộ phận khác

Ban công, lôgia, ô văng, máng nước, bếp lò, ống khói, toa khói, gờ phào chỉ, bể nước ngầm, bể nước mái, bể phốt... tuỳ theo vị trí đều phải có những yêu cầu và tác dụng thích đáng.

Hệ thống kết cấu chịu lực của nhà dân dụng

Đặc điểm của nhà dân dụng, trừ loại nhà công cộng có không gian lớn như hội trường, rạp hát, nhà ăn v.v…, còn các nhà khác thì không gian tương đối nhỏ, chiều rộng của gian nhà từ 3-6m; bề dầy của nhà từ 12-15m, thường từ 8-9m, nhà không cao lắm. Do đó thường dùng tường chịu lực là chủ yếu. Khi nhà cao trên 5 tầng hoặc ở nhưng nơi đất yếu thường dùng khung bêtông cốt thép.

Hệ thống kết cấu chịu lực của nhà dân dụng thường có mấy loại:

  • Hệ thống kết cấu tường chịu lực.
  • Hệ thống kết cấu khung chịu lực.
  • Hệ thống kết cấu không gian.

Hệ thống kết cấu tường chịu lực

Hệ thống chịu lực chính của nhà là tường, xây bằng gạch hoặc bằng đá, cũng có khi làm tường đúc bằng bêtông cốt thép nếu là lắp ghép.

Bề dày tối thiểu của tường là 200mm và dùng loại gạch có khả năng chịu nén lớn hơn 50kg/cm2.

Phạm vi ứng dụng cho các nhà có số tầng ≤ 5 tầng, B≤ 4m, L≤6m

Để tăng cường khả năng chịu lực của tường gạch khi tường quá dài thì cần có bổ trụ hoặc sườn đứng bằng BTCT cách khoảng

Chủ Đề