Chí nhân nghĩa là gì

“Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi…” Câu hát mang đến cho bạn đọc nhiều suy ngẫm về cuộc đời nhất là về lòng nhân nghĩa. Để cuộc sống của chúng ta được trọn vẹn và tốt đẹp hơn, chúng ta hãy sống có lòng nhân nghĩa, Nhân nghĩa là gì?

Nhân nghĩa là lòng thương người và sự đối xử với người theo lẽ phải, là tình cảm, thái độ, việc làm đúng đắn, phù hợp với đạo lí của dân tộc Việt Nam, lòng nhân nghĩa là yêu thương người và sự biết làm điều phải, khái niệm này mang nội hàm rất đẹp, rất tiến bộ và cao cả, nó gắn chặt với chủ nghĩa yêu nước.

Là sức mạnh để chiến thắng. “Chí nhân, đại nghĩa” là nền tảng của chủ nghĩa nhân đạo mà dân tộc ta bao đời đeo đuổi để tạo dựng nền văn hiến mang bản chất truvền thống của con người Việt Nam.

Nhân nghĩa là lòng thương người, đối xử với người theo lẽ phải, cư xử đúng chừng mực với mọi người; sẵn sàng đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu và giúp đỡ người khác khi người ta gặp khó khăn.

Chúng ta dễ dàng nhận thấy trong xã hội hiện nay có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta sống tử tế, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn.

Biểu hiện của nhân nghĩa

Nhân nghĩa là gì? biểu hiện của nhân nghĩa như sau:

– Người sống có lòng nhân nghĩa, biết quý trọng đạo nghĩa và giữ gìn chữ tín luôn là người nhân ái, biết yêu thương, tương trợ, giúp đỡ người khác trong hoạn nạn, lúc khó khăn không đắn đo tính toán, biết tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong lao động, trong cuộc sống hàng ngày với mong muốn mọi người cùng hạnh phúc ấm no. 

– Người nhân nghĩa luôn sống vị tha cao thượng, không cố chấp với người khác, có lỗi lầm biết hối cải, đối xử khoan hồng với kẻ có tội. Người nhân nghĩa luôn được người khác kính trọng, tin tưởng và yêu mến. 

 – Nhân ái, sự thương yêu giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, lúc khó khăn không đắn đo tính toán; nhường nhịn đùm bọc nhau lúc sa cơ lỡ bước.

– Tương trợ giúp đỡ nhau trong lao động, trong cuộc sống hằng ngày; Vị tha bao dung độ lượng.

– Đặc trưng nổi bật: Thế hệ sau luôn ghi nhớ công lao của các thế hệ trước. Bên cạnh đó, khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn, điều này làm lan tỏa thông điệp “cho và nhận” trong xã hội ngày càng được lan tỏa hơn.

Ví dụ về nhân nghĩa

Để hiểu rõ hơn về khái niệm Nhân nghĩa là gì? nội dung dưới đây sẽ đưa ra một số ví dụ cụ thể.

– Giúp đỡ những người nghèo khó khăn;

– Bảo vệ đùm bọc em trai của mình;

– Tha thứ cảm thông cho hành động sai trái của người khác.

Ý nghĩa của nhân nghĩa

– Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn. Giúp cho cuộc sống con người trở nên tốt đẹp, có ý nghĩa hơn.

– Con người thêm yêu cuộc sống, có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn; là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

– Lòng yêu thương, nhân ái là một đức tính tốt đẹp cần thiết đối với mỗi con người. Vì nó là một sợi dây liên kết vô hình, là một thứ keo đặc biệt gắn chặt tình người lại với nhau, tình bạn bè năm châu láng giềng cho dù bạn đang ở đâu, dù nơi đó có lạnh lẽo đến mức nào, nhưng bên cạnh bạn luôn có biết bao ngọn lửa sưởi ấm tinh thần giúp bạn vượt qua khó khăn.

– Trong cuộc sống, lòng nhân nghĩa chính là sợi dây tình cảm thiêng liêng giữa người với người, là một trong những yếu tố để xây dựng xã hội văn minh, nhân văn. Lòng nhân ái được hiểu là lòng yêu thương của con người, không chỉ đối với những người xung quanh mà còn đối với cả động vật, thực vật… 

Cách rèn luyện lòng nhân nghĩa

Nhân nghĩa là gì? cách để rèn luyện lòng nhân nghĩa:

– Biết đồng cảm, xót xa trước những khổ đau bất hạnh của người khác; biết trân trọng, đề cao những phẩm giá tốt đẹp, cái cao cả, thiên lương trong mỗi con người, căm ghét những thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống, quyền hạnh phúc của người khác.

– Kính trọng, biết ơn hiếu thảo với ông bà cha mẹ; quan tâm giúp đỡ mọi người; cảm thông, bao dung, độ lượng vị tha.

– Tích cực tham gia phong trào đền ơn đáp nghĩa; tích cực tham gia hoạt động “ uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa” .

