Cách sấy điện thoại bị vào nước

Mặc dù máy sấy tóc là vật dụng rất phổ biến trong việc làm khô nước. Tuy nhiên với điện thoại ướt, không phân biệt bạn đặt máy sấy tóc ở chế độ nóng hay lạnh, tác dụng của máy sấy tóc sẽ chỉ là đẩy nước đi chứ không phải là lấy nó ra. Nước có thể đi sâu vào trong các thành phần điện khác của điện thoại dẫn đến ăn mòn và hư hại thêm. Đó là lý do chúng tôi mách bạn nên dùng máy hút bụi để làm việc này. Hãy nhớ: Không sử dụng bất kỳ loại máy thổi khí, máy nóng lạnh hay bất kỳ thứ gì có thể khiến đẩy nước vào sâu bên trong. Bạn nên đặt hướng màn hình lên phía trên. Trọng lực sẽ ngăn không cho nước đọng lại ở bên trong màn hình. Sau đó sử dụng các dụng cụ cần thiết để mở điện thoại, lấy một miếng vải mềm hoặc khăn giấy khô để hút nước bằng cách chấm nhẹ vào vùng đang bị ẩm ướt trong máy. Bạn đừng lau quá vội vì có thể làm nước “lây lan” ra những khu vực khác, khiến cho máy bị ảnh hưởng nhiều hơn. Độ ẩm làm ăn mòn các mạch bên trong điện thoại, vì vậy bạn hãy cố gắng để làm máy khô nhất có thể. Một mẹo nhỏ dành cho bạn, hãy dùng máy hút bụi để hút nước ra khỏi các khe hở cũng như từ các bảng mạch. Bạn có thể dùng máy hút bụi để thực hiện ngay khi máy bị dính nước. Nếu điện thoại của bạn sử dụng pin có thể tháo rời, khi điện thoại dính nước cần nhanh chóng mở nắp lưng và tháo pin ra khỏi máy. Nếu Smartphone của bạn là loại không thể tháo pin thì cần tắt nguồn máy ngay lập tức để tránh những tác hại có thể xảy ra.
Hãy nhớ rằng trong bất kỳ trường hợp nào bạn đều phải nhanh chóng tháo pin và tắt nguồn, nếu không máy rất dễ xảy ra ngắn mạch, dẫn đến hỏng máy.
Gạo là thứ gần như chắc chắn trong nhà bạn có rồi đúng không? Đây cũng là loại hạt có tính chất thấm nước khá tốt. bạn có thể vùi điện thoại và pin trong hộp gạo kín ít nhất 3 ngày, cất giữ trong gạo sẽ giúp tăng cơ hội “hồi sinh” cho điện thoại. hãy chú ý đến các góc màn hình, đến khi không còn hơi ẩm đọng lại ở các góc nữa. Ngoài ra, bạn cũng cần cẩn thận một chút để đảm bảo các hạt gạo không lọt vào bên trong nhé.
Không chỉ pin, bạn nên tháo hết các phụ kiện khác trên máy như thẻ SIM, khay SIM, thẻ nhớ và cả những vỏ bảo vệ, ốp lưng của máy nữa. Điều đó giúp có thêm khoảng trống cho không khí làm khô thiết bị. Hãy nhẹ nhàng lắc để nước ra khỏi các lỗ, các cổng kết nối. Sau khi bạn đã làm khô điện thoại, hãy lắp pin và các phụ kiện điện thoại khác vào và bật nguồn. Nếu điện thoại khởi động bình thường thì nó đã bình an vô sự. Nếu thấy không lên nguồn, hãy thử sạc trong một vài phút hoặc thay viên pin khác. Tất cả mọi biện pháp nếu không giúp chú dế “hồi sinh” thì có lẽ bạn nên sắm cho mình một chiếc điện thoại khác. Bị dính nước là một sự cố rất không tốt cho các thiết bị điện tử nói chung và điện thoại nói riêng. Những thiệt hại do nước thường khá nghiêm trọng và phức tạp. Điều quan trọng nhất là bạn cần cẩn thận hơn khi sử dụng, hoặc nếu không tốt nhất hãy sắm cho mình những chiếc smartphone có thể chống nước.

XEM THÊM VIDEO...

[embed]//www.youtube.com/watch?v=A1GpOjZ4_-s[/embed]  

Ngày nay, trên thị trường smartphone xuất hiện rất nhiều dòng điện thoại đời mới chống nước như Samsung, iPhone, Sony… Tuy nhiên, khả năng chống nước của các thiết bị đó đều có giới hạn. Sau đây hệ thống sửa laptop Đà Nẵng uy tín – Techcare hướng dẫn bạn xử lý khi điện thoại rơi xuống nước.

Quá trình điện thoại bị hỏng khi điện thoại bị rơi nước

Nước là kẻ thù của điện thoại, điện thoại rơi xuống nước sẽ bị phá hủy rất nhanh các linh kiện bên trong máy, đặc biệt là nước muối, nước có axit hay các loại nước nhiều tạp chất, bụi bẩn. Do đó khi sử dụng bạn hãy cẩn thận, nên tránh để điện thoại rơi xuống nước chạm nước ở bất cứ nơi đâu, kể cả nước mưa.

