Cạo cao răng có tốt không

Cao răng [vôi răng] là mảng bám đã được vôi hóa bởi hợp chất muối calcium phosphate trong nước bọt. Mảng bám cần tồn tại trong miệng khoảng 1 tuần để chuyển hóa thành cao răng.

Thế nào là cao răng?

Cao răng hay còn được gọi là vôi răng là những mảng bám được tích tụ và bị vôi hóa bởi các hợp chất muối vô cơ trong nước bọt và cặn mềm [có thể là những mảnh vụn thức ăn hoặc các chất khoáng trong miệng,...] lâu dần trở nên cứng, bám chắc vào bề mặt răng hoặc dưới mép lợi.

Cao răng có 2 loại là cao răng thường và cao răng huyết thanh. Cao răng thường sẽ có màu trắng đục hoặc vàng nhạt, sau một thời gian bám trên bề mặt răng và nướu thì cao răng sẽ gây ra bệnh viêm nướu. Nếu không điều trị sẽ gây ra chảy máu nướu, máu sẽ ngấm vào mảng cao răng đó và chuyển sang màu nâu đỏ gọi là cao răng huyết thanh.

Cao răng hình thành từ đâu?

Đa phần cao răng được hình thành từ những thói quen vệ sinh răng miệng của mỗi người. Một vài nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:

  • Không có thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên, không chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
  • Không dùng chỉ nha khoa làm sạch răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong các kẽ răng.
  • Sử dụng các loại đường hóa học có trong thành phần của các sản phẩm như nước ngọt có gas, bánh kẹo, cũng góp phần hình thành mảng bám nhanh chóng.
  • Không biết cách chải răng đúng sẽ không làm sạch được hoàn toàn bề mặt răng, để sót mảng bám, lâu ngày hình thành cao răng.

Tác hại của cao răng

  • Hơi thở nặng mùi.
  • Mảng bám tích tụ quá nhiều, dày và lâu ngày sẽ phá hủy men răng. Men răng bị tổn thương càng nặng thì nguy cơ sâu răng càng cao.
  • Là nơi cư ngụ của nhiều loại vi khuẩn lên men carbohydrate tạo ra acid gây sâu răng như Streptococcus mutans, Lactobacilli...
  • Tác nhân gây ra các bệnh ở miệng, ở họng như: viêm niêm mạc miệng, viêm họng, viêm amidan, lở miệng...
  • Chảy máu chân răng, ê buốt khi ăn uống.
  • Tụt nướu làm lộ chân răng.
  • Nguyên nhân chính gây ra các bệnh về răng miệng như: viêm nha chu, tiêu xương ổ răng, viêm tủy răng ngược dòng. Nghiêm trọng hơn có thể khiến răng lung lay, rụng răng gây mất thẩm mỹ.

Lấy cao răng có đau không, có làm tổn hại men răng không?

Lấy cao răng là phương pháp giúp làm sạch các mảng bám cứng ra khỏi bề mặt của nướu, mang lại nhiều lợi ích cho răng miệng.

Cao răng ở thân răng, có thể nhìn thấy bằng mắt thường, việc lấy cao răng diễn ra nhanh chóng khoảng 15 – 30 phút, không gây ê buốt hay chảy máu chân răng. Trường hợp vôi răng lắng đọng, bám chặt dưới nướu răng gây viêm, sưng, lấy vôi răng có thể ê buốt nhưng cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất sau vài ngày cũng như không gây ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai của răng.

Tuy nhiên, việc lạm dụng lấy vôi răng nhiều lần có thể gây tổn thương răng. Do đó, bạn chỉ nên cạo cao răng theo định kỳ 3-6 tháng/lần. Ngoài ra, tùy theo sức khỏe răng miệng, mức độ hình thành vôi răng nhiều hay ít mà bác sĩ sẽ chỉ định thời gian nên lấy cao răng. Cụ thể:

  • Người có men răng láng bóng, sức khỏe răng miệng tốt, cao răng hình thành ít nên lấy cao răng khoảng 6 tháng/lần.
  • Người có men răng sần sùi, dễ tích tụ các mảng bám thức ăn dư thừa, thường xuyên uống trà, cà phê, hút thuốc nên lấy cao răng 3-4 tháng/lần.

Cạo vôi răng có đau không phụ thuộc rất lớn vào kỹ thuật và các thao tác lấy cao răng của bác sĩ. Vì vậy, để hạn chế tình trạng ê buốt, bạn chỉ nên lựa chọn các phòng khám nha khoa, trung tâm nha khoa uy tín, bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại.

