Cách xem các chỉ số của máy tính

Việc kiểm tra cấu hình máy tính là cần thiết khi bạn đang có nhu cấu "tậu" một em máy tính, hoặc chỉ đơn giản là bạn muốn nâng cấp cũng cần phải biết cấu hình máy để chọn mua linh kiện phù hợp. Vậy với bài viết này Saigon Computer sẽ hướng dẫn kiểm tra cấu hình máy tính bằng một số cách thông dụng.

Có 2 cách để kiểm tra cấu hình máy tính phổ biến đó là

Kiểm tra ngay trên Windows không cần phần mềm: Bạn sẽ kiểm tra được hầu hết các thông số cơ bản. Tuy nhiên, chi tiết từng phần cứng của máy tính bạn chưa thể tìm hiểu được hết. Sử dụng cách này khi cần kiểm tra sơ bộ, không cần tìm hiểu quá sâu.

Sử dụng công cụ giúp kiểm tra cấu hình máy: Bạn sẽ sử dụng một vài công cụ khá nhẹ giúp đọc được chi tiết các thông số cấu hình máy. Cách này hữu ích khi bạn am hiểu 1 chút về các thông số của máy tính như CPU loại gì, xung nhịp, RAM cắm mấy thanh, loại gì, Bus RAM,.. thông số ổ cứng, …

1. Kiểm tra cấu hình máy ngay trên Windows không cần phần mềm:

Xem thông tin máy tính với lệnh dxdiag

Tương tự như trên, lệnh dxdiag này rất “cổ xưa” nhưng vẫn hữu hiệu và cho nhiều thông tin chi tiết hơn cách 1. Để thực hiện, các bạn mở run [bấm phím cửa sổ + R], gõ dxdiag rồi Enter, để hiển thị công cụ Diagnostic Tool.

=>>> Tại đây, dxdiag sẽ hiển thị các thông tin tương tự như với Computer Properties, bên cạnh có còn có thông số về màn hình [trong phần Display], âm thanh – Sound và các thiết bị nhập liệu, hỗ trợ [trong phần Input, ở đây là chuột và bàn phím]:

=>>> Tab System cho biết các thông số cơ bản về Windows, CPU, RAM, DirectxTab Display cho ta biết các thông số của card màn hình [VGA]

2. Kiểm tra cấu hình máy tính bằng lệnh msinfo32

Đối với Windows 8.1/10, trên bàn phím bạn nhấn phím Windows + R, nhập vào msinfo32 để xem toàn bộ thông tin máy tính, không chỉ có cấu hình mà còn có cả các thông tin về phần cứng, phần mềm cùng các thành phần khác trên máy. Phương pháp này cho kết quả còn chi tiết hơn sử dụng khi sử dụng lệnh “dxdiag“.

Và đây bảng hiện thị cho các thông số:

Ngoài các thông số cơ bản rất dễ để hiểu, sẽ có những thông số chi tiết hơn đòi hỏi bạn phải có một số kiến thức về máy tính để có thể hiểu được.

3. Sử dụng Computer Properties để xem cấu hình máy tính

Với cách này rất đơn giản bạn chỉ việc nhấp chuột phải vào My computer -> Properties

Sau đó sẽ hiện thông tin của của máy tính như

• Rating: Điểm đánh giá của Windows qua việc kiểm tra cấu hình máy tính của bạn

• Processor: Mã chip và xung nhịp của vi xử lý được gắn trong máy tính của bạn

• Installer Memory [RAM]: Dung lượng RAM

• System Type: Hệ điều hành của bạn sử dụng 64bit hoặc 32bit

• Pen And Touch: Máy tính của bạn có hỗ trợ sử dụng bút, cảm ứng hay không.

2. Sử dụng phần mềm kiểm tra cấu hình máy tính

Bạn có thể sử dụng một số phần mềm để kiểm tra thông tin laptop, pc như như cpu-z, Speccy, Everest Ultimate Edition… ở bài viết này mình sẽ dùng phần mềm cpu-z vì đây được đánh giá là phần mềm có số người sử dụng nhiều nhất.

