Cách nuôi vịt cỏ

10/10/2019 15:58

 

1. Chọn giống vịt trên cạn

Các giống vịt 

Các giống vịt nuôi phổ biến ở nước ta được chia làm 3 nhóm:

- Vịt chuyên thịt:
  • Giống vịt siêu thị phổ biến nhất là CV Super M. Vịt nuôi thương phẩm 56 ngày tuổi [theo hình thức nuôi nhốt] hoặc 70 ngày [theo hình thức nuôi kết hợp chăn thả] có thể đạt từ 3 - 3,4kg/con, tiêu tốn trung bình 2,6 - 2,8kg thức ăn/1kg tăng trưởng. Năng suất cao gấp 3 lần vịt Cỏ nếu thực hiện đúng cách chăm sóc vịt.

- Vịt chuyên trứng:  

  • Vịt Khaki Campbell tuổi đẻ từ 20 - 21 tuần tuổi, năng suất đạt 260 - 300 quả/năm/con vịt mái. Khối lượng trung bình của trứng từ 65 - 70gr/quả. 
  • Vịt CV 2000 tuổi đẻ từ 20 - 22 tuần tuổi, năng suất trứng đạt 260 - 300 quả/năm/con vịt mái. Khối lượng trung bình của trứng đạt 70 - 75gr/quả. 
  • Vịt Cỏ tuổi đẻ từ 20 - 21 tuần tuổi, năng suất trứng đạt từ 220 - 225 quả/năm/con vịt mái. Khối lượng trung bình của trứng đạt 60 - 65gr/quả. 

- Vịt kiêm dụng: 

  • Vịt Bầu: có giống vịt Bầu Quỳ, Bầu Bến. Vịt nuôi đẻ trứng có tuổi đẻ từ 22 - 23 tuần tuổi, năng suất từ 150 - 160 quả/năm/con vịt mái. Vịt nuôi lấy thịt thì sau 70 ngày đạt trọng lượng 1,5 - 1,8kg/con. 
  • Vịt Đốm: Vịt nuôi đẻ trứng có tuổi đẻ từ 22 - 23 tuần tuổi, năng suất từ 140 - 160 quả/năm/con vịt mái. Vịt nuôi lấy thịt thì sau 70 - 75 ngày đạt trọng lượng 1,6 - 1,9kg/con. 
Yêu cầu khi chọn giống 

 

  • Nếu có điều kiện, bà con nên nuôi đa dạng nhiều 2- 3 giống vịt khác nhau, cung cấp cả trứng thịt và con giống để mở rộng quy mô trang trại tốt nhất. 
  • Nên chọn con giống từ trang trại uy tín. 
  • Chọn vịt con khỏe mạnh, đi lại nhanh nhẹn, phản ứng nhạy bén với tiếng động. 
  • Vịt có những đặc điểm ngoại hình như chân bóng, mỏ khép kín, không bị dị tật, bụng thon gọn, lông khô, hậu môn không bị dính bết. 
  • Giống vịt nào sẽ có màu lông đặc trưng của giống đó. 

Khi nuôi vịt sinh sản, nên lựa chọn trống - mái theo tỷ lệ

  • Với vịt chuyên thịt: 1 : 4
  • Với vịt CV 2000 và vịt kiêm dụng: 1 : 5
  • Với vịt Khaki Campbell: 1 : 6

2. Giới thiệu các phương thức nuôi vịt trên cạn 

Vịt là giống thủy cầm nhưng khi nuôi trên cạn khô hoàn toàn, chúng vẫn cho năng suất vượt trội, khả năng tiêu tốn thức ăn ít, có thể giảm được chi phí từ 20 - 30gr thức ăn/quả trứng. Các phương thức nuôi trên cạn có thể áp dụng như: 

Phương thức nuôi vịt kết hợp trồng cây 

Nuôi vịt trên cạn kết hợp với vườn trồng cây phù hợp cho các nông hộ có diện tích đất rộng rãi. 

 

Chuẩn bị vườn rộng, trồng cây trong vườn với các cây có độ cao trên 1m tránh vịt làm hại. 

Thiết kế sân vườn có độ dốc vừa phải để dễ dọn dẹp vệ sinh, tránh ứ đọng nước vào mùa mưa. Tuy nhiên cũng không được dốc quá sẽ làm khó khăn cho vịt trong việc đi lại, giao phối. 