Trong quá trình sử dụng, nếu vô tình để điện thoại rơi xuống nước, bạn đừng nên quá lo lắng, hãy tham khảo một số mẹo chữa điện thoại rơi xuống nước để cấp cứu điện thoại của mình nhé.

Xem hướng dẫn chi tiết: iPhone rơi xuống nước có sửa được không?

Những điều tuyệt đối không nên làm khi điện thoại rớt nước

Điện thoại rơi xuống nước khiến rất nhiều người bị hoảng hốt, mất bình tĩnh mà vội vàng làm những điều không nên khiến tình trạng điện thoại càng nghiêm trọng hơn. Khi bị rớt điện thoại xuống nước, bạn cần tránh những điều sau:

Nhiều người cho rằng phương pháp nhanh nhất để làm khô điện thoại vô nước là sử dụng máy sấy tóc. Phương pháp này sẽ giúp làm bốc hơi tất cả hơi nước còn đọng lại trong máy. Tuy nhiên mặt trái, máy sẽ bị nhiệt độ quá nóng làm hư linh kiện bên trong.

Một phương pháp khác không tốt nhưng lại bị khá nhiều người áp dụng là để điện thoại trong ngăn đá, để nước trong máy kết đông. Đây không phải là một phương pháp hay, bởi vì ngay sau khi đá được rã đông, dế yếu của các bạn lại lâm vào tình trạng cũ, thậm trí còn trầm trọng hơn.

Trường hợp máy bị vô nước ít hơn, có người dùng khăn lau khô phần ngoài. Thậm chí thọc tăm bông vào cái chỗ hở như khe cắm sạc, tai nghe, mà không biết nguy cơ lớn các mảnh bông vụn bị thấm nước có thể kẹt lại trong điện thoại gây hư các bộ phận bên trong.

Nhiều người có suy nghĩ rằng khi sạc điện thoại cho dế yêu mới bị rớt nước thì sẽ khiến hơi nóng tích tụ dần dần bị bốc hơi. Phương pháp này cực kỳ nguy hiểm vì bạn đang cho dòng điện chạy qua mạch điện bị ướt, khả năng bị giật, cháy nổ sẽ cao hơn.

Xem thêm: Điện thoại rơi xuống nước không lên màn hình

Mẹo xử lý khi điện thoại rơi xuống nước?

Bước 1: Điều đầu tiên cần làm là lấy điện thoại khỏi nước càng nhanh càng tốt.

Bạn hãy nhanh chóng sơ cứu điện thoại rơi nước bằng cách lấy thiết bị ra khỏi nước càng nhanh càng tốt. Hướng chiều có các cổng kết nối xuống phía dưới để nước có thể thoát ra ngoài, tránh tình trạng để nước lưu đọng hay chảy ngược vào bên trong.

Bước 2: Tắt nguồn, Tháo pin [ nếu có thể]

Sau đó bạn hãy tắt nguồn điện thoại, tháo pin, sim, thẻ nhớ micro SD nếu có để đề phòng hiện tượng đoản mạch [chập mạch điện]. Với những điện thoại nguyên khối, hay chống nước bạn cần tắt nguồn ngay lập tức. Tuyệt đối không nên tháo sim, thẻ nhớ nhằm tránh nước lọt vào bên trong máy.

Sử dụng khăn vải mềm để lau khô điện thoại

Bước 3: Lau khô điện thoại

Bạn sử dụng khăn vải mềm, không cớ sợi bông, lau khô sạch toàn bộ bề mặt điện thoại. Chú ý, không sử dụng giấy mềm, giấy vệ sinh, máy sấy bởi vì có thể khiến nước bị đẩy sâu vào bên trong máy.

Bước 4: Hút ẩm cho điện thoại

Cách truyền thống, bạn nên cho điện thoại vào thùng gạo, cháo gói để hút ẩm. Bạn cũng có thể hút ẩm cho điện thoại của mình bằng cách sử dụng hộp hút ẩm, máy hút chân không, gói hút ẩm. Để điện thoại vào trong 1 ngày đến 2 ngày, tùy vào việc điện thoại bị ngâm dưới nước lâu hay nhanh. Sau đó để điện thoại ra ngoài môi trường khô ráo, độ ẩm không khí thấp trong vài giờ.

Bước 5: Khởi động lại máy để sử dụng

Sau khi đã thực hiện các bước trên, bạn hãy khởi động lại điện thoại. Nếu như điện thoại vẫn hoạt động bình thường, tốt nhất bạn nên sao lưu lại toàn bộ dữ liệu máy để lưu dữ, tránh mất dữ liệu do điện thoại bị hỏng bởi dính nước quá nặng.

Tuy nhiên các cách trên đây chỉ mang tính chất tạm thời, hay trong các trường hợp điện thoại bị vô nước nhẹ. Cách tốt nhất để cứu điện thoại của bạn là hãy mang ngay đến trung tâm bảo hành, sửa chữa điện thoại Techcare càng sớm càng tốt để nhân viên chúng tôi xử lý nhanh chóng trường hợp này cho các bạn. Tránh để nước ngấm lâu trong điện thoại gây hiện tượng ăn mòn, rỉ sét, gây hỏng nghiêm trọng.

Video liên quan

Chủ Đề