Cách làm hết ù tai sau khi đi máy bay

Cách chữa ù tai sau khi đi máy bay khá đơn giản và cho hiệu quả nhanh tức thì. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến những mẹo khắc phục này. Để khắc phục hiệu quả, chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng này là gì, có những cách chữa ù tai sau khi đi máy bay nào, cách phòng chống nào?

Ù tai khi đi máy bay là hiện tượng gì?

Ù tai sau khi đi máy bay không phải là hiện tượng hiếm gặp. Thông thường khi ngồi trên máy bay, áp lực gây ra do sự chênh lệch áp suất giữa môi trường và tai giữa sẽ tác động lên màng nhĩ khiến ta cảm thấy tại bị ù hoặc đau tai. Hiện tượng này còn có tên gọi khác là đau tai khi đi máy bay, viêm tai khí áp xảy ra nhiều nhất vào thời điểm máy bay cất cánh hoặc hạ cánh.

Nguyên nhân ù tai khi đi máy bay

Khi đi máy bay có thể gây ra hiện tượng ù tai bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

Thay đổi áp suất đột ngột

Ống eustachian thông với miệng và mũi trong tai giữa có nhiệm vụ cân bằng áp suất không khí ở tai ngoài và tai giữa. Khi có sự chênh lệch áp suất, ống eustachian sẽ mở rộng giúp lượng không khí từ miệng, mũi đi vào tai giữa nhiều hơn, điều hòa lại áp suất. Tuy nhiên khi ta đi máy bay, do áp suất thay đổi đột ngột nên ống eustachian phản ứng không kịp. Ống này sẽ bị tắc và xẹp lại, áp suất giữa tai ngoài và tai giữa chênh lệch nhiều gây ra các rung động bất thường của màng nhĩ kèm theo cảm giác đau tức, ù tai. Một số biểu hiện khác có thể xảy đến cùng lúc như nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn.

Bạn cũng có thể gặp phải tình trạng tai bị ù khi ở trong phòng oxy cao áp, lặn có bình dưỡng khí hoặc ở gần nơi có vụ nổ xảy ra, hiếm gặp hơn là khi đi thang máy trong các tòa nhà cao tầng.

Nguyên nhân khác

Ngoài nguyên nhân thay đổi áp suất đột ngột, những yếu tố nguy cơ sau đây cũng làm tăng khả năng đối mặt với ù tai sau khi đi máy bay của bạn:

  • Kích thước vòi eustachian nhỏ
  • Viêm mũi dị ứng
  • Viêm xoang
  • Cảm lạnh
  • Viêm tai giữa
  • Mới phẫu thuật hay cắt amidan, mổ xoang chưa được 4 tuần
  • Người mắc bệnh tuyến giáp, bệnh tim, loạn nhịp, cao huyết áp có sử dụng thuốc chống ngạt mũi
  • Ngủ khi báy bay cất cánh/hạ cánh vì lúc này bạn không thể nuốt hoặc ngáp để giúp vòi eustachian làm nhiệm vụ cân bằng lại khí áp
  • Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao mắc phải tình trạng này
  • Sử dụng rượu, bia, cà phê khi lên máy bay, các loại thực phẩm này khiến mạch máu bị co thắt, tăng nguy cơ vỡ các mạch máu nhỏ.

Cách chữa ù tai sau khi đi máy bay

Nếu các triệu chứng của ù tai không tự hết sau khi chuyến bay kết thúc, bạn cần thực hiện các phương pháp chữa trị để hiện tượng này không trở nên tồi tệ hơn

Đa số trường hợp sau khi đi máy bay, ù tai sẽ tự hết. Việc điều trị là cần thiết nếu các triệu chứng đau, nghẹt ở trong tai, tai bị ù, giảm thính lực, chóng mặt,… vẫn xuất hiện kéo dài. Một số phương pháp sau đây sẽ giúp bạn đẩy lui cảm giác khó chịu này.

