Cách học môn Đường lối hiệu quả

Nội dung các chương có sự khác nhau song đều tập trung thống nhất có ba phần chính, đó là: Bối cảnh lịch sử trong nước và quốc tế hay nói cách khác là cơ sở hoạch định đường lối cách mạng Việt Nam, gồm những thuận lợi và khó khăn cần giải quyết;

Nội dung của đường lối trong từng thời kỳ cách mạng: dân tộc dân chủ nhân dân, cách mạng xã hội chủ nghĩa và nhất là thời kỳ đổi mới đất nước; sau cùng là ý nghĩa lịch sử hay đánh giá tổng quát và bài học kinh nghiệm.

Với những nội dung như vậy, theo giảng viên Hồ Ngọc Vinh và giảng viên Võ Thị Hồng Hiếu [Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP HCM] , đòi hỏi phải có cách nhìn toàn diện, xuyên suốt toàn bộ chặng đường đã qua, rút ra những bài học lớn, có ý nghĩa sâu sắc.

Đồng thời, dự báo và xây dựng đường lối cách mạng trong giai đoạn sắp tới. Đây là những tri thức có được từ nội dung đường lối cho nên khi kết luận phải hết sức thận trọng, tránh sự nhầm lẫn sang khoa học Lịch sử Đảng thì mới làm rõ tính độc lập, sáng tạo của đường lối.

Qua quá trình nghiên cứu và thực tiễn kinh nghiệm giảng dạy, hai giảng viên Hồ Ngọc Vinh và Võ Thị Hồng Hiếu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn học này.

Tuyệt đối tránh: Dạy cho có, học cho qua

Điều đầu tiên hai giảng viên đề cập là cần quán triệt và thực hiện nghiêm túc quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị về việc giáo dục, học tập các môn lý luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng.

Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo cụ thể các trường triển khai thực hiện việc giảng dạy các môn lý luận chính trị trong giai đoạn hiện nay nhằm phục vụ cho sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.

Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng có nơi, có lúc xem nhẹ việc giảng dạy, học tập các môn lý luận chính trị nói chung và môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng.

Từ đó, dẫn đến quá trình tổ chức dạy và học môn học này theo kiểu “Dạy cho có, học cho qua”. Đây là những sai lầm về nhận thức dẫn đến những hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện, cần nhanh khắc phục.

Vai trò “thổi lửa” từ giảng viên

Điều cần lưu ý tiếp theo là, thông qua việc dạy học môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, đội ngũ thầy cô giáo cần phát huy vai trò “thổi lửa” giáo dục chính trị, định hướng tư tưởng đúng đắn cho sinh viên, tiếp nối truyền thống hào hùng của dân tộc và góp phần tạo dựng niềm tin cho thế hệ trẻ vào sự nghiệp đổi mới, vào mục tiêu, lý tưởng của Đảng.

Để thực hiện điều đó, cần lồng ghép, gắn kết những nội dung của chủ trương, đường lối với lòng yêu nước, ý thức quốc gia dân tộc, lòng tự hào về quê hương đất nướcvà sự kế thừa những truyền thống quý báu của dân tộc.

Từ đó, nâng cao ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước để góp phần đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước.

Phương pháp, hình thức dạy học: Đa dạng, phù hợp

Về phương pháp giảng dạy, học tập, để môn học này trở nên gần gũi, dễ tiếp nhận và có ý nghĩa thiết thực đối với sinh viên thì phương pháp và hình thức dạy - học phải đa dạng và phù hợp, tạo sự hứng thú cho người học.

Thuyết giảng để chuyển tải nội dung cơ bản: Phương pháp này không thực hiện theo kiểu truyền thống, truyền đạt một chiều từ người dạy đến người học mà cần thực hiện theo phương pháp tương tác, nêu vấn đề một cách có hệ thống, có trọng tâm, để người học chủ động suy nghĩ, tự tìm ra cách tiếp cận nội dung phù hợp nhất.

Trong phương pháp này cần chú trọng liên hệ chặt chẽ những vấn đề lý luận với thực tiễn, vận dụng những chủ trương, đường lối của Đảng để giải quyết những vấn đề thực tiễn đời sống đất nước đang diễn ra hết sức sinh động.