– Kính trọng biết ơn các vị anh hùng dân tốc,những anh hùng có công với cách mạng và với đất nước; tôn trọng giữ gìn tuyền thống tốt đẹp của dân tộc

– Mỗi học sinh không chỉ ra sức học tập và còn phải biết tích cực làm việc tốt, tôn tạo lòng nhân ái thông qua các việc nhỏ như quyên góp ủng hộ, giúp đỡ người già, trẻ con, trong gia đình thì yêu thương cha mẹ, ông bà, anh chị em, … để hình thành một nhân cách tốt đẹp, trở thành một trong những mảnh ghép sáng giá của xã hội mai sau.

"Ai" được nói đến trong bài thơ "Mục Nam Quan" này (Tố Hữu) là Nguyễn Trãi, nhà thơ lớn của dân tộc, người anh hùng vĩ đại đã cùng Lê Lợi làm nên sự nghiệp "Bình Ngô "văn thảo "Bình Ngô đại cáo ” - áng "thiên cổ hùng văn" của Đại Việt.

Mùa xuân năm 1428, sau mười năm kháng chiến gian lao và anh dũng, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã toàn thắng "ngàn thu vết nhục nhã sạch làu ”.Nguyễn Trãi đã thay Lê Lợi viết "Bình Ngô đại cáo ".Bản tuyên ngôn độc lập này của Đại Việt không chỉ tổ kết chiến tranh giải phóng dân tộc, tuyên bố đất nước độc lập, thái bình mà còn hàm chứa những tư tưởng, tình cảm vô cùng cao đẹp. Tư tưởng cao đẹp của Nguyễn Trãi tỏa sáng trong các câu:

- "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
 Quân điếu phạt trước trừ bạo"
- “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạo”.

1. Nguyễn Trãi đã đứng trên đỉnh cao thời đại, với niềm tự hào dân tộc, đại diện cho nhân nghĩa và dân tộc chiến thắng mà phát ngôn, mà trịnh trọng tuyên bố.

Đem quân điếu phạt trừng trị kẻ có tội, tiêu diệt quân bạo ngược là việc nhân nghĩa. Việc nhân nghĩa ấy cốt mang lại yên dân, làm cho nhân dân được yên vui hạnh phúc.

Đại nghĩa là cái nghĩa lớn vì nước vì dân, phấn đấu cho nước độc lập, dân được ấm no hạnh phúc. Chí nhân là lòng thương người vô cùng sâu sắc, cực độ. Cứu vớt nhân dân thoát khỏi vòng lầm than đau khổ là chí nhân. Ta thì đại nghĩa và chí nhân. Giặc Minh thì hung tàn, cường bạo: "Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn - vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ. Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã đem sức mạnh đại nghĩa và lòng chí nhân để đánh thắng hung tàn, để đập tan cường bạo.

Tóm lại, hai câu văn trên thể hiện tư tưởng nhân nghĩa và sức mạnh nhân nghĩa của Đại Việt. Tư tưởng ấy lấy đất nước và nhân dân làm gốc. Cái nhân cái nghĩa cao cả nhất là chống bạo tàn, diệt ngoại xâm, phấn đấu cho đất nước được độc lập, nhân dân được hạnh phúc, "muôn thuở nền thái bình vững chắc".

2. Cuộc đời và thơ văn Nguyễn Trãi đã cho thấy tư tưởng nhân nghĩa cao đẹp, sáng ngời và vô cùng phong phú, đã vượt qua mọi hạn chế của thời gian và lịch sử, ngày một thêm rục rỡ.

Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, sinh năm 1380 trong một thời kì lịch sử đầy biến động bão táp. Triều Trần suy đồi, nhà Hồ lên thay, chưa được bao lâu đã phải đương đầu với xâm lăng của bọn phong kiến phương Bắc. Năm 1407, nước ta bị giặc Minh xâm lược thống trị. Nước mất nhà tan. Cha bị giặc bắt, đày sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi sẽ không bao giờ quên lời cha dặn tại ải Nam Quan:" con là người tài, có hiếu hãy trở về lo rửa hận cho nước, trả thù cho cha, như thế mới là đại hiếu".

Sau mười năm bị giặc Minh giam lỏng ở thành Đông Quan (Thăng Long), Nguyễn Trãi đã trốn thoát vào Lam Sơn tụ nghĩa, dâng lên Lê Lợi "Bình Ngô sách". Từ đó ông trở thành cánh tay phải đắc lực của Bình Định Vương "viết thư thảo hịch tài giỏi hơn hết một thời". Những bức thư gửi tướng tá giặc Minh của Nguyễn Trãi vừa nêu cao đại nghĩa và tất thắng của quân ta, vừa lên án tội ác giặc Minh "dối trời lừa dân.... gây binh kết oán ", con đường tất bại của chúng. Những bức thư địch vận của ông  có sức mạnh bằng mười vạn quân !”.

Chiến tranh kết thúc, ông thảo "Bình Ngô đại cáo" một bản Tuyên ngôn độc lập, một bài ca hùng tráng, thể hiện khí phách anh hùng và lòng nhân đạo hiếm có của một dân tộc văn minh ! Nguyễn Trãi đã đem tài năng ra xây dựng đất nước, làm chánh chủ khảo khoa thi Tiến sĩ đầu triều Lê. Ăn bổng lộc vua ban, nhưng với ông, với kẻ sĩ phải biết: "Ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày". Ông mơ ước xây dựng Đại Việt" quốc phú bình cường", một xã hội có "vua sáng tôi hiền".Ông khuyên nhà vua chăm lo đến nhân dân, nêu cao nhân nghĩa, để "nơi thôn cùng xóm vắng không có tiếng oán hận sầu than".

Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trong xây dựng hòa bình đã bị bọn nịnh thần chống lại. Chúng khép ông vào tội tru di tam tộc. Sau vụ án " Lệ Chi Viên" hai mươi năm, ông mới được vua Lê Thánh Tông minh oan và ca ngợi: Ức Trai tâm quang Khuê tảo. Điều đó cho thấy cái gốc của thiên tài Nguyễn Trãi là "nhân nghĩa", là "đại nghĩa", là “chí nhân ”.Ông là một con người suốt đời vì nước vì dân.

Nguyễn Trãi không chỉ là nhà tư tưởng vĩ đại mà còn là nhà văn hóa kiệt xuất. Thơ văn của ông là di sản tinh thần phong phú, đa dạng, tuyệt đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân nghĩa sâu sắc. "Bình Ngô đại cáo" tỏa sáng tư tưởng nhân nghĩa, mở đầu bằng hai chữ “yên dân ” kết thúc bằng câu “ Muôn thuở nên thái bình vững chắc". Giặc Minh hung tàn bạo ngược, kẻ thù không dội trời chung của nhân dân ta:

"Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế,
Gây binh kết oán, trải hai mươi năm
Bại nhân nghĩa, nát cả đất trời
 Nặng thuế khóa sạch không đầm núi"

Đại nghĩa và chí nhân là sức mạnh nhân nghĩa, là tinh thần đoàn kết chiến đấu của toàn dân, của tướng sĩ, là nguồn gốc của chiến thắng: "Đánh một trận sạch không kình ngạc - Đánh hai trận tan tác chim muông". Nêu cao đại nghĩa và chí nhân mà Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã không giết tù, hàng binh giặc, đối xử nhân đạo:

"Mã Kỳ Phương Chính cấp cho năm trăm thuyền
ra đến biển mà vần hồn bay phách lạc
 Vương Thông, Mã Anh phát cho ngàn cỗ ngựa
về đến nước mà vẫn tim đập chân run"

“Quốc âm thi tập "và “ức Trai thi tập " là tinh hoa của nền thơ ca cổ dân tộc. Bao trùm lên toàn bộ thơ chữ Hán và chữ Nôm của Nguyên Trãi là lòng yêu nước thương dân. Giương cao ngọn cờ “ đại nghĩa, chí nhân ", Nguyễn Trãi đã gắn hoạt động văn hóa với đề cao nhân phẩm:

"Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược,
Có nhân, có trí, có anh hùng"

Các khái niệm “trung, hiếu ” và “ưu, ái (lo nước thương dân) được Nguyễn Trãi nhắc đến nhiều lần trong thơ, tạo nên một hồn thơ tuyệt đẹp:

“Bui một tấc lòng ưu ái cũ,
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều Đông"

“Bui có một lòng trung lần hiếu,
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen ”

Yêu nước thương dân bao nhiêu thì lòng tự hào dân tộc càng dào dạt bấy nhiêu Nguyễn Trãi tự hào về nước Đại Việt "vốn xưng nền văn hiến đã lâu". Ông tự hào cảnh trí non sông đẹp như hoa như gấm, hùng vĩ nên thơ:

“Non Dục Thúy, mưa tan, đỉnh tựa ngọc,
Cửa Đại An, triều dậy, nước ngang trời"

Cuộc đời và thơ văn Nguyễn Trãi là bài ca yêu nước, tự hào dân tộc. Trái tim của Nguyễn Trãi mãi mãi cùng nhịp đập với nhân dân ta. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi sáng mãi như ngôi sao Khuê trên bầu trời quê hương. Đúng như bạn ông đã nói: “ toan việc nước, làm đẹp cho nước, xưa nay chưa có ai như thế! ”.

Ôn lại cuộc đời và thơ văn Nguyễn Trãi, chúng ta nguyện học tập và phát huy tưởng nhân nghĩa của ông dể xây dựng Việt Nam thành một nước dân giàu nước mạnh, hội công bằng văn minh. Tự hào thay, nhân dân ta dã lấy nhân nghĩa để dựng nước và giữ nước, để Đại Việt "muôn thuở nền thái bình vững chắc".

Chí nhân là gì?

Người hiền, cao-thượng // Lòng biết thương người, biết xét.

Nhân có ý nghĩa gì?

Nghĩa là đạo lý làm người, yêu người không lợi riêng mình: 仁, như trong nhân đạo, nhân đức, nhân tâm, nhân cách, nhân nghĩa, nhân hiếu, nhân hiền, nhân từ, nhân hậu, nhân hòa, nhân phẩm, nhân mạng.

Chị nói với từ gì?

Từ đầu chí cuối. Chí cốt. Đông chí. Hạ chí.

Cường bảo có nghĩa là gì?

Mạnh mẽ hung tợn.