Bên ngoài khu sân nuôi xây tường gạch hoặc dùng lưới thép quây lại, phía dưới chân cần dậm chắc chắn để tránh động vật tấn công, tránh thất thoát, trộm cắp.

Phương thức nuôi vịt nhốt chuồng có sân chơi 

Khác với mô hình nuôi vịt trồng cây, ở trong sân chơi được lát bằng gạch đỏ hoặc xi măng thay vì trồng cây. 

Bên trong khu nuôi có thiết kế chuồng nuôi nhốt để nhốt vịt vào ban đêm, những khi thời tiết xấu.

 

Bố trí máng ăn, máng uống hợp lý. 

Yêu cầu diện tích sân chơi phải lớn hơn gấp 2 - 3 lần chuồng nuôi, 

Xung quanh quây bằng lưới thép chắc chắn để tránh trộm cắp, thất thoát, động vật gây hại. 

Phương thức nuôi vịt nhốt chuồng 

Phương thức nuôi vịt nhốt chuồng hoàn toàn phù hợp với các trang trại chăn nuôi công nghiệp hoặc không có quá nhiều diện tích để thiết kế sân vườn.

Với cách này, chuồng nuôi phải thiết kế chắc chắn, cao ráo, phân chia thành từng khu úm vịt, nuôi vịt hậu bị, vịt sinh sản, vịt hướng thịt. 

 

Trong chuồng thông thoáng, nên có quạt hút.

Có khu vực xử lý chất thải từ chuồng nuôi.

Bố trí máng ăn máng uống đầy đủ, hợp lý để thuận tiện cho vịt ăn uống, nhanh lớn. 

3. Chuồng trại nuôi vịt trên cạn 

Chuẩn bị chuồng trại, trang thiết bị 

Cách làm chuồng nuôi vịt trên cạn khá đơn giản. Có thể tận dụng các vật liệu tre, nứa, gỗ ,lá cọ… để làm chuồng nuôi vịt. Vịt nuôi nhốt chuồng, sử dụng gạch xây chắc chắn, kiên cố. Trong chuồng thiết kế thành khu nuôi úm vịt con. Lồng úm có thể làm bằng lồng thép hoặc đặt trên nền, dùng cót quây tròn xung quanh với độ cao từ 0,8 - 1m.  

Đối với nuôi vịt siêu trứng trên cạn cần chuẩn bị các ổ đẻ. Ổ đẻ có thể làm bằng gỗ, kích thước 35cm x 35cm x 35cm hoặc có thể đan sọt tre, quây bằng rơm, xếp cạnh nhau.


Nếu nuôi kết hợp chăn thả thì 1 diện tích chuồng : 2 diện tích sân chơi : 3 diện tích sân vườn trồng cây. 

Trong chuồng trại bố trí trang thiết bị đầy đủ: máng ăn, máng uống, chụp sưởi, quạt hút.

Chất độn chuồng 

Nuôi vịt trên cạn cần sử dụng chất độn chuồng. Chất độn chuồng có thể là rơm khô, dăm bào, vỏ trấu, mùn cưa… chất độn phải được phơi khô, khử trùng bằng thuốc formol 3 - 5%. Cho vào chuồng trước khi thả vịt. 

Nhiệt độ trong chuồng nuôi 

Đối với vịt con từ 1 - 3 ngày tuổi: duy trì nhiệt độ 30 - 32 độ C 

Vịt con từ 4 ngày tuổi trở đi, mỗi ngày giảm 10 độ C đến khi đạt tới 20 - 25 độ C. 

Trung bình cứ 1 chụp sưởi với bóng đèn công suất 200W dùng cho 75 con vịt con

Nuôi vịt nhốt chuồng từ 5 tuần tuổi trở đi, tiếp tục duy trì nhiệt độ 20 - 25 độ C sau đó sử dụng nhiệt độ tự nhiên 

Ẩm độ không khí thích hợp cho sự phát triển của đàn vịt 

Độ ẩm trong chuồng nuôi duy trì từ 60 - 70% là thích hợp nhất. Độ ẩm lên quá cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của vịt con, dễ lây lan mầm bệnh.

Vào ngày trời nắng nóng, thời tiết hanh khô nên giãn mật độ nuôi vịt con và đảo chất độn chuồng. 

