Có bao nhiêu cách xếp khác nhau cho 5 người ngồi vào một bàn dài 5 chỗ

I. PHƯƠNG PHÁP
1. Định nghĩa
Cho tập A gồm n phần tử [n ≥ 1] Mỗi kết quả của sự sắp xếp thứ tự n phần tử của tập hợp A được gọi là một hoán vị của n phần tử đó. 2. Định lí Số các hoán vị của n phần tử, kí hiệu là ${{P_n} = n! = n.\left[ {n - 1} \right].\left[ {n - 2} \right]...3.2.1}$

II. VÍ DỤ VẬN DỤNG
Câu
1. Có bao nhiêu khả năng có thể xảy ra đối với thứ tự giữa các đội trong một giải bóng có 5 đội bóng? [giả sử rằng không có hai đội nào có điểm trùng nhau]

A. 120. B. 100. C. 80. D. 60.

Số các khả năng có thể xảy ra đối với thứ tự giữa các đội trong một giải bóng có 5 đội bóng là một hoán vị của 5 phần tử nên có 5! = 120 cách. Chọn A.

Câu 2. Có bao nhiêu cách xếp khác nhau cho 5 người ngồi vào một bàn dài? A. 120 B. 5 C. 20 D. 25

Số cách sắp xếp khác nhau cho 5 người ngồi vào một bàn dài là một hoán vị của 5 phần tử nên có 5! = 120 cách. Chọn A.

Câu 3. Số cách sắp xếp 6 nam sinh và 4 nữ sinh vào một dãy ghế hàng ngang có 10 chỗ ngồi là: A. 6!4! B. 10! C. 6! - 4! D. 6! + 4!

Số cách sắp xếp 6 nam sinh và 4 nữ sinh vào một dãy ghế hàng ngang có 10 chỗ là một hoán vị của 10 phần tử nên có 10! cách. Chọn B.

Câu 4. Sắp xếp năm bạn học sinh An, Bình, Chi, Dũng, Lệ vào một chiếc ghế dài có 5 chỗ ngồi. Số cách sắp xếp sao cho bạn Chi luôn ngồi chính giữa là A. 24. B. 120. C. 60. D. 16.

Xếp bạn Chi ngồi giữa có 1 cách. Số cách xếp 4 bạn sinh An, Bình, Dũng, Lệ vào 4 chỗ còn lại là một hoán vị của 4 phần tử nên có có 4! cách. Vậy có 24 cách xếp. Chọn A.

Câu 5. Sắp xếp năm bạn học sinh An, Bình, Chi, Dũng, Lệ vào một chiếc ghế dài có 5 chỗ ngồi. Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp sao cho bạn An và bạn Dũng luôn ngồi ở hai đầu ghế? A. 120. B. 16 C. 12. D. 24.

Xếp An và Dũng ngồi hai đầu ghế có 2! cách xếp. Số cách xếp 3 bạn Bình, Chi, Lệ vào 3 ghế còn lại là một hoán vị của 3 phần tử nên có có 3! cách. Vậy có 2!3! = 12 cách. Chọn C.

Câu 6. Sắp xếp năm bạn học sinh An, Bình, Chi, Dũng, Lệ vào một chiếc ghế dài có 5 chỗ ngồi. Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp sao cho bạn An và bạn Dũng không ngồi cạnh nhau? A. 24. B. 48. C. 72. D. 12.

Số cách xếp 5 bạn vào 5 chỗ trên ghế dài là một hoán vị của 5 phần tử nên có 5! = 120 cách. Số cách xếp sao cho bạn An và bạn Dũng luôn ngồi cạnh nhau là 2.4! = 48 cách [ An và Dũng ngồi cạnh nhau xem như 1 bạn; xếp 4 bạn vào 4 chỗ có 4! cách; cách xếp An và Dũng ngồi cạnh nhau là 2! = 2]

Vậy số cách sắp xếp sao cho bạn An và bạn Dũng không ngồi cạnh nhau là 120 - 48 = 72cách. Chọn C.

Câu 7. Có 3 viên bi đen khác nhau, 4 viên bi đỏ khác nhau, 5 viên bi xanh khác nhau. Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp các viên bi trên thành một dãy sao cho các viên bi cùng màu ở cạnh nhau? A. 345600. B. 725760. C. 103680. D. 518400.

Số các hoán vị về màu bi khi xếp thành dãy là 3! Số cách xếp 3 viên bi đen khác nhau thành dãy là 3! Số cách xếp 4 viên bi đỏ khác nhau thành dãy là 4! Số cách xếp 5 viên bi xanh khác nhau thành dãy là 5!

=> Số cách xếp các viên bi trên thành một dãy sao cho các viên bi cùng màu ở cạnh nhau là 3!3!4!5! = 103680cách. Chọn C.

Câu 8. Cô dâu và chú rể mời 6 người ra chụp ảnh kỉ niệm, người thợ chụp hình có bao nhiêu cách sắp xếp sao cho cô dâu, chú rể đứng cạnh nhau. A. 8! - 7! B. 2.7! C. 6.7! D. 2! + 6!

Khi cô dâu, chú rể đứng cạnh nhau [có thể thay đổi vị trí cho nhau], ta coi đó là một phần tử và đứng với 6 vị khách mời để chụp ảnh nên có 2.7! cách sắp xếp.
Chọn B.

Câu 9. Trên giá sách muốn xếp 20 cuốn sách khác nhau. Có bao nhiêu cách sắp xếp sao cho tập 1 và tập 2 đặt cạnh nhau. A. 20! - 18! B. 20! - 19! C. 20! - 18!2! D. 19!18.

Sắp xếp 20 cuốn sách trên giá là một hoán vị của 20 phần tử nên ta có 20! cách sắp xếp. Khi hai cuốn tập 1 và tập 2 đặt cạnh nhau [thay đổi vị trí cho nhau], ta coi đó là một phần tử và cùng sắp xếp với 18 cuốn sách còn lại trên giá nên có 2.19! cách sắp xếp.

Vậy có tất cả 20! - 2.19! = 19!18 cách sắp xếp theo yêu cầu bài toán. Chọn D.

Câu 10. Có bao nhiêu cách sắp xếp 4 người vào 4 ghế ngồi được bố trí quanh một bàn tròn? A. 12. B. 24. C. 4. D. 6.

Chọn 1 người ngồi vào 1 vị trí bất kì . Xếp 3 người còn lại vào 3 ghế trống của bàn là một hoán vị của 3 phần tử nên có có 3! = 6 cách. Chọn D.

