Cho vay khách hàng doanh nghiệp là gì năm 2024

Tôi đang có công ty nhỏ tại Gia Lâm và 1 mảnh đất có sổ đổ tại Long Biên, giờ tôi muốn thế chấp mảnh đất để vay khoảng 1 tỷ đồng mở rộng sản xuất kinh doanh, tôi cần làm thủ tục thế nào?

Anh chị chuẩn bị hồ sơ tài sản bảo đảm [gồm Giấy chứng nhận tài sản bảo đảm, tờ khai trước bạ, giấy tờ khác liên quan đến tài sản nếu có, Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của chủ tài sản]; báo cáo tài chính hoặc báo cáo nhanh về tình hình tài chính của Doanh nghiệp [có các thông tin về doanh thu, chi phí, tồn kho, phải thu, phải trả…] và liên hệ Bộ phận kinh doanh của KienlongBank để được hướng dẫn chi tiết cũng như điền vào hồ sơ vay vốn và phương án kinh doanh.

Cho vay theo hạn mức thấu chi là gì?

Là hình thức cấp tín dụng, thông qua việc cho phép Khách hàng chi vượt số dư Có trong tài khoản thanh toán mở tại KienlongBank

Doanh nghiệp có thể hoàn trả nợ trước hạn 1 phần vốn gốc được không?

Được, nhưng Doanh nghiệp sẽ chịu 1 mức phí trả nợ trước hạn nếu có [hiện tại phí phạt trả nợ trước hạn là 0%/ số tiền trả nợ trước hạn]

Doanh nghiệp tôi hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, mặt hàng kinh doanh chủ yếu là thiết bị điện tử, có nhu cầu vay vốn tại KienlongBank, doanh nghiệp chúng tôi nên vay vốn tại ngân hàng theo loại hình vay nào phù hợp với lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh và thuận lợi trong quá trình hoạt động?

Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, sẽ có nhu cầu vốn thường xuyên trong quá trình hoạt động kinh doanh, vì vậy nên sử dụng sản phẩm vay vốn ngắn hạn theo hạn mức tín dụng, phù hợp với chu kỳ luân chuyển vốn và đặc tính ngành nghề có vốn luân chuyển thường xuyên.

Thời gian bắt đầu có hiệu lực của Bảo lãnh hoàn tiền ứng trước?

Bảo lãnh hoàn tiền ứng trước chỉ có hiệu lực khi toàn bộ tiền tạm ứng theo Hợp đồng về tài khoản và KienlongBank thực hiện phong tỏa 100% giá trị bảo lãnh bảo đảm cho thư bảo lãnh đã phát hành.

KienlongBank sẵn sàng hỗ trợ

Tin mới

Để có nguồn vốn duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp thường xuyên phải huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Bên cạnh việc đi vay từ các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp còn có thể vay vốn từ cá nhân hoặc các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, thực tế cũng phát sinh nhiều tranh cãi liên quan đến bản chất pháp lý của việc cho vay lẫn nhau giữa các doanh nghiệp khi hoạt động cho vay này thường dễ bị nhầm lẫn với hoạt động cấp tín dụng – một hoạt động kinh doanh có điều kiện mà pháp luật quy định riêng đối với tổ chức tín dụng. Vậy do đâu lại có sự nhầm lẫn này? Cần xác định những ranh giới nào để phân biệt giao dịch cho vay giữa các doanh nghiệp với tư cách là một giao dịch dân sự được pháp luật thừa nhận với hoạt động kinh doanh cấp tín dụng?

Cho vay với tư cách là một hoạt động kinh doanh cấp tín dụng

Theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2010 [Luật CTCTD], hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ bao gồm: nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản [Khoản 12 Điều 4], trong đó “cấp tín dụng” được định nghĩa là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác [Khoản 14 Điều 4].

Với quy định trên, hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng được hiểu là hoạt động diễn ra một cách thường xuyên, liên tục và “có tính nghiệp vụ”, hay nói cách khác đây được coi là một hoạt động kinh doanh mà tổ chức tín dụng thực hiện nhằm mục đích sinh lợi [điều này phù hợp với định nghĩa về “kinh doanh” theo quy định của Khoản 16, Điều 4, Luật doanh nghiệp 2014]. Tất nhiên, để thực hiện hoạt động kinh doanh này, một pháp nhân cần đảm bảo các điều kiện về hoạt động của ngân hàng/tổ chức tín dụng theo quy định của Luật CTCTD.

Cho vay với tư cách là một giao dịch dân sự

Nhìn theo góc độ dân sự, một giao dịch cho vay của doanh nghiệp cho các cá nhân, tổ chức khác bản chất là một hình thức mà doanh nghiệp, với tư cách chủ sở hữu thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình [Điều 194 Bộ luật Dân sự 2015]. Theo tinh thần của Bộ luật Dân sự [BLDS] thì mọi cá nhân, pháp nhân thực hiện quyền dân sự theo ý chí của mình, không trái pháp luật và việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.

Như vậy, các giao dịch cho vay như: doanh nghiệp này cho doanh nghiệp khác vay, công ty mẹ cho công ty con vay… với mục đích chính là tương trợ vốn thì có thể hiểu là đang thực hiện quyền dân sự mà không phải thực hiện hoạt động kinh doanh một cách thường xuyên, chuyên nghiệp. Do đó, theo tinh thần của BLDS thì các bên tự do thỏa thuận khi tham giao vào giao dịch, miễn sao đảm bảo phần lãi suất không vượt quá mức lãi suất mà BLDS đã quy định. Trong trường hợp này, doanh nghiệp cho vay đương nhiên không bắt buộc phải tuân thủ các điều kiện đối với hoạt động kinh doanh cấp tín dụng và các bên tham gia giao dịch chỉ cần đảm bảo ký kết hợp đồng phù hợp với nội dung, hình thức, quyền và nghĩa vụ áp dụng đối với hợp đồng vay tài sản theo quy định tại Mục 4 BLDS.