CPU-Z là một công cụ gọn nhẹ cung cấp thông tin máy tính đầy đủ và chi tiết giúp bạn dễ dàng xem cấu hình pc, xem cấu hình laptop dễ dàng. Bạn có thể tải về và cài đặt CPU-Z được cung cấp miễn phí theo link bên dưới
//taimienphi.vn/download-cpu-z-32bit-2035

Sau khi cài đặt công cụ xem cấu hình pc , laptop CPU-Z bạn khởi chạy ứng dụng. Mỗi thẻ trên ứng dụng đều cho bạn thông tin chi tiết về phấn cứng máy tính của bạn như sau :

CPU, Caches: Cung cấp thông tin về xung nhịp, bộ nhớ đệm của vi xử lý trên máy của bạn

Mainboard: Thông tin về bo mạch chủ

Memory, SPD: Dung lượng bộ nhớ trên máy của bạn và tốc độ xử lý

Graphics: Thông tin về card màn hình máy tính

Bench: Đo, kiểm tra cấu hình máy tính của bạn xem đạt được ngưỡng sức mạnh đến đâu. Nếu bạn chỉ có nhu cầu xem cấu hình máy tính thì không nên sử dụng tính năng này vì nó có thể gây hại đến máy tính.


Bình chọn của bạn

0/10

Đánh giá 9.7 từ 9 thành viên

Kiểm tra cấu hình laptop, máy tính là việc làm cần thiết khi bạn muốn biết các phần cứng trong máy có đúng như thông tin dán bên ngoài không, hoặc dùng khi cần mua các thiết bị phù hợp với phần cứng đã có để nâng cấp máy hoặc khi đi mua Laptop cũ cần phải kiểm tra thông số chính xác. Bài viết dưới đây, Giatin.com.vn xin hướng dẫn các bạn 4 cách kiểm tra cấu hình máy tính, laptop đơn giản. Hãy cùng theo dõi nhé!

Hướng dẫn cách kiểm tra cấu hình máy tính, laptop đơn giản

Cách 1. Kiểm tra cấu hình máy tính, laptop bằng Computer Properties

Đây là thao tác đơn giản nhất, được sử dụng rộng rãi trên các phiên bản Windows từ XP, Vista, 7… tới Windows 10.

  • Đối với Windows 8 trở lên, bạn nhấp chuột phải vào biểu tượng This PC -> Properties:
  • Đối với Windows 7 trở về trước, vào Start -> chuột phải vào My Computer hoặc nhấn chuột phải vào biểu tượng My Computer ngay trên desktop rồi chọn Properties:

Tại đây, các bạn sẽ biết được thông tin về hệ điều hành, thông số CPU, RAM, tình trạng kích hoạt của Windows, tên người dùng, tên máy tính và một số thiết lập hệ thống khác bên phía tay trái.

Cách 2. Xem cấu hình máy tính, laptop với lệnh dxdiag

Tương tự như trên, lệnh dxdiag này rất “cổ xưa” nhưng vẫn hữu hiệu và cho nhiều thông tin chi tiết hơn cách 1. Để thực hiện, các bạn mở run [bấm phím cửa sổ + R], gõ “dxdiag” rồi Enter, để hiển thị công cụ Diagnostic Tool.

dxdiag sẽ hiển thị các thông tin tương tự như với Computer Properties, bên cạnh có còn có thông số về màn hình [trong phần Display], âm thanh – Sound và các thiết bị nhập liệu, hỗ trợ [trong phần Input, ở đây là chuột và bàn phím]:

Tab System cho biết các thông số cơ bản về Windows, CPU, RAM, Directx Tab Display cho ta biết các thông số của card màn hình [VGA]

>>> Tìm hiểu ngay: Những lưu ý khi nâng cấp CPU và RAM

Đối với Windows 8.1/10, trên bàn phím bạn nhấn phím Windows + R, nhập vào “msinfo32” để xem toàn bộ thông tin máy tính, không chỉ có cấu hình mà còn có cả các thông tin về phần cứng, phần mềm cùng các thành phần khác trên máy. Phương pháp này cho kết quả còn chi tiết hơn sử dụng khi sử dụng lệnh “dxdiag“.