Bên cạnh đó, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa chuyển tải kiến thức cơ bản trong tổ chức giảng dạy với tổ chức thảo luận, xemina, sinh hoạt ngoại khóa, nhất là tham quan các di tích lịch sử, các cơ sở kinh tế - xã hội… để sinh viên không những nắm vững kiến thức, mà còn “tận mục sở thị” những vấn đề của thực tiễn đời sống.

Từ đó chủ động vận dụng kiến thức vào thực tiễn, giải quyết những vấn đề vướng mắc theo đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Ngoài ra, giảng viên cần phải chủ động cập nhật kiến thức, nhất là nắm bắt những nghị quyết mới của Đảng đề ra trong tình hình hiện nay của đất nước. Đồng thời, phải linh hoạt, sáng tạo, thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy để mang lại hiệu quả nhất.

Người học: Nỗ lực tự học

Giảng viên Hồ Ngọc Vinh và Võ Thị Hồng Hiếu đồng thời nhấn mạnh về phía người học, trước hết cần thấy được ý nghĩa của môn học đối với bản thân, từ đó hình thành thái độ học tập đúng đắn.

Trong quá trình học tập, sinh viên nên mạnh dạn trao đổi với giảng viên, chủ động nêu lên những vấn đề thắc mắc hoặc bản thân quan tâm, nhất là những vấn đề thực tiễn đời sống để hiểu rõ hơn quá trình lãnh đạo của Đảng đối với đất nước.

Bên cạnh việc học tập tại lớp, cần thiết phải có nỗ lực tự học, tự tiếp thu những tri thức hữu ích, từ việc quan sát thực tế, tham quan học tập hay từ nguồn thông tin qua phim ảnh, sách báo, tài liệu có chọn lọc nội dung phù hợp.