Mật độ nuôi vịt trên cạn phù hợp 

Tuổi của vịt           Mật độ nuôi phù hợp [con/m2]         
1 - 10 ngày tuổi 16 - 20
11 - 20 ngày tuổi 13 - 15
21 - 30 ngày tuổi 10 - 12
31 - 40 ngày tuổi 8 - 9
                    41 - 50  ngày tuổi                     6 - 7 
51 - 60 ngày tuổi  5 - 7
Vịt hậu bị  4 - 5 
Vịt sinh sản 3 - 4 

4. Nước uống cho vịt 

Nước uống có vai trò đặc  biệt quan trọng khi nuôi vịt trên cạn. 

Nước phải sạch sẽ, an toàn, nhiệt độ không được dưới 10 độ C và cũng không được cao quá 60 độ C. Nhiệt độ tốt nhất là khoảng 25 độ C. 

 

Nhu cầu nước uống với vịt: 

Tuổi vịt         Nhu cầu nước uống [ml/con/ngày]        
1 - 7 ngày tuổi 120 ml/con/ngày
8 - 14 ngày tuổi 250 ml/con/ngày
15 - 28 ngày tuổi  350 ml/con/ngày
5 - 8 tuần tuổi 400 - 600 ml/con/ngày
Vịt từ 9 tuần tuổi 500 - 600 ml/con/ngày
               Vịt trong thời gian đẻ trứng               600 - 700 ml/con/ngày

5. Thức ăn và nuôi dưỡng vịt trên cạn 

Vịt con từ 1 - 28 ngày tuổi 

  • Đối với vịt siêu thịt, giai đoạn úm kéo dài từ 0 - 4 tuần tuổi 
  • Đối với vịt siêu trứng, giai đoạn úm kéo dài từ 0 - 3 tuần tuổi

Chế độ chiếu sáng cho vịt con 

Vịt con cần chế độ chiếu sáng phù hợp để tăng sức đề kháng, kích thích sự phát triển toàn diện. Cụ thể:

  • Từ 1- 10 ngày tuổi cần cường độ 3W/m2
  • Từ 11 - 28 ngày tuổi cần cường độ 1,5W/m2

 

Quan sát trạng thái của đàn vịt con: 

  • Nếu ăn uống đi lại bình thường dưới bóng đèn thì nhiệt độ phù hợp. 
  • Nếu chạy ra xa khỏi bóng điện thì nhiệt độ trong lồng úm đang quá nóng 
  • Nếu tụm lại dưới bóng điện thì nhiệt độ trong lồng úm đang quá lạnh 
  • Nếu tụm lại phía cuối lồng úm chứng tỏ đàn vịt con đang bị gió lùa
  • Nếu vịt bị bết dính thì do chất độn chuồng ẩm ướt. 

Máng ăn của vịt con giai đoạn đầu có thể dùng mẹt hoặc nia, tấm lót nilon, bao tải. Sau đó chuyển sang dùng máng ăn bằng tôn cho vịt con. 

Máng uống có thể làm bằng nhựa hoặc ống tre to. 

Vịt mới nở lông khô thì nên cho ăn uống sớm tránh tình trạng khô chân, cứng hàm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, tỷ lệ hao hụt cao. 

Vịt con từ 1 - 21 ngày tuổi: giai đoạn đầu dùng gạo nấu chín trộn thêm với một chút thức ăn giàu đạm, rải đều lên mẹt ăn. Sau 2 tuần, bà con có thể cho vịt con ăn thức ăn dạng viên tự ép bằng máy ép cám viên cho vịt để chúng ăn nhiều, tiết kiệm thức ăn. 

Đồng thời kiểm tra sức khỏe đàn vịt con, nếu phát hiện con bị ốm yếu, bệnh tật nên điều trị sớm, tách riêng ra khỏi đàn, 

 

Vịt từ 5 - 8 tuần tuổi 

  • Đối  với vịt siêu thịt nuôi làm giống, giai đoạn này từ 5 - 8 tuần tuổi 
  • Đối với vịt siêu trứng nuôi làm giống, giai đoạn này từ 4 - 8 tuần tuổi 
  • Đối với vịt nuôi thương phẩm lấy thịt, giai đoạn này từ 5 - 8 tuần tuổi 

Máng ăn, máng uống phải được bố trí trong chuồng nuôi. Nếu nuôi kết hợp trồng cây, nuôi thả vườn thì bố trí trong sân vườn.