Và đây bảng hiện thị cho các thông số:

Ngoài các thông số cơ bản rất dễ hiểu, sẽ có những thông số chi tiết hơn đòi hỏi bạn phải có một số kiến thức về máy tính, laptop để có thể hiểu được.

>>> Xem ngay: Địa chỉ nâng cấp bộ nhớ RAM Laptop Đà Nẵng

Cách 4. Kiểm tra cấu hình máy tính, laptop bằng phần mềm CPU-Z

Chúng ta có thể cài đặt phần mềm CPU-Z trên máy tính để kiểm tra thông số, thông tin phần cứng. Chương trình sẽ cung cấp cho người dùng những thông tin cần thiết về toàn bộ cấu hình của máy.

Sau khi cài đặt chương trình CPU-Z, bạn sẽ thấy giao diện của CPU-Z xuất hiện với các thông số của máy tính gồm: CPU, Caches, Mainboard, SPD, Graphics, Bench và About. Mỗi một tab sẽ cho chúng ta biết những thông tin chi tiết về cấu hình của máy.

>>> Tham khảo ngay: Cách xem cấu hình máy tính, laptop Win 10 bằng phần mềm CPU-Z

Chỉ cần áp dụng 1 trong 4 cách xem cấu hình máy tính, laptop trên các bạn đã có thể biết hết tất cả phần cứng bên trong chiếc máy mình đang dùng. Đơn giản và nhanh chóng đúng không nào!

Chúc các bạn thực hiện thành công nhé!

Video liên quan

Xem thông số laptop, máy tính là công việc thường ngày của những ai đam mê tìm hiểu về máy tính cũng như các game thủ khi họ luôn luôn muốn kiểm tra cấu hình máy tính của mình có thể chơi được game này, game kia hay không, tuy nhiên việc kiểm tra cấu hình máy tính chỉ dừng lại ở mức cơ bản như RAM, CPU hay VGA mà thôi. Các thông số còn lại không có nhiều ý nghĩa cũng như lợi ích lắm.

Tuy nhiên nếu tìm hiểu sâu khi xem thông số máy tính bạn sẽ hiểu hơn về các thiết bị, công nghệ áp dụng hay các thông số cần thiết của một bộ phận nào đó thông qua các phần mềm.


Cách xem thông số máy tính, laptop


1. Xem thông số máy tính, laptop không cần phần mềm

Bước 1: Đây là cách phổ biến với người sử dụng máy tính đó là truy cập công cụ dxdiag trên máy. Để làm được như vậy bạn chỉ cần nhấn tổ hợp phím Windows + R sau đó nhập dxdiag và nhấn OK để thực thi câu lệnh.

Bước 2: Tại đây ngay phần System xuất hiện các thông số cơ bản cho chúng ta biết thêm về cấu hình máy tính

- Current Date/Times: Thời gian hiện tại khi bạn truy cập dxdiag.
- Computer Name: Tên máy tính của bạn.
- Operating System: Hệ điều hành đang sử dụng.
- Language: Ngôn ngữ sử dụng, thông thường là tiếng Anh.
- System Manufacturer: Nhà sản xuất, hãng sản xuất.
- System Model: Mã hiệu, tên gọi của chiếc máy bạn đang sử dụng.
- BIOS: Thông số của BIOS
- Processor: Vi xử lý bao gồm mã, tên gọi cũng như tốc độ Ghz, số luồng hỗ trợ.
- Memory: Dung lượng RAM, bộ nhớ tạm thời để xử lý các phần mềm.
- Page file: Bộ nhớ ảo sử dụng ổ cứng của bạn. Nếu máy RAM cao có thể bỏ đi vì nó trở nên không cần thiết
- DirectX: Phiên bản directX đang sử dụng, hỗ trợ.