Câu 11. Có 4 nữ sinh tên là Huệ, Hồng, Lan, Hương và 4 nam sinh tên là An, Bình, Hùng, Dũng cùng ngồi quanh một bàn tròn có 8 chỗ ngồi. Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp biết nam và nữ ngồi xen kẽ nhau? A. 576. B. 144. C. 2880. D. 1152.

Giả sử các ghế ngồi đánh số từ 1 đến 8. Chọn 1 bạn bất kì ngồi vào 1 vị trí ngẫu nhiên trên bàn tròn có 1 cách. [Nếu chọn 8 cách thì tức là nhầm với bàn dài]. Xếp 3 bạn cùng giới tính còn lại vào 3 ghế [có số ghế cùng tính chẵn hoặc lẻ với bạn đầu] có 3! cách. Xếp 4 bạn còn lại ngồi xen kẽ 4 bạn đẫ xếp ở trên có 4! cách.

Vậy có 3!4! = 144 cách. Chọn B.

Câu 12. Từ các số tự nhiên 1, 2, 3, 4 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên có 4 chữ số khác nhau: A. ${4^4}$. B. 24. C. 1. D. 42.

Số các số tự nhiện có 4 chữ số khác nhau được tạo thành là một hoán vị của 4 phần tử bằng 4! = 24. Chọn B.

Page 2

Tổ hợp là cách chọn những phần tử từ một nhóm lớn hơn mà không phân biệt thứ tự. Trong những trường hợp nhỏ hơn có thể đếm được số tổ hợp.

Giả sử tập A có n phần tử $\left[ {n \ge 1} \right].$ Mỗi tập con gồm $k{\rm{ }}\left[ {1 \le k \le n} \right]$ phần tử của A được gọi là một tổ hợp chập k của n phần tử đã cho.
Số các tổ hợp chập k của một tập hợp có n phần tử là ${C_n^k = \frac{{n!}}{{k!.\left[ {n - k} \right]!}}}$
Công thức ${C_n^0 = 1,{\rm{ }}C_n^n = 1}$ với qui ước này ta có $C_n^k = \frac{{n!}}{{k!.\left[ {n - k} \right]!}}$ đúng với số nguyên dương k thỏa $0 \le k \le n.$

4. Tính chất

Có 2 tính chất quan trọng
  • Tính chất 1. $C_n^k = C_n^{n - k}{\rm{ }}\left[ {0 \le k \le n} \right].$
  • Tính chất 2. $C_{n - 1}^{k - 1} + C_{n - 1}^k{\rm{ = }}C_n^k{\rm{ }}\left[ {1 \le k \le n} \right].$
Câu 1. Một lớp học có 40 học sinh gồm 25 nam và 15 nữ. Chọn 3 học sinh để tham gia vệ sinh công cộng toàn trường, hỏi có bao nhiêu cách chọn như trên? A. 9880. B.59280. C.2300. D.455.

Nhóm học sinh 3 người được chọn [không phân biệt nam, nữ - công việc] là một tổ hợp chậm 3 của 40 [học sinh]. Vì vậy, số cách chọn nhóm học sinh là $C_{40}^3 = \frac{{40!}}{{37!.3!}} = 9880.$ Chọn A.

Câu 2. Một tổ có 10 người gồm 6 nam và 4 nữ. Cần lập một đoàn đại biểu gồm 5 người, hỏi có bao nhiêu cách lập? A. 25. B.252. C.50. D.455.

Mỗi đoàn được lập là một tổ hợp chập 5 của 10 [người]. Vì vậy, số đoàn đại biểu có thể có là $C_{10}^5 = \frac{{10!}}{{5!.5!}} = 252.$ Chọn B.

Câu 3. Trong một ban chấp hành đoàn gồm 7 người, cần chọn 3 người trong ban thường vụ. Nếu không có sự phân biệt về chức vụ của 3 người trong ban thường vụ thì có bao nhiêu các chọn? A. 25. B.42. C.50. D.35.

Vì không xét đến sự phân biệt chức vụ của 3 người trong ban thường vụ nên mỗi cách chọn ứng với một tổ hợp chập 3 của 7 phần tử. Như vậy, ta có $C_7^5 = \frac{{7!}}{{2!.5!}} = 35$ cách chọn ban thường vụ. Chọn D.

Câu 4. Một cuộc thi có 15 người tham dự, giả thiết rằng không có hai người nào có điểm bằng nhau. Nếu kết quả cuộc thi và việc chọn ra 4 người có điểm cao nhất thì có bao nhiêu kết quả có thể xảy ra? A. 1635. B.1536. C.1356. D.1365.

Nếu kết quả cuộc thi là việc chọn ra 4 người có điểm cao nhất thì mỗi kết quả ứng với một tổ hợp chập 4 của 15 phần tử. Như vậy, ta có $C_{15}^4 = 1365$ kết quả. Chọn D.

Câu 5. Một hộp đựng 5 viên bi màu xanh, 7 viên bi màu vàng. Có bao nhiêu cách lấy ra 6 viên bi bất kỳ? A. 665280. B.924. C.7. D.942.

Số cách lấy 6 viên bi bất kỳ [không phân biệt màu] trong 12 viên bi là một tổ hợp chập 6 của 12 [viên bi]. Vậy ta có $C_{12}^6 = 924$ cách lấy. Chọn B.

Câu 6. Có bao nhiêu cách lấy hai con bài từ cỗ bài tú lơ khơ gồm 52 con? A. 104. B.450. C.1326. D.2652.

Mỗi cách lấy 2 con bài từ 52 con là một tổ hợp chập 2 của 52 phần tử. Vậy số cách lấy hai con bài từ cỗ bài tú lơ khơ 52 con là $C_{52}^2 = 1326.$ Chọn C.

Câu 7. Có 15 đội bóng đá thi đấu theo thể thức vòng tròn tính điểm. Hỏi cần phải tổ chức bao nhiêu trận đấu? A. 100. B.105. C.210. D.200.

Lấy hai đội bất kỳ trong 15 đội bóng tham gia thi đấu ta được một trận đấu. Vậy số trận đấu chính là một tổ hợp chập 2 của 15 phần tử [đội bóng đá]. Như vậy, ta có $C_{15}^2 = \frac{{15!}}{{13!.2!}} = 105$ trận đấu. Chọn B.

Câu 8. Có bao nhiêu cách cắm 3 bông hoa giống nhau vào 5 lọ khác nhau [mỗi lọ cắm không quá một bông]? A. 10. B.30. C.6. D.60.

Cắm 3 bông hoa giống nhau, mỗi bông vào 1 lọ nên ta sẽ lấy 3 lọ bất kỳ trong 5 lọ khác nhau để cắm bông. Vậy số cách cắm bông chính là một tổ hợp chập 3 của 5 phần tử [lọ hoa]. Như vậy, ta có $C_5^3 = \frac{{5!}}{{2!.3!}} = 10$ cách. Chọn A.

