Chương loại khoản mục lục ngân sách nhà nước 2023

Phân loại mục lục ngân sách nhà nước theo chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia được quy định như thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Em tên là Thanh Tâm, em đang là sinh viên năm cuối tại Học viện hành chính quốc gia TPHCM. Để hoàn thành bài báo cáo của mình, em có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp em, cụ thể việc phân loại mục lục ngân sách nhà nước theo chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này? Em mong Ban biên tập có thể tư vấn giúp em. Em xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. [tam***@gmail.com]

  • Phân loại mục lục ngân sách nhà nước theo chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia được quy định tại Mục V Công văn 7078/BTC-KBNN năm 2017 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Mục lục Ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính ban hành như sau:

    - Phân loại Mục lục NSNN theo chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia là việc phân loại dựa trên cơ sở nhiệm vụ chi NSNN cho các chương trình, mục tiêu, dự án quốc gia và các nhiệm vụ chi cần theo dõi riêng.

    - Chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia được mã số hóa theo 4 ký tự, là số chẵn theo hàng chục. Các chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia được chi tiết theo các tiểu chương trình, nhiệm vụ, dự án thuộc từng chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia, được mã hóa theo 4 ký tự liền sau mã số chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia, với các giá trị có hàng đơn vị từ 1 đến 9.

    + Đối với các chương trình do Trung ương quyết định: Sử dụng các mã số có giá trị từ 0001 đến 4999; khoảng cách giữa các chương trình, mục tiêu là 20 giá trị. Riêng Chương trình khoa học trọng điểm cấp Nhà nước [Mã số 0210] có 40 giá trị. Đối với 21 Chương trình mục tiêu ban hành theo Nghị quyết số 1023/NQ-UBTVQH13 ngày 28/8/2015; chương trình, mục tiêu xử lý chất độc da cam Dioxin; hoạt động bình đẳng giới và sự tiến bộ phụ nữ là 10 giá trị.

    + Đối với các chương trình, mục tiêu do địa phương quyết định: Sử dụng các mã số có giá trị từ 5000 đến 9989; khoảng cách giữa các chương trình, mục tiêu là 10 giá trị.

    Đối với các địa phương có nhu cầu quản lý, hạch toán riêng các chương trình mục tiêu do địa phương quyết định ban hành: Sở Tài chính có văn bản đề xuất cụ thể [kèm theo Quyết định của cơ quan có thẩm quyền ban hành chương trình mục tiêu của địa phương] gửi Bộ Tài chính [Kho bạc nhà nước] để xác định mã số cụ thể và thông báo gửi địa phương thực hiện.

    - Khi hạch toán các khoản chi NSNN cho chương trình, mục tiêu, chỉ hạch toán theo mã số các tiểu chương trình, nhiệm vụ, dự án; căn cứ mã số của các tiểu chương trình, nhiệm vụ, dự án, tổng hợp thông tin về số chi NSNN cho cả chương trình, mục tiêu tương ứng.

    Đối với các khoản chi NSNN không thuộc chương trình, mục tiêu thì không hạch toán theo mã số chương trình, mục tiêu.

    - Trường hợp địa phương bố trí nguồn ngân sách địa phương để thực hiện chương trình, mục tiêu do Trung ương quyết định thì phải hạch toán theo mã số chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia do Trung ương quyết định [không hạch toán theo mã số chương trình, mục tiêu do địa phương quyết định ban hành].

    Khi sử dụng Mục lục NSNN theo mã chương trình, mục tiêu và Dự án quốc gia, cần lưu ý một số nội dung sau:

    - 02 mã chương trình mục tiêu quốc gia theo Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 của Quốc hội [Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và mã Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới], trong đó đã quy định các mã dự án theo dõi số chi NSNN cho chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/08/2016 và chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/09/2016; mã Chương trình mục tiêu theo Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26/08/2016 của Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020.

    - 05 mã chương trình mục tiêu hiện hành trong mã 0950 “Các chương trình, mục tiêu, dự án khác”, gồm: Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 [mã số 0965], Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020 [mã số 0966], Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 [mã số 0967], Đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sỹ [mã số 0968], Đề án tăng cường dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân [mã số 0971]

    Trên đây là nội dung quy định về phân loại mục lục ngân sách nhà nước theo chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Công văn 7078/BTC-KBNN năm 2017.