Bước 3: Tiếp tục sang phần Display, tại đây sẽ hiển vị VGA onboard trên máy tính, laptop của bạn nếu có.

- Name: Tên gọi mã của VGA tích hợp.
- Manufacturer: Nhà sản xuất, thông thường là Intell.
- Chip Type: Loại vi xử lý sử dụng cho VGA, thông thường là Intell HD.
- DAC Type: Thiết bị chuyển tín hiệu từ số sang analogue, dòng thông báo Internal tức là có tích hợp
- Device Type: Kiểu thiết bị, hỗ trợ toàn màn hình.
- Total Memory: Tổng dung lượng VGA tích hợp có
- Display Memory: Dung lượng đã sử dụng cho bộ nhớ hiển thị.
- Share Memory: Dung lượng còn lại của VGA tích hợp.
- Current Display Mode: Độ phân giải máy tính đang để hiện tại.

Bước 4: Phần tiếp theo là Render, đây chính là phần đồ họa rời được tích hợp trên laptop và chỉ có máy nào hỗ trợ VGA rời mới có phần này. Các thông số và tên gọi tương đồng như phần trên

Như vậy chúng ta vừa hoàn tất xem thông số laptop, máy tính cơ bản mà không sử dụng phần mềm rồi đó.


Hiện nay Windows 11 đã được ra mắt với nhiều tính năng mới, liệu cách kiểm tra cấu hình máy tính có giống với Windows 10 và các phiên bản thấp hơn, các bạn cùng tham khảo để tìm hiểu nhé.
Xem thêm: Cách kiểm tra cấu hình máy tính 2022


2. Xem thông số laptop, máy tính sử dụng CPU Z

CPU Z là phần mềm cho phép xem cấu hình máy tính một cách chi tiết nhất, giúp bạn hiểu rõ hơn về chi tiết các thiết bị có trên laptop, máy tính của bạn.

- Tải CPU Z về máy tính tại đây.

Bước 1: Sau khi tải CPU Z xong và cài đặt, hãy nhớ mở phần mềm này bằng quyền Admin [Run as administrator] nhé.

Bước 2: Sau khi chạy xong thì phần đầu tiên hiển thị lên chính là CPU, là vi xử lý đang hoạt động. Tất nhiên chúng ta sẽ không tìm hiểu hết các thông số và chỉ tập trung vào các thông số chính, các thông số cần biết thêm để phân biệt.

Phần Processor - vi xử lý

- Name: Tên chip xử lý đang sử dụng.
- Code Name: Mã chip sử dụng cũng là thông số cho biết đời chip hiện tại [ví dụ Boardwell U thuộc đời chip Boardwell dòng U tiết kiệm điện]
- Max TDP: Công suất tiêu thụ điện tối đa của chip.
- Package: Cho biết chip bạn sử dụng thuộc socket nào, loại nào.
- Technology: Công nghệ sử dụng, tiến trình bao nhiêu nhhư trong hình là 14nm.
- Core Voltage: Điện áp cung cấp cho chip

Phần Clocks - tốc độ chạy của mỗi nhân

Đây là xung nhịp của bộ vi xử lý được tính bằng số phép tính mà bộ vi xử lý tính được trong 1 giây. Vậy con số 2.494GHz cho ta biết 5200U có thể tính được 2,494 triệu phép tính trong 1 giây trên mỗi nhân, vì 5200U là bộ vi xử lý lõi kép với 2 nhân hoạt động độc lập.