GIẢNG DẠY, HỌC TẬP MÔN HỌC ĐƯỜNG LỐICÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMBẰNG PHƯƠNG PHÁP BẢN ĐỒ TƯ DUY:KINH NGHIỆM THỰC TIỄNTẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNTrần Thị Thu Hoài1Nguyễn Thị Hoàn2Tóm tắt: Môn học Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam[ĐLCMCĐCSVN] là một môn học bắt buộc đối với sinh viên tại các trường đại học ởViệt Nam. Là môn học khó, lại không phải môn chuyên ngành trong nhiều trường đạihọc, thực tế này dẫn đến tình trạng học đối phó, học cho xong của đại đa số sinh viên.Tình trạng này nếu không được khắc phục về lâu dài sẽ tác động không tốt đến tâm lýcủa giảng viên giảng dạy, ảnh hưởng tới kết quả dạy và học. Do đó cần tăng tính hấpdẫn, tính thuyết phục trong học tập và giảng dạy. Giải pháp có nhiều, nhưng một trongnhững giải pháp khả thi, hiệu quả là giảng viên luôn phải tìm tòi những phương phápmới, thích hợp để áp dụng trong giảng dạy. Phương pháp bản đồ tư duy là một trongnhững giải pháp tham khảo có ý nghĩa với các giảng viên lý luận chính trị nói chung,giảng viên môn học ĐLCMCĐCSVN nói riêng. Đây là nội dung chính của bài viết màchúng tôi muốn chia sẻ cùng các bạn đồng nghiệp.Từ khóa: Bản đồ tư duy, Giảng dạy, Học tập, Phương pháp, Sinh viên1. Mở đầuThế giới đang xoay chuyển trước sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng 4.0. Nhân loạicó cơ hội tiếp xúc với nguồn kiến thức mênh mông, với “biển thông tin” tri thức. Việc xâydựng được một mối liên hệ giữa các kiến thức sẽ mang lại những lợi ích đáng quan tâm vềcác mặt: ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo… Vìvậy, cần có phương pháp giúp hệ thống lại những kiến thức đó. Một trong những công cụhết sức hữu hiệu để tạo nên các “liên kết” là Bản đồ Tư duy [BĐTD].Phương pháp BĐTD được phát triển trên thế giới vào cuối thập niên 60 [của thế kỉ 20]bởi Tony Buzan [sinh năm 1942 tại Luân Đôn] như là một cách để giúp học sinh "ghi lại bàigiảng" mà chỉ dùng các từ then chốt và các hình ảnh. Cách ghi chép này sẽ nhanh hơn, dễnhớ và dễ ôn tập hơn. Đến giữa thập niên 70 Peter Russell đã làm việc chung với Tony và họđã truyền bá kĩ xảo về giản đồ ý cho nhiều cơ quan quốc tế cũng như các học viện giáo dục.Đến nay ông là tác giả và đồng tác giả của 90 đầu sách phát hành ở 125 nước trên thế giới,trong đó có Việt Nam. Có nhiều cách định nghĩa BĐTD. Theo cha đẻ của phương pháp này,1. PGS.TS., Khoa Lý luận chính trị, Đại học Kinh tế quốc dân.2. TS., Khoa Lý luận chính trị, Đại học Kinh tế quốc dân.24TRẦN THỊ THU HOÀI - NGUYỄN THỊ HOÀNTony Buzan, trong cuốn sách “Lập bản đồ tư duy” khẳng định: “Bản đồ tư duy là công cụtổ chức nền tảng”, “là phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não của bạn rồiđưa thông tin ra ngoài bộ não. Nó là phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theođúng nghĩa của nó. “Sắp xếp” ý nghĩ của bạn” [1]Hơn 20 năm qua, nhiều nước trên thế giới đã áp dụng BĐTD trong giảng dạy, học tậpvà đạt hiệu quả cao. Ở Việt Nam việc sử dụng BĐTD trong giảng dạy đã có từ lâu nhưngchỉ dưới dạng sơ đồ hệ thống kiến thức đơn giản và chỉ áp dụng cho một số môn học và cấphọc phổ thông.2. Nội dungMôn học Đường lối CM của ĐCSVN không phải là môn chuyên ngành của số đôngsinh viên trong cả nước. Tâm lý của nhiều sinh viên là những môn không phải chuyên ngànhchỉ học đối phó cho xong. Môn học có khối lượng kiến thức nhiều, lại là một môn khoa họcxã hội nên việc áp dụng phương pháp giảng dạy, học tập tích cực làm