Chuyện đi học tony buổi sấng chuyện so sánh

1. Tác giả có nói về SAT và có phát biểu rằng SAT là bài viết online một tiếng đồng hồ. Tất nhiên là hoàn toàn sai, SAT cũ hay mới gì đều không có việc làm bài online hay chỉ 1h nhé. Dẫn đến việc mình nghi ngờ việc học ở Harvard của tác giả. Có thật là Tony học Harvard khi mà cả bài thi đầu vô cơ bản nhất cũng không biết rõ? ETA: Tác giả học Harvard là hư cấu nốt?

2. Tony có phát biểu rằng con người sử dụng riêng biệt hai bán cầu não, điều này sai lệch với thực tế. Đây là link dẫn chứng cho các bạn: Left Brain vs. Right: It's a Myth, Research Finds

3. Cũng liên quan về não, tác giả cũng nói rằng “người bình thường” chỉ sử dụng 5% dung lượng não; đây là một phát ngôn không bằng chứng. Gần nhất với phát biểu này thì chỉ có vụ sử dụng 10% khả năng của não. Lần nữa, đây cũng đã được chứng minh sai. Vài link cho bạn tham khảo: Do People Only Use 10 Percent of Their Brains? và What's the most we can remember?

4. Nguyên bài về mission of life, “thiết kế cuộc đời”

  1. Đại ý là Tony nói nếu bạn xông pha, bạn sẽ tìm được lẽ sống, rằng nếu bạn không biết mình muốn làm gì thì đó là lỗi của bạn, rằng nếu 30 tuổi mới định hướng được mục tiêu thì đáng khinh thường. Thật sao? Có cảm tưởng rằng Tony muốn nói là khi bạn bước chân vào đại học, là phải chắc ăn con đường đã chọn. Đây là suy nghĩ cực kì cứng nhắc, là nguyên nhân mà sinh viên ngại thay đổi và ngại tìm cái mới. Có những thứ, Tony à, nếu mà mình không thử thì sẽ không biết mình thích hay không. Mình hỏi bạn, ngoài những ngành nghề dễ thấy như bác sĩ hay kĩ sư, bạn kể được bao nhiêu nghề khác? Hay nói cách khác, nhiều lựa chọn ẩn đi, mình không biết thì không chọn được. Có những người, năm 3 đại học vẫn chuyển ngành nhé, hay ra trường vẫn vào học lại, và mình không thấy gì sai cả, hay nói thẳng ra là rất đáng ngưỡng mộ. Mà kể cả bạn xông pha, chiếu theo ý kiến của tác giả, là bạn đi làm, đi học, đi tình nguyện, thì chưa chắc bạn tìm được “mission” của bạn. Dễ thế thì Minh đâu có phải đau đầu tự hỏi nộp đơn đại học thì nộp ngành nào đâu. Mình không chọn được ngành không phải vì mình ăn không, ngồi rồi mà không trải nghiệm cái mới [đây là lí do Tony đưa ra cho các bạn chưa xác định được mục tiêu cuộc sống, rằng bạn lười nhác] mà là vì mình tham gia hoạt động, trải nghiệm nhiều thứ, cái gì cũng thích, cũng muốn làm, ham làm. Thế thì mình phải làm sao?
  1. Trích đoạn, “Có bạn mission của cuộc đời là có một gia đình bình yên, đặc biệt là các bạn nữ. Mình có mission vậy thì hãy vui thú việc học nấu ăn, thêu thùa, cắm hoa, làm vườn… chứ bon chen đấu trí chi để vô đại học Harvard. Chỉ tốn thời gian của các bạn, và lãng phí công đào tạo của xã hội nữa…” Haizzz, stereotype much? Với một cuốn sách được quảng bá là suy nghĩ tân thời, đổi đời cho các bạn trẻ, thì chỉ đoạn đó thôi cũng cho thấy sự khuôn khổ trong suy nghĩ cổ hủ. Một người vừa thích giỏi giang thành đạt, vừa thích gia đình bình yên, không được à? Đó là chưa kể là Tony nhấn “đặc biệt các bạn nữ.” Vậy bạn nam thích cắm bông nhưng vẫn học đại học là không tốn công của xã hội sao? [không có cái gì tốn công xã hội nha… Cứ đi học đi]
  1. Phân khúc sau về kế hoạch 5 năm, 10 năm, mình cũng không đồng ý nốt. Nếu cuộc đời mà cứ như “thiết kế” thì chán thật. Tony còn nói bạn nên biết cách từ chối cơ hội, đây là không sai. Mà hình như Tony ý nói rằng việc gì không liên quan đến đích cuối thì nên bỏ qua, nhưng mình cho rằng đây là lời khuyên gây hại. Bạn có thể, trong tunnel vision [nôm na là nhìn một chiều] của mình mà bỏ qua trải nghiệm để đời hay cơ hội để thực sự hiểu hơn về bản thân và cái bạn muốn.

