Chia sẻ tài liệu kiểm toán big 4 năm 2024

Nếu đã từng dành thời gian lên website của các firm lớn để tìm hiểu thông tin về công ty, văn hoá, giá trị… thì bạn có để ý đến mục Phân tích chuyên sâu (Insights) tại các trang web đó? Hàng năm, các công ty kiểm toán đều cho xuất bản những ấn phẩm trong lĩnh vực hoạt động của mình. Nội dung ấn phẩm có thể là các survey, bản tóm tắt, các bài nghiên cứu thị trường, diễn giải… Hầu hết các ẩn phẩm viết bằng tiếng Anh, nhưng một số tài liệu cũng có bản tiếng Việt để thân thiện với người dùng. Bài viết này sẽ tổng hợp các ấn phẩm nổi bật từ các công ty kiểm toán thuộc khối Big4.

1. Thuế PwC

– Sổ tay thuế Việt Nam 2021: https://www.pwc.com/vn/vn/publications/2021/pwc-vietnam-ptb-2021-vn.pdf (phiên bản tiếng Việt)

https://www.pwc.com/vn/en/publications/2021/pwc-vietnam-ptb-2021-en.pdf (phiên bản tiếng Anh)

KPMG – Vietnam Tax & Legal Handbook: https://assets.kpmg/content/dam/kpmg/vn/pdf/publication/2021/Vietnam-Tax-and-Legal-Handbook-EN.pdf

Tin tức Thuế & Hải quan Việt Nam: là ấn phẩm do Deloitte Việt Nam biên soạn: https://www2.deloitte.com/vn/en/pages/tax/articles/tax-newsletters.html

2. Kế toán PwC

– So sánh VAS và IFRS: https://www.pwc.com/vn/en/publications/2019/pwc-vietnam-ifrs-vas.pdf KPMG – IFRS 15

– Revenue handbook: https://assets.kpmg/content/dam/kpmg/xx/pdf/2019/06/ifrs15-revenue-handbook.pdf

KPMG – IFRS 16 – Leases handbook (bao gồm hướng dẫn cụ thể cho từng ngành: https://home.kpmg/xx/en/home/services/audit/international-financial-reporting-standards/leases/lease-accounting-handbook-ifrs16-231018.html

3. FYI

Đây chỉ là 2 trong số nhiều lĩnh vực mà các công ty kiểm toán ban hành các ấn phẩm và tài liệu. Chỉ cần lên thanh tìm kiếm và search: tên công ty kiểm toán + insights, bạn sẽ có trong tay nguồn tài liệu dồi dào. Lấy ví dụ về chuẩn mực kế toán quốc tế vốn được áp dụng trên nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, các công ty kiểm toán có rất nhiều bài viết thể hiện quan điểm, diễn giải, hướng dẫn áp dụng và đi kèm những ví dụ thực tế. Phần lớn tài liệu đều là tiếng Anh nhưng các vấn đề được thảo luận trong bài rất sâu, vì vậy đây sẽ là nguồn tài liệu rất tốt cho người học muốn tìm hiểu về chuẩn mực quốc tế hay người đang hành nghề.

Dưới đây là một số nguồn tổng hợp về IFRS:

Grant Thornton – Navigating IFRS: https://www.grantthornton.global/en/insights/ifrs-hub/

KPMG Global IFRS Institute: https://home.kpmg/xx/en/home/services/audit/international-financial-reporting-standards.html

EY – IFRS technical resource: https://www.ey.com/en_gl/ifrs-technical-resources PwC – IFRS Insights: https://www.pwc.com/gx/en/services/audit-assurance/ifrs-reporting.html

Xin chào các bạn, mình là Thúy Quỳnh đến từ Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân và đồng thời cũng là học viên lớp F3,F7,F8,F5 tại BISC. Trong kỳ tuyển dụng Big4 vừa rồi, mình đã vô cùng may mắn khi nhận được 3 Offer từ PwC, EY và Deloitte. Hy vọng qua bài chia sẻ ngắn dưới đây sẽ phần nào giúp các bạn trong những kỳ tuyển dụng sắp tới.

Năm nay, do tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp nên tất cả các vòng của các Big đều diễn ra theo hình thức Online. Ở EY và Deloitte, quy trình tuyển dụng được rút ngắn xuống còn 3 vòng thi (không có vòng Group Interview) còn PwC thì vẫn giữ nguyên cả 4 vòng như mọi năm. Sau đây là review chi tiết của mình về từng vòng của Pwc, EY và Deloitte.

Trải qua 4 vòng thi của Big4, mình đã đúc kết ra kinh nghiệm ở từng vòng là?