cho việc học tập trởnên hiệu quả, nhẹ nhàng hơn và không quá áp lực với người học là một điều đáng được ghinhận.BĐTD có thể được dùng trong môn học Đường lối CM của ĐCSVN để hướng tớimục tiêu và yêu cầu sau:2.1. Mục tiêu sử dụng BĐTD trong dạy học môn Đường lối cách mạng của Đảngcộng sản Việt NamBĐTD được dùng trong môn học Đường lối CM của ĐCSVN hướng tới nhiều mụctiêu cụ thể khác nhau:Một là, giúp người học nắm bắt toàn bộ chương trình môn học ngay từ buổi họcđầu tiên bằng BĐTDViệc sinh viên có thể nắm bắt mộtcách dễ dàng và ghi nhớ toàn bộ nội dungchủ yếu của môn học ngay từ buổi họcđầu tiên giúp họ có thể chủ động trong quátrình học tập. BĐTD về toàn bộ chươngtrình môn học có thể giúp sinh viên thâutóm được những kiến thức chung về mônhọc một cách nhanh chóng.Với BĐTD trên, nhìn vào 3 nhánhHình 1. Bản đồ tư duy khái quát nội dunglớn và các nhánh nhỏ của bản đồ có thểmôn học ĐLCMCĐCSVN.thấy ngay toàn bộ nội dung môn họcĐLCMCĐCSVN.Từ BĐTD này, mỗi khi giảng viên giới thiệu đến bất kỳ chương nào của môn học,người học đều có thể hình dung vị trí của chương trong tổng thể chương trình môn học, gắnnó vào một vị trí nhất định nào đó trong chương trình chung. Thao tác này được lặp đi lặplại khi bắt đầu một chương học sẽ giúp người học khắc ghi kiến thức tổng thể về môn học.25GIẢNG DẠY, HỌC TẬP MÔN HỌC ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG...Hai là, hướng cho sinh viên cách ghi chép bài học bằng BĐTDKhi giới thiệu về phương pháp học tập môn học, giảng viên hướng dẫn cho sinh viêncách tải các phần mềm BĐTD có sẵn trên mạng internet về máy tính cá nhân hoặc dùng bútmàu và giấy A3 để vẽ bản đồ bằng tay, cách thức vẽ các nhánh lớn, nhánh nhỏ của bản đồ,cách rút ra từ khóa và các tiêu đề. Sau mỗi chương của môn học, thay vì vở ghi theo kiểutruyền thống, sinh viên sẽ có một BĐTD về nội dung của chương [kèm theo một tờ giấy ghichú các nội dung rất chi tiết của các nhánh con. Nếu như sinh viên thấy cần thiết phải ghi lạicác thông tin để nhớ mà không muốn bản đồ quá nhiều nhánh con].Đây là nội dung chủ yếu củachương 1 [Sự ra đời của Đảng cộngsản Việt Nam và cương lĩnh chínhtrị tháng 2/1930] được thể hiệnbằng BĐTDTrước khi nghiên cứu mộtchương mới hoặc một phần kiếnthức mới, giảng viên yêu cầu sinhviên chuẩn bị trước nội dung ở nhàbằng BĐTD [với những lớp học 3Hình 2. Bản đồ tư duy nội dung chương 1.tiết/buổi học] hoặc chuẩn bị ngaytại lớp [[với những lớp học 5 tiết/buổi học]. Thông thường ở những chương đầu tiên, BĐTD của hầu hết sinh viên sẽ đượcthể hiện dưới dạng: Ý tưởng trung tâm là tên chương. Các nhánh lớn sẽ tương ứng với cácmục la mã lớn của chương. Các nhánh nhỏ sẽ tương ứng với các tiểu mục. Các nhánh nhỏhơn nữa sẽ tương ứng với các nội dung của từng đoạn trong tiểu mục. Dù người học biết haykhông biết cách ghi theo từ khóa thì cách thức này sẽ cho chúng ta những BĐTD không cónhiều tác dụng trong việc hiểu và ghi nhớ bài học. Đây chính là một thực tế mà nhiều sinhviên thắc mắc rằng họ đã sử dụng BĐTD trong nhiều môn học nhưng không thấy hiệu quả.Khả năng hiểu và ghi nhớ vấn đề nghiên cứu không hề tăng lên?Sau khi người học đã chuẩn bị về vấn đề nghiên cứu dưới dạng BĐTD của người học,giảng viên sẽ giới thiệu bài học bằng BĐTD của giảng viên.Khi đem ra so sánh, đối chiếu một BĐTD được người học tạo ra theo cách như trêntrong quá trình chuẩn bị bài với BĐTD mà giảng viên dùng để giới thiệu nội dung bài họcsẽ thấy sự khác biệt. Tại sao cùng là những BĐTD về một