Có bao nhiêu cơn bão trong năm 2004 việt nam năm 2024

Việt Nam là một quốc gia Đông Nam Á, là quốc gia nằm ở cực Đông của lục địa Đông Nam Á. Việt Nam giáp biển Đông nên khả năng xuất hiện các xoáy thuận nhiệt đới ngày càng gia tăng. Bão nhiệt đới ở quốc gia này được coi là một phần của mùa bão khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương và do đó, bão ở đây được gọi là typhoon trong tiếng Anh

Về mặt khí hậu, ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương , hầu hết các xoáy thuận nhiệt đới có xu hướng phát triển trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 11. Các cơn bão ảnh hưởng đến khu vực này tương đối phổ biến, hầu hết các cơn bão này xuất hiện từ giữa năm. Mùa bão nhiệt đới hoạt động mạnh nhất ở Việt Nam là năm 2017, cơ quan khí tượng theo dõi 16 cơn bão. Bài viết này bao gồm bất kỳ cơn bão nhiệt đới đáng chú ý có cường độ bất kỳ đã ảnh hưởng đến Việt Nam.

Mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương 2020, bao gồm 14 cơn bão trên biển Đông. Những cơn bão trên biển Đông những tháng cuối năm dồn dập đi vào Việt Nam, gây nên lũ lụt miền Trung Việt Nam năm 2020

Bối cảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam ghi nhận mùa bão từ đầu tháng 6 đến hết tháng 11, với trung bình mỗi năm có từ 4 đến 6 cơn bão đổ bộ vào đất nước. Bất kỳ cơn bão nhiệt đới nào ở đây đều được theo dõi và phát tin bởi Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia [NCHMF], đây là cơ quan khí tượng chính thức của quốc gia và được thành lập vào tháng 1 năm 2003. NCHMF theo dõi một cơn bão nếu nó đi vào phạm vi khu vực giám sát của cơ quan. nằm trong Biển Đông về phía tây 120°Đ và phía bắc 5°N . Bất kỳ cơn bão nào đi vào hoặc hình thành khu vực này đều được đánh số và được đặt theo thứ tự xuất hiện của nó trên biển Đông ví dụ như Bão số 1. Bão có nguồn gốc từ "暴', có nghĩa là hung dữ, bạo lực hoặc hung ác, nhưng trong tiếng Việt bản địa có nghĩa là "bão".

Một nghiên cứu để điều tra về mối tương quan giữa lượng mưa và xoáy thuận nhiệt đới trong mùa El Niño và La Niña, và cho thấy rằng có sự gia tăng lượng mưa và xoáy thuận nhiệt đới trong mùa La Niña.

Quy định về cảnh báo bão[sửa | sửa mã nguồn]

Phát tin[sửa | sửa mã nguồn]

Tin bão gần Biển Đông[sửa | sửa mã nguồn]

Tin bão gần Biển Đông được ban hành khi bão hoạt động ở ngoài Biển Đông và có khả năng di chuyển vào Biển Đông trong 48 giờ tới.

Tin bão trên Biển Đông[sửa | sửa mã nguồn]

Tin bão trên Biển Đông được ban hành khi bão hoạt động trên Biển Đông và có một trong các điều kiện sau:

  • Vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền Việt Nam trên 1.000 km;
  • Vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền Việt Nam từ 500 đến 1.000 km và chưa có khả năng di chuyển về phía đất liền Việt Nam trong 48 giờ tới.

Tin bão gần bờ[sửa | sửa mã nguồn]

Tin bão gần bờ được ban hành khi có một trong các điều kiện sau:

  • Vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền Việt Nam từ 500 đến 1.000 km và có khả năng di chuyển về phía đất liền Việt Nam trong 48 giờ tới;
  • Vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền Việt Nam từ 300 đến dưới 500 km và chưa có khả năng di chuyển về phía đất liền Việt Nam trong 48 giờ tới.

Tin bão khẩn cấp[sửa | sửa mã nguồn]

Tin bão khẩn cấp được ban hành khi có một trong các điều kiện sau:

  • Vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền Việt Nam dưới 300 km;
  • Vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền Việt Nam từ 300 đến 500 km và có khả năng di chuyển về phía đất liền Việt Nam trong 48 giờ tới.