Nên lựa chọn các địa chỉ nha khoa uy tín, hiện đại khi muốn lấy cao răng

Phòng khám đa khoa Dr.Binh Tele_Clinic cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngoại trú chất lượng cao với mức giá phải chăng nhất. Đến với Dr.Binh Tele_Clinic chắc chắn bạn sẽ có những trải nghiệm toàn diện nhất, một nụ cười tự tin và rạng rỡ bởi:

  • Đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, được đào tọa theo tiêu chuẩn quốc tế.
  • Phòng khám thoải mái, tiện nghi.
  • Khám kỹ lưỡng, tư vấn cặn kẽ, rõ ràng, điều trị nhẹ nhàng.
  • Sử dụng trang thiết bị hiện đại, dụng cụ và thuốc tốt nhất, đảm bảo vệ sinh vô trùng.
  • Giá cả hợp lý, hệ thống thanh toán bảo hiểm trực tiếp và nhiều phương thức thanh toán tiện lợi.

Khi có nhu cầu lấy cao răng, tẩy trắng răng, tìm hiểu về chế độ chăm sóc răng miệng hãy liên hệ Hotline: 19009204 để được đội ngũ bác sĩ Dr.Binh Tele_Clinic tư vấn và hướng dẫn.

Cao răng [hay còn gọi là vôi răng] đây là lớp bám cứng đầu tồn tại giữa các kẽ răng và chân nướu. Lấy cao răng là biện pháp làm sạch răng thông thường với quy trình thực hiện đơn giản và nhanh chóng. Tuy nhiên nhiều người vẫn băn khoăn lấy cao răng có tốt không? Lấy cao răng có ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng hay không? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn tổng quát về vấn đề lấy cao răng này như thế nào.

Nội Dung Chính

  • Lấy cao răng để làm gì?
    • 3 lý do khiến bạn nên lấy cao răng định kỳ
  • Lấy cao răng có ảnh hưởng tới sức khỏe không?
    • Thời gian lấy cao răng cụ thể cho từng trường hợp
  • Lấy cao răng như thế nào?
    • Quy trình lấy cao răng hiện đại hiện nay được tiến hành như thế nào?
      • Bước 1: Thăm khám tổng quát và tư vấn cho khách hàng
      • Bước 2: Lấy cao răng bằng máy siêu âm
      • Bước 3: Tiến hành đánh bóng răng và hoàn tất quy trình lấy cao răng
  •  Lấy cao răng xong kiêng gì?
    • Hạn chế thực phẩm quá nóng hoặc lạnh
    • Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường
    • Hạn chế những thực phẩm có tính axit mạnh
    • Không sử dụng các biện pháp tẩy trắng
  • Nha khoa lấy cao răng chất lượng

Lấy cao răng để làm gì?

Tình trạng cao răng lâu ngày có thể là nguyên nhân dẫn đến các bệnh như viêm lợi. Cùng những biểu hiện như chảy máu chân răng, miệng có mùi hôi. Hơn nữa, cao răng cũng có thể gây ra các bệnh như viêm nha chu dẫn đến tiêu xương làm răng bị đau, ê buốt khi ăn uống, nặng hơn là răng có thể bị lung lay và gây rụng răng.

Cao răng là gì? Tại sao nên lấy cao răng định kỳ? [Ảnh: Internet]

Vi khuẩn trong mảng cao răng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh ở khu vực niêm mạc miệng.

Viêm lợi trùm và tụt lợi là hai dạng bệnh lý thường gặp có nguyên nhân từ cao răng. Vậy Viêm lợi trùm là thế nào? Tụt lợi là bệnh như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong hai bài viết: “Viêm lợi trùm là gì? Phương pháp nào giúp giải quyết triệt để viêm lợi trùm?”. Và “Tụt lợi chân răng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị”

3 lý do khiến bạn nên lấy cao răng định kỳ

Trước khi đi sâu làm rõ lấy cao răng có tốt không thì tìm hiểu những lý do cần phải lấy cao răng:

  • Thứ nhất, những độc tố của vi khuẩn trong các mảng cao răng sẽ gây ra viêm. Từ phản ứng viêm gây ra hiện tượng tiêu xương ở răng. Và có thể làm cho lợi mất đi chỗ bám dẫn đến răng càng ngày càng dài, để lộ ra vùng xương răng không được bao quanh để làm chức năng bảo vệ răng. Bệnh nhân cũng sẽ xuất hiện cảm giác ê buốt khó chịu ở răng.
  • Thứ hai, chiều dài ở chân răng là không thay đổi cho nên khi xương càng tiêu nhiều thì độ dài chân răng nằm trong xương càng ngắn sẽ dẫn đến răng bị lung lay. Từ đó, quá trình tiêu xương sẽ diễn ra nhanh chóng hơn.
  • Thứ ba, tiêu xương sinh lý là hiện tượng không thể tránh khỏi. Và việc làm cho xương không tiêu là vấn đề không thể. Do đó việc lấy cao răng sẽ giúp duy trì xương ở mức độ ổn định là vô cùng quan trọng.