vấn đề nhưng bản đồ do sinh viêntạo ra gắn liền với chương mục, tiểu mục tỏ ra kém hiệu quả hơn bản đồ của giảng viên?Vấn đề dường như rõ ràng, sáng tỏ khi nhìn bản đồ rất rành mạch, khúc triết của thầy. Sựso sánh ấy sẽ giúp người học dễ dàng rút ra kết luận: Vấn đề nằm ở tư duy chứ không phảinằm ở cái bản đồ. Bản đồ chỉ là cách để diễn đạt tư duy. BĐTD không thể thay thế được tưduy. Nhận thức này sẽ giúp người học ý thức rõ ràng về vai trò của người thầy và có ý thứcrèn luyện tư duy để có thể có những BĐTD thực sự hữu ích cho việc học tập, nghiên cứu.26TRẦN THỊ THU HOÀI - NGUYỄN THỊ HOÀNVí dụ: Đây là bài chuẩn bịcủa sinh viên về quan điểm côngnghiệp hóa:Nếu như diễn tả 5 quanđiểm CNH-HĐH của Đảng bằngBĐTD như trên sẽ chẳng giúp íchgì cho việc hiểu và ghi nhớ vấn đề.Người học vẫn ghi nhớ theo cáchhọc thuộc lòng. Nhưng nếu sau khigiảng cho sinh viên về logic và bảnchất nội dung quan điểm CNH- Hình 3. Bài chuẩn bị của sinh viên về quan điểm côngHĐH và thể hiện bằng BĐTD saunghiệp hóa của Đảng.đây thì người học có thể dễ dànghiểu và ghi nhớ vấn đề:Quan điểm CNH-HĐH vềbản chất trả lời 3 câu hỏi. Mỗi câuhỏi được thể hiện bằng một nhánhlớn của BĐTDCâu hỏi 1: Sử dụng cácnguồn lực nào cho sự tăng trưởngvà phát triển?Câu hỏi 2: Các nguồn lựcđược phân bổ thông qua cơ chếHình 4. Bài chuẩn bị của giảng viên về quan điểmquản lý nào?công nghiệp hóa của ĐảngCâu hỏi 3: Trong thể chếchính trị định hướng XHCN, giá trị quan trong được nhấn mạnh là gì? [hay sự chi phối củamôi trường chính trị tới đường lối CNH-HĐH]Các nhánh nhỏ bắt nguồn từ các nhánh lớn chính là câu trả lời cho 3 câu hỏi trênĐáp án câu hỏi 1: 3 nguồn lực đó là chất xám [kinh tế tri thức], nguồn lực con ngườivà khoa học công nghệĐáp án câu hỏi 2: Các nguồn lực đó được phân bổ thông qua cơ chế hỗn hợp đó làkinh tế thị trường định hướng XHCNĐáp án câu hỏi 3: Trong môi trường chính trị định hướng XHCN, giá trị cốt lõi đượcnhấn mạnh là kinh tế phát triển gắn liền với phát triển văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường.Nếu nội dung này sinh viên được hướng dẫn tổ chức thông tin và thể hiện thông tinlên BĐTD như vậy, họ sẽ nhanh chóng hiểu vấn đề và từ đó có thể dễ dàng ghi nhớ vấn đề.Ba là, hướng cho sinh viên cách làm việc theo nhóm bằng BĐTDĐể thực hiện điều này cần tiến hành:Chia lớp thành các nhóm nhỏ27GIẢNG DẠY, HỌC TẬP MÔN HỌC ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG...Giao cho mỗi nhóm một chủ đề nghiên cứu và sản phẩm hoàn thành sẽ là một BĐTDvề vấn đề nghiên cứuCác nhóm đọc giáo trình, tìm kiếm thông tin qua mạng internet bằng smartphone,thảo luận tranh luận. Quá trình đó cũng là quá trình vẽ bản đồ, thể hiện các thông tin tìmkiếm được trên bản đồ.Đại diện mỗi nhóm dựa vào BĐTD của từng nhóm sẽ thuyết trình trước lớp về vấnđề được giaoCả lớp thảo luận, đặt câu hỏi cho nhóm thuyết trình.Giảng viên kết luậnBĐTD là công cụ để các thành viên trong nhóm đưa ra ý tưởng và thảo luận, tranhluận về vấn đề. Mỗi người một ý tưởng. Nếu như với cách ghi chép thông thường thì các ýtưởng khác biệt có thể loại trừ nhau. Tuy nhiên với BĐTD, các ý tưởng đó đều sẽ dễ dàngđược thể hiện. Các ý kiến khác biệt được tôn trọng cùng được chấp nhận và đều có vị trí,thay vì loại trừ nhau, làm cho nội dung thảo luận trở nên phong phú và đa chiều. Như vậy,BĐTD vừa gắn kết các thành viên trong nhóm về mặt tư duy, vừa thay đổi cách nhìn nhậncủa người học về phương pháp luận: Chấp nhận các ý tưởng khác biệt với quan điểm