Câu 9. Trong mặt phẳng cho tập hợp $P$ gồm 2018 điểm phân biệt. Hỏi có bao nhiêu đoạn thẳng mà hai đầu mút thuộc $P\,\,?$ A. $\frac{{2018!}}{{2016!}}.$ B.$\frac{{2016!}}{{2!}}.$ C.$\frac{{2018!}}{{2!}}.$ D.$\frac{{2018!}}{{2016!.2!}}.$

Với hai điểm bất kỳ trong n điểm ta luôn được một đoạn thẳng. Vậy số đoạn thẳng cần tìm chính là một tổ hợp chập 2 của 2018 phần tử [điểm]. Như vậy, ta có $C_{2018}^2 = \frac{{2018!}}{{2016!.2!}}$ đoạn thẳng. Chọn D.

Câu 10. Cho 10 điểm, không có 3 điểm nào thẳng hàng. Hỏi có bao nhiêu đường thẳng khác nhau tạo bởi 2 trong 10 điểm nói trên? A. 90. B.20. C.45. D.Một số khác.

Với hai điểm bất kỳ trong n điểm ta luôn được một đoạn thẳng. Vậy số đoạn thẳng cần tìm chính là một tổ hợp chập 2 của 10 phần tử [điểm]. Như vậy, ta có $C_{10}^2 = \frac{{10!}}{{8!.2!}} = 45$ đường thẳng. Chọn C.

Câu 11. Trong mặt phẳng, cho 6 điểm phân biệt sao cho không có ba điểm nào thẳng hàng. Hỏi có thể lập được bao nhiêu tam giác mà các đỉnh của nó thuộc tập điểm đã cho? A. 15. B.20. C.60. D.Một số khác.

Cứ 3 điểm phân biệt không thẳng hàng tạo thành một tam giác. Lấy 3 điểm bất kỳ trong 6 điểm phân biệt thì số tam giác cần tìm chính là một tổ hợp chập 3 của 6 phần từ [điểm]. Như vậy, ta có $C_6^3 = 20$ tam giác. Chọn B.

Câu 12. Cho 10 điểm phân biệt ${A_1},{A_2},...,{A_{10}}$ trong đó có 4 điểm ${A_1},{A_2},{A_3},{A_4}$ thẳng hàng, ngoài ra không có 3 điểm nào thẳng hàng. Hỏi có bao nhiêu tam giác có 3 đỉnh được lấy trong 10 điểm trên? A. 96 tam giác. B.60 tam giác. C.116 tam giác. D.80 tam giác.

Số cách lấy 3 điểm từ 10 điểm phân biệt là $C_{10}^3 = 120.$ Số cách lấy 3 điểm bất kì trong 4 điểm ${A_1},{A_2},{A_3},{A_4}$là $C_4^3 = 4.$ Khi lấy 3 điểm bất kì trong 4 điểm ${A_1},{A_2},{A_3},{A_4}$ thì sẽ không tạo thành tam giác. Như vậy, số tam giác tạo thành $120 - 4 = 116$ tam giác. Chọn C.

Câu 13. Cho mặt phẳng chứa đa giác đều H có 20 cạnh. Xét tam giác có 3 đỉnh được lấy từ các đỉnh của H. Hỏi có bao nhiêu tam giác có đúng 1 cạnh là cạnh của H. A. 1440. B.360. C.1120. D.816.

Lấy một cạnh bất kỳ của H làm cạnh của một tam giác có 20 cách. Lấy một điểm bất kỳ trong $18$ đỉnh còn lại của H [trừ đi hai đỉnh của một cạnh] có $18$ cách. Vậy số tam giác cần tìm là 20.18 = 360. Chọn B.

Câu 14. Cho hai đường thẳng song song ${d_1}$ và ${d_2}.$ Trên ${d_1}$ lấy 17 điểm phân biệt, trên ${d_2}$ lầy 20 điểm phân biệt. Tính số tam giác mà có các đỉnh được chọn từ 37 điểm này. A. 5690. B.5960. C.5950. D.5590.

Một tam giác được tạo bởi ba điểm phân biệt nên ta xét: TH1. Chọn 1 điểm thuộc ${d_1}$ và 2 điểm thuộc d2 - > có $C_{17}^1.C_{20}^2$ tam giác. TH2. Chọn 2 điểm thuộc ${d_1}$ và 1 điểm thuộc d2 -> có $C_{17}^2.C_{20}^1$ tam giác. Như vậy, ta có $C_{17}^1.C_{20}^2 + C_{17}^2.C_{20}^1 = 5950$ tam giác cần tìm. Chọn C.

Câu 15. Số giao điểm tối đa của 5 đường tròn phân biệt là: A. 10. B.20. C.18. D.22.

Hai đường tròn cho tối đa hai giao điểm. Và 5 đường tròn phân biệt cho số giao điểm tối đa khi 2 đường tròn bất kỳ trong 5 đường tròn đôi một cắt nhau. Vậy số giao điểm tối đa của 5 đường tròn phân biệt là $2.C_5^2 = 20.$ Chọn B.

Câu 16. Số giao điểm tối đa của 10 đường thẳng phân biệt là: A. 50. B.100. C.120. D.45.

Số giao điểm tối đa của 10 đường thẳng phân biệt khi không có ba đường thẳng nào đồng quy và không có hai đường thẳng nào song song. Và cứ hai đường thẳng ta có một giao điểm suy ra số giao điểm chính là số cặp đường thẳng bất kỳ được lấy từ 10 đường thẳng phân biệt. Như vậy, ta có $C_{10}^2 = 45$ giao điểm. Chọn D.

Câu 17. Với đa giác lồi 10 cạnh thì số đường chéo là A. 90. B.45. C.35. D.Một số khác.

Đa giác lồi 10 cạnh thì có 10 đỉnh. Lấy hai điểm bất kỳ trong 10 đỉnh của đa giác lồi ta được số đoạn thẳng gồm cạnh và đường chéo của đa giác lồi. Vậy số đường chéo cần tìm là $C_{10}^2 - 10 = \frac{{10!}}{{8!.2!}} - 10 = 35.$ Chọn C.

Câu 18. Cho đa giác đều n đỉnh, $n \in \mathbb{N}$ và $n \ge 3.$ Tìm n biết rằng đa giác đã cho có 135 đường chéo. A. n = 15. B.n = 27. C.n = 8. D.n = 18.