Cao răng mang tới cho sức khỏe răng miệng những hệ lụy, vì vậy việc lấy cao răng định kỳ là điều không thể xem thường [Ảnh: Internet]

Với những ảnh hưởng xấu đến răng miệng mà cao răng cần được lấy sạch. Tốt nhất, bạn nên kiểm tra các mảng bám răng định kỳ khoảng từ 3-6 tháng/ lần.Chúng ta không nên đợi có nhiều cao răng mới đi lấy. Vì khi cao răng hình thành thì sẽ gây ra tổn thương và để lại hậu quả khôn lường.

Lấy cao răng có ảnh hưởng tới sức khỏe không?

Lấy vôi răng là phương pháp loại bỏ những mảng bám, cặn vụn bị vôi hóa bởi vi khuẩn. Đây là kỹ thuật được nhiều người tin tưởng sử dụng bởi cạo vôi răng ít gây ê buốt. Hơn nữa quy trình lấy cao răng nhanh chóng, chi phí lại phải chăng. Vậy việc lấy cao răng có tốt không và có ảnh hưởng gì đến răng hay không?

Lấy cao răng có ảnh hưởng tới sức khỏe hay không? [Ảnh: Internet]

Thủ thuật cạo cao răng là quá trình sử dụng các dụng cụ nha khoa chuyên dụng để làm sạch các mảng bám cứng ở răng. Quá trình này giúp ngăn chặn tình trạng hình thành vôi răng và các bệnh lý nha khoa nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn nên tránh việc quá lạm dụng lấy cao răng.

Bởi vì lấy cao răng thường xuyên hoặc không đúng kỹ thuật có thể dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng cũng như một số tổn thương khác. Vì vậy để giúp răng khỏe mạnh thì bạn chỉ nên lấy cao răng theo định kỳ hoặc theo chỉ định của bác sĩ nha khoa.

Thời gian lấy cao răng cụ thể cho từng trường hợp

Trong trường hợp bình thường, bạn nên thực hiện lấy cao răng 6 tháng/ lần [Ảnh: Internet]

  • Bạn nên lấy cao răng khoảng 6 tháng/lần đối với các trường hợp vệ sinh răng miệng tốt và cao răng ít.
  • Bạn nên lấy cao răng 3-4 tháng/lần nếu thường xuyên hút thuốc lá, uống cà phê, bia rượu. Và những người vệ sinh răng miệng kém, có men răng sần sùi dễ tích tụ mảng bám cũng nên lấy cao răng theo thời gian này.
  • Riêng trường hợp các bé dưới 10 tuổi thì khi lấy cao răng cần phải hỏi ý kiến bác sĩ. Quá trình lấy cao răng cũng được thực hiện nhẹ nhàng để không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cho các bé.

Có thể nói lấy cao răng có tốt không? Câu trả lời là tốt và thường không đau. Việc này cũng không gây ảnh hưởng tới các mô mềm hay tổn thương men răng. Nhưng tình trạng tổn thương răng nướu vẫn có thể xảy ra nếu thao tác của bác sĩ tác động trực tiếp tới các khu vực như má trong hay lưỡi… Và để hạn chế tình trạng ê buốt sau khi lấy vôi răng thì bạn nên lựa chọn cơ sở chuyên môn uy tín cùng trang thiết bị hiện đại.

Lấy cao răng như thế nào?

Cao răng là những cặn cứng của muối vô cơ và cặn mềm là những mảnh vụ thức ăn cùng chất khoáng trong miệng. Do đó mà việc lấy cao răng là làm sạch răng và loại bỏ những mảng bám cao răng cứng trên răng. Việc thực hiện lấy cao răng có thể thực hiện bằng cách sử dụng dụng cụ nha khoa chuyên dụng để phá vỡ các mảng bám cao răng. Từ đó giúp răng được làm sạch hơn.