vàcách nhìn nhận của mình. Đây là một điều không dễ dàng với tư duy và cách nhìn nhậntruyền thống của nhiều người Việt Nam đó là khẳng định cách nhìn nhận và quan điểm củamình bằng cách phủ nhận những cách nhìn khác với mình, mình cao lên bằng cách dìmngười khác thấp xuống. Góp phần thay đổi tư duy, phương pháp luận của người học mộtcách tích cực là thành công có ý nghĩa và đáng tự hào của bất cứ ai đứng trên bục giảng vớisứ mệnh trao truyền và khơi dậy niềm đam mê trí tuệ và tri thức.Ngoài những công việc chính trong quá trình học tập, nghiên cứu mà BĐTD có thểhỗ trợ chúng ta một cách đắc lực như đã phân tích ở trên, giảng viên còn có thể giúp ngườihọc làm dàn ý bài tập lớn bằng BĐTD, phát triển sâu vấn đề nghiên cứu bằng cách cập nhật,bổ sung đường lối của Đảng; hướng cho sinh viên cách triển khai những nội dung khó học,khó nhớ, hướng cho sinh viên cách phản biện đường lối bằng BĐTD …Đánh giá về bản đồ tư duy, tác giả Hoàng Đức Huy trong cuốn sách Bản đồ tư duyđổi mới dạy học cho rằng: “Sơ đồ tư duy là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tậpvì chúng giúp giảng viên và sinh viên trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sángtạo, học tập thông qua biểu đồ, tóm tắt thông tin của một bài học hay một vấn đề, hệ thốnglại kiến thức đã học, tăng cường khả năng ghi nhớ, đưa ra ý tưởng mới” [2]2.2. Những yêu cầu để sử dụng BĐTD có hiệu quả trong dạy học môn Đường lốicách mạng của Đảng cộng sản Việt NamBĐTD là một trong những sự lựa chọn tốt. Sử dụng phương pháp này, giảng viên sẽkhông rơi vào trạng thái cháy giáo án vì phương pháp mang tính chất hướng dẫn, gợi mởcho người học kết cấu logic và cách triển khai vấn đề nghiên cứu chứ không đi quá sâu vàoviệc phân tích những nội dung cụ thể. Người học khi sử dụng phương pháp này để ghi chépdưới sự hướng dẫn của giảng viên có thể tổng hợp được những kiến thức cơ bản của từng28TRẦN THỊ THU HOÀI - NGUYỄN THỊ HOÀNchương mục. Những nội dung được giảng trên lớp theo phương pháp này giúp người họccó thể nắm bắt, phân tích khá sâu nội dung chi tiết. Những nội dung giảng viên không trựctiếp giảng trên lớp người học cũng có thể lĩnh hội được cách thức để có thể tự học một cáchhiệu quả. Phương pháp BĐTD có thể giúp thầy cô thiết kế ra những bài tập nhỏ cho sinhviên làm và thảo luận tại lớp. Không khí của các buổi học trở nên sôi nổi hơn, hào hứng hơnvà có tính tương tác. Thầy cô đóng vai trò của người định hướng và cố vấn chứ không phảingười truyền thụ kiến thức một chiều theo cách nói thao thao bất tuyệt. Chất xám của thầycô sẽ được sử dụng có ý nghĩa hơn, hiệu quả hơn. Giảng viên không bị mệt vì phải nói quánhiều, người học không phải ghi chép quá nhiều. Kết thúc buổi học, dù là cuối buổi hay cuốingày, cả thầy và trò đều duy trì được phong độ, sự vui vẻ.Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là không nên thần thánh hóa phương pháp BĐTD. Để nângcao chất lượng dạy và học, cần phải chú trọng đến chất lượng, trình độ của đội ngũ giáo viênvà kỹ năng nghiệp vụ sư phạm. Xét đến cùng BĐTD cũng chỉ là một trong những phươngpháp, công cụ hỗ trợ cho công tác giảng dạy, học tập. BĐTD chỉ là một công cụ của tư duy,là một phương thức ghi chép hiệu quả chứ không phải là công cụ vạn năng. Việc áp dụngbản đồ tư duy trong công tác giảng dạy cần phải dựa trên điều kiện lịch sử cụ thể, tránh việcáp dụng một cách tràn lan. Trong điều kiện sinh viên hiện nay phần lớn các em đều có smartphone, nếu như hệ thống wifi mạnh, được