Đa giác lồi n đỉnh thì có n cạnh. Nếu vẽ tất cả các đoạn thẳng nối từng cặp trong n đỉnh này thì có một bộ gồm các cạnh và các đường chéo. Vậy để tính số đường chéo thì lấy tổng số đoạn thẳng dựng được trừ đi số cạnh, với Tất cả đoạn thẳng dựng được là bằng cách lấy ra 2 điểm bất kỳ trong n điểm, tức là số đoạn thẳng chính là số tổ hợp chập 2 của n phần tử. Như vậy, tổng số đoạn thẳng là $C_n^2.$ Số cạnh của đa giác lồi là n. Suy ra số đường chéo của đa giác đều n đỉnh là $C_n^2 - n = \frac{{n\left[ {n - 3} \right]}}{2}.$ Theo bài ra, ta có $\left\{ \begin{array}{l}n \ge 3\\\frac{{n\left[ {n - 3} \right]}}{2} = 135\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}n \ge 3\\{n^2} - 3n - 270 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow n = 18.$ Chọn D.

Câu 19. Trong mặt phẳng có bao nhiêu hình chữ nhật được tạo thành từ bốn đường thẳng phân biệt song song với nhau và năm đường thẳng phân biệt vuông góc với bốn đường thẳng song song đó. A. 60. B.48. C.20. D.36.

Cứ 2 đường thẳng song song với 2 đường thẳng vuông góc với chúng cắt nhau tại bốn điểm là 4 đỉnh của hình chữ nhật. Vậy lấy 2 đường thẳng trong 4 đường thẳng song song và lấy 2 đường thẳng trong 5 đường thẳng vuông góc với 4 đường đó ta được số hình chữ nhật là $C_4^2.C_5^2 = 60.$ Chọn A.

Câu 20. Một lớp có 15 học sinh nam và 20 học sinh nữ. Có bao nhiêu cách chọn 5 bạn học sinh sao cho trong đó có đúng 3 học sinh nữ? A. 110790. B.119700. C.117900. D.110970.

Số cách chọn 3 học sinh nữ là: $C_{20}^3 = 1140$ cách. Số cách chọn 2 bạn học sinh nam là: $C_{15}^2 = 105$ cách. Số cách chọn 5 bạn thỏa mãn yêu cầu bài toán là: $1140 \times 105 = 119700.$ Chọn B.

Câu 21. Có bao nhiêu số tự nhiên có 4 chữ số khác nhau và khác $0$ mà trong mỗi số luôn luôn có mặt hai chữ số chẵn và hai chữ số lẻ? A. $4!C_4^1C_5^1.$ B.$3!C_3^2C_5^2.$ C.$4!C_4^2C_5^2.$ D.$3!C_4^2C_5^2.$

Số cách chọn 2 số chẵn trong tập hợp $\left\{ {2;4;6;8} \right\}$ là: $C_4^2$ cách. Số cách chọn 2 số lẻ trong tập hợp $\left\{ {1;3;5;7;9} \right\}$ là: $C_5^2$ cách. Số cách hoán vị 4 chữ số đã chọn lập thành 1 số tự nhiên là: $4!$ cách. Vậy có $4!\; \times C_4^2 \times C_5^2$ số tự nhiên thỏa mãn yêu cầu bài toán. Chọn C.

Câu 22. Một túi đựng 6 bi trắng, 5 bi xanh. Lấy ra 4 viên bi từ túi đó. Hỏi có bao nhiêu cách lấy mà 4 viên bi lấy ra có đủ hai màu. A. 300. B.310. C.320. D.330.

Các viên bi lấy ra có đủ cả 2 màu nên ta có các trường hợp:

Vậy có tất cả $C_6^1 \times C_5^3 + C_6^2 \times C_5^2 + C_6^3 \times C_5^1 = 310$ cách lấy thỏa mãn yêu cầu bài toán. Chọn B. Cách 2. Dùng phần bù. Số cách chọn 4 viên bi tùy ý từ 11 viên bi là: $C_{11}^5$ cách. Số cách chọn 4 viên bi màu trắng là: $C_6^4$ cách. Số cách chọn 4 viên bi là màu xanh là: $C_5^4$ cách. Vậy có $C_{11}^5 - \left[ {C_6^4 + C_5^4} \right] = 310$ cách chọn 4 viên bi trong đó có cả 2 màu.

Câu 23. Một nhóm học sinh có 6 bạn nam và 5 bạn nữ. Hỏi có bao nhiêu cách chọn ra 5 học sinh trong đó có cả nam và nữ? A. 455. B.7. C.456. D.462.

Số cách chọn 5 học sinh tùy ý là: $C_{11}^5$ cách. Số cách chọn 5 học sinh nam là: $C_6^5$ cách. Số cách chọn 5 học sinh nữ là: $C_5^5$ cách. Vậy có $C_{11}^5 - C_6^5 - C_5^5 = 455$ cách chọn thỏa mãn yêu cầu bài toán. Chọn A. Cách 2. Do trong 5 học sinh được chọn có cả nam cả nữ nên ta có các trường hợp sau:

Vậy có $C_6^1 \times C_5^4 + C_6^2 \times C_5^3 + C_6^3 \times C_5^2 + C_6^4 \times C_5^1 = 455$ cách chọn thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Câu 24. Để chào mừng kỉ niệm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, nhà trường tổ chức cho học sinh cắm trại. Lớp 10A có 19 học sinh nam và $16$ học sinh nữ. Giáo viên cần chọn 5 học sinh để trang trí trại. Hỏi có bao nhiêu cách chọn 5 học sinh sao cho có ít nhất 1 học sinh nữ? Biết rằng học sinh nào trong lớp cũng có khă năng trang trí trại. A. $C_{19}^5.$ B.$C_{35}^5 - C_{19}^5.$ C.$C_{35}^5 - C_{16}^5.$ D.$C_{16}^5.$

Tổng số học sinh lớp 10A là 35. Có $C_{35}^5$ cách chọn 5 học sinh từ 35 học sinh lớp 10A. Có $C_{19}^5$ cách chọn 5 học sinh từ 19 học sinh nam của lớp 10A. Do đó có $C_{35}^5 - C_{19}^5$ cách chọn 5 học sinh sao cho có ít nhất một học sinh nữ. Chọn B.

Câu 25. Một lớp học có 40 học sinh, trong đó có 25 nam và 15 nữ. Giáo viên cần chọn 3 học sinh tham gia vệ sinh công cộng toàn trường. Hỏi có bao nhiêu cách chọn 3 học sinh trong đó có nhiều nhất 1 học sinh nam? A. 2625. B.455. C.2300. D.3080.

