Chánh Văn phòng UBND tỉnh là gì

Qua báo đài, truyền hình, hẳn bạn đã từng nghe nói nhiều về khái niệm chánh văn phòng. Vậy chánh văn phòng là gì? Nhiệm vụ công việc của họ như thế nào? Tất tần tật những thông tin này, sẽ được chúng tôi giải đáp cụ thể trong nội dung bài viết dưới đây!

1. Chánh văn phòng là gì?

Trả lời câu hỏi: Chánh văn phòng là gì? Vâng, chánh văn phòng là người đứng đầu và chịu trách nhiệm chính trong việc điều phối công việc hàng ngày của văn phòng cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

Một buổi lễ công bố chánh văn phòng ngân hàng nhà nước Việt Nam 

Chánh văn phòng là chức danh quản lý trong hệ thống chức danh quản lý của cơ quan nhà nước, tổ chức, đoàn thể, hiệp hội. Chức danh chánh văn phòng được bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật hoặc theo điều lệ, nội quy của tổ chức [không phải là cơ quan nhà nước]. 

Người giữ chức danh chánh văn phòng sẽ có những quyền hạn cơ bản sau:

  • Tiếp nhận và thực hiện sự uỷ quyền của người đứng đầu cơ quan, tổ chức về một số công việc liên quan đến hoạt động đối nội và đối ngoại của cơ quan, tổ chức đó.
  • Quyết định những vấn đề cơ bản thuộc về chức năng của văn phòng theo quy định của cơ quan, tổ chức đó.
  • Phân công nhiệm vụ, công việc và kiểm tra, giám sát, quản lý các nhân viên trong văn phòng thuộc quyền mình phụ trách. Từ đó, đảm bảo thực hiện tốt công việc được giao.
  • Chịu trách nhiệm báo cáo trước người đứng đầu cơ quan, tổ chức về các công việc được cơ quan, tổ chức đó giao cho văn phòng
  •  Phối hợp cùng các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao để đảm bảo sự vận hành và hoạt động hiệu quả của tổ chức đó.

Quyền hạn của Chánh văn phòng sẽ được quy định cụ thể

Thực tế, chánh văn phòng có thể có một hoặc một số phó chánh văn phòng giúp việc. Bởi, nó còn tùy vào chức năng và nhiệm vụ của văn phòng đó rộng hay hẹp. Trong các quan hệ công tác, khi chánh văn phòng không thể có mặt để trực tiếp giải quyết công việc của văn phòng. Thì có thể uỷ quyền cho các phó chánh văn phòng đại diện cho mình để giải quyết các công việc đó. 

Chánh văn phòng là người phải chịu trách nhiệm về hành vi thực hiện các công việc được giao của người đại diện. Nếu những người đại diện đã thực hiện các công việc theo đúng phạm vi uỷ quyền.

2. Nhiệm vụ công việc của Chánh văn phòng

Nhiệm vụ của chức danh Chánh Văn phòng được quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư 02/2017/TT-BTP hướng dẫn nội dung quản lý công, viên chức, người lao động thuộc hệ thống tổ chức thi hành án dân sự như sau:

Chánh Văn phòng là người đứng đầu Văn phòng Cục, có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành Văn phòng Cục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự và trước pháp luật đối với các hoạt động của Văn phòng. 

Nhiệm vụ của Chánh văn phòng được quy định cụ thể theo thông tư của Nhà nước

Chánh Văn phòng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:

  • Tổ chức quản lý, chỉ đạo, điều hành công việc của Văn phòng.
  • Phân công công việc đối với các Phó Chánh Văn phòng, công chức, người lao động thuộc Văn phòng.
  • Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ được giao đối với công chức, người lao động thuộc quyền quản lý.
  • Tổ chức phối hợp công tác với các phòng chuyên môn hoặc tương đương thuộc Cục, các Chi cục Thi hành án dân sự trên địa bàn.
  • Tham mưu giúp Cục trưởng phối hợp công tác với các cơ quan, ban, ngành hữu quan; đôn đốc, chỉ đạo tổng hợp việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, nội quy, quy chế của Cục.
  • Kiểm soát việc chấp hành và tuân thủ các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với công chức, người lao động thuộc Văn phòng trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị.
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Thủ trưởng đơn vị.

Thông tin chia sẻ trên đây, đã phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm chánh văn phòng là gì? Nếu muốn hoạt động quản trị nhân sự qua các chức danh được thực hiện dễ dàng, hiệu quả. Bạn hãy truy cập vào trang web: //quantrinhansu-online.com để tham khảo và áp dụng vào cơ quan, đơn vị của mình!

Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan chuyên môn, ngang sở, là bộ máy giúp việc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh[1].

Mục lục

  • 1 Chức năng
  • 2 Nhiệm vụ và quyền hạn
  • 3 Cơ cấu tổ chức
    • 3.1 Các phòng nghiên cứu, tổng hợp
  • 4 Tham khảo

Chức năngSửa đổi

Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có chức năng:

  • Tham mưu tổng hợp, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức các hoạt động chung của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, điều hành các hoạt động chung của bộ máy hành chính ở địa phương; bảo đảm cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thông tin cho công chúng theo quy định của pháp luật; bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  • Tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Văn phòng Chính phủ.