Sử dụng muối hột

Cách làm này rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng chảo rang một ít muối hột [2-3 thìa canh] cho đến khi khô lại. Sau đó, sử dụng một miếng vải sạch và mỏng bọc muối đã rang lại và chườm phía ngoài tai cho tới khi muối nguội. Áp dụng phương pháp này 2-3 lần/ngày sẽ giúp các triệu chứng ù tai của bạn giảm đi rõ rệt.

Phương pháp gõ trống tai

Khum hai lòng bàn tay lại và úp vào hai bên tai sao cho các đầu ngón tay bạn hướng ra sau, lòng bàn tay hướng vào trong. Tiếp theo, ấn liên tục vào tai 30 lần theo nhịp: 1 nhịp nặng và 1 nhịp nhẹ xen kẽ nhau. Sau khi kết thúc 30 nhịp, bạn tiếp tục lấy đầu ngón tay trỏ và ngón giữa gõ vào phía sau tai. Làm động tác này liên tục khoảng 30 lần. Thực hiện phương pháp này hàng ngày bạn sẽ thấy các cảm giác khó chịu do ù tai giảm đi nhanh chóng.

Sử dụng thuốc

Khi đến gặp bác sĩ, bạn có thể được chỉ định dùng thuốc uống hoặc xịt mũi có chứa decongestant, kèm theo là thuốc giảm đau acetaminophen hoặc các loại thuốc chống viêm naproxen sodium, ibuprofen để giảm cảm giác đau đớn, khó chịu.

Xem thêm Ù tai khi mang thai do đâu? Nguy hiểm không và phải làm sao?

Cách chống ù tai khi đi máy bay

Một số mẹo nhỏ sau đây sẽ giúp bạn tránh bị ù tai khi đi máy bay:

Đối với người lớn

  • Ngáp, liên tục nuốt nước bọt: Khi thực hiện cử động ngáp, nuốt ống Eustachian sẽ mở giúp không khí đi vào tai giữa, cân bằng lại áp suất hai bên màng nhĩ.
  • Trong khi máy bay cất/hạ cánh, hãy uống nước và uống thành nhiều ngụm nhỏ
  • Không nên ngủ trong khi máy bay cất/hạ cánh vì nếu ngủ, bạn không thể làm các động tác giúp mở ống eustachian để điều hòa áp suất, làm hiện tượng ù tai trở nên trầm trọng hơn.
  • Nhai kẹo cao su
  • Sử dụng nút bịt tay hoặc bông để nút cả hai bên tai
  • Ngửi tinh dầu thơm
  • Làm nghiệm pháp valsalva: Đầu tiên, bạn hãy dùng tay bịt chặt mũi, ngậm miệng và cố gắng thở từ từ khi miệng vẫn ngậm chặt để đẩy không khí ra sau mũi. Làm đến khi có tiếng lách tách bên trong tai nghĩa là bạn đã thực hiện thành công nghiệm pháp. Lặp đi lặp lại vài lần trong thời gian máy bay cất/hạ cánh để điều hòa lại áp suất giữa môi trường ngoài và phía trong tai.

Đối với trẻ em

Khi báy bay cất cánh và hạ cánh:

  • Bạn nên cho trẻ ngậm núm vú, bú bình hoặc uống nước
  • Có thể cho trẻ nhai kẹo cao su
  • Không để trẻ ngủ
  • Để trẻ thổi bóng bay

Ù tai sau khi đi máy bay là hiện tượng không nguy hiểm và thường gặp ở nhiều người. Áp dụng các phương pháp chống nêu trên sẽ giúp bạn không còn khó chịu vì hiện tượng này khi đi máy bay. Ù tai đa phần sẽ tự chấm dứt, nhưng nếu sau vài ngày vẫn còn làm phiền thì hãy đến ngay các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị. Việc chủ quan hoặc chần chừ sẽ làm tình trạng ù tai trở nên tồi tệ và dẫn đến các bệnh nguy hiểm khác như viêm tai giữa, xuất hiện dịch trong tai giữa, ù tai mạn tính, mất/giảm thính lực vĩnh viễn.