Ranh giới nào để phân biệt?

Từ những phân tích trên, có thể thấy những tranh cãi xung quanh việc doanh nghiệp cho vay có bị coi là thực hiện hoạt động cấp tín dụng theo cơ chế của các ngân hàng/tổ chức tín dụng hay không là do chưa xác định được rõ đâu là thực hiện quyền dân sự đơn thuần, đâu là thực hiện hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi. Về bản chất pháp lý, Khoản 16, Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2014 đã định nghĩa rõ: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”.

Như vậy có thể thấy rằng, nếu một doanh nghiệp thực hiện các hoạt động cho vay một cách thường xuyên, liên tục, có tính chuyên nghiệp [có các hành vi như lập kế hoạch, phương án, tiếp thị, chào mời khách hàng v.v.] và nguồn doanh thu của họ chủ yếu đến từ việc cho vay thì đây sẽ được coi là hoạt động kinh doanh tín dụng và họ cần đảm bảo các điều kiện hoạt động của một tổ chức tín dụng theo quy định của Luật CTCTD. Ngược lại, nếu doanh nghiệp đang thực hiện không thực hiện các hoạt động cho vay một cách thường xuyên và chỉ cho các các nhân, tổ chức khác đặc biệt là cho các công ty con của mình vay với mục đích hỗ trợ vốn thì phải được xem xét là đang thực hiện quyền dân sự cơ bản của họ.

Cũng cần nói thêm rằng, hệ thống pháp luật của Việt Nam coi việc sử dụng, tự định đoạt vốn là những quyền cơ bản của doanh nghiệp. Cụ thể, Luật doanh nghiệp 2014 cho phép doanh nghiệp được lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn[Khoản 3 Điều 7]. Theo nguyên tắc này, doanh nghiệp có quyền tự chủ trong việc sử dụng vốn thông qua cơ chế trao quyền quyết định việc cho vay cho các cơ quan quản lý doanh nghiệp như Hội đồng thành viên đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên và Công ty hợp danh; Hội đồng quản trị đối với Công ty cổ phần; Chủ sở hữu đối với Công ty TNHH 1 thành viên do tổ chức là chủ sở hữu…

Bên cạnh đó, pháp luật về thuế cũng có quy định phân loại hoạt động cho vay lẫn nhau giữa các doanh nghiệp là một hoạt động riêng, không phải đối với tổ chức tín dụng [Khoản 1, Điều 4 của Thông tư 09/2015/TT-BTC], thậm chí Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế GTGT [Điểm b, Khoản 8, Điều 4] còn chỉ rõ đây là hoạt động cho vay riêng lẻ, không phải hoạt động kinh doanh, cung ứng thường xuyên của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng. Cách xác định trên của Thông tư 219 nhằm mục đích xác định hoạt động cho vay này không phải chịu thuế giá trị gia tăng, đây là loại thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng, việc này vô hình trung đã gián tiếp thừa nhận hoạt động cho vay “riêng lẻ” giữa các doanh nghiệp với nhau không phải là một hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi.

Lời kết

Thực tế phát sinh tranh cãi về bản chất pháp lý của giao dịch cho vay của doanh nghiệp là do chúng ta vẫn thường nhầm lẫn nó với hoạt động kinh doanh mang tính sinh lợi nhưng quên mất rằng “cho vay” là một quyền dân sự của doanh nghiệp đã được pháp luật thừa nhận. Nếu như đã là quyền dân sự và việc thực hiện quyền đó không mang tính chất chuyên nghiệp của một hoạt động kinh doanh thì giao dịch cho vay cần được nhìn nhận như một giao dịch dân sự mà qua đó các công ty tương trợ vốn lẫn nhau để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày.

Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận đúng đắn rằng hoạt động cho vay luôn là một hoạt động cần có sự giám sát chặt chẽ vì nếu không sẽ có những doanh nghiệp dễ dàng “lợi dụng” để thực hiện nó như một hoạt động kinh doanh mà không đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Việc này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến trật tự xã hội, đặc biệt bối cảnh “tín dụng đen” hay “cho vay nặng lãi” vẫn đang diễn ra hàng ngày. Do đó, phía cơ quan nhà nước cần có một cơ chế để kiểm soát tốt hơn quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có như vậy thì hoạt động cho vay của doanh nghiệp mới không bị “biến tướng” và góp phần bảo vệ các bên tham gia giao dịch.

Doanh số cho vay của ngân hàng là gì?

Doanh số cho vay là tổng số tiền mà một ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng đã cho các khách hàng của họ vay trong một khoảng thời gian nhất định.

Dư nợ cho vay của ngân hàng là gì?

Dư nợ là nợ được phát sinh trong giao dịch tín dụng tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Tổng dư nợ là toàn bộ số tiền mà người vay phải trả cho ngân hàng, tổ chức tín dụng trong giao dịch vay vốn trước đó.

Cho vay tiêu dùng là như thế nào?

Vay tiêu dùng là sản phẩm phổ biến của các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính nhằm hỗ trợ cho các khách hàng đang gặp khó khăn về tài chính. Khoản vay tiêu dùng có thể được sử dụng với đa dạng mục đích, từ trả góp, mua sắm đồ gia dụng, phương tiện đi lại cho đến trả học phí, phí khám bệnh, đi du lịch,...

Cho vay sản xuất kinh doanh là gì?

Mô tả sản phẩm: Vay Sản xuất kinh doanh là khoản vay để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của cá nhân hoặc hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân mà cá nhân đó là chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân. Đối tượng: Cá nhân người Việt Nam.

Chủ Đề