    Trân trọng!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email:

Hỏi:

Kính gửi Bộ Tài chính Căn cứ Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ; Căn cứ văn bản số 7078/BTC-KBNN ngày 30/5/2017 của Bộ Tài chính V/v hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Mục lục NSNN. Kính trình Bộ Tài chính hướng dẫn, giải đáp giúp về hạch toán nguồn tài trợ trong nước : Các cơ sở giáo dục là trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông… được các mạnh thường quân, doanh nghiệp trong nước tài trợ bằng tiền mặt cho trường chỉ dưới 100 triệu đồng. Các cơ sở giáo dục đã hạch toán vào nguồn khác theo mục lục ngân sách nhà nước quy định tại Thông tư /324/2016/TT-BTC và văn bản số 7078/BTC-KBNN ngày 30/5/2017 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Mục lục NSNN. Các cơ sở giáo dục ã hạch toán và phản ảnh đầy đủ vào báo cáo quyết toán ngân sách, báo cáo tài chính theo chế độ kế toán quy định tại Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp Khi hạch toán: Phản ảnh vào chương Loại khoản của cấp học [nguồn hoạt động kah2c được để lại: Kinh phí không thường xuyên/không tự chủ] Cụ thể: cấp Tiểu học thì phản ảnh vảo Chương 422 – 072, THCS thì phản ảnh vào Chương 422-073 và THPT là Chương 422-074 [đồng thời hạch toán ghi vào tài khoản 0182 ] Tuy nhiên có ý kiến chỉ đạo là không phản ảnh vào mã khoản 072, 073, 074 của từng cấp học mà phải đưa vào Chương 422, loại 400, khoản 429 Kính trình Bộ Tài chính xem xét, sớm hướng dẫn trong thời gian sớm nhất để giúp địa phương thực hiện. Trân trọng cảm ơn./.

16/09/2020

Trả lời:

Theo nội dung bạn đọc hỏi nêu trên không thuộc phạm vi quy định tại Thông tư số 324/2016/TT-BTC ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định hệ thống mục lục ngân sách nhà nước mà theo quy định tại các văn bản có liên quan đối với quản lý và sử dụng nguồn kinh phí tài trợ cho các cơ sở giáo dục. Cụ thể:
1. Theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT ngày 3/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân:
"1. Các khoản tài trợ phải được tổng hợp kịp thời vào báo cáo quyết toán thu, chi tài chính theo kỳ và báo cáo quyết toán tài chính hàng năm theo quy định của Pháp luật.
2. Đơn vị dự toán cấp trên có trách nhiệm thẩm tra, xét duyệt quyết toán đối với khoản tài trợ của đơn vị dự toán cấp dưới.3. Cơ sở giáo dục sử dụng tài trợ phải công khai nội dung báo cáo tài chính năm và công khai quyết toán thu, chi tài chính năm đối với các khoản tài trợ ..." 
Như vậy, theo quy định nêu trên, đối với các khoản tài trợ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân được tổng hợp kịp thời vào báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính hàng năm theo quy định của Pháp luật. Đơn vị dự toán cấp trên có trách nhiệm thẩm tra, xét duyệt quyết toán đối với khoản tài trợ của đơn vị dự toán cấp dưới.
2. Theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 137/2017/TT-BTC ngày 25/12/2017 của Bộ Tài chính quy định xét duyệt, thẩm định, thông báo và tổng hợp quyết toán năm:
" Đơn vị sử dụng ngân sách lập và gửi báo cáo cho đơn vị dự toán cấp trên trực tiếp, hoặc gửi cơ quan tài chính cung cấp [trường hợp không có đơn vị dự toán cấp trên]:Báo cáo quyết toán năm phục vụ cho việc xét duyệt và thông báo quyết toán năm; báo cáo tài chính năm phục vụ cho việc đối chiếu, kiểm tra số liệu, thông tin khác: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10 tháng 10 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp [sau đây viết tắt là Thông tư số 107/2017/TT-BTC]."
Theo quy định tại Thông tư số 107/2017/TT-BTC:
- Báo cáo quyết toán được lập đối với các nguồn kinh phí theo quy định phải báo cáo quyết toán gồm: Nguồn ngân sách nhà nước [bao gồm cả ODA và viện trợ], nguồn phí được để lại và nguồn hoạt động khác được để lại.
- Nguồn thu hoạt động khác để lại cho đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao dự toán [hoặc không được giao dự toán] và phải thực hiện quyết toán chi tiêu theo dự toán và mục lục ngân sách nhà nước với cơ quan có thẩm quyền.
Do đó, theo quy định tại các Thông tư nêu trên nguồn kinh phí tài trợ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân hạch toán vào nguồn hoạt động khác được để lại và tổng hợp báo cáo quyết toán theo loại khoản tương ứng của từng cấp học [Ví dụ: Giáo dục mầm non hạch toán vào loại 070 Khoản 071..., giáo dục THPT vào loại 070 Khoản 074 ...] và chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước gửi đơn vị dự toán cấp trên trực tiếp, hoặc gửi cơ quan tài chính cùng cấp [trường hợp không có đơn vị dự toán cấp trên]. Đơn vị dự toán cấp trên có trách nhiệm thẩm tra, xét duyệt quyết toán đối với khoản tài trợ của đơn vị dự toán cấp dưới.