Tin bão trên đất liền[sửa | sửa mã nguồn]

Tin bão trên đất liền được ban hành khi có một trong các điều kện sau:

  • Tâm bão đã đi vào đất liền Việt Nam và sức gió mạnh nhất vẫn còn từ cấp 8 trở lên;
  • Tâm bão đã đổ bộ vào nước khác, nhưng sức gió mạnh nhất vẫn còn từ cấp 8 trở lên và có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam trong 48 giờ tới.

Tin cuối cùng về cơn bão[sửa | sửa mã nguồn]

Tin cuối cùng về cơn bão được ban hành khi có một trong các điều kiện sau:

  • Bão đã tan;
  • Bão đã đổ bộ vào nước khác hoặc ra khỏi lãnh thổ, không còn khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam;
  • Bão đã di chuyển ra ngoài Biển Đông và không có khả năng quay trở lại Biển Đông.

Thang bão[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành,:

  • Áp thấp nhiệt đới có sức gió cấp 6-7
  • Bão thường là có sức gió cấp 8-9,
  • Bão mạnh có sức gió cấp 10-11.
  • Bão rất mạnh có sức gió cấp 12-15.
  • Cấp 16 trở lên là siêu bão

Danh sách các cơn bão có tác động đến Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Trước năm 1990[sửa | sửa mã nguồn]

Bão Cecil vào ngày 15 tháng 10 năm 1985

  • Một cơn bão mạnh đã tàn phá Hải Phòng năm 1881 khiến 3000 người thiệt mang
  • Bão Wendy với sức gió cấp 15 khiến 155 người chết tại Hải Phòng
  • Bão Vera năm 1983 đổ bộ vào Quảng Ninh với sức gió cấp 12-13; khiến ít nhất 3 người chết.
  • Bão Cecil năm 1985 đổ bộ vào Bình Trị Thiên với sức gió cấp 11-12, gây mưa lớn và lũ lụt khiến hơn 700 người chết
  • Bão Wayne năm 1986 đổ bộ vào Thái Bình với sức gió cấp 12, khiến hơn 490 người thiệt mạnhg
  • Các cơn bão Cecil, bão Dan, bão Brian năm 1989 liên tiếp đổ bộ vào miền Trung gây lũ lụt và thiệt hại nặng nề. Riêng bão Cecil đổ bộ trái mùa vào tháng 5, gây lũ lụt nghiêm trọng làm 700 người chết

Từ năm 1990-1999[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Các cơn đáng chú ý Nơi tác động theo vùng Nơi đổ bộ Sức gió khi đổ bộ Tác động về mặt khí tượng khi đổ bộ Ảnh hưởng kinh tế xã hội Tham khảo 1991 Bão số 3

[Zeke]

I,II,III Quảng Ninh- Hải Phòng Cấp 10 Gió cấp 9-10 giật cấp 11-12 tại Quảng Ninh, Hải Phòng

Lượng mưa do bão tại Thái Bình, Hà Nam Ninh [cũ], Hải Phòng 150–200 mm

2 người chết, 7 người mất tích Bão số 6

[Fred]

III, IV,VIII Hà Tĩnh- Quảng Bình Cấp 11 Hà Tĩnh có gió cấp 11, Ba Đồn có gió cấp 8, phía nam Thanh Hoá có gió cấp 6

Lượng mưa phổ biến do bão phổ biến 150-250mm, có nơi trên 300 mm Mưa lớn tại sông Mê Kông gây lũ lớn tại ĐBSCL [vùng VIII]

5 người chết

Mưa lớn tại sông Mê Kông gây lũ lớn tại ĐBSCL [vùng VIII] Gây úng ngập, thiệt hại lớn tại Đồng Bằng Sông Cử Long

1993 Bão số 2

[Bão Lewis]

III Thanh Hóa- Nghệ An Cấp 10 Gió mạnh cấp 8-9, vùng gần tâm bão cấp 10 giật cấp 11

Lượng mưa phổ biến từ 100–200 mm

Cung cấp lượng nước vừa phải có lợi cho nông nghiệp

Thiệt hại không đáng kể

Bão số 10 [Bão Kyle]