Cập nhật mới nhất vào ngày 12 Tháng Chín, 2020 bởi admin

Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội [Lớp P35 E3] năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.

Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.

Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23

Ù tai khi máy bay cất cánh - hạ cánh [còn gọi là ù tai khi đi máy bay, đau tai khi đi máy bay, tổn thương khí áp tai, viêm tai khí áp] là tình trạng màng nhĩ phải chịu áp lực khi áp suất ở tai giữa và ở môi trường không cân bằng nhau, hiện tượng này hay xảy ra nhất khi máy bay cất cánh hoặc khi máy bay hạ cánh.

Thông thường những hành động cá nhân đơn giản như ngáp, nuốt hoặc nhai kẹo cao su đã có thể cân bằng lại sự chênh lệch áp suất và cải thiện triệu chứng ù tai khi đi máy bay. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp ù tai nặng cần thăm khám bác sĩ.

Ù tai khi đi máy bay có thể xảy ra ở một hoặc hai bên tai. Các dấu hiệu và triệu chứng thường thấy bao gồm:

  • Khó chịu hoặc đau mức độ trung bình ở trong tai.
  • Cảm giác đầy hoặc nghẹt ở trong tai.
  • Ù tai, giảm thính lực từ mức độ nhẹ tới trung bình.

Nếu ù tai khi đi máy bay mức độ nặng, các triệu chứng có thể là:

  • Đau mức độ nặng.
  • Tăng áp suất tai.
  • Suy giảm thính lực từ trung bình đến nặng.
  • Có tiếng ồn trong tai.
  • Cảm giác chóng mặt.
  • Chảy máu tai.

Nếu tình trạng khó chịu, đầy tai hoặc ù tai kéo dài nhiều ngày, hoặc xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng nặng, hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa.

Ù tai khi đi máy bay xảy ra khi áp suất ở tai giữa và áp suất môi trường không cân bằng nhau, khiến màng nhĩ rung động không bình thường

Ù tai khi đi máy bay xảy ra khi áp suất ở tai giữa và áp suất môi trường không cân bằng nhau, khiến màng nhĩ rung động không bình thường.

Trong tai có một bộ phận là vòi eustache [có kết nối với tai giữa] có nhiệm vụ điều hòa và cân bằng áp suất. Nhưng khi máy bay cất và hạ cánh, áp suất không khí thay đổi quá nhanh, vòi eustache thường không phản ứng kịp, gây nên các triệu chứng ù tai khi đi máy bay. Hành động nuốt hoặc ngáp khiến vòi eustache mở rộng ra, cho phép không khí đi vào tai giữa nhiều hơn, cân bằng lại áp suất.

Tổn thương khí áp tai cũng có thể xảy ra khi:

  • Lặn có bình khí.
  • Phòng oxy cao áp.
  • Có vụ nổ xảy ra gần đó, chẳng hạn như trong khu vực chiến sự.

Một số trường hợp tổn thương khí áp tai tuy hiếm nhưng vẫn có thể gặp như khi đi thang máy ở tòa nhà cao tầng.

Bất kì tình trạng nào gây tắc nghẽn vòi eustache hoặc gây giới hạn hoạt động của vòi eustache có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện ù tai khi đi máy bay. Các yếu tố nguy cơ thường thấy bao gồm:

  • Vòi eustache nhỏ, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
  • Cảm lạnh.
  • Viêm xoang nhiễm khuẩn.
  • Sốt hoa cỏ [viêm mũi dị ứng].
  • Nhiễm khuẩn tai giữa [viêm tai giữa nhiễm khuẩn].
  • Ngủ trong lúc máy bay cất cánh hoặc hạ cánh [không thể ngáp hoặc nuốt để cân bằng lại áp suất].

