Cách làm bánh tiêu đậu đỏ

Bánh tiêu là một món ăn vô cùng giản dị mà bạn có thể bắt gặp ở mọi góc phố, nẻo đường. Tuy nhiên,  để chiên được bánh tiêu căng phồng, vàng ươm và không bị rớt mè thì không phải dễ dàng. Cùng Bách hóa XANH tìm hiểu bí kíp chiên bánh tiêu chuẩn nhé.Bánh tiêu vốn là một món bánh ngọt vô cùng bình dân có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nguyên liệu làm bánh tiêu rất đơn giản, chỉ bao gồm bột mì, bột khai và mè (vừng), sau đó được chiên lên trong dầu sôi nóng.

Bánh tiêu ngon phải là bánh có màu vàng ươm đẹp mắt, vỏ bánh căng phồng, ruột rỗng và những hạt mè phải bám chặt vào vỏ bánh. Tuy là một món với vẻ ngoài khá đơn giản, nhưng cách để chiên bánh tiêu thành công lại không hề dễ.

Nếu chỉ một công đoạn không chính xác, bánh chiên lên sẽ bị xẹp hoặc đặc ruột hay mè không bám vào vỏ bánh. Vậy làm thế nào mới có được một chiếc bánh tiêu ngon xuất sắc? Cùng Bách hóa XANH tìm hiểu nhé.

1 Những nguyên nhân khiến bánh tiêu bị xẹp

Không cho bột hay men nở vào bánh

Cách làm bánh tiêu đậu đỏ
Không cho bột hay men nở vào bánh

Bột hoặc men nở là nguyên liệu không thể thiếu cho công thức bánh tiêu của bạn. Nếu không có bột hoặc men nở, bánh sẽ bị xẹp và ruột sẽ đặc. Vì thế, đừng quên cho bột nở hay men nở vào lúc làm bánh nhé. Như vậy thì bánh mới phồng và rỗng ruột được.

Lưu ý: Nên kiểm tra kĩ men nở và bột nở trước khi cho vào bánh. Men chết, quá hạn sử dụng hay kém chất lượng cũng là nguyên nhân khiến bánh tiêu không phồng

Không ủ bột

Cách làm bánh tiêu đậu đỏ

Nhào bột xong, bạn cần phải mang bột đi ủ tầm 1 tiếng. Nhiệt độ lý tưởng để ủ bột là từ 20 đến 37 độ C. Nếu trên 38 độ C men nở sẽ phản ứng chậm, còn trên 60 độ C men nở sẽ chết. Vì thế, đừng quên ủ bột cũng như các điều kiện ủ bột hợp lý để bánh tiêu phồng đẹp nhé.

Cán bột chưa kỹ

Cách làm bánh tiêu đậu đỏ

Đây cũng được xem là khâu quan trọng trong công thức làm bánh tiêu. Vì cách cán bánh sẽ quyết định độ nở xốp cho bánh tiêu. Cán quá dày sẽ làm bánh bị đặc ruột. Cán mỏng vừa phải thì chiếc bánh tiêu rỗng ruột và căng phồng sẽ "ra đời".

Chiên bánh sai cách

Cách làm bánh tiêu đậu đỏ

Kĩ thuật chiên bánh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra chiếc bánh tiêu đẹp. Lượng dầu ăn phải đảm bảo ngập hết mặt bánh. Khi chiên cần dùng đũa đè 2 mép bánh xuống dầu và trở bánh nhanh nếu đã vàng một mặt. Nhiệt độ dầu cũng không được quá nóng hoặc quá nguội. Như vậy thì bánh mới phồng lên và vàng ươm được.

2 Cách làm bánh tiêu ngon

Cách làm bánh tiêu đậu đỏ

Bánh tiêu nóng hổi mới ra lò vừa giòn dai, thơm nhẹ hương vani và có chút ngọt ngọt. Bánh căng phồng, ướm màu vàng đẹp mắt kèm theo chút bùi bùi của mè trắng ngon vô cùng. Chiều chiều ngồi cùng gia đình nhâm nhi bánh tiêu với tách trà quả là tuyệt vời ông mặt trời luôn đấy nhé.

Tham khảo thêm: Cách làm bánh tiêu ngon đơn giản tại nhà không cần bột nở

Hy vọng bí quyết chiên bánh tiêu không bị xẹp mà Bách hóa XANH gợi ý sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn cho ra đời những mẻ bánh tiêu ưng ý và ngon lành nhất. Cùng chia sẻ thành quả với tụi mình nha.

Mua bột mì tại Bách hoá XANH để làm bánh tiêu:

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Bởi

Bánh tiêu là món ăn vặt truyền thống, gắn liền với biết bao thế hệ chúng ta. Giữa nhịp sống Sài Gòn hối hả thì những tiếng rao “Ai bánh tiêu không?” ngày càng ít nghe thấy hơn nhưng mỗi lần vang lên như thể đưa chúng ta về những ký ức tuổi thơ với đầy ắp kỷ niệm. Hôm nay, CET sẽ mách bạn cách làm bánh tiêu đơn giản nhưng vẫn mang đến hương vị quen thuộc. Hãy cùng theo dõi nhé!

Chúng ta đều quen thuộc với vị ngọt nhẹ của những chiếc bánh tiêu giòn rụm. Nguồn: Internet

Mục lục

  • 1 Bạn Đã Biết Chiếc Bánh Tiêu Đầu Tiên Ra Đời Ở Đâu Không?
  • 2 Cách Làm Bánh Tiêu Thơm Ngon, Bổ Dưỡng Tại Nhà
    • 2.1 Nguyên liệu
    • 2.2 Hướng dẫn thực hiện
      • 2.2.1 Làm hỗn hợp bột
      • 2.2.2 Tạo hình bánh tiêu
      • 2.2.3 Chiên bánh vàng giòn
  • 3 Một Số Lưu Ý Khi Làm Và Bảo Quản Bánh Tiêu

Bạn Đã Biết Chiếc Bánh Tiêu Đầu Tiên Ra Đời Ở Đâu Không?

Bánh tiêu hay còn gọi bánh hồ tiêu, là một loại bánh mì nướng có nguồn gốc từ vùng đất Phúc Châu thuộc tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc và trở nên phổ biến ở nhiều nơi, đặc biệt ở Đài Loan. Theo nguyên bản, món bánh này được chế biến từ bột mì, đường, vừng (mè), men nở. Sau khi rán, bánh trở nên căng phồng, phảng phất hương thơm mùi bột mì và mùi vừng được phủ bên ngoài.

Khi được du nhập vào nước ta, chúng ta đã gọi tên món bánh này ngắn gọn là bánh tiêu và kết hợp thêm các loại nguyên liệu ăn kèm như bánh bò, xôi, sầu riêng, đậu xanh,… để tăng thêm hương vị đa dạng. Thành phần chủ yếu của bánh là tinh bột và cách chế biến chiên ngập trong dầu nên bánh tiêu chiên có lượng calo khá cao, khoảng 132 calo cho mỗi cái bánh. Vì vậy bạn không nên ăn quá nhiều và phải ăn bổ sung lượng chất xơ phù hợp để hạn chế tăng cân cũng như các nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường, huyết áp.

Nguyên liệu

  • Bột mì: 500g
  • Men nở: 7g
  • Vừng (mè) trắng: 150g
  • Đường trắng: 100g
  • Nước ấm (khoảng 30 độ C): 220ml
  • Tinh chất vani: ½ thìa cà phê
  • Muối: ¼ thìa cà phê
  • Dầu ăn

Hướng dẫn thực hiện

Làm hỗn hợp bột

Đầu tiên, bạn sẽ hòa tan tan ½ lượng đường đã chuẩn bị với 20ml nước ấm và 10ml nước lạnh, sau đó bạn cho men nở vào, khuấy đều đến khi men nổi lên như gạch cua thì để yên trong khoảng 10 phút.

Tiếp theo, bạn cho bột mì, muối cùng phần nước ấm còn lại vào âu rồi trộn nhẹ. Sau đó, bạn thêm hỗn hợp nước đường và men, dùng tay nhào đều để các nguyên liệu hòa quyện vào nhau tạo thành một khối đồng nhất. Lưu ý: Bạn nên cho nước vào từ từ để bột ngấm nước từ từ và vừa phải để tránh tình trạng bị nhão.

Các bước trong khâu chuẩn bị hỗn hợp bột bánh tiêu. Nguồn: Internet

Khi bột không còn vón cục và không dính tay là bột đã đạt yêu cầu. Bạn dùng khăn khô phủ lên hoặc màng bọc thực phẩm bọc kín âu bột để ủ bột khoảng 40-50 phút ở nơi kín gió.