Bão Kyle [1993] áp sát đất liền Nam Trung Bộ, cơn bão mạnh hơn Xangsane khi đổ bộ VI Phú Yên Cấp 13 Gây gió mạnh cấp 8-9, vùng gần tâm bão [Phú Yên] mạnh cấp 12-13 giật cấp 16. Phú Yên quan trắc được gió mạnh 40 m/s giật 54 m/s 71 người chết, 59 người mất tích Bão số 11

[Bão Lola]

VI Khánh Hòa Cấp 10 Gây gió mạnh cấp 9-10 ở vùng gần tâm bão [Khánh Hòa]

Lượng mưa phổ biến từ 50–150 mm

23 người chết, 86 người mất tích 1994 Bão số 6

[Harry]

II,III Quảng Ninh- Hải Phòng Cấp 10 Gây gió mạnh cấp 9-10 giật cấp 11-12 tại Hải Phòng, Quảng Ninh

Lượng mưa do bão phổ biến từ 100–300 mm, có nơi hơn 400 mm

Một số thiệt hại về đê điều, không có thiệt hại về người. Bão số 7

[Joel]

II,III Quảng Ninh - Hải Phòng Cấp 9-10 Gió mạnh cấp 8-10 tại Quảng Ninh, Hải Phòng 9 người chết, 1 người bị thương, 43 nhà bị đổ 1995 Bão số 10

[Yvette]

V, VI Bình Định Cấp 10 Cấp 7-8 giật cấp 10, vùng gần tâm bão cấp 9-10 giật cấp 13 3 người chết, 8 người bị thương Bão Zack

[Bão số 11]

V,VI Quảng Ngãi Cấp 12 Cấp 7-8, vùng gần tâm bão cấp 11-12 giật cấp 13

Lượng mưa phổ biến từ 100–350 mm

27 người chết, 173 người bị thương

Thiệt hại kinh tế gần 200 tỷ đồng

1996 Bão số 2

[Frankie]

II, III Nam Định-Ninh Bình Cấp 10-11 Gió mạnh cấp 10-11 ở Thái Bình, Hải Phòng

Mưa lớn từ 200–300 mm do bão

Bão số 4

[Niki]

II, III Thanh Hóa- Ninh Bình Cấp 11 Gió mạnh cấp 10-11 ở Phù Liễn [Hải Phòng], Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An

[phạm vi gió mạnh rất rộng]

61 người chết

Thiệt hại 66 triệu USD

Bão số 5

[Bão Sally]

II,III - - Gió mạnh cấp 7-8 ở Quảng Ninh Bão số 6

[Willie]

III, IV Nghệ An Cấp 9 Gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão [Nghệ An] cấp 8-9

Lượng mưa 300–400 mm ở Hà Tĩnh, 150–200 mm ở Nghệ An

Áp thấp nhiệt đới Marty [tháng 8] III,IV Nam Định Cấp 6 Gió giật cấp 7 ở Văn Lí [Nam Định]

Lượng mưa phổ biến 100–0 mm, một số nơi vượt 300 mm

125 người chết, 54 người mất tích 1997 Bão số 2

[Zita]

II,III Quảng Ninh - Hải Phòng Cấp 11 Gió mạnh cấp 10-11 ở Quảng Ninh, Hải Phòng

Lượng mưa phổ biến 100–150 mm, có nơi lớn hơn 200 mm.

Thiệt hại 5 triệu USD, 0 người chết Bão số 5

[Linda]

VIII Cà Mau Cấp 10 Gió mạnh cấp 10-11

Lượng mưa phổ biến 100–250 mm, có nơi hơn 500 mm

3070 người chết và mất tích

[thiệt hại 385 triệu năm 1997 hoặc 720 triệu USD vào năm 2024]

1998 Áp thấp nhiệt đới I III Nam Định Cấp 7 Gió mạnh cấp 6-7 tại Thái Bình, Nam Định

Lượng mưa có nơi hơn 400 mm

Áp thấp nhiệt đới II IV Gió mạnh cấp 7 ở Nghệ An, Thanh Hóa Bão số 4

[Chip]

IV,V,VI,VII Bình Thuận

Chủ Đề