5. And also this, “Nếu là con gái và muốn yên phận thì kiếm thằng chồng nào chịu khó, chăm chỉ, việc nhà việc cửa giao cho nó cày, trong khi mình là đàn ông con trai, thì cần phải vững vàng về tài chính.” BS. Còn trẻ, gái trai gì cũng cần phải tự vững vàng về tài chính. Đừng là con gái mà nghe lời Tony dựa hơi người khác.

Còn kha khá nữa, nhưng để đây cho các bạn cân nhắc trước khi đọc hoặc đọc rồi thì cân nhắc lại, đừng tin hoàn toàn những lời tác giả nói. À, mà nếu Tony đọc được bài review này chắc sẽ nói mình tiểu nông, lo toàn những chi tiết nho nhỏ. Dạ thưa, không ạ, mình đọc sách phải giữ đầu óc tỉnh táo, rằng nếu cuốn sách ít nhiều mang tiếng self-help mà thông tin sai lệch thì có hại cho cả thế hệ trẻ cả tin đọc.

Về hình thức và giọng văn của cuốn này, mình khá thích. Thích bìa, thích giấy, thích cả cách trình bày trang. Giọng văn Tony gần gũi, chân chất, nhưng cũng châm biếm hài hước. Tuy nhiên, vì đây là một loạt những bài ngăn ngắn, dạng mì ăn liền, mình nghĩ chắc hẳn cũng cho bạn 10 phút cảm hứng rồi sẽ ngựa quen đường cũ thôi. Nếu thật sự nghiêm túc, thiết nghĩ các bạn có thể tìm được những cuốn self-help khác hay hơn.

Nói chung là cuốn này gợi cho mình nhớ tất cả lí do mình không thích thể loại self-help. Nếu bạn đọc tới đây rồi thì mình khuyên bạn nên dành thời gian đọc những thứ khác bổ ích hơn.

Ngày tốt lành nhé. Dec 2017.

ETA: Như được chỉ ra, trong phần mở đầu, Tony có nói những mẩu chuyện Tony đưa ra đều là hư cấu và cuốn sách này chỉ có giá trị tinh thần. Với cá nhân mình, đây là một vấn đề lớn khác.

Đầu tiên là tác giả dường như đã tự miễn trách nhiệm cho bản thân về những thông tin sai lệch tác giả đưa ra; thiết nghĩ, viết sách vậy thì hơi nhát? Người ta viết tiểu thuyết cũng đảm bảo gần với thực tế và thông tin chính xác, tác giả viết sách self-help thì càng nên cẩn thận hơn.

Thứ hai, giọng văn tác giả rất chắc chắn và tự bảo đảm, tổng quan nghiêng theo chiều hướng rút bài học từ kinh nghiệm. Thế nhưng, việc các mẩu truyện đều là hư cấu làm những lời khuyên Tony đưa ra mất giá trị và mông lung. Dựa vào đâu [vì ví dụ được đưa ra đều không thật] mà Tony khuyên các bạn làm này làm nọ?

Thứ ba, vì truyện đều là phóng đại, có cảm giác như sách mang hơi hướng giật gân, lá cải. Dựa vào tiêu chí nào mà tác giả đưa một câu chuyện cường điệu như cô công tác ở Thái Lan vào sách để nói về tầm quan trọng của việc đối người xử thế?

Chủ Đề