Thức ăn của vịt con giai đoạn này bà con tiếp tục sử dụng các loại hạt ngũ cốc nghiền nhỏ bằng máy băm nghiền đa năng, đem phối trộn với nhau, bổ sung thêm các loại bột xương, bột sò, vitamin, chế phẩm sinh học… đem ép thành cám viên để cho vịt ăn. Thức ăn dạng viên cho vịt này vừa an toàn, sạch sẽ lại tiết kiệm chi phí, kích thích đàn vịt ăn nhiều hơn. 

 

Với vịt nuôi thương phẩm lấy thịt sẽ xuất bán ở 7 - 8  tuần tuổi. Do đó, trước khi xuất chuồng 2 tuần nên nuôi vỗ béo đảm bảo vịt tăng trưởng nhanh, tiêu tốn ít thức ăn. Tuy nhiên không vì thế mà bà con cho ăn cám tăng trọng, thức ăn giai đoạn này vẫn là cám viên tự ép nhưng sử dụng các nguyên liệu giàu tinh bột như hạt ngũ cốc, chế phẩm sinh học.

 

Với giống vịt nuôi sinh sản thì sau giai đoạn này chúng sẽ bước vào giai đoạn nuôi hậu bị. 

Lượng thức ăn:

  • Vịt siêu thịt CV super M: 140gr/con/ngày 
  • Vịt siêu trứng Khaki Campbell và vịt cỏ: 74gr/con/ngày. 
  • Vịt siêu trứng CV 2000 và vịt kiêm dụng: 90gr/con/ngày. 

Chú ý cung cấp đầy đủ nước, thay rửa máng ăn máng uống hàng ngày.

Kết thúc giai đoạn chăm sóc vịt trên cạn này, khối lượng của đàn vịt phải đạt được trung bình như sau:

 Giống vịt 

           Khối lượng cơ thể [kg/con]           

 Vịt chuyên thịt CV Super M

 Vịt cái 

 1,8 - 2 [kg/con]

 Vịt đực

 2 - 2,2 [kg/con]

 Vịt chuyên trứng CV 2000 và vịt kiêm dụng

 1,3 - 1,4 [kg/con]

 Vịt chuyên trứng Khaki Campbell

 1 - 1,2 [kg/con]

 Vịt cỏ

 0,9 - 1,1 [kg/con]

Chăm sóc và nuôi dưỡng vịt hậu bị 

Vịt hậu bị nuôi từ 9 tuần tuổi đến khi bắt đầu sinh sản:

  • Đối với giống vịt siêu thịt: 9 - 24 tuần tuổi 
  • Đối với giống vịt siêu trứng và vịt kiêm dụng: 9 - 19 tuần tuổi 

Giai đoạn này chuồng nuôi, khu vực sân chơi luôn phải khô ráo, thoáng mát, đặc biệt là giai đoạn vịt thay lông. Trong sân chơi bố trí bãi cát, bãi cỏ, vườn cây.

Không nên sử dụng quá nhiều thức ăn tập chung nhiều dinh dưỡng giống như khi nuôi vỗ béo. Nguồn thức ăn giai đoạn này chủ yếu là thóc  và môi tươi như tôm, cua, cá, ốc… cám viên tự ép. 

Sau giai đoạn nuôi hậu bị cần chọn lọc giống, lựa chọn những con tốt nhất để sinh sản. 

 

Chăm sóc vịt sinh sản 

2 tuần trước khi vịt đẻ thì tăng lượng thức ăn lên 10%. Khi đẻ quả  trứng đầu tiên thì tăng 15% thức ăn. Khi cả đàn đẻ được 5% trứng thì tăng dần thức ăn trong 7 ngày sau đó cho vịt ăn uống tự do vào ban ngày. 

Đảm bảo thức ăn không bị ô thiu, ẩm mốc, không chứa chất độc hại. 

6. Vệ sinh phòng bệnh 

 

Thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi và sân chơi sạch sẽ, không để nước đọng trong sân, đặc biệt là giai đoạn vịt giao phối. 

Đảm bảo chuồng và sân nuôi luôn khô ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông. 

Đối với mô hình nuôi nhốt chuồng hoàn toàn thì trước cửa phải có hố khử trùng, bên trong 1 chuồng nên nuôi 1 loại vịt, nên nuôi cùng lứa hoặc cách nhau không quá 7 ngày tuổi.

Vịt con mới mua về phải cách ly ít nhất 15 - 20 ngày để không làm lây lan bệnh sang các con khác. 