Do trong 3 học sinh được chọn có nhiều nhất 1 học sinh nam nên ta có các trường hợp sau:

Vậy có $C_{25}^1 \times C_{15}^2 + C_{25}^0 \times C_{15}^3 = 3080$ cách chọn thỏa mãn yêu cầu bài toán. Chọn D. Cách 2. Số cách chọn 3 học sinh bất kì trong lớp là: $C_{40}^3$ cách. Số cách chọn 3 học sinh trong đó có 2 học sinh nam, 1 học sinh nữ là: $C_{25}^2 \times C_{15}^1$ cách. Số cách chọn 3 học sinh nam là: $C_{25}^3 \times C_{15}^0$ cách. Vậy có $C_{40}^3 - \left[ {C_{25}^2 \times C_{15}^1 + C_{25}^3 \times C_{15}^0} \right] = 3080$ cách chọn thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Câu 26. Từ 20 người cần chọn ra một đoàn đại biểu gồm 1 trưởng đoàn, 1 phó đoàn, 1 thư kí và 3 ủy viên. Hỏi có bao nhiêu cách chọn đoàn đại biểu ? A. 4651200. B.4651300. C.4651400. D.4651500.

Số cách chọn 1 người trong 20 người làm trưởng đoàn là: $C_{20}^1$ cách. Số cách chọn 1 người trong 19 người còn lại làm phó đoàn là: $C_{19}^1$ cách. Số cách chọn 1 người trong $18$ người còn lại làm thư kí là: $C_{18}^1$ cách. Số cách chọn 3 người trong $17$ người còn lại làm ủy viên là: $C_{17}^3$ cách. Vậy số cách chọn đoàn đại biểu là $C_{20}^1 \times C_{19}^1 \times C_{18}^1 \times C_{17}^3 = 4651200$. Chọn A.

Câu 27. Một tổ gồm 10 học sinh. Cần chia tổ đó thành ba nhóm có 5 học sinh, 3 học sinh và 2 học sinh. Số các chia nhóm là: A. 2880. B.2520. C.2515. D.2510.

Số cách chọn ra nhóm có 5 học sinh từ 10 học sinh là: $C_{10}^5$ cách. Số cách chọn ra nhóm 3 học sinh từ 5 học sinh còn lại là: $C_5^3$ cách. Số cách chọn ra nhóm 2 học sinh từ 2 học sinh còn lại là: $C_2^2$ cách. Vậy có $C_{10}^5 \times C_5^3 \times C_2^2 = 2520$ cách chia nhóm thỏa mãn yêu cầu bài toán. Chọn B.

Câu 28. Một nhóm đoàn viên thanh niên tình nguyện về sinh hoạt tại một xã nông thôn gồm có $21$ đoàn viên nam và 15 đoàn viên nữ. Hỏi có bao nhiêu cách phân chia 3 nhóm về 3 ấp để hoạt động sao cho mỗi ấp có 7 đoàn viên nam và 5 đoàn viên nữ? A. $3C_{36}^{12}.$ B.$C_{36}^{12}.$ C.$3C_{21}^7C_{15}^5.$ D.$C_{21}^7C_{15}^5C_{14}^7C_{10}^5.$

Số cách chọn nhóm thứ nhất là: $C_{21}^7 \times C_{15}^5$ cách. Số cách chọn nhóm thứ hai là: $C_{14}^7 \times C_{10}^5$ cách. Số cách chọn nhóm thứ ba là: $C_7^7 \times C_5^5$ cách. Vậy có $\left[ {C_{21}^7 \times C_{15}^5} \right] \times \left[ {C_{14}^7 \times C_{10}^5} \right] \times \left[ {C_7^7 \times C_5^5} \right] = C_{21}^7C_{15}^5C_{14}^7C_{10}^5$ cách chia nhóm thỏa mãn yêu cầu bài toán. Chọn D.

Câu 29. Trong một giỏ hoa có 5 bông hồng vàng, 3 bông hồng trắng và 4 bông hồng đỏ [các bông hoa coi như đôi một khác nhau]. Người ta muốn làm một bó hoa gồm 7 bông được lấy từ giỏ hoa đó. Hỏi có bao nhiêu cách chọn hoa biết bó hoa có đúng 1 bông hồng đỏ? A. 56. B.112. C.224. D.448.

Số cách chọn 1 bông hồng đỏ từ giỏ hoa là: $C_4^1$. Bó hoa gồm 7 bông hồng mà có đúng 1 bông hồng đỏ nên tổng số bông hồng vàng và bông hồng trắng là 6. Ta có các trường hợp sau:

Vậy có $C_4^1\left[ {C_5^5 \times C_3^1 + C_5^4 \times C_3^2 + C_5^3 \times C_3^3} \right] = 112$ cách chọn bó hoa thỏa mãn yêu cầu bài toán. Chọn B.

Câu 30. Một hộp có 6 viên bi xanh, 5 viên bi đỏ và 4 viên bi vàng. Chọn ngẫu nhiên 5 viên bi sao cho có đủ cả ba màu. Số cách chọn là: A. 2163. B.3843. C.3003. D.840.

Số cách chọn 5 viên bi bất kì trong hộp là: $C_{15}^5$ cách. Số cách chọn 5 viên bi mà trong đó không có viên bi nào màu vàng là: $C_{11}^5$ cách. Số cách chọn 5 viên bi mà trong đó không có viên bi nào màu đỏ là: $C_{10}^5$ cách. Số cách chọn 5 viên bi mà trong đó không có viên bi nào màu xanh là: $C_9^5$ cách. Vậy có $C_{15}^5 - \left[ {C_{11}^5 + C_{10}^5 + C_9^5} \right] = 2163$ cách chọn thỏa mãn yêu cầu bài toán. Chọn A.

Câu 31. Đội văn nghệ của nhà trường gồm 4 học sinh lớp 12A, 3 học sinh lớp 12B và 2 học sinh lớp 12 C.Chọn ngẫu nhiên 5 học sinh từ đội văn nghệ để biểu diễn trong lễ bế giảng. Hỏi có bao nhiêu cách chọn sao cho lớp nào cũng có học sinh được chọn? A. 126. B.102. C.98. D.100.