Lấy cao răng định kỳ sẽ giúp duy trì sức khỏe răng miệng [Ảnh: Internet]

Quá trình lấy cao răng có tốt không? Quy trình này sẽ đem lại những tác dụng cụ thể sau:

  • Giúp ngăn chặn và điều trị các bệnh lý liên quan đến răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu và hở chân răng.
  • Đánh bay tình trạng hôi miệng và giúp hơi thở trở nên thơm mát.
  • Các mảng bám và vôi răng sẽ được loại bỏ hoàn toàn. Bạn sẽ ngăn ngừa những nguy cơ răng bị lung lay và tiêu xương hàm. Răng trở nên chắc khỏe hơn.

Quy trình lấy cao răng hiện đại hiện nay được tiến hành như thế nào?

Với công nghệ hiện đại ngày nay thì lấy cao răng được thực hiện bằng sóng siêu âm. Và phương pháp này mang đến những ưu điểm vượt trội. Quy trình cạo vôi răng được thực hiện theo 3 bước sau:

Bước 1: Thăm khám tổng quát và tư vấn cho khách hàng

Nha sĩ sẽ tiến hành thăm khám trước khi thực hiện lấy cao răng [Ảnh: Internet]

Việc thăm khám sẽ giúp bác sĩ xác định được mức độ và tình trạng cao răng như thế nào? Bác sĩ sẽ tiến hành tư vấn phương pháp lấy cao răng được thực hiện ra sao. Nếu như bạn có bất cứ bệnh lý liên quan đến răng miệng nào thì bác sĩ sẽ tiến hành đưa ra phương pháp điều trị hợp lý.

Bước 2: Lấy cao răng bằng máy siêu âm

Thủ thuật lấy cao răng bằng máy siêu âm [Ảnh: Internet]

Bác sĩ sẽ di chuyển đầu máy siêu âm nhẹ nhàng xung quanh răng và phía dưới viền nướu. Máy sẽ tác động trực tiếp vào những mảng bám cao răng. Cao răng sẽ bong ra khỏi men răng và mô nướu mà không có bất cứ ảnh hưởng nào đến xung quanh răng.

Bước 3: Tiến hành đánh bóng răng và hoàn tất quy trình lấy cao răng

Tiến hành đánh bóng răng sau bước lấy cao răng [Ảnh: Internet]

Đây được xem là bước quan trọng nhất trong quá trình lấy cao răng. Bác sĩ sẽ sử dụng một loại bột khoáng chuyên dụng để làm bóng bề mặt răng. Quá trình đánh bóng giúp răng trở nên mịn hơn, nhẵn hơn. Từ đó giúp hiệu quả lấy cao răng lâu dài hơn. Và việc lấy cao răng có tốt không thì chắc chắn sẽ tốt hơn.

 Lấy cao răng xong kiêng gì?

Hiểu rõ lấy cao răng có tốt không thì tìm hiểu xem cần có kiêng gì khi mới lấy cao răng xong. Nhiều phương pháp làm đẹp răng thẩm mỹ hoặc điều trị bệnh lý trong nha khoa thì cần phải kiêng. Tuy nhiên đối với việc lấy cao răng không cần kiêng nhiều. Một số điều bạn cần lưu ý sau khi hoàn tất quá trình lấy cao răng như sau

Hạn chế thực phẩm quá nóng hoặc lạnh

Sau khi lấy cao răng không nên sử dụng ngay những thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh [Ảnh: Internet]

Đầu tiên bạn cần hạn chế ăn uống những thực phẩm quá nóng, quá lạnh hoặc quá cay. Ngay sau khi lấy cao răng xong bạn hãy hạn chế ăn những thực phẩm như kem, nước đa, mì cay… Bởi vì lúc này răng vừa được làm sạch một lớp cặn khá dày nên dễ bị kích ứng. Hơn nữa men răng chưa thể hồi phục ngay để bảo vệ răng khỏi những tác động một cách đột ngột. Nếu bạn ăn ngay những thực phẩm trên thì khiến răng trở nên nhạy cảm. Tồi tệ hơn có thể dễ bị sứt mẻ, gãy vỡ, tụt lợi hoặc thậm chí là làm chết tủy.

Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường

Không nên sử dụng thực phẩm nhiều đường ngay sau khi lấy cao răng [Ảnh: Internet]

Hạn chế sử dụng những thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột. Những thực phẩm đó có thể kể đến như bánh kẹo ngọt, nước uống có gas. Bạn cần hạn chế sử dụng sau khi lấy cao răng xong. Bởi vì khi ăn uống những thực phẩm này sẽ khiến cho vi khuẩn có điều kiện phát triển. Đồng thời còn gây ra các bệnh lý liên quan đến răng miệng khá nguy hiểm. Thêm vào đó cao răng cũng dễ bị tích tụ lại khi ăn những thực phẩm này quá nhiều. Việc sử dụng quá nhiều thực phẩm kể trên sẽ khiến cho việc lấy cao răng có tốt không trở nên không tốt thật sự.