Ù tai khi đi máy bay là hiện tượng bình thường, không nghiêm trọng, cá nhân có thể tự khắc phục tình trạng. Các biến chứng về lâu dài hiếm khi xảy ra, chỉ khi tình trạng nghiêm trọng, kéo dài hoặc có tổn thương thực thể tới cấu trúc của tai giữa hoặc tai trong.

Các biến chứng hiếm gặp có thể bao gồm:

  • Mất thính lực vĩnh viễn.
  • Ù tai mạn tính.

Ngáp và nuốt trong khi máy bay cất cánh và hạ cánh để tránh ù tai

Ù tai khi đi máy bay có thể phòng tránh được bằng một số hành động đơn giản:

  • Ngáp và nuốt trong khi máy bay cất cánh và hạ cánh: những hành động này tác động lên các cơ gây mở vòi eustache. Nếu cảm thấy khó nuốt, mút kẹo hoặc nhai kẹo cao su có thể giúp ích.
  • Sử dụng nghiệm pháp Valsalva trong lúc máy bay cất cánh và hạ cánh: ngậm miệng, lấy tay bịt chặt hai lỗ mũi và thở nhẹ từ từ dồn khí ra mũi. Lặp lại vài lần, đặc biệt là trong quá trình máy bay hạ cánh để cân bằng áp suất giữa hai tai và khoang máy bay.
  • Tránh ngủ trong quá trình máy bay cất cánh và hạ cánh: không nên ngủ trong lúc máy bay cất cánh và hạ cánh để có thể thực hiện các hành động giúp cân bằng lại áp suất khi bắt đầu cảm thấy các triệu chứng.
  • Cân nhắc lại kế hoạch di chuyển: nếu có thể, đừng đi máy bay khi đang bị cảm lạnh, bị viêm xoang nhiễm khuẩn, bị ngạt mũi, hoặc bị viêm tai nhiễm khuẩn. Nếu đã phẫu thuật tai gần đây, hãy tham vấn với bác sĩ thời điểm an toàn có thể đi máy bay.
  • Dùng thuốc xịt mũi không cần kê đơn: nếu bị ngạt mũi có thể sử dụng các loại thuốc xịt mũi không cần kê đơn trước khi cất cánh và hạ cánh từ 30 phút tới 1 giờ. Tránh sử dụng quá nhiều bởi nếu dùng 3 tới 4 ngày sẽ khiến tình trạng ngạt mũi tăng lên.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc uống chứa decongestant: sử dụng decongestant đường uống trước khi khởi hành từ 30 phút tới 1 giờ có thể giúp ích; tuy nhiên với những người bị bệnh tim, rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, đang mang thai hoặc với trẻ nhỏ thì không được uống.
  • Thử sử dụng nút tai: nút tai từ từ cân bằng lại áp suất lên màng nhĩ trong quá trình cất cánh và hạ cánh, tuy nhiên dù sử dụng nút tai nhưng vẫn phải thực hiện các động tác ngáp và nuốt để làm giảm áp suất.

Có thể sử dụng thuốc để giảm tình trạng ù tai khi đi máy bay

Bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa vào hỏi tình trạng và soi tai thực thể.

Với đa số mọi người, ù tai khi đi máy bay sẽ tự hết. Nếu các triệu chứng tồn tại dai dẳng, việc điều trị sẽ cần thiết để cân bằng lại áp suất và giảm nhẹ triệu chứng.

6. 1 Thuốc

Bác sĩ có thể chỉ định:

  • Thuốc xịt mũi chứa decongestant.
  • Thuốc uống chứa decongestant.

Để giảm nhẹ sự khó chịu, có thể sử dụng các thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen, naproxen sodium hoặc thuốc giảm đau như acetaminophen.

6.2 Liệu pháp tự chăm sóc

Song song với việc dùng thuốc, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân thực hiện nghiệm pháp Valsalva.

6.3 Phẫu thuật

Thường phẫu thuật là không cần thiết, và cực kì hiếm trường hợp cần đến sự trợ giúp từ phẫu thuật.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Bài viết tham khảo nguồn: mayoclinic.org

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề