Cháo yến mạch thịt bò cải bó xôi

Cải bó xôi, hay còn gọi là rau bina, rau chân vịt là món ăn ưa thích của chàng thuỷ thủ Popeye trong bộ phim hoạt hình cùng tên. Thật chẳng hổ danh loại rau giàu dinh dưỡng bậc nhất, cải bó xôi có lượng dưỡng chất vitamin áp đảo trong danh sách các loại rau củ quả.

Vậy để bé khoẻ như Popeye, mẹ còn chần chừ gì mà không bổ sung cải bó xôi vào thực đơn ăn dặm hàng ngày của bé?

Hàm lượng dinh dưỡng tuyệt vời

Một trong những ưu điểm vượt trội của cải bó xôi so với các loại rau củ quả khác đó là lượng chất khoáng và vitamin dồi dào cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng của trẻ nhỏ:

Canxi và magie giúp hệ xương của bé phát triển lành mạnh đến bất ngờ,

Sắt và kali bổ trợ cho sự phát triển não bộ và tuần hoàn máu ở trẻ.

Vitamin A giúp tăng cường thị lực. Do vậy, nếu có con đang chớm cận thị, mẹ nên tăng cường cho trẻ ăn cải bó xôi.

Mặt khác, xin mách mẹ những công dụng vô cùng ‘kì diệu’ của loại rau Popeye này:

1. Phương thuốc nhuận tràng của trẻ nhỏ

Cải bó xôi là loại rau ăn lá có hàm lượng chất xơ cao. Do vậy, khi mẹ cho bé ăn cải bó xôi, cơ thể bé sẽ được cung cấp chất xơ có lợi cho hệ tiêu hoá, nhu động ruột nhờ vậy cũng được vận động dễ dàng hơn. Thế nên khi “đầu ra” của bé gặp khó khăn, mẹ đừng quên ‘người bạn’ cải bó xôi này.

2. Thần dược cho căn bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu

Trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu do bị vi khuẩn hoặc vi trùng có hại tấn công. Trong cải bó xôi có lượng kháng sinh diệt vi trùng có hại, bảo vệ đường tiết niệu của trẻ nhỏ. Vậy là mẹ lại thêm yên tâm vì đã có sẵn trong tay bí kíp mỗi lần bé tiểu dắt.

3. Ăn cải bó xôi bé khỏi lo đau bụng giun

Ruột của trẻ là môi trường yêu thích của các loài giun sống kí sinh. Và thật đáng ngạc nhiên là cải bó xôi chính là liều thuốc diệt trừ giun sán vừa đơn giản vừa hiệu quả. Chỉ bằng việc chế biến cho trẻ những món ăn từ cải bó xôi, bố mẹ có thể yên tâm giúp trẻ tránh xa lũ giun sán đáng ghét.

Vậy để bé khoẻ như Popeye, mẹ còn chần chừ gì mà không bổ sung cải bó xôi vào thực đơn ăn dặm hàng ngày của bé?

Cách lựa chọn và chế biến cải bó xôi:


Mẹ nên chọn cải bó xôi có bẹ to, không dập nát [ảnh minh họa]

Khi lựa mua cải bó xôi, mẹ nên lưu ý chọn những bó cải có lá tươi xanh, tránh những lá bị rách, nhăn, dập nát và sẫm màu. Để đảm bảo an toàn tốt nhất, mẹ nên mua rau ở những hàng rau sạch hoặc trong siêu thị. Bên cạnh đó, khi chế biến cải bó xôi, để giữ được lượng dưỡng chất có trong rau, mẹ nên băm nhỏ rau thay vì xay nhuyễn. Ngoài ra, thay vì luộc rau, mẹ có thể hấp rau mà không cần cho nước vì trong cải xôi đã có sẵn nước và chính lượng nước này sẽ kết hợp cùng nhiệt độ hấp làm chín rau.

Cải xôi là loại rau dễ kết hợp cùng các loại thực phẩm khác. Mẹ có thể nấu với cá, gan gà, thịt lợn hoặc thịt bò…

Xin mách mẹ một số công thức nấu ăn cho bé với cải bó xôi

1. Cháo trắng cải bó xôi: 6 tháng +

Nguyên liệu: 2 muỗng lớn cháo theo tỷ lệ 1 gạo : 10 nước [30 ml],

2 muỗng nhỏ cải bó xôi hấp nghiền nhuyễn, rây qua lưới [10 ml]

Cách chế biến: Cháo nghiền nhuyễn đun trên bếp nhỏ lửa, rây qua lưới rồi trộn với cải bó xôi.

Tắt bếp, cho vào cháo nửa thìa cà phê dầu oliu hoặc dầu gấc. Cho bé ăn nóng


Cháo trắng cải bó xôi lành tính bé nào cũng ăn được [ảnh minh họa]

2. Cháo thịt heo cải bó xôi: 7 tháng +

Nguyên liệu: 2 thìa canh đầy thịt heo băm nhỏ, 2 thìa rau cải bó xôi băm nhỏ.

Thực hiện: Cho gạo vào nồi với nước, đun sôi thành cháo với độ đặc tùy ý.

Ướp tôm, hành lá và 1-2 giọt mắm

Sau đó múc 2/3 chén cháo trắng đã nấu sẵn vào nồi, thêm một ít nước cho vừa sở thích của trẻ. Khi cháo đã sôi cho thịt heo bằm đã ướp vào quậy đều cho thịt đỡ vón cục.

Khi thtij chín, cho cải bó xôi vào nấu xôi lên, tắt bếp. Như vậy mẹ đã có chén cháo thơm ngon, chất lượng cho trẻ.

3. Bánh soufflé bina đến từ nước Pháp xinh đẹp: 1 tuổi+

Nguyên liệu chuẩn bị: 10-15 lá cải bó xôi nghiền, 1/3 chén phô mai tươi, 2 quả trứng, 30ml sữa tươi hoặc sữa công thức, 1 nhúm nhỏ rau húng quế


Bánh gato lại có rau hẳn sẽ rất phù hợp với trẻ kén ăn [ảnh minh họa]

Cách làm: Mẹ xay nhỏ cải bó xôi, trộn đều với phô mai tươi, trứng và sữa đã được làm ấm. Sau cùng, trộn rau húng quế xắt nhỏ vào hỗn hợp. Lưu ý: mẹ không nên trộn rau húng quế từ đầu để tránh mùi nồng.

Quét một lớp dầu olive vào khuôn nướng bánh [mẹ có thể dung khuôn nướng bánh muffin], và đổ hỗn hợp vào. Làm như vậy sẽ tránh được tình trạng bánh dính vào khuôn gây khó tróc.

Mẹ cho khay nướng vào lò nướng trong vòng 15 phút ở nhiệt độ 190 độ C. Khi mặt bánh chín vàng, mẹ có thể dùng tăm xiên vào bánh, nếu thấy tăm rút ra không bám bột nghĩa là bánh đã chín và bé yêu có thể thưởng thức món bánh soufflé bina vừa lạ miệng, vừa thơm ngon, vừa giàu dinh dướng rồi đó mẹ ạ.

Chúc mẹ và bé những bữa ăn vui vẻ bên nhau!

Theo Mẹ Gấu Nhí [khampha.vn]

Với một nguồn dinh dưỡng và năng lượng dồi dào đặc biệt tốt cho trẻ nhỏ, yến mạch đang là một trong những lựa chọn hàng đầu của rất nhiều bà mẹ khi cho con ăn dặm.

Vậy ăn dặm với yến mạch có những lợi ích gì mà lại “gây sốt” đến thế? Mẹ hãy cùng đi tìm câu trả lời qua cẩm nang ăn dặm toàn tập với yến mạch sau đây nhé!

Thành phần dinh dưỡng và tác dụng của yến mạch


Trong yến mạch có chứa rất nhiều protein, vitamin nhóm B và phong phú các dưỡng chất thiết yếu khác như: sắt, canxi, magiê, selen, phốt-pho. Do vậy, cho bé ăn dặm bằng yến mạch mỗi ngày không chỉ giúp bé lớn lên khoẻ mạnh, thông minh mà còn giúp bé tăng cường hệ miễn dịch.

Bên cạnh đó, với lượng chất xơ hòa tan cao, yến mạch còn có thể giúp bé hạn chế được vấn đề táo bón hiệu quả.

Cho bé ăn dặm với yến mạch như thế nào?

Yến mạch rất lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ có thể cho bé làm quen với các món ăn từ yến mạch ngay khi bé được 6 - 7 tháng tuổi.


Yến mạch cũng không cần phải trải qua bất kỳ công đoạn sơ chế hay bóc tách nào như các loại ngũ cốc khác mà vẫn sử dụng được bình thường, thậm chí ngay cả khi bị cắt nhỏ, nghiền hay sấy khô đóng hộp, yến mạch vẫn không hề bị mất chất. Do vậy, khi chế biến yến mạch cho bé ăn dặm mẹ cũng không cần quá cầu kỳ.

Muốn bé một món ăn dặm từ yến mạch đầy đủ dinh dưỡng, mẹ chỉ cần kết hợp yến mạch cùng dầu cá hồi hoặc dầu ô-liu đặc chế dành riêng cho trẻ em để giúp bé bổ sung chất béo thiết yếu và hấp thu tốt các vitamin A, D, E, K; thêm một vài loại thịt, cá, rau, củ, quả để bổ sung thêm cho bé chất đạm, vitamin và khoáng chất.

Món bánh Crepe yến mạch, chuối cuộn nutella cực kỳ hấp dẫn cho bé

Nếu vẫn băn khoăn chưa biết nấu những món ăn dặm với yến mạch như thế nào, mẹ có thể tham khảo rất nhiều công thức cực kỳ đơn giản, dễ làm nhưng cũng không kém phần ngon miệng, đẹp mắt mà Kiddy Channel dành tặng các mẹ nhé!

Còn chờ gì nữa, mẹ hãy vào bếp trổ tài làm thử các món ăn bổ dưỡng này để bé “ăn ngon chóng lớn" thôi nào!

1. Bánh Crepe yến mạch, chuối cuộn nutella://www.youtube.com/watch?v=Mzw7nnu5faw

2. Bánh yến mạch trộn chuối://www.youtube.com/watch?v=2DiADoP9UEA

3. Cháo yến mạch, sữa chua, mứt hoa quả://www.youtube.com/watch?v=R8SYofeNML8

4. Cháo yến mạch rau củ://www.youtube.com/watch?v=nkWoKburlTs

5. Cháo yến mạch, cải bó xôi://www.youtube.com/watch?v=xhwns9vlf5I

Cách bảo quản yến mạch

Cũng giống như các loại ngũ cốc khác, yến mạch rất dễ bị mốc. Vì vậy, khi mua yến mạch, mẹ lưu ý chỉ nên mua với số lượng vừa phải rồi cất vào hộp kín, để nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.

Nếu mẹ làm đúng những bước này, yến mạch có thể được bảo quản nguyên vẹn trong 2 tháng.

Chúc mẹ cho bé ăn dặm với yến mạch thành công!

Video liên quan

Chủ Đề