Bước 3: Sang tiếp theo là phần Caches, là dung lượng của vùng nhớ đệm cấp 2 [L2-cache]. Đây là nơi lưu trữ các dữ liệu nằm chờ phần cứng xử lý. Mục đích của nó là để tăng tốc độ xử lý của chip. Chỉ số này càng cao sẽ giúp cho CPU xử lý nhanh và mượt mà hơn.

Bước 4: Đây là phần thông tin liên quan đến các thông tin của Mainboard, bo mạch chủ của máy tính, laptop bạn đang sử dụng. Không có nhiều thông tin cần chú ý trong này vì nó đã nói ở cả các phần trước, chỉ bao gồm thông tin hãng sản xuất và Model tên gì mà thôi.

Bước 5: Phần tiếp theo chính là Memory hay chính là bộ nhớ RAM của bạn.

- Type: Loại RAM đang sử dụng [DDR1, DDR2, DDR3, DDR4]
- Size: Tổng dung lượng RAM đang có trên máy tính, laptop
- Channel: Kiểu hoạt động của RAM, thông thường là chạy Dual - song song.
- NB Frequency: Độ xung của RAM khi hoạt động
- DRAM Frequency: Bus thực của RAM khi hoạt động.-
- FSB:DRAM: Tỉ lệ của RAM so với Chip, tỉ lệ càng cao thì hiệu xuất càng tốt.

Bước 6: Graphics hay chính là VGA của bạn, tại phần này sẽ hiển thị toàn bộ VGA mà máy tính, laptop đang sử dụng.

- Name: Tên Model bạn đang sử dụng cho máy tính, laptop. Có thể là Nvidia hoặc AMD.
- Broad Manuf: Tên công ty tích hợp công nghệ của Nvidia, AMD vào máy.
- Code Name: Mã của GPU.
- Technology: Tiến trình 28 nm, càng bé thì càng ít tốn điện hơn
- Core: Tốc độ xử lý của GPU.
- Memory: Tốc độ chạy bộ nhớ của GPU
- Size: Dung lượng RAM trên VGA.
- Type: Loại RAM đang sử dụng [DDR1, DDR2, DDR3, DDR4]

Tương tự với các thông số đó nếu như máy tính, laptop bạn không có VGA rời. Nhưng tất nhiên thông sô này khá hạn chế và không được xem đầy đủ dù là trên CPU Z.

Như vậy Taimienphi.vn vừa hoàn tất bài viết giúp bạn đọc xem thông số laptop, máy tính có thể hiểu rõ hơn các thông số, ngoài ra bạn cũng nên thường xuyên đọc thêm các tờ báo công nghệ hoặc theo dõi các bài viết từ Taimienphi.vn để biết nhiều hơn về công nghệ, dám chắc bạ sẽ thích thú với các con số khi xem thông số máy tính, laptop.

Tại đây Taimienphi.vn cũng đề xuất cho bạn đọc các phần mềm kiểm tra cấu hình máy tính để bạn có thể kiểm tra cũng như xem thông số máy tính, laptop theo nhiều tiêu chí khác nhau. Truy cập liên kết tại đây để xem các phần mềm kiểm tra cấu hình máy tính và tải về cho máy bạn nhé.

Cấu hình máy tính luôn là đề tài mà nhiều người quan tâm đặc biệt là game thủ. Nhưng ngoài xem thông số laptop, máy tính đơn giản thì các con số còn lại có ý nghĩa gì, bạn đã bao giờ tìm hiểu kĩ về nó khi xem thông số máy tính, laptop hay chưa?

Cách xem cấu hình máy tính bằng CPU Z Kiểm tra phần cứng máy tính với CPU Z, kiểm tra cpu bằng CPU Z CPU-Z hỗ trợ thêm vi xử lý Intel thế hệ thứ 9 Cách tải và cài đặt CPU Z trên PC Tại sao máy tính không có Rated FSB khi check bằng CPU-Z ? Phím tắt CPU Z trên máy tính

Video liên quan

Chủ Đề