Do trong 5 học sinh có đủ học sinh ở các lớp 12A, 12B, 12C nên ta có các trường hợp sau:

Vậy có $C_4^2 \times C_3^1 \times C_2^2 + C_4^1 \times C_3^2 \times C_2^2 + C_4^2 \times C_3^2 \times C_2^1 + C_4^3 \times C_3^1 \times C_2^1 + C_4^1 \times C_3^3 \times C_2^1 = 98$ cách chọn thỏa mãn yêu cầu bài toán. Chọn C Cách 2. Tổng số học sinh trong đội văn nghệ của nhà trường là 9 học sinh. Số cách chọn 5 học sinh bất kì trong 9 học sinh là: $C_9^5$ cách. Số cách chọn 5 học sinh mà trong đó không có học sinh lớp 12A là: $C_5^5$ cách. Số cách chọn 5 học sinh mà trong đó không có học sinh lớp 12B là: $C_6^5$ cách. Số cách chọn 5 học sinh mà trong đó không có học sinh lớp 12C là: $C_7^5$ cách. Vậy có $C_9^5 - \left[ {C_5^5 + C_6^5 + C_7^5} \right] = 98$ cách thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Câu 32. Có 12 học sinh giỏi gồm 3 học sinh khối 12, 4 học sinh khối 11 và 5 học sinh khối 10. Hỏi có bao nhiêu cách chọn ra 6 học sinh trong số học sinh giỏi đó sao cho mỗi khối có ít nhất 1 học sinh? A. 85. B.58. C.508. D.805.

Số cách chọn 6 học sinh bất kì trong 12 học sinh là: $C_{12}^6$ cách. Số cách chọn 6 học sinh mà trong đó không có học sinh khối 10 là: $C_7^6$ cách. Số cách chọn 6 học sinh mà trong đó không có học sinh khối 11 là: $C_8^6$ cách. Số cách chọn 6 học sinh mà trong đó không có học sinh khối 12 là: $C_9^6$ cách. Vậy có $C_{12}^6 - \left[ {C_7^6 + C_8^6 + C_9^6} \right] = 805$ cách chọn thỏa mãn yêu cầu bài toán. Chọn D.

Câu 33. Đội học sinh giỏi cấp trường môn Tiếng Anh của trường THPT X theo từng khối như sau: khối 10 có 5 học sinh, khối 11 có 5 học sinh và khối 12 có 5 học sinh. Nhà trường cần chọn một đội tuyển gồm 10 học sinh tham gia IOE cấp tỉnh. Tính số cách lập đội tuyển sao cho có học sinh cả ba khối và có nhiều nhất 2 học sinh khối 10. A. 50. B.500. C.502. D.501.

Từ giả thiết suy ra có 2 khả năng xảy ra như sau: TH1: Có đúng 1 học sinh khối 10. Số cách chọn 1 học sinh khối 10 là: $C_5^1$ cách. Số cách chọn 9 học sinh còn lại khối 11 và 12 là: $C_{10}^9$ cách. TH2: Có đúng 2 học sinh khối 10. Số cách chọn 2 học sinh khối 10 là: $C_5^2$ cách. Số cách chọn 8 học sinh còn lại từ khối 11 và 12 là: $C_{10}^8$ cách. Vậy có $C_5^1 \times C_{10}^9 + C_5^2 \times C_{10}^8 = 500$ cách lập đội thỏa mãn yêu cầu bài toán. Chọn B.

Câu 34. Đội văn nghệ của một nhà trường gồm 4 học sinh lớp 12A, 3 học sinh lớp 12B và 2 học sinh lớp 12 C.Cần chọn ngẫu nhiên 5 học sinh từ đội văn nghệ đó để biểu diễn trong lễ bế giảng. Hỏi có bao nhiêu cách chọn sao cho lớp nào cũng có học sinh được chọn và có ít nhất 2 học sinh lớp 12A? A. 80. B.78. C.76. D.98.

Từ giả thiết suy ra có 3 khả năng xảy ra như sau:

Vậy có $C_4^2 \times C_3^2 \times C_2^1 + C_4^2 \times C_3^1 \times C_2^2 + C_4^3 \times C_3^1 \times C_2^1 = 78$ cách chọn thỏa mãn yêu cầu bài toán. Chọn B.

Câu 35. Một hộp đựng 8 viên bi màu xanh, 5 viên bi đỏ, 3 viên bi màu vàng. Có bao nhiêu cách chọn từ hộp đó ra 4 viên bi sao cho số bi xanh bằng số bi đỏ? A. 280. B.400. C.40. D.1160.

Từ giả thiết suy ra có 2 trường hợp xảy ra như sau:

Chọn B.

Câu 36. Một hộp bi có 5 viên bi đỏ, 3 viên bi vàng và 4 viên bi xanh. Hỏi có bao nhiêu cách lấy ra 4 viên bi trong đó số viên bi đỏ lớn hơn số viên bi vàng. A. 654. B.275. C.462. D.357.

Tổng số bi lấy ra có 4 viên mà bi đỏ nhiều hơn bi vàng nên có 2 trường hợp xảy ra: TH1: Không có bi vàng, khi đó số bi đỏ phải từ 1 viên trở lên. Số cách lấy 4 viên bi bất kì trong tổng số $9$ viên bi [gồm 5 đỏ và 4 xanh] là: $C_9^4$ cách. Số cách lấy 4 viên bi xanh là: $C_4^4$ cách. $ \Rightarrow $ Số cách lấy thỏa mãn trong trường hợp này là: $C_9^4 - C_4^4 = 125$ cách. TH2: Có 1 viên bi vàng, khi đó số bi đỏ phải từ 2 viên trở lên. Số cách lấy 1 viên bi vàng: $C_3^1$ cách. Số cách lấy 3 viên bi còn lại trong đó có 2 bi đỏ và 1 bi xanh là: $C_5^2 \times C_4^1$ cách. Số cách lấy 3 viên bi còn lại đều là bi đỏ là: $C_5^3 \times C_4^0$ cách. $ \Rightarrow $ Số cách lấy thỏa mãn trong trường hợp này là: $C_3^1 \times \left[ {C_5^2 \times C_4^1 + C_5^3 \times C_4^0} \right] = 150$ cách. Vậy có 125 + 150 = 275 cách lấy thỏa mãn yêu cầu bài toán.Chọn B.

Câu 37. Có 5 tem thư khác nhau và 6 bì thư khác nhau. Từ đó người ta muốn chọn ra 3 tem thư, 3 bì thư và dán 3 tem thư ấy lên 3 bì đã chọn. Hỏi có bao nhiêu cách làm như thế? A. 1000. B.1200. C.2000. D.2200.

Số cách chọn 3 tem thư trong 5 tem thư khác nhau là: $C_5^3$ cách. Số cách chọn 3 bì thư trong 6 bì thư khác nhau là: $C_6^3$ cách. Số cách dán tem thư thứ nhất vào 3 bì thư là: $C_3^1$ cách. Số cách dán tem thư thứ hai vào 2 bì thư còn lại là: $C_2^1$ cách. Số cách dán tem thư thứ hai vào bì thư cuối cùng là: $C_1^1$ cách. Vậy có $\left[ {C_5^3 \times C_6^3} \right] \times \left[ {C_3^1 \times C_2^1 \times C_1^1} \right] = 1200$ cách làm thỏa mãn yêu cầu bài toán. Chọn B.