Hạn chế những thực phẩm có tính axit mạnh

Hạn chế những thực phẩm có tính axit cao [Ảnh: Internet]

Kiêng việc ăn uống những thực phẩm có tính axit mạnh: những thực phẩm có thể kể đến như bưởi, cam, chanh, cà phê, rượu…. Đây là những thức ăn, đồ uống bạn nên kiêng sử dụng sau khi lấy cao răng. Lúc này ăng còn rất yếu và chất axit sẽ dễ dàng làm hỏng răng.

Không sử dụng các biện pháp tẩy trắng

Không nên tẩy trắng răng ngay sau khi lấy cao răng [Ảnh: Internet]

Không được sử dụng phương pháp tẩy trắng răng dù là tự nhiên hay sử dụng hóa chất. Việc tẩy trắng răng sau khi vừa mới lấy cao răng là hoàn toàn sai lầm. Men răng và các mô nướu lúc này còn khá yếu và chưa ổn định. Do đó bạn tuyệt đối không được tẩy trắng răng. Kỹ thuật này sẽ khiến có răng bị mài mòn, gây ê buốt và kích ứng răng và nướu.

Nha khoa lấy cao răng chất lượng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị nha khoa khác nhau mà bạn có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin. Tuy nhiên chắc hẳn bạn vẫn băn khoăn về chất lượng dịch vụ mà họ mang lại. Nhiều người vì lựa chọn những địa chỉ thiếu uy tín, thích giá rẻ mà gây ra những hậu quả xấu cho hàm răng của chính họ. Một trong những cách hiểu rõ lấy cao răng có tốt không là bạn cần tìm địa chỉ nha khoa uy tín. Nha Khoa Tân Định sẽ là địa chỉ đáng tin cậy dành cho bạn!

Nha Khoa Tân Định – địa chỉ nha khoa an toàn và chất lượng [Ảnh: Internet]

Với kinh nghiệm hoạt động và phát triển hơn 20 năm trong lĩnh vực chỉnh nha. Nha khoa Tân Định luôn là địa chỉ được hàng triệu khách hàng lui tới. Sự hỗ trợ nhiệt tình và tận tâm của đội ngũ y, bác sĩ tại đây sẽ khiến cho khách hàng hài lòng. Bạn sẽ được tư vấn, theo dõi sát sao suốt quá trình chỉnh nha. Nên bạn có thể yên tâm về tình trạng của mình.

Hy vọng qua bài viết lần này bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về việc lấy cao răng có tốt không? Đây là phương pháp đơn giản và cần thiết bạn cần áp dụng định kỳ. Hãy cùng đồng hành cùng Nha Khoa Tân Định trong các bài viết kỳ sau nhé!

Trang bị thêm cho bản thân những kiến thức chung về răng hàm mặt qua bài viết: “Người trưởng thành có bao nhiêu chiếc răng? Đại cương về răng người”

Cao vôi răng có tác hại gì?

Khi cao răng bám trên bề mặt răng sẽ gây mất thẩm mỹ, hôi miệng và cản trở việc vệ sinh răng miệng. Bên cạnh đó trên bề mặt cao răng luôn vi khuẩn. Vi khuẩn sẽ lên men đường trong thức ăn tạo acid thể làm hỏng men răng và gây sâu răng.

Lấy cao răng như thế nào là tốt?

Sử dụng máy cạo vôi răng bằng kim loại cầm tay [một thiết bị có đầu giống như móc câu], các nha sĩ của bạn sẽ cạo sạch cao răng. Nếu bạn có quá nhiều cao răng đã gây ra bệnh nướu răng, nha sĩ có thể đề nghị làm sạch sâu bao gồm cạo vôi răng và bào chân răng. Hình ảnh trước và sau khi lấy cao răng.

Cao vôi răng bằng gì?

Nếu như trước đây bác sĩ nha khoa thường sử dụng bộ dụng cụ lấy cao răng cầm tay hoặc máy thổi cát để loại bỏ vôi răng thì hiện nay dụng cụ cạo cao răng bằng sóng siêu âm [máy siêu âm] được ưa chuộng hơn.

Tại sao không nên lấy cao răng?

Tuy nhiên, bạn không nên lấy cao răng quá thường xuyên vì cao răng hình thành nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào quá trình vệ sinh răng miệng của mỗi người. Thao tác lấy cao răng khá đơn giản, nhưng mà nếu tác động quá mức thì có thể xâm lấn nướu, gây chảy máu, ê buốt răng trong khoảng thời gian định.

Chủ Đề