cung cấp miễn phí cho cả thầy và trò trong giảngđường thì đây sẽ là điều kiện tốt cho học tập và giảng dạy môn học mà tính cập nhật rất cao,thường xuyên và liên tục. Quy mô lớp được sắp xếp vừa phải, hợp lý [khoảng 60 sinh viên/lớp] sẽ rất phù hợp cho việc phân nhóm để làm việc bằng sử dụng BĐTD.Cần nhấn mạnh rằng, để sử dụng tối ưu công cụ này, vai trò định hướng tư duy củangười thầy rất quan trọng. Điều này đỏi hỏi người thầy không chỉ cung cấp cho người họccách thức vẽ bản đồ mà quan trọng hơn, với mỗi chương, mỗi mục, người thầy phải giúpsinh viên định hướng kiến thức bao chứa trong đó. Những cách thức tiếp cận, nội dung cơbản, cốt lõi, bản chất vấn đề phải được thầy làm rõ. Nếu như người thầy chỉ trang bị chongười học cách vẽ bản đồ [bằng tay] hay cách tải phần mềm bản đồ tư duy trên mạng vềmà không định hướng cho họ về những kiến thức cơ bản của môn học, những nội dung chủyếu, logic của các phần nội dung… thì BĐTD sẽ không bao giờ phát huy được tác dụng.Với cái đầu của thầy, trò được gợi mở, hướng dẫn cách tư duy và trò sẽ sử dụng BĐTD đểghi chép những kiến thức đó lại. Mới đầu là ghi chép máy móc theo cách của thầy, dần dầnkhi đã thành thạo, trò sẽ có khả năng sáng tạo, tạo ra những bản đồ của riêng mình về nộidung môn học, mang bản sắc và dấu ấn cá nhân. Có như thế chúng ta mới có thể đạt đượchiệu quả cao trong giảng dạy và học tập môn học.Qua áp dụng phương pháp BĐTD trong giảng dạy môn học Đường lối cách mạngcủa Đảng cộng sản Việt Nam tại trường đại học Kinh tế Quốc dân, chúng tôi nhận thấy quátrình học tập có những thay đổi rõ rệt: Sinh viên tự giác tham dự môn học, không cần điểmdanh quá sát sao và không cần kiểm tra, giám sát về số lượng người học trong suốt cả buổihọc. Sinh viên tự giác đến lớp và theo dõi bài giảng suốt từ đầu đến cuối. Một số môn họccó tình trạng sau khi điểm danh, một số sinh viên bỏ về vì họ chỉ đến lớp học để đối phó.29GIẢNG DẠY, HỌC TẬP MÔN HỌC ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG...Với phương pháp BĐTD, tinh thần, thái độ học tập của người học được cải thiện một cáchrõ rệt. Lớp học không còn là một mô hình đóng kín theo kiểu truyền thống trong đó ngườihọc im phăng phắc lắng nghe và ghi chép mà đã chuyển sang một trạng thái mở đầy sự sẻchia và thân thiện. Với BĐTD, bài giảng được triển khai theo kiểu đối thoại giữa người dạyvà người học, giữa người học với người học, tránh được tình trạng độc thoại triền miên củathầy cô. Buổi học trôi qua rất nhanh, hào hứng vì người học có cơ hội chia sẻ nhiều ý kiếncủa mình trước tập thể. Mối quan hệ giữa thầy cô và sinh viên, giữa sinh viên với nhau trởnên gần gũi, thân thiết.Qua kiểm tra tại chỗ, có thể thấy bằng BĐTD nhiều sinh viên có thể ghi nhớ nhữngkiến thức cơ bản ngay tại lớp và giúp nhiều sinh viên khác ghi nhớ bài giảng rất dễ dàng.Qua các bài tập nho nhỏ vẽ BĐTD về một nội dung nghiên cứu có thể nhìn thấy rấtrõ sự khác biệt về năng lực tư duy của người học. Do đó, đây có thể coi là một phươngpháp có khả năng phân loại và đánh giá tư duy, nhận thức của người học. Một nội dungđược thể hiện bằng rất nhiều bản đồ khác nhau đầy màu sắc và đa dạng về cách tiếp cận.3. Kết luậnQua thời gian áp dụng phương pháp bản đồ tư duy cho việc giảng dạy môn họcĐường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, có thể thấy đây là một phương phápđem lại cảm hứng sáng tạo cho cả người dạy và người học. Sự hào hứng, thích thú củacả thầy và trò khi tham gia quá trình học tập và giảng