Câu 38. Cho 10 câu hỏi, trong đó có 4 câu lý thuyết và 6 câu bài tập, người ta cấu tạo thành các đề thi. Biết rằng trong đề thi phải gồm 3 câu hỏi trong đó có ít nhất 1 câu lý thuyết và 1 câu hỏi bài tập. Hỏi có thể tạo được bao nhiêu đề như trên ? A. 69. B.88. C.96. D.100.

Theo bài ra, một đề thi gồm 3 câu hỏi vừa có câu hỏi lý thuyết vừa có câu hỏi bài tập nên ta xét: TH1: Đề thi gồm 1 câu lý thuyết, 2 câu bài tập. Lấy 1 câu lý thuyết trong 4 câu lý thuyết có $C_4^1$ cách, tương ứng lấy 2 câu bài tập trong 6 câu bài tập có $C_6^2$ cách. Vậy có $C_4^1.C_6^2$ đề. TH2: Đề thi gồm 2 câu lý thuyết, 1 câu bài tập. Lập luận tương tự TH1, ta sẽ tạo được $C_4^2.C_6^1$ đề.

Vậy có thể tạo được $C_4^1 \times C_6^2 + C_4^2 \times C_6^1 = 96$ đề thi thỏa mãn yêu cầu bài toán. Chọn C.

Page 3


I. PHƯƠNG PHÁP
1. Định nghĩa
Cho tập hợp A gồm n phần tử $\left[ {n \ge 1} \right].$ Kết quả của việc lấy $k{\rm{ }}\left[ {1 \le k \le n} \right]$ phần tử khác nhau từ n phần tử của tập hợp A và sắp xếp chúng theo một thứ tự nào đó được gọi là một chỉnh hợp chập k của n phần tử đã cho.

2. Định lí

Số các chỉnh hợp chập k của một tập hợp có n phần tử là ${A_n^k = \frac{{n!}}{{\left[ {n - k} \right]!}}}$

3. Một số qui ước

${0! = 1,{\rm{ }}A_n^0 = 1,{\rm{ }}A_n^n = n! = {P_n}}$

II. VÍ DỤ VẬN DỤNG
Câu
1. Có bao nhiêu cách xếp khác nhau cho 6 người ngồi vào 4 chỗ trên một bàn dài?

A. 15. B.720. C.30. D.360.

Số cách xếp khác nhau cho 6 người ngồi vào 4 chỗ trên một bàn dài là một chỉnh hợp chập 4 của 6 phần tử. Suy ra có $A_6^4 = 360$ cách. Chọn D.

Câu 2. Giả sử có bảy bông hoa khác nhau và ba lọ hoa khác nhau. Hỏi có bao nhiêu cách cắm ba bông hoa vào ba lọ đã cho [mội lọ cắm một bông]? A. 35. B.30240. C.210. D.21.

Số cách xếp bảy bông hoa khác nhau vào ba lọ hoa khác nhau là một chỉnh hợp chập 3 của 7 phần tử. Suy ra có $A_7^3 = 210$ cách. Chọn C.

Câu 3 Có bao nhiêu cách cắm 3 bông hoa vào 5 lọ khác nhau [mội lọ cắm không quá một một bông]? A. 60. B.10. C.15. D.720.

Số cách cắm 3 bông hoa vào ba lọ hoa khác nhau là một chỉnh hợp chập 3 của 5 phần tử. Suy ra có $A_5^3 = 60$ cách. Chọn A.

Câu 4. Có bao nhiêu cách mắc nối tiếp 4 bóng đèn được chọn từ 6 bóng đèn khác nhau? A. 15. B.360. C.24. D.17280.

Số cách mắc nối tiếp 4 bóng đèn được chọn từ 6 bóng đèn khác nhau là một chỉnh hợp chập 4 của 6 phần tử. Suy ra có $A_6^4 = 360$ cách. Chọn B.

Câu 5. Trong mặt phẳng cho một tập hợp gồm 6 điểm phân biệt. Có bao nhiêu vectơ khác vectơ $\overrightarrow 0 $ có điểm đầu và điểm cuối thuộc tập hợp điểm này? A. 15. B.12. C.1440. D.30.

Mỗi cặp sắp thứ tự gồm hai điểm $\left[ {A,\,B} \right]$ cho ta một vectơ có điểm đầu A và điểm cuối $B$ và ngược lại. Như vậy, mỗi vectơ có thể xem là một chỉnh hợp chập 2 của tập hợp 6 điểm đã cho. Suy ra có $A_6^2 = 30$ cách. Chọn D.

Câu 6. Trong trận chung kết bóng đá phải phân định thắng thua bằng đá luân lưu 11 mét. Huấn luyện viên mỗi đội cần trình với trọng tài một danh sách sắp thứ tự 5 cầu thủ trong số 11 cầu thủ để đá luân lưu 5 quả 11 mét. Hãy tính xem huấn luyện viên của mỗi đội có bao nhiêu cách lập danh sách gồm 5 cầu thủ. A. 462. B.55. C.55440. D.11!.5!

Số cách lập danh sách gồm 5 cầu thủ đá 5 quả 11 mét là số các chỉnh hợp chập 5 của 11 phần tử. Vậy có $A_{11}^5 = 55440$. Chọn C.

Câu 7. Giả sử có 8 vận động viên tham gia chạy thi. Nếu không kể trường hợp có hai vận động viên về đích cùng lúc thì có bao nhiêu kết quả có thể xảy ra đối với các vị trí nhất, nhì, ba? A. 336. B.56. C.24. D.120.

Số kết quả có thể xảy ra đối với các vị trí nhất, nhì, ba là số các chỉnh hợp chập 3 của 8 phần tử. Vậy có $A_8^3 = 336$. Chọn A.

Câu 8. Trong một ban chấp hành đoàn gồm 7 người, cần chọn ra 3 người vào ban thường vụ. Nếu cần chọn ban thường vụ gồm ba chức vụ Bí thư, Phó bí thư, Ủy viên thường vụ thì có bao nhiêu cách chọn? A. 210. B.200. C.180. D.150.

Số cách chọn ban thường vụ gồm ba chức vụ Bí thư, Phó bí thư, Ủy viên thường vụ từ 7 người là số các chỉnh hợp chập ba của bảy phần tử. Vậy có $A_7^3 = 210$.
Chọn A.

Câu 9. Một cuộc thi có 15 người tham dự, giả thiết rằng không có hai người nào có điểm bằng nhau. Nếu kết quả của cuộc thi là việc chọn ra các giải nhất, nhì, ba thì có bao nhiêu kết quả có thể? A. 2730. B.2703. C.2073. D.2370.