Tiến hành rắc vôi bột xung quanh chuồng nuôi, sau khi rắc thì để 2 - 3 ngày rồi quét dọn lại.

Dùng nước vôi để cọ rửa chuồng trại khi thay đàn hoặc dùng formol 1 - 3% để phun lên nền, tường.

Chất độn chuồng phải khô, được xử lý khử trùng. Tiến hành thay khi bị ẩm ướt. 

Thức ăn đảm bảo không có chứa độc, không bị ôi thiu ẩm mốc. 

Nếu phát hiện con bị bệnh thì cần chữa trị hoặc tiêu hủy ngay. 

Nên để trống chuồng từ 7 - 15 ngày trước khi nuôi đàn mới. 

7. Lịch tiêm phòng vacxin cho vịt 

Ngày tuổi Các loại thuốc tiêm và vacxin phòng bệnh 
1 - 3

 Vitamin B1, B - complex

 Thuốc kháng sinh Ampi - coli, Streptomicin

15 - 18  Tiến hành tiêm vacxin dịch tả vịt lần 1
28 - 46

 Dùng thuốc kháng sinh, Sulphamide và bổ sung thêm vitamin để phòng bệnh E Coli, tụ huyết trùng, phó thường hàn.

 Tiến hành tiêm vacxin tụ huyết trùng cho vịt con.

56 - 60  Tiến hành tiêm vacxin dịch tả vịt lần 2 
70 - 120  Dùng kháng sinh phòng bệnh, bổ sung vitamin 1 - 2 tháng/lần, liệu trình 3 - 5 ngày.
135 - 185

 Tiến hành tiêm vacxin dịch tả vịt lần 3

 Dùng kháng sinh phòng bệnh, bổ sung vitamin 1 - 2 tháng/lần, liệu trình 3 - 5 ngày.

Sau khi đẻ 5 - 6 tháng

 Tiến hành tiêm vacxin dịch tả vịt lần 4

 Dùng kháng sinh phòng bệnh, bổ sung vitamin 1 - 2 tháng/lần, liệu trình 3 - 5 ngày.

8. Mẹo để nuôi vịt trên cạn đạt năng suất trứng cao nhất 

Nuôi vịt chuyên trứng 

Vịt hướng thịt cho đẻ thì chỉ nên cho đẻ 2 năm, năm đầu tiên cho đẻ 40 tuần. Năm thứ 2 cho đẻ 30 tuần. 

Với vịt siêu trứng thì năm đầu tiên cho đẻ 52 tuần, năm thứ 2 cho đẻ 40 tuần. Chỉ nên cho vịt đẻ 2 năm vì từ năm thứ 3 sản lượng trứng sẽ giảm rõ rệt. 

Dập vịt đẻ bằng 2 cách:

  • Dập dợm: đây là cách hạn chế cho ăn. Cho vịt nhịn ăn nhịn uống 2 ngày. Sau 2 ngày thì cho ăn như giai đoạn nuôi hậu bị. Tuy nhiên cách này không triệt để, sau khi dập một số con vẫn đẻ. Đồng thời sản lượng trứng năm sau tăng không nhanh. 
  • Dập nhổ lông cánh và lông đuôi: Cho vịt nhịn uống 2 ngày , sau đó nhổ bỏ hết lông ống ở cánh và ở đuôi. Sau khi nhổ lông thì cho chúng ăn như giai đoạn nuôi hậu bị. Với cách này, vịt sau khi dập sẽ ngừng đẻ hoàn toàn, năng suất năm sau cao hơn năm trước. 

Nuôi vịt không theo mùa

Đối với cách nuôi vịt trên cạn, bà con không phụ thuộc vào nước đồng ruộng bên không cần nuôi theo mùa. Nên nuôi rải rác trong năm, nuôi  các đàn vịt ở độ tuổi khác nhau để đảm bảo cung cấp trứng, thịt quanh năm cho thị trường tiêu thụ. Đặc biệt, vịt trái vụ dễ bán hơn, giá cao. 

 

Kỹ thuật nuôi vịt trên cạn đã và đang được nhiều hộ dân áp dụng chăn nuôi, hàng năm thu về cả trăm triệu đồng góp phần cải thiện và nâng cao kinh tế gia đình. Chúc bà con sẽ sớm thành công với mô hình nuôi vịt trên cạn mới này. 

Video liên quan

Chủ Đề