dạy là yếu tố quan trọng đầu tiênảnh hưởng đến chất lượng và kết quả học tập môn học. Trong bối cảnh tự chủ, tự chịutrách nhiệm của các trường đại học đang diễn ra như một xu thế tất yếu trong nền giáodục Việt Nam thì việc đổi mới một cách tích cực phương pháp dạy và học có thể coi nhưmột giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy một cách hữu ích, góp phần nâng cao chấtlượng giáo dục đại học, nâng thương hiệu của các trường đại học Việt Nam.Trong điều kiện sinh viên Kinh tế Quốc dân và các trường đại học trên cả nướchiện nay, phần lớn các em đều có smart phone, nếu như hệ thống wifi mạnh, được cungcấp miễn phí cho cả thầy và trò trong giảng đường thì đây sẽ là điều kiện tốt cho học tậpvà giảng dạy môn học mà tính cập nhật rất cao, thường xuyên và liên tục. Quy mô lớpđược sắp xếp vừa phải, hợp lý [khoảng 60 sinh viên/lớp] sẽ rất phù hợp cho việc phânnhóm để làm việc bằng sử dụng bản đồ tư duy. Các chế độ khuyến khích thỏa đáng vềvật chất và tinh thần của nhà trường với thầy cô trong việc áp dụng phương pháp mớivào giảng dạy sẽ ngày càng thu hút nhiều thầy cô nghiên cứu, áp dụng phương pháp mớitrong giảng dạy môn học của mình nhằm đưa đến cho người học những bài giảng có chấtlượng.Dù là bản đồ tư duy hay một phương pháp nào đi chăng nữa, vấn đề là ngọn lửa,nhiệt huyết của thầy cô với nghề nghiệp, lòng yêu nghề, niềm đam mê với sự nghiệptrồng người được duy trì và ngày càng trở nên cháy bỏng. Khi ngọn lửa này được duy trì,nó sẽ khơi nguồn cho mọi sáng tạo trong công việc của thầy cô. Làm sao để các thầy côchuyên tâm, yêu nghề, tâm huyết với nghề và tận hiến với nghề. Một phần lớn phụ thuộcvào cơ chế, chính sách đãi ngộ của nhà nước, nhà trường, của các cấp lãnh đạo, quản lý30TRẦN THỊ THU HOÀI - NGUYỄN THỊ HOÀNvới nhà giáo. Khi họ được tôn trọng và đãi ngộ thỏa đáng, họ sẽ cống hiến hết mình vàlàm việc với đam mê, sáng tạo.TÀI LIỆU THAM KHẢO[1]. Tony Buzan [2014], “Lập bản đồ tư duy”, NXB Lao động xã hội, tr.2-24.[2]. Hoàng Đức Huy [2009], “Bản đồ tư duy đổi mới dạy học”, NXB Đại học quốc giaTP.HCM.[3]. Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, [2015], “Ứng dụng bản đồ tư duy trong dạyhọc phần tâm lý học đại cương cho sinh viên các khoa không chuyên ở trường Đại họcsư phạm Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Khoa học số 3 [68].[4]. Joyce Wycoff [2014], “Ứng dụng bản đồ tư duy để khám phá tính sáng tạo và giải quyếtvấn đề”, NXB Lao động Xã hội.[5]. //www.khoahoctre.com.vn/[6]. //www.tonybuzan.com/software/Tittle: THINKING MAPS APPLIED TO VIETNAMESE COMMUNIST PARTY’SREVOLUTIONARY PATH: PRACTICAL EXPERIENCE AT NATIONAL ECONOMICS UNIVERSITYTRAN THI THU HOAINGUYEN THI HOANNational Economics UniversityAbstract: The subject of Vietnamese Communist Party’s Revolutionary Path[VCPRP] is compulsory for all college students in Vietnam. It is not only difficult butalso unspecialized, therefore a large majority of students are not interested in VCPRP.They learn to cope with the obligation, which may make negative impacts on lecturers’psychology in the long run, resulting in unexpected effects of teaching and learning. Toremedy this situation, lecturers have to make the subject more interesting. One of thesolutions that the paper would like to present for consultation is thinking maps which isnot only significant for VCPRP but also effective to Political Theory.Key words: Thinking maps, Teaching, Learning, Methods, Students31

Video liên quan

Chủ Đề