Nếu kết quả của cuộc thi là việc chọn ra các giải nhất, nhì, ba thì mỗi kết quả ứng với một chỉnh hợp chập ba của 15 phần tử, do đó ta có: $A_{15}^3 = 2730$ kết quả.
Chọn A.

Câu 10. Trong một dạ hội cuối năm ở một cơ quan, ban tổ chức phát ra 100 vé xổ số đánh số từ 1 đến 100 cho 100 người. Xổ số có 4 giải: 1 giải nhất, 1 giải nhì, 1 giải ba, 1 giải tư. Kết quả là việc công bố ai trúng giải nhất, giải nhì, giải ba, giải tư. Hỏi có bao nhiêu kết quả có thể? A. 94109040. B.94109400. C.94104900. D.94410900.

Mỗi kết quả ứng với một chỉnh hợp chập 4 của 100 phần tử, do đó ta có: $A_{100}^4 = 94109400$ kết quả. Chọn B.

Câu 11. Trong một dạ hội cuối năm ở một cơ quan, ban tổ chức phát ra 100 vé xổ số đánh số từ 1 đến 100 cho 100 người. Xổ số có 4 giải: 1 giải nhất, 1 giải nhì, 1 giải ba, 1 giải tư. Kết quả là việc công bố ai trúng giải nhất, giải nhì, giải ba, giải tư. Hỏi có bao nhiêu kết quả có thể nếu biết rằng người giữ vé số 47 được giải nhất? A. 944109. B.941409. C.941094. D.941049.

Vì người giữ vé số 47 trúng giải nhất nên mỗi kết quả ứng với một chỉnh hợp chập 3 của 99 phần tử, do đó ta có: $A_{99}^3 = 941094$ kết quả. Chọn C.

Câu 12. Trong một dạ hội cuối năm ở một cơ quan, ban tổ chức phát ra 100 vé xổ số đánh số từ 1 đến 100 cho 100 người. Xổ số có 4 giải: 1 giải nhất, 1 giải nhì, 1 giải ba, 1 giải tư. Kết quả là việc công bố ai trúng giải nhất, giải nhì, giải ba, giải tư. Hỏi có bao nhiêu kết quả có thể nếu biết rằng người giữ vé số 47 trúng một trong bốn giải? A. 3766437. B.3764637. C.3764367. D.3764376.

Nếu người giữ vé số 47 trúng một trong bốn giải thì: * Người giữ vé số 47 có 4 cách chọn giải. * Ba giải còn lại ứng với một chỉnh hợp chấp 3 của 99 phần tử, do đó ta có $A_{99}^3 = 941094$cách .

Vậy số kết quả bằng $4 \times A_{99}^3 = 4 \times 941094 = 3764376$ kết quả. Chọn D.

Câu 13. Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 5 chữ số khác nhau được lập từ các số $1,{\rm{ }}2,{\rm{ }} \ldots ,{\rm{ }}9?$ A. 15120. B.${9^5}$. C.${5^9}$. D.126.

Mỗi cách xếp số tự nhiên có 5 chữ số khác nhau từ các số $1,{\rm{ }}2,{\rm{ }} \ldots ,{\rm{ }}9$ là một chỉnh hợp chập 5 của 9 phần tử. Vậy có $A_9^5 = 15120$. Chọn A.

Câu 14. Cho tập $A = \left\{ {0,1,{\rm{ }}2,{\rm{ }} \ldots ,{\rm{ }}9} \right\}.$ Số các số tự nhiên có 5 chữ số đôi một khác nhau lấy ra từ tập A là? A. 30420. B.27162. C.27216. D.30240.

Gọi số cần tìm là $\overline {abcde} ,\,a \ne 0$. * Chọn a có 9 cách. * Chọn b,c,d,e từ 9 số còn lại có $A_9^4 = 3024$cách.

Vậy có $9 \times 3024 = 27216$. Chọn C.

Câu 15. Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 7 chữ số khác nhau đôi một, trong đó chữ số 2 đứng liền giữa hai chữ số 1 và 3? A. 249. B.7440. C.3204. D.2942.

Ta chia thành các trường hợp sau: * TH1: Nếu số 123 đứng đầu thì có $A_7^4$ số. * TH2: Nếu số 321 đứng đầu thì có $A_7^4$ số. * TH3: Nếu số 123;321 không đứng đầu Khi đó có 6 cách chọn số đứng đầu [ khác $0;1;2;3$ ], khi đó còn 6 vị trí có 4 cách xếp 3 số 321 hoặc 123, còn lại 3 vị trí có $A_6^3$ cách chọn các số còn lại. Do đó trường hợp này có $6.2.4.A_6^3 = 5760$

Suy ra tổng các số thoả mãn yêu cầu là $2A_7^4 + 5760 = 7440$. Chọn B.

Page 4

  1. Số cách chọn 2 học sinh từ 7 học sinh là A. ${2^7}$. B. $A_7^2$. C. $C_7^2$. D. ${7^2}$. Trích đề thi chính thức 2019 mã 101

  2. Hoán vị, chỉnh hợp và tổ hợp là một trong những nội dung khá quan trọng mà các em cần hiểu rõ để vận dụng, đây cũng là một trong những nội dung thường có trong đề thi THPT quốc gia I. CÁC QUY TẮC ĐẾM1. Quy tắc cộnga] Định nghĩa Xét một công việc H. Giả sử H có k phương án...

  3. Giải phương trình tổ hợp, hoán vị và chỉnh hợp là phần nâng cao thuộc chương trình lớp 11. PHƯƠNG PHÁP 1. Kiến thức cần nhớ 2. Một số dạng toán thường gặpDạng 1: Giải phương trình, hệ phương trình hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp Phương pháp chung: Sử dụng các công thức tính số hoán vị, chỉnh hợp...

    • Học Lớp
    • Chủ đề
    • 4/7/18
    • chỉnh hợp giải hệ phương trình giải hệ phương trình chỉnh hợp giải hệ phương trình hoán vị giải hệ phương trình tổ hợp giải phương trình chỉnh hợp giải phương trình hoán vị giải phương trình tổ hơp hoán vị tổ hợp
    • Trả lời: 0
    • Diễn đàn: Toán lớp 11. II - Tổ hợp và xác suất

  4. chỉnh hợp là cách chọn những phần tử từ một nhóm lớn hơn và có phân biệt thứ tự, trái với tổ hợp là không phân biệt thứ tự. Mong muốn hs hiểu sâu, bài viết này sẽ gồm phương pháp chỉnh hợp nói rõ lý thuyết và những công thức giải nhanh; phần vận dụng gồm các bài tập kèm lời giải chi tiết I...

Video liên quan

Chủ Đề