Vòng 1: Nộp CV

Dù là Big4 hay không phải Big4 thì đối với vòng 1, chuẩn bị cho mình một chiếc CV đẹp và ấn tượng là một việc làm vô cùng quan trọng, chiếc CV này sẽ theo các bạn xuyên suốt tất cả các vòng thi, đặc biệt là vòng 4 - phỏng vấn cá nhân.

Những nội dung chính của CV thường bao gồm thông tin cá nhân, học vấn, các hoạt động ngoại khóa, kinh nghiệm làm việc, các kỹ năng,... Theo mình thấy, phần học vấn được các firm ưu tiên hơn so với những phần còn lại, nhất là những bạn có GPA cao. Nếu GPA không được như mong muốn, các bạn có thể làm nổi bật CV của mình bằng các chứng chỉ như ACCA, ICAEW để thể hiện rằng bạn đang nỗ lực theo đuổi sự nghiệp hoặc cũng có thể show kinh nghiệm làm việc hay các hoạt động ngoại khóa vì đây là những phần sẽ giúp các bạn thể hiện được kỹ năng mềm của bản thân trong suốt quá trình hoạt động.

Bên cạnh nội dung thì hình thức CV cũng quan trọng không kém. CV nên có độ dài trong khoảng 1 - 2 trang (mình nghĩ tốt nhất nên là 1 trang), trình bày rõ ràng với những gam màu không quá chói (việc tham khảo màu của các firm làm màu chủ đạo cho CV cũng là một cách hay). Ở EY và Deloitte, bạn sẽ được yêu cầu thêm Cover letter để có thể thể hiện mong muốn của mình được làm việc tại firm. Đối với Cover letter, các bạn có thể thoải mái chia sẻ về quá trình hoạt động và học tập của bản thân, qua đó chứng minh mình có đủ các yếu tố để làm việc tại Big, nhưng cũng đừng quên dùng những từ ngữ formal phù hợp với văn viết nha.

➤➤ Xem thêm: Viết CV như thế nào để "ăn điểm" với nhà tuyển dụng của Big4?

Trong quá trình nộp CV, ứng viên đều phải nộp qua trang web của các firm đó và đồng thời cần phải điền thông tin cá nhân cũng như trả lời thêm các câu hỏi phụ khá dài. Các bạn hãy kiểm tra kỹ thông tin và những tài liệu cần nộp trước khi ấn vào nút “Submit” để tránh những điều đáng tiếc xảy ra nha

Chia sẻ tài liệu kiểm toán big 4 năm 2024

Nguyễn Thúy Quỳnh - học viên BISC thi đỗ 3/4 Big4 kỳ Internship 2021

Vòng 2: Kiểm tra năng lực

EY và Deloitte là 2 firm khá chú trọng về chuyên môn nên cấu trúc các phần thi của 2 firm khá giống nhau, tập trung vào các phần như kế toán, kiểm toán, thuế, IQ, kiến thức chung, EY thì có thêm cả phần viết essay. Để chuẩn bị tốt cho phần chuyên môn, các bạn có thể tham khảo các câu hỏi trong quyển kit của các môn F trong chương trình ACCA hay các môn trong chương trình ICAEW - CFAB, đồng thời đừng quên tham khảo thêm VAS hay thông tư 200 nhé.

PwC thì tập trung hơn vào kỹ năng tiếng anh của các ứng viên nên đề bài sẽ có 2 phần chính là Verbal reasoning và Numerical reasoning. Trong hai phần này, ngoài khả năng đọc hiểu nhanh thì kỹ năng quản lý thời gian cũng rất cần thiết, vì các câu hỏi không được back lại và bạn chỉ có 19 phút để làm 30 câu verbal, 25 phút để làm 18 câu numerical. Để có thể làm được hết các câu thì mình nghĩ chỉ có cách THỰC HÀNH, THỰC HÀNH VÀ THỰC HÀNH. Tài liệu ôn thi cho hai phần này cũng khá ít, mình tìm trên mạng để tải về và tự ôn.

Trước khi bước vào vòng thi thứ 2, các bạn nhớ đọc kỹ tài liệu hướng dẫn mà các firm đã gửi qua email để chuẩn bị nhé. Check đường truyền internet, setup không gian thi và download các phần mềm cần thiết nếu được yêu cầu nha.

Vòng 3: Phỏng vấn nhóm

PwC là firm duy nhất trong 3 firm tổ chức vòng phỏng vấn nhóm. Đề bài trong vòng này của PwC khá mở, giúp các thành viên dễ dàng thể hiện quan điểm cá nhân của mình cũng như bổ sung quan điểm của các thành viên khác trong nhóm hơn là việc tranh luận xem chọn A hay B. Format vòng 3 của ca mình thi khá đặc biệt, nhóm mình không được phép chia leader hay timekeeper mà các thành viên đều có vai trò như nhau trong việc đóng góp cho nhóm. Đồng thời, nhóm mình còn phải cùng nhau làm làm powerpoint online để phục vụ cho việc trình bày.