Nhiệm vụ và quyền hạnSửa đổi

Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

  1. Tham mưu tổng hợp, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
    • Xây dựng, quản lý chương trình công tác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.
    • Theo dõi, đôn đốc các Sở, cơ quan ngang sở, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh [gọi tắt là Sở, ngành], Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh [còn được gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện], các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện chương trình công tác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
    • Phối hợp thường xuyên với các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, tổ chức liên quan trong quá trình chuẩn bị và hoàn chỉnh các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.
    • Thẩm tra về trình tự, thủ tục chuẩn bị và có ý kiến đánh giá độc lập đối với các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, các báo cáo quan trọng theo chương trình công tác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các công việc khác do các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, tổ chức liên quan trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
    • Xây dựng các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và các báo cáo theo sự phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
    • Kiểm soát thủ tục hành chính và tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.
    • Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, tổ chức liên quan chuẩn bị nội dung, phục vụ phiên họp thường kỳ, bất thường, các cuộc họp và hội nghị chuyên đề khác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cuộc họp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
    • Chủ trì, điều hòa, phối hợp việc tiếp công dân giữa các cơ quan tham gia tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân của tỉnh; quản lý, bảo đảm điều kiện vật chất cho hoạt động của Trụ sở tiếp công dân của tỉnh.
  2. Tham mưu tổng hợp, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
    • Xây dựng, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và đôn đốc thực hiện chương trình công tác năm, 6 tháng, quý, tháng, tuần của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm cần tập trung chỉ đạo, điều hành các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, tổ chức liên quan trong từng thời gian nhất định.
    • Kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng cơ chế, chính sách, các đề án, dự án, dự thảo văn bản pháp luật để trình cấp có thẩm quyền quyết định.
    • Thẩm tra về trình tự, thủ tục chuẩn bị và có ý kiến đánh giá độc lập đối với các đề án, dự án, dự thảo văn bản, báo cáo theo chương trình công tác của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các công việc khác do các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, tổ chức liên quan trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
    • Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, tổ chức liên quan hoàn chỉnh nội dung, thủ tục, hồ sơ và dự thảo văn bản để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định đối với những công việc thường xuyên khác.
    • Chủ trì làm việc với lãnh đạo cơ quan, các tổ chức, cá nhân liên quan để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện còn có ý kiến khác nhau theo ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
    • Chủ trì soạn thảo, biên tập hoặc chỉnh sửa lần cuối các dự thảo báo cáo, các bài phát biểu quan trọng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
    • Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo thực hiện các Quy chế phối hợp công tác giữa Ủy ban nhân dân cấp tỉnh với các cơ quan của Đảng, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
    • Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra thực hiện những công việc thuộc thẩm quyền kiểm tra của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các Sở, ngành, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, tổ chức liên quan để báo cáo và kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh các biện pháp cần thiết nhằm đôn đốc thực hiện và bảo đảm chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính.
    • Đề nghị các Sở, ngành, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, tổ chức liên quan báo cáo tình hình, kết quả thực hiện các văn bản chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
    • Được yêu cầu các Sở, ngành, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, tổ chức liên quan cung cấp tài liệu, số liệu và văn bản liên quan hoặc tham dự các cuộc họp, làm việc để nắm tình hình, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  3. Bảo đảm thông tin phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
    • Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thông tin để các thành viên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan của Đảng, Nhà nước và các cơ quan, tổ chức liên quan về tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
    • Cung cấp thông tin cho công chúng về các hoạt động chủ yếu, những quyết định quan trọng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, những sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội nổi bật mà dư luận quan tâm theo quy định pháp luật và chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
    • Thực hiện nhiệm vụ phát ngôn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.
    • Quản lý, xuất bản và phát hành Công báo cấp tỉnh.
    • Quản lý và duy trì hoạt động mạng tin học của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
    • Quản lý tổ chức và hoạt động của Trang Thông tin điện tử của Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  4. Bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  5. Xây dựng, ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền của Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.
  6. Tổ chức việc phát hành và quản lý các văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  7. Tổng kết, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác văn phòng đối với Văn phòng các Sở, ngành, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp huyện.
  8. Tổ chức nghiên cứu, thực hiện và ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học.
  9. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật; đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  10. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  11. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao hoặc theo quy định của pháp luật.

Cơ cấu tổ chứcSửa đổi

Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm:

  • Lãnh đạo
    1. Chánh Văn phòng
    2. Phó Chánh Văn phòng
  • Phòng Hành chính – Tổ chức;
  • Phòng Quản trị - Tài vụ;
  • Phòng Tiếp công dân.
  • Các phòng nghiên cứu, tổng hợp
  • Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc

Tùy vào cơ cấu mỗi địa phương có tương ứng số phó chánh văn phòng nhưng không quá 3 người, riêng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh không quá 4 người.

Chánh Văn phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm và miễn nhiệm. Khi Chánh Văn phòng vắng mặt, một Phó Chánh Văn phòng được Chánh Văn phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Các phòng nghiên cứu, tổng hợpSửa đổi

Các phòng, theo lĩnh vực công tác chuyên môn, nghiệp vụ bảo đảm bao quát đầy đủ các lĩnh vực, có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, không chồng chéo, phù hợp với đặc điểm quản lý và khối lượng công việc thực tế ở địa phương. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể về tên gọi và số lượng các phòng thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhưng không quá 6 phòng; đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, không quá 7 phòng.

Các phòng thường là:

  1. Phòng Tổng hợp
  2. Phòng Nội chính
  3. Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính
  4. Phòng Kinh tế
  5. Phòng Văn hòa Xã hội
  6. Phòng Tài nguyên Môi trường
  7. Phòng Quy hoạch Xây dựng và Giao thông
  8. Phòng Công thương
  9. Phòng Nông nghiệp Nông thôn
  10. Phòng Văn Xã
  11. Phòng Đầu tư
  12. Phòng Đô thị
  13. Phòng Đối ngoại
  14. Phòng Pháp Chế
    ...

Tùy theo địa phương và đặc tính của tỉnh mà mỗi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ quy định khác nhau.

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ //vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detail&document_id=57076%7CNghị định số 13/2008/NĐ-CP của Chính phủ

Video liên quan

Chủ Đề