Câu hỏi khác

  • Hỏi: Kính gửi Bộ Tài Chính: Đơn vị tôi là đơn vị quản lý cấp 2, được cơ quan cấp trên [Sở xây dựng] phân cấp quản lý lĩnh vực Hạ tầng kỹ thuật gồm: chiếu sáng đô thị, công viên cây xanh, Hạ tầng thoát nước và các nhà máy xử lý nước thải. Hằng năm được cơ quan cấp trên giao kinh phí từ nguồn vốn sự nghiệp kinh tế của của Thành phố để thực hiện công tác quản lý, duy tu, bảo dưỡng, công trình hạ tầng kỹ thuật. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tôi có nội dung vướng mắc xin Quý Bộ giải đáp như sau: - Hàng năm sau khi cấp trên giao kinh phí từ nguồn vốn sự nghiệp kinh tế của Thành phố để thực hiện công tác quản lý, duy tu, bảo dưỡng, công trình hạ tầng kỹ thuật cho cơ quan chúng tôi thì cần phải có dự toán để đặt hàng hoặc đấu thầu chọn nhà thầu thực hiện [cơ quan tôi ở vai Chủ đầu tư]. Trước đây khi Nghị định 32/2019/NĐ-CP chưa ban hành thì sau khi được giao kinh phí cơ quan tôi lập dự toán trình cho Sở Xây dựng phê duyệt nhưng kể từ khi NĐ 32/2019/NĐ-CP ban hành thay thế cho Nghị định 130/2013/NĐ-CP thì Sở Xây dựng không duyệt dự toán mà yêu cầu cơ quan tôi tự phê duyệt. Vậy cơ quan tôi tự phê duyệt dự toán công tác công tác quản lý, duy tu, bảo dưỡng, công trình hạ tầng kỹ thuật có đúng thẩm quyền không. Rất mong Quý Bộ quan tâm phản hồi, tôi xin trân thành cảm ơn.

  • Hỏi: Kính gửi Bộ Tài chính: E đang công tác tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện, đơn vị e là đơn vị tự chủ về tài chính, thuộc nhóm II theo TT 72/2017/TT-BTC ngày 17/7/2017 của Bộ Tài chính. [Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện là đơn vị tự chủ theo Quyết định số 926/QĐ-UBND ngày 10/5/2016 của UBND huyện, về việc kiện toàn Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện trên cơ sở Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng; Quyết định số 3633/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 của UBND huyện, về việc phân loại đơn vị sự nghiệp công lập và giao quyền tự chủ về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp giai đoạn 2021 – 2023]. Căn cứ Khoản 2 Điều 16 của Thông tư 72/2017/BTC ngày 17/7/2017 của Bộ Tài chính, Quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Ban e đã xây dựng và quy định rõ trong Quy chế chi tiêu nội bộ mức chi tiếp khách năm 2021 là không quá 500.000đ/ người/suất, và 1 số hóa đơn e thanh toán ở mức 400.000đ-420.000đ/người/ suất “Điều 16. Tự chủ về sử dụng nguồn tài chính 2. Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, đối với các khoản chi thường xuyên quy định tại khoản 1 Điều 17 Thông tư này, Giám đốc BQLDA nhóm II được quyết định một số mức chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý cụ thể như sau: a] Đối với các nội dung chi đã có định mức chi theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: căn cứ vào khả năng tài chính, Ban QLDA được quyết định mức chi cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị." Nay đoàn thanh tra của Kho bạc Nhà nước tỉnh thanh tra chứng từ thanh toán chi phí quản lý dự án chi thường xuyên của Ban e năm 2021 họ Dự thảo kết luận thanh tra rằng " đơn vị thanh toán vượt định mức chi tiếp khách theo khoản 1, điều 31, TT 71/2018/TT-BTC ngày 10/8/2018 và Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐND, ngày 12/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh [tối đa 300.000đ/suất]" và đoàn thanh tra yêu cầu xuất toán số chênh lệch vượt mà ban e đã thanh toán. Vì đơn vị e là đơn vị tự chủ về tài chính Vậy cho e hỏi yêu cầu của đoàn thanh tra đề nghị xuất toán như vậy có đúng không ạ? E rất mong được Bộ Tài chính hồi đáp sớm. E xin chân thành cảm ơn ạI

Chủ Đề