Đối với mình, điều quan trọng nhất ở vòng thi này chính là khả năng làm việc nhóm của các ứng viên, trong đó nổi bật chính là việc chủ động lắng nghe ý kiến của các thành viên trong nhóm để có thể hỗ trợ bất cứ lúc nào. Đừng chỉ tập trung vào mỗi quan điểm của mình mà quên không lắng nghe các bạn nhé!

Vòng 4: Phỏng vấn cá nhân

Nội dung trong vòng phỏng vấn cá nhân sẽ xoay quanh 3 phần chính là thông tin cá nhân, các tình huống và kiến thức chuyên môn. Thông tin cá nhân sẽ được hỏi xoay quanh chính CV của bạn, hỏi về điểm mạnh, điểm yếu, về những phẩm chất của bản thân mà bạn cảm thấy phù hợp với firm, v.v. Các tình huống và kiến thức chuyên môn trong line Audit thường xoay quanh kế toán và kiểm toán. Ví dụ như ở Deloitte, mình được hỏi một case về đạo đức nghề nghiệp trong môn F8, hay các anh chị phỏng vấn mình ở EY hỏi mình các câu về kiểm toán như (các ý kiến kiểm toán, báo cáo kiểm toán), các câu về kế toán như làm cách nào để biết một doanh nghiệp hoạt động liên tục. Không có phần câu hỏi nào là bắt buộc phải hỏi cho các ứng viên, bố cục câu hỏi sẽ còn phụ thuộc vào người phỏng vấn cũng như chính ứng viên tham gia phỏng vấn. Nếu bị hỏi những câu hỏi khó thì bạn cũng đừng quá lo lắng, bạn có thể nêu ý kiến của mình và xin kinh nghiệm của các anh chị khi gặp tình huống tương tự, mình thấy các anh chị đều rất sẵn lòng để chia sẻ.

Để chuẩn bị cho phần này, mình đã xem hết các video phỏng vấn trong khóa “Hành trang Big4” của BISC, ghi lại các câu thầy đã hỏi các bạn và tự trả lời. Vòng này mình nghĩ là cứ tự tin thể hiện “màu sắc” của bản thân mình thôi, việc chuẩn bị và trả lời trước các câu hỏi cũng sẽ giúp các bạn tự tin hơn và trả lời các câu hỏi phỏng vấn của nhà tuyển dụng được thuận lợi và trôi chảy hơn đó.

Chia sẻ tài liệu kiểm toán big 4 năm 2024

Nguyễn Thúy Quỳnh - học viên BISC thi đỗ 3/4 Big4 trong màu áo CLB Kiểm toán viên tương lai t.FAC

Những chia sẻ ngoài lề về kỳ thi vào Big4

Trong thời gian ứng tuyển, mình phải ôn tập để thi cả 2 môn F5 và F7 trong chương trình ACCA nên thời gian đó khá áp lực và mình cũng không có quá nhiều thời gian để ôn thi Big. Vậy nên trước các vòng, mình thường vào khóa “Hành trang Big4” mà mình được tặng do là học viên của BISC, nghe chia sẻ của thầy cô để có một cái nhìn tổng quan về vòng thi sắp tới cũng như nắm được cách để chuẩn bị các vòng. Ngoài ra, các bạn có thể hỏi kinh nghiệm của những anh chị khóa trước về các vòng thi, cũng như môi trường làm việc, để xem mình có phù hợp với màu sắc của firm hay không. Việc lập nhóm để cùng nhau ôn tập cũng là một cách khá hay, vừa giúp ôn tập hiệu quả mà còn giúp bản thân đỡ áp lực hơn đó.

Đối với mình, việc được làm Intern mới là ngưỡng cửa đầu tiên để giúp mình trở thành kiểm toán viên, vậy nên làm sao để có thể làm việc và phát triển trong công ty mới là việc quan trọng hơn cả. Thời gian tiếp theo, mình dự định sẽ tiếp tục ôn tập và hoàn thành các môn ACCA và học thêm khóa Thực hành "Chiến binh Kiểm toán" để chuẩn bị thật tốt cả về kiến thức chuyên môn và kỹ năng cho công việc sắp tới. Lời khuyên duy nhất của mình dành cho các bạn chính là hãy tự tin ôn tập và thể hiện cá tính của chính bản thân, chúc các bạn tìm “bến đỗ” phù hợp với bản thân nhé!