Tạo hình bánh tiêu

Bột sau khi ủ sẽ nở lên gấp đôi so với lượng bột ban đầu, dùng ngón tay ấn vào giữa khối bột nếu bột lõm xuống, không đàn hồi thì bột ủ đã đạt. Bạn đặt khối bột lên trên một bề mặt sạch và dùng tay nhào bột thêm một lần nữa rồi chia bột thành nhiều phần nhỏ vo tròn. Để tạo hình, bạn cán bột thành các miếng tròn mỏng có đường kính khoảng 4cm và phủ một lớp mè (vừng). Tiếp tục làm như vậy đến khi hết phần bột đã chuẩn bị.

Chia bột thành từng phần nhỏ rồi cán mỏng và phủ mè bên ngoài. Nguồn: Internet

Chiên bánh vàng giòn

Đặt chảo lên bếp đổ dầu vào đun, đợi dầu thật nóng thì vặn nhỏ lửa vừa cho bánh vào chiên. Bạn dùng đũa ấn 2 mép bánh cho ngập dầu để bánh nở căng phồng, nhớ trở đều 2 mặt bánh thường xuyên để không bị cháy. Đến khi thấy 2 mặt bánh vàng đều thì bạn vớt ra để vào giấy thấm dầu. Bạn nên thưởng thức bánh ngay khi mới làm xong để cảm nhận được hết hương vị thơm ngon của món bánh dân dã này.

Khi chiên bánh, bạn cần chú ý đến nhiệt độ của dầu ăn. Nguồn: Internet

Thành phẩm bánh tiêu đạt yêu cầu là khi chín sẽ mềm xốp, nở to, có mùi thơm vô cùng đặc trưng của bột và vừng. Phần vỏ bánh giòn thơm hòa cùng vị ngọt nhẹ và mềm dai của ruột bánh. Ngoài ra, bạn có thể biến tấu thành bánh tiêu kẹp xôi, bánh bò, sầu riêng, đậu xanh,… để tạo sự mới lạ về hương vị cho món bánh quen thuộc.

Một Số Lưu Ý Khi Làm Và Bảo Quản Bánh Tiêu

Khi làm bánh tiêu, bạn có thể thay thế nguyên liệu đường bằng sữa đặc nhưng bánh có thể nhanh cháy nên bạn cần điều chỉnh lửa phù hợp.

Thời gian và nhiệt độ là hai yếu tố quan trọng mà bạn cần quan tâm. Bột khi ủ quá lâu sẽ bị chua, còn nếu ủ ở nhiệt độ quá cao thì khiến men chết và bánh sẽ không nở.

Bánh tiêu ngon nhất khi được thưởng thức ngay khi chiên vàng. Chính vì vậy, bạn nên làm đủ lượng bột cho cả gia đình, tránh làm quá nhiều vì để qua ngày bánh sẽ không còn ngon. Tuy nhiên, bạn cũng có thể bảo quản bánh cách hút chân không để giữ độ giòn.

Bánh tiêu dùng ngon nhất khi bánh còn nóng và giữ được độ giòn. Nguồn: Internet

Cách làm bánh tiêu trên đây rất dễ làm, nguyên liệu cũng đơn giản, có thể mua ở cửa hàng hoặc siêu thị. Cuối tuần này là cơ hội để các bạn trổ tài chiêu đãi cả những chiếc bánh tiêu thơm ngon. Chúc các bạn thành công!

Đăng Ký Để Được Tư Vấn Miễn Phí

Gọi cho chúng tôi khi cần tư vấn

Tác giả: Hoàng Thị Diệu Xuân

Cô từng giữ vị trí quan trọng như: Giám sát, Quản lý, Bếp trưởng Bếp Bánh tại các Nhà hàng - Khách sạn 4 – 5 sao trên cả nước. Hiện tại, cô là Giảng viên các khóa học bếp Bánh tại Trường trung cấp Kinh tế Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (College of Economics & Tourism – CET). Với tinh thần không ngừng học hỏi, liên tục tìm tòi, nghiên cứu, cô Hoàng Thị Diệu Xuân mong muốn chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm trong suốt quá trình làm nghề tới những người đam mê và theo đuổi nghề bánh

Theo dõi những bài viết của Hoàng Thị Diệu Xuân qua các kênh: